Sự mờ nhạt trong hợp tác kinh tế

Một phần của tài liệu chính sách của mỹ đối với nga dưới thời tổng thống obama (Trang 42)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH VÀ DỰ BÁO TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TRONG

1. Kết quả của chính sách sau nửa nhiệm kỳ của Tổng thống Obama Thành tựu

1.2.2. Sự mờ nhạt trong hợp tác kinh tế

Kế thừa rất nhiều những vấn đề nghiêm trọng tác động tới thương mại song phương, sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi tiến trình hợp tác kinh tế và thương mại diễn ra chậm chạp trên cấp nhà nước dưới chính quyền Obama. Xung quanh sự hợp tác kinh tế Mỹ-Nga có những vấn đề như: tranh chấp về sự hạn chế nhập khẩu sản phẩm thịt từ Mỹ của Nga, Nga chưa có cơ hội mới trong việc gia nhập WTO bởi sự bất đồng trong thỏa thuận với Mỹ và việc sửa đổi đạo luật Jackson-Vanik ngăn cản quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn [69 ]. Trong Diễn đàn Nga toàn thế giới tại Moscow ngày 2/4/2011, có sự tham gia của các quan chức Mỹ, Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kiskyak đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng thống Obama đã không làm gì để thực hiện lời hứa gỡ bỏ đạo luật Jackson-Vanik đã cản trở con đường để Nga gia nhập WTO và còn tiếp tục cấm bán cho Nga công nghệ tiên tiến và không chịu thiết lập hợp tác xuyên Thái Bình Dương với Nga [70]. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ vào nền kinh tế Nga tăng từ 6 tỷ USD năm 2004 lên 17 tỷ USD năm 2009, tập trung chủ yếu vào các ngành chế biến chứ không phải là lĩnh vực dầu khí, trong khi đó đầu tư của Nga vào Mỹ cùng kỳ mới chỉ ở mức 8 tỷ USD [71]. Quan hệ kinh

tế giữa hai nước sau những nỗ lực cải thiện của chính quyền Obama vẫn còn rất ít so với tiềm năng và nhu cầu phát triển của cả hai nước.

1.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trờn đó bị bộc lộ sau một thời gian chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama được triển khai trên thực tế. Có ba nguyên nhân chính dẫn tới những bất cập này:

Một là, mâu thuẫn về lợi ích chiến lược giữa Mỹ và Nga. Như đã phân tích ở trên, Tổng thống Mỹ dù thuộc đảng phái nào cũng đều chủ trương tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo thế giới, ngăn không cho một nước hoặc một nhóm nước nào nổi lên thách thức vị trí của Mỹ. Vì vậy, kiềm chế Nga vẫn luôn là một mục tiêu chiến lược sâu xa và dài hạn của Mỹ và giữa họ vẫn tồn tại sự nghi kỵ, không tin cậy lẫn nhau về chiến lược. Đây cũng chính là giới hạn đối với sự hợp tác chiến lược giữa hai nước. Sự va chạm lợi ích sẽ gia tăng cùng với quá trình nước Nga phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế, khôi phục địa vị cường quốc, chủ động và quyết đoán hơn trong bảo vệ lợi ích quốc gia và mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Một mặt, Nga ủng hộ nghị quyết trừng phạt chương trình hạt nhân của Iran nhưng trong chuyến thăm Moscow của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton ngày 19/3/2010, Thủ tướng Nga Putin đã tuyên bố sẽ khởi động lại việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Busher, Iran. Trong khi đó, để đổi lại sự ủng hộ của Nga cho nghị quyết trừng phạt đối với Iran 1929, chính quyền Obama đã phải trả giá cao hơn khi phải dỡ bỏ hệ thống phòng thủ NMD tại Đông Âu và bỏ qua lệnh trừng phạt đối với 4 công ty của Nga liên quan tới việc ngấm ngầm bán vũ khí cho Iran và Syria từ năm 1999 [72]. Đối với hỗ trợ hậu cần cho cuộc chiến tại Afghanistan của Nga, thay vì thỏa thuận cho phép 10 máy bay một ngày, thì Nga chỉ cho phép 5 trong 6 tháng đầu của chương trình nên số lượng máy bay quá cảnh mới chỉ được 275 chiếc tính tới ngày 18/6/2010 trong khi lẽ ra phải là 3500 chiếc. Đối với vấn đề Lybia, việc Nga bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973 cho phép Pháp, Anh và Mỹ không kích

Lybia chứng tỏ Nga cũng đã thể hiện sự không ủng hộ đối với chiến dịch quân sự của Phương Tây nhằm loại bỏ Ghadafi.

Hai là, tác động của nhân tố chính trị nội bộ. Tổng thống đang chịu một luồng dư luận phản đối gọi chính sách đối với Nga là “nhu nhược” [73].vì chính sách đú đó khiến Mỹ bị Nga lấn lướt và làm giảm đi uy thế sức mạnh của Mỹ. Hiệp ước START mới được ký kết thực chất không làm giảm thiểu đe dọa an ninh từ Nga bởi số lượng được cam kết cắt giảm cũn quỏ ớt so với kho vũ khí thực mà Nga đang sở hữu. Trái lại, hiệp ước lại giới hạn khả năng phòng ngự của hệ thống phòng thủ tên lửa và khả năng tấn công toàn cầu trong tương lai của Mỹ, hay sẽ “đẩy Mỹ tới những thách thức trong việc đối phó với khủng bố hạt nhân và những quốc gia hạt nhân mới” [46]. Bất chấp những nỗ lực thắt chặt hợp tác của chính quyền Obama, một mặt Nga ủng hộ nghị quyết trừng phạt chương trình hạt nhân của Iran nhưng trong chuyến thăm Moscow của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton ngày 19/3/2010, Thủ tướng Nga Putin đã tuyên bố sẽ khởi động lại việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Busher, Iran. Trong khi đó, để đổi lại sự ủng hộ của Nga cho nghị quyết trừng phạt đối với Iran 1929, chính quyền Obama đã phải trả giá cao hơn khi phải dỡ bỏ hệ thống phòng thủ NMD tại Đông Âu và bỏ qua lệnh trừng phạt đối với 4 công ty của Nga liên quan tới việc ngấm ngầm bán vũ khí cho Iran và Syria từ năm 1999 [74].Còn về phía Nga, chủ nghĩa dân tộc Đại Nga cùng những ám ảnh về sự ngạo mạn, kiêu căng, thù địch của Mỹ trong tâm lý cộng đồng cũng có những ảnh hưởng nhất định tới sự đồng thuận xã hội trong quá trình cải thiện và tăng cường hợp tác với Mỹ. Giữa Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin không phải lúc nào cũng có sự nhất trí hoàn toàn về phát ngôn các quyết sách đối với Mỹ. Thủ tướng Putin đã dập tắt những vui mừng sau sự kiện Mỹ từ bỏ hệ thống NMD ở Đông Âu bời phát biểu “Chớnh sỏch tái khởi động ở đâu? Chúng tôi không nhìn thấy nó cú liờn quan” [75].

Ba là, sự khác biệt quá lớn về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa hai nước. Mỹ có nền kinh tế tri thức phát triển, trong khi đó nền kinh tế Nga lại chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô sơ chế với nạn tham nhũng thâm căn cố đế và thói quen dựa vào nhà nước. Đây là một lực cản lớn đối với hợp tác kinh tế song phương. Tâm lý bài Mỹ trong dân chúng Nga và sự hoành hành của các băng nhóm mafia trong xã hội đen ở Nga cũng làm giảm lòng nhiệt thành của các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ khi đầu tư vào Nga.

Một phần của tài liệu chính sách của mỹ đối với nga dưới thời tổng thống obama (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w