Khác với phương cách đối ngoại đơn phương của Tổng thống George W. Bush, Tổng thống kế nhiệm Obama lại lựa chọn phương thức đối ngoại đa
phương là chủ yếu. Tổng thống đề ra biện pháp áp dụng “quyền lực khôn ngoan” hay là sự kết hợp hoàn hảo giữa “quyền lực mềm” và “ngoại giao thông minh” cũng như cùng sử dụng cả biện pháp ngoại giao và quân sự để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hilary Clinton đã là những người tiên phong cho ý tưởng này và họ đã áp dụng vào chính sách toàn cầu của Mỹ nói chung và chính sách đối với Nga nói riêng. Phó Tổng thống Josheph Biden đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng lại lòng tin từ Nga bằng phát biểu tại Munich ngày 7/2/2009: “Giờ là lúc nhấn nút tái khởi động và xem xét lại trên những lĩnh vực mà chúng ta có thể và nên làm cùng nhau” [58]. Đồng thời tại Hội nghị ngoại trưởng các nước NATO và Nga ở Geneva vào ngày 6/3/2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đích thân tặng người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov với chiếc nút đỏ có chữ “reset” với mong muốn khởi động lại quan hệ với Nga [59]. Biểu tượng chiếc nút “tái khởi động” đã thành công trong việc tạo ra một bầu không khí và là một trong những sáng kiến mới của chính quyền Obama nhằm cải thiện quan hệ Nga-Mỹ.
Một nhân tố quan trọng tạo ra sự khác biệt trong biện pháp chính sách của hai vị Tổng thống là bộ máy ra quyết sách. Tổng thống George W. Bush có một đội ngũ cố vấn dày dạn kinh nghiệm, đặc biệt là nắm vững nhiều nhất lĩnh vực quân sự và quốc phòng. Ngoại trưởng Colin Powell là cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Cố vấn an ninh quốc gia và Ngoại trưởng Condoleezza Rice cũng đã phục vụ trong Hội đồng an ninh quốc gia. Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld là người đề xuất chương trình phòng thủ NMD đã từng làm việc cho Quốc phòng cùng với Phó Tổng thống Dick Cheney đã từng là Tổng tham mưu trưởng của Nhà Trắng, đều làm việc dưới thời Tổng thống Gerald Ford [11;155]. Các nhân vật trụ cột trong bộ máy đều có thâm niên và làm việc trong lĩnh vực an ninh lâu năm đã góp phần tạo đường lối đối ngoại cứng rắn và thường xuyên sử dụng sức mạnh quân sự để đe dọa. Trong khi đó, bộ máy nhân sự của chính quyền Obama có sự tập hợp của các học giả
hàng đầu của Mỹ về Nga thành một ủy ban chỉ đạo để giúp Tổng thống hình thành chính sách thích hợp trong quan hệ với Nga [60]. Trong đó, một học giả có vai trò thân cận với Tổng thống là Giáo sư Michael McFaul, cũng là một người thân cận của chính quyền Clinton trong chính sách với Nga trước đây.
Đối với chính quyền Tổng thống George W. Bush, một chính sách đối ngoại cứng rắn là phương thức chủ yếu để Mỹ giữ chắc vị trí lãnh đạo toàn cầu của mình. Đặc biệt, trong quan hệ với Nga, ông Bush đã sử dụng hoàn toàn chính sách “đơn phương khi có thể, đa phương khi cần thiết”. Về cơ bản, tổng thống Bush sử dụng chiến lược đối ngoại đơn phương là chủ yếu với niềm tin có thể thay đổi hành vi của các thực thể chính trị bằng sức mạnh vật chất thông qua sự lôi kéo hay đe dọa [61]. Khái niệm “quyền lực mềm” cũng bắt đầu xuất hiện trong tư duy chính quyền nhưng thực chất, ông George W. Bush vẫn ưa thích phương thức sử dụng sức mạnh cứng nhằm kiềm chế Nga trong các vấn đề lợi ích cốt lõi.
Trong khi vị tiền nhiệm George W. Bush thể hiện sự tôn thờ đối với sức mạnh quân sự của Mỹ thì Tổng thống Obama lại nói tới sức mạnh quân sự trên phương diện giới hạn của nó hơn là việc sử dụng nó. Dự khụng e ngại triển khai sức mạnh quân sự nhưng Tổng thống cho rằng sức mạnh cần phải được sử dụng dựa trên đánh giá những giới hạn thực tế và với liều lượng phù hợp. Với tiếp cận tư duy “quyền lực khôn ngoan”, Tổng thống Obama đã đảo chiều thế đi xuống của quan hệ Mỹ-Nga bằng các biện pháp linh hoạt, mềm dẻo, xây dựng niềm tin với chính quyền Moscow. Tổng thống Obama còn khởi xướng một khái niệm ngoại giao mới – “ngoại giao hamburger” khi Tổng thống đã mời Tổng thống Nga Dimitri Medvedev đi ăn trưa ở một nhà hàng hamburger bình dân kiểu Mỹ. Đó là cách mà Tổng thống Obama gây cảm tình từ người đồng nhiệm một cách hoàn toàn thân thiện và tự nhiên. Không chỉ tác động tới cấp cao mà Tổng thống Obama còn xác định ngoại giao công chúng cũng là một phương thức mới để chính sách đối với Nga được thực thi hiệu quả hơn. Trong
bài phát biểu tại trường Kinh tế tại Moscow, Nga ngày 7/7/2009, Tổng thống đã khẳng định “với sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta, bất kỳ trật tự thế giới nào mà cố gắng đưa một quốc gia hoặc một nhóm người lên vị trí cao hơn các quốc gia khác chắc chắn sẽ thất bại…Đú là lý do tại sao tôi kêu gọi “khởi động lại” quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga” [62]. Bên cạnh đó, Tổng thống còn xác định cải thiện quan hệ với Nga thông qua ngoại giao chính quyền – tức là thiết lập các cơ chế chung, tăng cường đối thoại giữa các quan chức hai nước để đưa ra những kiến nghị chính sách thắt chặt quan hệ, cú cỏc cơ chế báo cáo tình hình quan hệ thường xuyên mà điển hình là việc Ủy ban song phương Tổng thống Nga-Mỹ được thành lập vào năm 2009. Đây là nơi hai bên có thể thảo luận thực chất và cởi mở trên những vấn đề trong quan hệ từ kiểm soát vũ khí và an ninh thế giới, chính sách chống khủng bố, chống buôn lậu tới các vấn đề kinh tế và cả môi trường toàn cầu. Thực tế là Tổng thống Obama đã chú trọng hơn vào giải quyết sự khác biệt về ý thức giữa hai nước, tìm kiếm những điểm đồng hơn là xoáy sâu hơn vào sự khác nhau như Tổng thống George W. Bush đã làm và đó chính là chính sách mang đậm phong cách ngoại giao Obama.
Tóm tắt chương:
Tóm lại, chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama không phải là mới hoàn toàn, nó được hoạch định trên cơ sở kế thừa và điều chỉnh chính sách của người tiền nhiệm cho phù hợp với tình hình mới và đòi hỏi mới của nước Mỹ. Chính sách này đã được triển khai với những ưu tiên cụ thể nhằm cải thiện với mức độ lớn nhất có thể quan hệ song phương hướng tới tăng cường sự tin tưởng chiến lược và kiến tạo sự ổn định chiến lược lâu dài. Các biện pháp thực thi chính sách cũng đa dạng với nhiều cấp độ - từ ngoại giao nguyên thủ tới ngoại giao công chúng, từ chính trị-an ninh tới kinh tế-thương mại, văn hóa v.v. Việc triển khai chính sách này đã mang lại những kết quả nhất định góp phần quan trọng vào việc “khởi động lại” và thúc đẩy hợp tác trong quan hệ Mỹ-Nga đầu thế kỷ XXI.