1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách tỷ giá ở việt nam, thực trạng và giải pháp

35 977 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 229,5 KB

Nội dung

Một vấn đề đặt ra đối với các nhà quảnlý vĩ mô đó là xây dựng làm sao có được một chính sách tỷ giá phù hợp và có tácđộng tốt đến nền kinh tế nói chung và những vấn đề liên quan đến tỷ g

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

Phần I: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá và chính sách tỷ giá 3

I- Tỷ giá hối đoái 3

1- Khái niệm tỷ giá và phân biệt một số tỷ giá 3

2- Vai trò của tỷ giá 4

3- Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế 6

II- Chính sách tỷ giá 7

1- Khái niệm 7

2- Vai trò của Ngân hàng Trung ương trong các chế độ tỷ giá hối đoái 7

3- Các quan điểm chính sách tỷ giá hối đoái 12

Phần II: Tỷ giá VNĐ - Chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua 14

I- NHNNVN với sự biến động của tỷ giá hối đoái qua các thời kỳ 14

1- Tỷ giá VNĐ trong thời kỳ 1959 - 1988 14

2- Tỷ giá VNĐ trong thời kỳ 1989 - 1996 15

3- Diễn biến tỷ giá trong thời kỳ 1997 đến nay 19

II- Chính sách tỷ giá của Việt Nam 23

1- Chính sách tỷ giá cố định có điều tiết nhẹ của Nhà nước 24

2- Chính sách tỷ giá dựa vào tỷ giá trên thị trường liên Ngân hàng 25

Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian tới 27

I- Kinh nghiệm của một số quốc gia trong các nhóm chính sách tỷ giá 27

II- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá của NHNNNVN 29

1- Giải pháp về cơ chế điều hành tỷ giá 29

2- Giải pháp về hoàn thiện chính sách tỷ giá hiện nay ở Việt Nam 30

Kết luận chung 33

Danh mục tài liệu tham khảo 34

Trang 2

ta với các nước trên thế giới ngày càng nhiều Một vấn đề đặt ra đối với các nhà quản

lý vĩ mô đó là xây dựng làm sao có được một chính sách tỷ giá phù hợp và có tácđộng tốt đến nền kinh tế nói chung và những vấn đề liên quan đến tỷ gía hối đoái nóiriêng Để từ đó thông qua chính sách tỷ giá, nền kinh tế nước ta có những lợi thế nhấtđịnh về vấn đề xuất nhập khẩu cũng như các lĩnh vực khác có liên quan đến tỷ giá Do

đó vấn đề tỷ giá hối đoái là một vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan tâm và bàn luậnđến rất nhiều Nhưng để dẫn đến một cơ chế chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam,thì vẫn là bài toán khó đối với chúng ta

Với kiến thức đã học ở môn Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, qua nghiên cứu

và học hỏi, em xin mạnh dạn trình bày những hiều biết của mình qua tiểu luận

“Chính sách tỷ giá ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”.

Tiểu luận kết cấu thành ba phần:

Phần I: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá và chính sách tỷ giá

Phần II: Tỷ giá VND – Chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua

Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả CSTG ở VN thời gian tới

Do lĩnh vực tỷ giá là lĩnh vực rất phức tạp, nó đòi hỏi trình độ hiểu biết rộng,tổng quát về nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế như tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư

và đặc biệt phải có chuyên môn sâu về ngành NH- TC Vì vậy trong bài viết này, mặc

dù đã cố gắng nhưng không thể không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược ý kiến chỉ bảo của các Thầy Cô giáo, các bạn đồng học và những người quantâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Trang 3

i Tỷ giá hối đoái (TGHĐ)

Ngày nay xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia phảihội nhập nền kinh tế của mình vào nền kinh tế thế giới, tức là các nước đều phải tiếnhành một nền kinh tế mở Theo xu thế này, các quan hệ về tài chính giữa các nướcngày càng được mở rộng và đa dạng Từ đó dẫn đến vấn đề so sánh, tính toán, trao đổigiá trị các đồng tiền khác nhau của các nước khác nhau tham gia buôn bán là khókhăn và phức tạp Do đó việc tính toán dựa trên đơn vị tiền tệ của quốc gia đồng thờicũng phải dựa trên đơn vị ngoại tệ để quy đổi về cùng một đơn vị tiền tệ đẻe so sánh,

so sánh sức mua giữa đồng nội tệ và ngoại tệ ta gọi đó là tỉ giá hối đoái

1 KHÁI NIỆM TỶ GIÁ VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ TỶ GIÁ

I.1 Khái niệm tỷ giá

Như thế tỷ giá hối đoái xuất hiệ cùng với sự xuất hiện thương mại quốc tế, traođổi thanh toán tiền mặt lẫn nhau và sử dụng những lợi thế so sánh của các nước khácnhau trong phân công lao động quốc tế Do đó tỷ giá hối đoái được quan niệm khácnhau gắn với từng thời kỳ lịch sử nhất định

Dưới chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái được quan niệm là tương quan về hàmlượng vàng giữa hai đồng tiền vàng với nhau (Nhưng hiện nay chế độ bản vị vàngkhông tồn tại nên cách xác định tỷ giá hối đoái này không còn được sử dụng)

Tỷ giá hối đoái còn được xây dựng theo phương pháp “ngang giá sức mua” –PPP Nghĩa là sự so sánh giá trị của một gói hàng hoá khác nhau qua các đồng tiềnkhác nhau trên cơ sở đó cân bằng giá cả để tìm ra được tỷ giá hối đoái

Hiện nay, tỷ giá hối đoái được hình thành trên quan hệ cung cầu ngoại tệ Nóphản ánh đúng giá trị của các đồng tiền đó khi trao đổi thương mại quốc tế: tỷ giá làgiá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác

Ví dô: 1USD = 1,8125DM

Trang 4

Cách tính này thể hiện rằng tỷ giá hối đoái thể hiện đúng giá trị của đồng tiềntrên cơ sở cung cầu thị trường phản ánh đúng bản chất của tỷ giá hối đoái là một loạigiá tương quan, rất nhạy cảm, thay đổi linh hoạt, bao gồm các yếu tố bất khả kháng

I.2 Phân biệt một số tỷ giá.

Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều loại tỷ giá hối đoái khác nhau, nhưng tựuchung lại có một số tỷ giá hối đoái chúng ta cần quan tâm là: Tỷ giá mua vào và tỷ giábán ra

Tỷ giá mua vào là tỷ giá tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiềnyết giá

Tỷ giá bán ra là tỷ giá tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yếtgiá (tỷ giá mua vào là tỷ giá đứng trước và luôn luôn thấp hơn tỷ giá bán ra)

Ví dụ: Ngân hàng Ngoại Thương yết giá: S(VND/USD) = (14020 – 14025)Trong đó: Tỷ giá đứng trước 14020 là tỷ giá mua vào (tức bán USD); tỷ giáđứng sau 14025 là tỷ giá bán USD ra

Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá giao ngay là tỷ giá thoả thuận ngàyhôm nay, nhưng việc tiến hành thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếptheo Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thoả thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toánxảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên

Tỷ giá chéo: là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba (đồngtiền trung gian)

Tỷ giá là một phạm trù kinh tế rất quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế Nó

có tác động đến ngoại thương, đến sự ổn định kinh tế trong nước Vai trò của nó đượcthể hiện ra những nét cơ bản sau đây:

- tỷ giá hối đoái là dấu hiệu để chính phủ hoạch định các chính sách tài chính,tiền tệ nhằm cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia

Trang 5

Thật vậy, tỷ giá hối đoái giảm (hoặc tăng) là kết quả của tình trạng cải cách tiền

tệ thâm hụt (hay thặng dư) và tình trạng ngoại hối giảm (hay tăng) thì chính phủ cónhững tác động tới tỷ giá hối đoái bằng chính sách tài chính (bằng cách tăng hoặcgiảm chi tiêu của chính phủ, tăng hoặc giảm thuế), bằng chính sách tiền tệ (bằng cáchtăng hoặc giảm lãi suất) để nhằm làm cho tình trạng cải cách tiền tệ trở lại cân bằnghoặc có thể tăng được dự trữ ngoại tệ của quốc gia

- tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các chính sách, mục tiêu kinh tế xã hội củaquốc gia

Hầu hết các chính phủ mong muốn tăng trưởng kinh tế cao, giá cả ổn định,công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động Nếu chính phủ xác định đồng tiền mạnhhơn thực tế sẽ làm cho giá hàng hoá xuất khẩu trở lên đắt hơn (hay xuất khẩu giảm),giá hàng nhập khẩu rẻ hơn, dẫn đến thu hẹp sản xuất Đồng thời nó cho phép ngườitiêu dùng hàng nhập khẩu và ngược lại

Như vậy, nếu chính phủ xác định mức hợp lý sẽ cho phép tạo được công ănviệc làm đầy đủ và giá cả ổn định

- tỷ giá hối đoái là công cụ để chính phủ thi hành chính sách khuyến khích(hay hạn chế) xuất khẩu và đầu tư nước ngoài Nếu tỷ giá hối đoái tăng có tác độngkhuyến khích hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại

Ví dụ: giá cả một chiếc quần Jean được sản xuất ở Anh có giá là 50GBP Điều

gì sẽ xảy ra cùng với chiếc quần Jean này ở Mỹ với tỷ giá hối đoái giữa USD và GBP

là 1GBP = 1,5USD , 1GBP = 2USD, 1GBP = 2,5USD

Điều này khẳng định tỷ giá hối đoái thay đổi thì giá cả quần Jean cũng sẽ thayđổi, cụ thể là:

1,5USD * 500 GBP = 75USD, 100USD, 125USD

GBP

Với giá quần Jean được sản xuất tại Mỹ là 100$ ta có các trường hợp:

Trang 6

luôn quan tâm đến việc ổn định tỷ giá hối đoái, đôi khi sử dụng nó như là công cụ đểđiều chỉnh những mất cân đối trong nền kinh tế.

3 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN NỀN KINH TẾ.

Tỷ giá hối đoái tác động đến biến số khác nhau của nền kinh tế ở đây bài viếttrình bày một số biến số chủ yếu là xuất, nhập khẩu, đầu tư, lạm phát, tỷ lệ thấtnghiệp, nợ nước ngoài

3.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế

Khi tỷ giá đồng tiền bản tệ so với ngoại tệ tăng thì có tác động khuyến khíchnhập khẩu và hạn chế xuất khẩu Điều này có nghĩa là số lượng tiền nội địa đổi lấymột đơn vị ngoại tệ giảm hay còn gọi là đồng tiền nội địa lên giá Trong trường hợpnày, hàng nhập khẩu rẻ đi, hàng sản xuất trong nước đắt hơn khó cạnh tranh hàngnhập khẩu Ngược lại khi tỷ giá đồng tiền bản tệ so với ngoại tệ giảm thì xuất khẩutăng và nhập khẩu giảm

3.2 Tác động đến đầu tư

Tỷ giá hối đoái tăng lên dẫn đến kích thích đầu tư nước ngoài vào trong nước

do giá bất động sản, giá các loại nguyên vật liệu, giá nhân công tính bằng ngoại tệgiảm và ngược lại

3.3 Tác động đến lạm phát

Khi đồng tiền trong nước giảm giá thì sẽ tăng cầu đầu tư về hàng hoá, dịch vụnội địa và giảm cầu với hàng hoá dịch vụ nhập khẩu – kết quả là lạm phát xảy ra

Trang 7

nhiều mặt của xã hội cho nên tuỳ từng thờ gian, từng thời điểm cụ thể mà lợi dụngnhững tác động tích cực đó để có những hoạt động kinh tế hợp lý và hiệu quả.

và thực hiện được một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt và phù hợp với từng thời

kỳ Như vậy chính sách tỷ giá chúng ta cần đánh giá và xem xét thế nào cho phù hợp.Phần này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về chính sách tỷ giá hối đoái

1 KHÁI NIỆM

Chính sách tỷ giá hối đoái là tổng thể các nguyên tắc công cụ biện pháp đượcnhà nước điều chỉnh tỷ giá hối đoái của một quốc gia trong một thời kỳ nhất địnhnhằm đạt mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển của quốc gia đó

2 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG CÁC CHẾ

ĐỘ TGHĐ

Thực chất của việc điều chỉnh tỷ giá là việc làm tăng hoặc giảm sức mua đốinội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia so với ngoại tệ Việc lựa chon phương án điềuchỉnh tỷ giá phụ thuộc vào các chế độ tỷ giá đang được sử dụng Với mỗi một chế độ

tỷ giá khác nhau đều có phương pháp điều chỉnh tỷ giá tương ứng Trong các phươngpháp điều chỉnh này thể hiện rất rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương trên thị trườngngoại hối, nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo chính sách tỷ giá mà NHTW theođuổi Có nhiều loại cơ chế tỷ giá hối đoái song dựa trên sự can thiệp của nhà nước vàoviệc xác định ty giá thì có 3 dạng chính:

Trang 8

+ Chính sách tỷ giá hối đoái cố định

+ Chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi tự do

+ Chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý

2.1.Chế độ tỷ giá hối đoái cố định (Fix exchange rate)

- Khái niệm: là chế độ tỷ giá hối đoái mà đồng tiền của một nước được gắn cốđịnh với một đồng tiền (hay một số đồng tiền) có sức mua ổn định, được sử dụng phổbiến và dễ điều tiết

Tức là các chính phủ cam kết duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền của họ tạimột mức giá cố định bằng cách NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối (mua ngoại

tệ vào lúc cung lớn hơn cầu và ngược lại) để ổn định tỷ giá và làm tăng hoặc giảm bớtlượng dự trữ ngoại hối lưu dữ tại ngân hàng thương mại Sau đây chúng ta sẽ xem xétvai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá cố định khi các lực lượng cung cầu trên thịtrường ngoại hối thay đổi Giả sử NHTW muốn cố định một tỷ giá là 1USD =15000VND, thì NHTW sẽ phải điều tiết khi cung cầu thay đổi

- Khi cầu tăng từ D1 đến D2 tạo ra áp lực phá giá VND Để duy trì tỷ giá

cố định NHTW phải can thiệp vào trên thị trường ngoại hối bằng cách bán ramột lượng USD bằng khoảng cách Q1Q2 để mua vào VND Hành động canthiệp của NHTW làm dịch chuyển đường cung USD từ S1 đến S2 Như vậy,thông qua can thiệp, NHTW đã duy trì được một tỷ giá cố định như mongmuốn Hành động can thiệp của NHTW đã làm giảm dự trữ ngoại hối bằngUSD của Việt Nam, đồng thời làm cho lượng tiền VND trong lưu thông co lại

Trang 9

Trong 2 lần can thiệp trên, NHTW đã làm thay đổi dự trữ bằng USD của ViệtNam và làm cho lượng tiền VND tăng lên hoặc giảm đi Rất dễ dẫn đến lạm phát hoặcgiảm phát, do đó muốn hạn chế của hiệu ứng phụ này NHTW phải bán ra hoặc muavào các giấy tờ có giá trên thị trường mở.

Muốn phát huy tốt vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá này, thì chúng ta phảixem xét đến những ưu, nhược điểm của chế độ tỷ giá này

+ Nhược điểm:

- Nhà nước phải điều chỉnh theo sự khác biệt của tỷ lệ lạm phát

Trang 10

Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau thì ở cùng quốc gia có thể có tỷ lệlạm phát khác nhau Trong khi đó thì nhà nước lại Ên định một tỷ giá hối đoái cốđịnh Như đã biết khi tỷ lệ lạm phát thay đổi thì tỷ giá hối đoái có xu hướng thay đổingược chiều với sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát Để tránh xu hướng thay đổi này của tỷgiá hối đoái thì Nhà nước phải dùng các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái luôn ởmức cố định như mong muốn

- TGHĐ được cố định không phản ánh được cung cầu ngoại hối trên thịtrường Do đó nó không phản ánh chính xác sức mua của đồng tiền trong nền kinh tế

- Chính phủ không đủ lượng ngoại hối dự trữ để điều chỉnh giá trên thịtrường

Đối với các quốc gia phát triển, quy mô về thương mại quốc tế rất lớn gây nênnhững vận động tiền tệ lớn Để duy trì mức TGHĐ cố định, các NHTW phải mua vàobán ra những lượng lơn ngoại tệ trên thị trường Trên thực tế, lượng dự trữ này là cóhạn trong khi sù thay đổi TGHĐ là liên tục Do đó rất dễ dẫn đến tình trạng NHTWkhông thể điều chỉnh tỷ giá theo mức mà NHTW mong muốn, dẫn đến các chính sáchkhác của NHTW bị ảnh hưởng rất lớn

Đối với các quốc gia đang phát triển với mức dự trữ rất nhỏ so với quy môthương mại quốc tế của đất nước cũng rất khó khăn khi điều chỉnh TGHĐ ở mức cốđịnh Do trên thực tế lượng dự trữ của NHTW ở các nước này thường là rất nhỏ, nênkhi có biến động lớn thì hầu như lượng dự trữ ngoại hối của nHTW không thể đủ đểđiều tiết tỷ giá về mức cố định được

- Dẽ dẫn đến nạn đầu cơ khi đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấy

so với tỷ giá hiện tại Bởi vì các nhà đầu cơ sẽ mua hoặc bán những lượng tiền lớntheo dự đoán của sự thay đổi TGHĐ nhằm thu lợi nhuận Đây là một hình thức để làmcho thị trường ngoại hối bị tác động xấu, vì đầu cơ càng lớn thì làm cho tỷ giá càngthay đổi nhiều mà điều này bất kỳ một quốc gia nào cũng không mong muốn điều đó

2.2.Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (A freely flexible: exchange rate regime)

Là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầutrên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW Trong chế

độ này, sự biến động của tỷ giá luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầutrên thị trường ngoaị hối Như vậy, đây có phải là một chế độ tỷ giá tốt hay không?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải xem xét đến những ưu và nhược điểm của chúng

+ Ưu điểm:

Trang 11

- Không cần lượng ngoại hối dự trữ: chế độ tỷ giá thả nổi làm cân bằng cungcầu ngoại hối trên thị trường bằng cách thay đổi tỷ giá hối đoái thay vì thay đổi mức

dự trữ Do đó, cơ sở tiền tệ quốc gia không bị tác động bởi ngoại hối

+ Nhược điểm:

- Khó xác định TGHĐ, khó dự đoán dẫn đến rủi ro ngoại hối trong thươngmại quốc tế là rất lớn: TGHĐ là một lĩnh vực rất nhạy cảm, chịu sự tác động củanhững nhân tố khác nhau Khi mỗi một nhân tố thay đổi, TGHĐ có xu thế thay đổitheo Khi TGHĐ thay đổi liên tục trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến nhiều xáo trộn chonền kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương, mức độ rủi ro ngoại hối rất cao làmhạn chế sự phát triển thương mại quốc tế, các nhà đầu tư nức ngoài sẽ dừng việc đầu

tư do mưc độ chắc chắn về lợi nhuận thu được là nhỏ

- Việc thay đổi chính sách ngoại hối của nước khác sẽ ảnh hưởng tới TGHĐ

do nó tác động trực tiếp tới cán cân thanh toán Mặt khác việc thay đổi TGHĐ sẽ cótác động trực tiếp tới cán cân thanh toán của nước đó

2.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (A managed floating exchange rate regime)

Là chế độ TGHĐ tuy vẫn được quan hệ cung cầu trên thị trường quy địnhnhưng có những biện pháp can thiệp đảm bảo sức mua của đồng tiền theo “tỷ giátrung tâm” Sự can thiệp của NHTW không nhằm mục đích để cố định tỷ giá như đốivới chế độ tỷ giá cố định

Như vậy chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý là chế độ mà ở đay, trên nguyên tắcviệc vận hành TGHĐ vẫn do quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định nheng khôngphải hoàn toàn mà trong trường hợp cần thiết chính phủ sẽ có những biện pháp canthiệp nhằm giữ vững sự ổn định của sức mua đồng tiền trong nước Phải chăng chế độ

tỷ giá này là chế độ tỷ giá hoàn hảo?

+ Ưu điểm:

Trang 12

- Cho phép tỷ giá dao động trong một khoảng nào đó, hạn chế và ngăn chặnnhững thay đổi lớn của tỷ giá đảm bảo sức mua của đồng nội tệ trong nền kinh tế: Đểhạn chế bớt sự tác động của các chính sách ngoại hối của nước ngoài vào thị trườngtrong nước cải thiện tình trạng cán cân thanh toán, đảm bảo sự cạnh tranh của hànghoá xuất khẩu trên thị trường quốc tế nhà nước cho phép tỷ giá dao động trong mộtkhoảng nhất định Mặt khác việc làm này cũng hạn chê được những cú “sốc” lớntrong nền kinh tế

- Cho phép các đơn vị sản xuất kinh doanh và cá nhân dễ dàng hơn trong việcmua bán hàng hoá đối vơí nước ngoài: Trong chính sách này, TGHĐ có thể coi là ổnđịnh trong ngắn hạn Vì vậy, có thể hạn chế được rủi ro ngoại hối trong thanh toán vàmua bán quốc tế Do đó nó tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cánhân dễ dàng hơn trong việc mua bán hàng hoá với nước ngoài

+ Nhược điểm:

- Vẫn phải cần lượng ngoại hối dự trữ để điều chỉnh tỷ giá về “tỷ giá trungtâm”

Khi tỷ giá dao động có xu hướng vượt ra ngoài biên độ dao động, NHTW phải

sử dụng các biện pháp để tỷ giá nằm trong biên độ dao động Biện pháp chủ yếu làbằng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sẽ có tác động trực tiếp đêns việcđiều hành tỷ giá

- Cần có thông tin chính xác kịp thời để nhà nước có biện pháp can thiệp kịpthời có hiệu quả Bởi thông tin chính xác cho phép nhà nước quyết định can thiệp vàothị trường ngoại hối đúng thời điểm với lượng mua bán ngoại tệ là hiệu quả nhất

Nói tóm lại: Mỗi chế độ TGHĐ đều có ưu, nhược điểm riêng Đối với mỗi nền

kinh tế, trong điều kiện thực tế của mình, mỗi chính phủ có thể chọn cho mình mộtchính sách hoặc kết hợp các chính sách tỷ giá sao cho nó có hiệu quả nhất

Như ta đã biết bản chất của TGHĐ là giá cả của đồng nội tệ so với ngoại tệ nên

nó vận động theo quy luật của giá cả thị trường Việc điều chỉnh tỷ giá phải dựa vàoquan hệ cung cầu trên thị trường Theo quy luật giá cả, tỷ giá có thể hoàn toàn tách rời

Trang 13

giá trị đồng tiền nhưng nếu sự tách rời này vượt quá biên độ dao động cho phép, cóthể gây ra nhiều tác hại cho nền kinh tế Do đó mục tiêu ổn định luôn được đặt lênhàng đầu trong lĩnh vực điều hành tỷ giá

- Chính sách tỷ giá phải hỗ trợ tốt nhất cho chính sách khuyến khích xuấtkhẩu để cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ

Tỷ giá là trọng tâm đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường mở cửa và cóảnh hưởng rộng khắp đến khả năng cạnh tranh với bên ngoài, đến tình trạng cán cânthanh toán và mức dự trữ ngoại tệ quốc gia Một sự thiếu hụt cán cân thanh toán do tỷgiá gây ra chắc chắn sẽ kéo theo sự bất ổn về tiền tệ, làm giảm mạnh lượng dự trữngoại tệ của quốc gia, tất cả sẽ tạo thành ròng xoáy cuốn nền kinh tế vào cuộc khủnghoảng tài chính

- Chính sách tỷ giá không được tách rời sự quản lý của nhà nước

Trong bối cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, sự vận hànhcủa tỷ giá phải nằm trong phần quản lý của nhà nước, nhà nước phải biết huy độngsức mạnh quốc tế để phát triển kinh tế, đồng thời phải có kinh nghiệm kịp thời điềuchỉnh linh hoạt theo những biễn động trong và ngoài nước sao cho giữ được tỷ giátrong mối quan hệ hài hoà với lãi suất, dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán, tăngtrưởng kinh tế

Trang 14

I NHNN VIỆT NAM VỚI SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TGHĐ QUA CÁC THỜI KỲ

1 Tỷ giá VND trong thời kỳ 1955 - 1988

Trong giai đoạn 1955 - 1988 cơ chế quản lý ngoại hối và cơ chế tổ chức hoạtđộng ngoại thương ở nước ta thực hiện theo mô hình của Liên Xô cũ và các nướcthành viên thuộc hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) trước đây Cụ thể là nhà nước luôncan thiệp vào mọi mặt hoạt động kinh tế của đất nước Hoạt động sản xuất, ngoạithương, vay nợ, viện trợ, Đều tuân theo hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, dochính phủ ký kết các điều ước quốc tế, các hiệp định, với nước ngoài và các tổ chứcquốc tế Trong hoàn cảnh như vậy, chế độ TGHĐ thả nổi không thể tồn tại và pháthuy tác dụng, chúng ta đã thi hành cơ chế TGHĐ cố định

Tỷ giá của VND lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1955 là tỷ giá giữađồng NDT và VND: 1NDT = 1470VND Tỷ giá này được xác định bằng cách so sánhgiá bán lẻ 34 mặt hàng tiêu dùng tại thủ đô và một số tỉnh biên giới giữa hai nước.Sau đó các tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác được thiết lập (ví dụ: 1Ruble Nga

= 735VND)

Bên cạnh tỷ giá chính thức nhà nước còn đưa ra 2 loại tỷ giá khác là tỷ giá phichính thức và tỷ giá kết toán nội bộ Như vậy chế độ tỷ giá của Việt Nam trong giaiđoạn này là chế độ đa tỷ giá Sở dĩ quy định như vậy là do trong thời kỳ này chínhsách ngoại thương Việt Nam có sự phân biệt đối xử với các nước và ngoài khối SEV,chính phủ phân biệt đối xử với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh (đặc biệt

là các doanh nghiệp có các hoạt động kinh tế với nước ngoài)

Thực ra vấn đề tỷ giá trong giai đoạn này không phải là vấn đề quan trọng doquan hệ thương mại đầu tư của Việt Nam và khối SEV là quan hệ hàng đổi hàng,

Trang 15

vị sản xuất hàng xuất khẩu nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa bù đắp đủ chiphí sản xuất Mặt hàng tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được nhu cầunhập khẩu đã dẫn đến tình trạng cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi, dự trữ ngoại tệ

bị giảm sút, phản ứng của nhà nước lúc này là tăng cường quản lý ngoại hối, bảo hộmậu dịch, kiểm soát hàng nhập khẩu, để cải thiện cán cân thanh toán Nhưng từ đónảy sinh tình trạng khan hiếm vật tư, hàng hoá, nguyên vật liệu cần thiết khiến cho tốc

độ tăng trưởng kinh tế giảm nhanh, sản xuất trong nước trì trệ, đình đốn lại càng trởnên tồi tệ, sức Ðp lạm phát tăng vọt

Nhìn chung, trong giai đoạn này TGHĐ không phản ánh được thực lực của nền

kinh tế nước ta Bởi lẽ NHNN Việt Nam tác động một cách “thô bạo” vào TGHĐtrong thời gian này làm cho TGHĐ có sự khác biệt lớn giữa tỷ giá do NHNN công bốvới TGHĐ ngoài thị trường tự do

2 Tỷ giá VND trong thời kỳ 1989-1996

Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do Chênh lệch

Trang 16

Để có cái nhìn khái quát về tác động của TGHĐ trong thời kỳ này đến nền kinh

tế, cũng như những tác động của NHNN Việt Nam trên thị trường ngoại hối chúng ta

có một bảng khái quát như sau:

Bảng 2: Diễn biến của một số chỉ tiêu qua năm 1989-1996

(Nguồn: Bộ thương mại, NHNN VN, tổng cục thống kê, ghi chó: TG danh nghĩa lấy vào thời điểm cuối năm)

Thông qua số liệu trên, diễn biến tỷ giá VND trong thời kỳ này có thể chia ralàm 2 giai đoạn sau:

2.1 Giai đoạn 1989-1992

Cuối năm 1988 luật Ngân hàng ra đời đưa ra một số nghị định về quản lý ngoạihối Mặt khác, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI Nhà nước bắt đầu thực hiện côngcuộc đổi mới nền kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhànước Do đó, thời kỳ này được coi là thời kỳ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duyquản lý và điều hành kinh tế của nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tiền tệ và TGHĐdần trở nên có vai trò quan trọng đối với quá trình cải cách và đòi hỏi có sự quan tâmđích đáng Tháng 3/1989, nhà nước chính thức xoá bỏ chế độ đa tỷ giá ở Việt Nam,xoá bỏ mọi hình thức trợ giá cho các hoạt động ngoại thương

1,7 3,15

1,7 4,15

1,7 4,15

0,95 5,2

2404 2753 -348 -14,4

2042 2338 -296 -14,5

2571 2535 36 1,4

2985 3924 -939 -31,4

4054 5825,8 -1771,8 -43,7

5449 8115,4 -2666,4 -48,9

7255 11143 -3888 -53,5

Trang 17

Cơ sở xác định thời kỳ này là do NHNN căn cứ vào chỉ số lạm phát, lãi suất,cán cân thanh toán, tham khảo diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do, giá vàng trên thịtrường quốc tế và trong nước

Như vậy, chế độ TGHĐ của VN đã dần chuyển sang chế độ thả nổi có quản lý,nhưng mức độ quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực tỷ giá ở giai đoạn này vẫn cónhững dấu Ên đậm nét Cụ thể là, đã có những cải cách ở năm 1989 góp phần cảithiện tình hình trên thị trường ngoại hối xoá bỏ tình trạng bất hợp lý trong mua bán,thanh toán ở lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc biệt là xuất nhập khẩu Tuy nhiên, tỷ giáđược niêm yết vẫn có sự chênh lệch khá lớn trên thị trường “chợ đen”

Dựa vào bảng 2 ta có thể giải thích được hiện tượng này như sau: mức lạm phát

ở thời kỳ này khá cao (67,4% năm 1991) do vậy, tốc độ mất giá của VND sấp xỉ bằngtốc độ lạm phát Mặt khác, tình hình thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụtcán cân thương mại gia tăng (620 triệuUSD năm 1989, 348 triệu USD năm 1990) gâysức Ðp phá giá VND Đồng thời ta có thể thấy mỗi lần điều chỉnh tỷ giá thì tốc độxuất khẩu tăng lên, tốc độ nhập khẩu giảm xuống, dẫn đến tỷ lệ nhập siêu giảm xuống(từ 31,8% năm 1989 xuống còn 14,5% năm 1991) và đặc biệt năm 1992 lần đầu tiênViệt Nam xuất siêu Kết quả này là do tác động của điều chỉnh tỷ giá chứ không dothực lực nền kinh tế đem lại

Ta cũng nhận thấy từ bảng 2, TGHĐ VND/USD, lạm phát giảm xuống và đượcchặn lại năm 1992 Điều này có được là do đầu tư trực tiếp tăng mạnh vào năm 91,92.Cuối năm 92 nguồn ngoại tệ kiều hối đổ về khá lớn làm tăng cung về ngoại tệ Mặtkhác, NHNN điều chỉnh tỷ giá bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại tệ, nhu cầu vềngoại tệ của các doanh nghiệp nhìn chung được đáp ứng, lòng tin của dân chúng vào

sự ổn định của VND tăng lên, giải toả được tâm lý đầu cơ ngoại tệ trong dân chúng

Giai đoạn 91-92 là giai đoạn đầu của công cuộc CNH-HĐH, đây là những nămđầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, tất cả vấn đề tài chính Ngân hàng, quản

lý ngoại hối, các hoạt động ngoại thương, đầu tư nước ngoài, là những vấn đề mới,hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường Do chưa có sự chuẩn bị về đội ngũ cán bộ

và lao động, những người thực thi những công việc này, nên nền kinh tế ở giai đoạnnày phát triển chậm, xuất khẩu và nhập khẩu còn hạn chế, mức độ mở cửa còn dèdặt, tất cả những vấn đề trên cho thấy tỷ giá của VND trong giai đoạn này đã cómột phần quản lý của thị trường nhưng phần lớn vẫn nằm trong tay kiểm soát củaNHNN, vẫn do NHNN quyết định

Nói tóm lại , năm 1989-1992 là giai đoạn đầu, giai đoạn đệm cho quá trình đổi

mới của đất nước, là giai đoạn chuẩn bị cho các bước tiếp theo của đất nước trongnhững năm sau này Vấn đề tỷ giá ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Money,financial market and banking – F- Miskin- NXB Khoa học kỹ thuật,1999 Khác
2. Tài chính quốc tế hiện đại – Nguyễn Văn Tiến – HVNH- NXB Thống kê Khác
3. Giáo trình NHTW- HVNH- 2000 Khác
4. Các báo cáo hàng năm của Vụ quản lý ngoại hối – NHNN Khác
5. Tạp chí ngân hàng các số năm 2000, 2001 và 2002 Khác
6. Tạp chí khoa học và đào tạo NH và đào tạo NH các số năm 2001 và 2002 Khác
7. Thời báo ngân hàng các số năm 2000, 2001 và 2002 Khác
8. Niên gián thống kê 2000,2001 Khác
9. Tạp chí thị trường tiền tệ và tài chính các số năm 2000, 2001 và 2002.10. Luật NHNN Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w