1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL

67 1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 717,5 KB

Nội dung

Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm học được tích lũy các kiến thức về thương mại điện tử, em đã

lựa chọn đề tài “Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình Đây là một đề tài

mang tính chuyên sâu và khá phức tạp Với khả năng của một sinh viên, em đã hếtsức cố gắng trong quá trình nghiên cứu tuy nhiên bài luận sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong sự đóng góp ý kiến, phê bình của các thầy cô giáo, cácbạn sinh viên và những người quan tâm để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Đạt được những kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay, em xin được gửi lời cảm

ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Minh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảocho em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn Đồng thời em cũng xin gửilời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Thương mại điện tử, tới các cán bộ lãnhđạo và nhân viên của công ty TNHH thương mại dịch vụ & công nghệ thông tinGol, các anh chị, bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm, sưu tập tài liệuphục vụ cho bài viết

Trang 2

TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình kinh doanh, môhình kinh doanh thương mại điện tử B2C và tập trung đi sâu vào những lý luận về

mô hình bán lẻ điện tử, trung tâm thương mại điện tử Dựa trên cơ sở lý thuyết, đềtài khai thác và tìm hiểu mô hình kinh doanh trung tâm thương mại điện tử trựctuyến của công ty Gol trên website www.golshops.com, từ đó phản ánh thực trạngtình hình hoạt động kinh doanh của công ty Gol tại website www.golshops.comcũng như những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại Qua đó đề tàiđưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy các thếmạnh, duy trì các thành tựu đã đạt được

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của việc phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com 1

1.2 Xác lập và tuyên bố lựa chọn đề tài “phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty Gol” 4

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Không gian nghiên cứu 4

1.4.2 Thời gian nghiên cứu 4

1.5 Kết cấu luận văn 4

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÁC GIAN HÀNG ẢO TRÊN WEBSITE WWW.GOLSHOPS.COM 5

2.1 Một số khái niệm và lý luận cơ bản 5

2.1.1 Mô hình kinh doanh 5

2.1.1.1 Khái niệm 5

2.1.1.2 Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh 5

2.1.2 Mô hình thương mại điện tử B2C 5

2.1.2.1 Khái niệm 5

2.1.2.2 Các giao dịch cơ bản trong thương mại điện tử B2C 5

2.1.2.3 Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2C 6

2.1.3 Mô hình gian hàng ảo và mô hình trung tâm thương mại trực tuyến 8 2.2 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 9

2.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về trung tâm thương mại trực tuyến 11 2.3.1 Khái quát về trung tâm thương mại trực tuyến 11

2.3.2 Xu hướng phát triển của trung tâm thương mại trực tuyến 12

2.3.3 Mô hình hoạt động của trung tâm thương mại trực tuyến 13

2.3.3.1 Các đối tượng tham gia vào trung tâm thương mại trực tuyến 13

2.3.3.2 Lợi ích của các bên tham gia vào trung tâm thương mại trực tuyến 13

Trang 4

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH CÁC GIAN HÀNG ẢO TRÊN WEBSITE WWW.GOLSHOPS.COM .15

3.1 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu 15

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 15

3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 15

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 16

3.1.2 Các phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu 16

3.2 Thực trạng và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com 17

3.2.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử B2C và mô hình các gian hàng ảo 17

3.2.1.1 Tình hình chung về phát triển thương mại điện tử B2C và mô hình các gian hàng ảo ở Việt Nam 17

3.2.1.2 Thực trạng phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website

www.golshops.com 20

3.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến sự phát triển của Golshops 29

3.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 29

3.2.2.2 Các yếu tố kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội-luật pháp 29

a Yếu tố kinh tế-chính trị 29

3.2.2.3 Các đối tác của công ty 31

3.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến vấn đề nghiên cứu 31

3.2.3.1 Định hướng phát triển của công ty 31

3.2.3.2 Đội ngũ nhân sự 31

3.2.3.3 Nguồn lực tài chính 32

3.2.3.4 Hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật 32

3.3 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu 33

3.3.1 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp 33

3.3.2 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu thứ cấp 33

Trang 5

Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÁC GIAN HÀNG ẢO TRÊN WEBSITE WWW.GOLSHOPS.COM .34 4.1 Một số kết luận và phát hiện qua nghiên cứu mô hình các gian hàng

ảo trên website www.golshops.com 34

4.1.1 Những thành tựu đã đạt được của trung tâm thương mại trực tuyến Golshops 34

4.1.2 Những hạn chế còn tồn tại của trung tâm thương mại trực tuyến Golshops 39

4.1.3 Nguyên nhân 41

4.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan 41

4.1.3.2 Nguyên nhân khách quan 41

4.1.3 Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết tiếp theo 42

4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm thực hiện việc phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com 42

4.2.1 Dự báo triển vọng phát triển mô hình các gian hàng ảo 42

4.2.2 Định hướng phát triển của công ty 43

4.3 Một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển trung tâm thương mại trực tuyến Golshops 43

4.3.1 Một số đề xuất kiến nghị đối với công ty Gol 43

4.3.1.1 Xây dựng hệ thống đánh giá uy tín của người bán hàng 43

4.3.1.2 Áp dụng các phương thức quảng bá website hiệu quả 43

4.3.1.3 Tìm kiếm các đối tác tiềm năng 45

4.3.1.4 Xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng và đối tác 46

4.3.1.5 Thu hút nguồn nhân sự có chất lượng 46

4.3.1.6 Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử 46

4.3.2 Một số đề xuất, kiến nghị đối với nhà nước 47

4.3.2.1 Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử 47

4.3.2.2 Hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử 47

4.3.2.3 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy thương mại điện tử 48

4.3.2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử 49

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU & HÌNH VẼ

1 Bảng 3.1: Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops 21

2 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về các chức

năng của mô hình gian hàng ảo trên website www.golshops.com 28

3 Hình 3.1: Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops 22

4 Hình3.2: Sự gia tăng về số lượng các gian hàng trên Golshops 23

5 Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá mức độ phong phú đa dạng của các

6 Hình 3.4: Các phương thức thanh toán chủ yếu trên các gian hàng 27

7 Hình 4.1: Sự gia tăng khối lượng giao dịch trên Golshops từ năm

8 Hình 4.2: Hiệu quả đầu tư qua từ năm 2006 đến năm 2008 36

9 Hình 4.3: Số lượt người truy cập vào Golshops từ năm 2006 đến

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của việc phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website

www.golshops.com

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động thương mại của đấtnước ta đang chuyển biến nhanh chóng, bắt kịp xu thế thương mại hiện đại của thếgiới Thương mại điện tử là một hình thức thương mại phổ biến hiện nay đangnhanh chóng được các doanh nghiệp và người dân Việt Nam tích cực đón nhận, áp

Trang 7

dụng Với nhiều hình thái thể hiện khác nhau, từ các cổng giao dịch điện tử, websitebán hàng cho đến quảng cáo trên mạng, trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử chothấy vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam đãbước sang một giai đoạn mới và phát triển đồng thời trên tất cả mọi khía cạnh từchính sách, luật pháp, giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dùngcũng như sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước Điều này hứa hẹn trong những nămtới đây, thương mại điện tử ở Việt Nam có thể có những bước tiến nhảy vọt Đa sốcác doanh nghiệp Việt Nam đã thấy được những lợi ích thiết thực của TMĐT, việcứng dụng phổ biến nhất là xây dựng website riêng cho doanh nghiệp mình để có thểquảng bá, tiếp xúc, giao dịch với đối tác và khách hàng một cách nhanh chóngthuận lợi

Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thươngtrong năm 2008 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thươngmại điện tử ở những mức độ khác nhau Đầu tư cho thương mại điện tử đã được chútrọng và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc trang bị máy tính, đến nay hầu như 100%doanh nghiệp đều có máy tính Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11–20 máy tính tăng dầnqua các năm và đến năm 2008 đạt trên 20% Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạngnội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007 Đến nay, có tới 99% sốdoanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98% Tỷ

lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so với năm 2007 Tỷ lệwebsite được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến đều tăngnhanh Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanhnghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu

tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008, tăng gấp 2 lần so với năm

2007 Trong khi đó, đầu tư cho phần cứng giảm từ 55,5% năm 2007 xuống còn 39%vào năm 2008 Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầuchú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện tử saukhi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin Doanh thu từ thương mại điện tử đã rõ

Trang 8

ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanhthu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008 Nhiềudoanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử Cáccon số thống kê này cho thấy, đến thời điểm cuối năm 2008 nhiều doanh nghiệpViệt Nam đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh và sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao hơntrong thời gian tới.

Trong các mô hình kinh doanh thương mại điện tử thì mô hình giao dịchgiữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business to Consumer gọi tắt là B2C) là môhình phổ biến nhất và dễ hình dung nhất trong thương mại điện tử Trong đó, cáccông ty cung cấp và các sản phẩm và dịch vụ của mình tới khách hàng trực tiếpthông qua mạng Internet

Ví dụ điển hình cho những giao dịch này là những trang web bán hàng quamạng, ở đó, khách hàng là người dùng cuối có thể đặt mua sản phẩm và dịch vụtrực tiếp từ nhà cung cấp Các quá trình giao dịch sau đó có thể diễn ra trực tiếphoặc thông qua Internet Đã có rất nhiều trang web thành công và trở thành nhữngtượng đài tiêu biểu trong mô hình giao dịch B2C như là Amazon.com, trang webban đầu chủ yếu bán sách vở qua mạng, giờ đây, dường như khách hàng có thể muabất cứ thứ gì họ muốn trên Amazon

Đặc điểm của loại hình B2C là sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thịtrường, bất cứ 1 nhà cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênhgiao dịch và đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng để phục

vụ khách hàng Tuy nhiên, sự đa dạng cũng làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắthơn, và càng khó thu hút khách hàng trung thành hơn vì ngày càng có nhiều lựachọn cho mỗi khách hàng khi họ định tìm mua một sản phẩm hay dịch vụ

Thương mại điện tử B2C riêng bản thân nó cũng có rất nhiều mô hình hoạtđộng khác nhau, mô hình mà chúng ta thường gặp đó là các website bán lẻ do cácdoanh nghiệp lập nên để trưng bày, chào bán các sản phẩm dịch vụ cho chính doanhnghiệp đó sản xuất Hiện nay, B2C ngày càng phát triển rộng thêm nhiều mô hìnhkinh doanh khác mà xu thế hiện nay là các trung tâm thương mại trực tuyến, nơi tập

Trang 9

trung rất nhiều doanh nghiệp sở hữu từng gian hàng độc lập trên cùng một websitebày bán đa chủng loại hàng hóa, dịch vụ Đến với các trung tâm thương mại này,khách hàng có thể tìm kiếm được rất nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình

mà không cần phải tìm ở nhiều website nhỏ lẻ như trước đây Nắm bắt được xu thếtiêu dùng tiện ích này nên rất nhiều website hoạt động như một siêu thị, trung tâmthương mại đã ra đời, tạo nên một sức ép cạnh tranh đáng kể

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL từ khi ra đờivào năm 2002 đã hoạt động hoàn toàn trong lĩnh vực thương mại điện tử và đa phần

là hoạt động theo mô hình bán lẻ điện tử Công ty sở hữu và vận hành rất nhiềuwebsite bán lẻ với rất nhiều hình thái khác nhau như siêu thị quà tặng Golgift, siêuthị điện tử Golmart, siêu thị sách Golbook… Trong đó website www.golshops.comđược công ty xây dựng và hoạt động như 1 trung tâm thương mại trực tuyến với sựtham gia của đông đảo các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh đa chủng loại hànghóa Loại hình bán lẻ điện tử này hiện nay còn khá mới mẻ nhưng đang dần đượcchú trọng phát triển Mô hình hoạt động của một trung tâm thương mại trực tuyếnphức tạp hơn hẳn 1 cửa hàng bán lẻ đơn thuần vì nó bao gồm rất nhiều cửa hàngbán lẻ độc lập Vấn đề đặt ra đó là doanh nghiệp định hướng phát triển cho trungtâm thương mại trực tuyến của mình sao cho thật hiệu quả, đem lại lợi thế cạnhtranh lớn cho doanh nghiệp trên thị trường trực tuyến

1.2 Xác lập và tuyên bố lựa chọn đề tài “phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty Gol”

Để góp phần giải quyết vấn đề đã nêu ở trên, em quyết định lựa chọn đề tài

“Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công

ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL” làm đề tài nghiên cứu

cho khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình phát triển của mô hìnhgian hàng ảo và mô hình tổng thể trung tâm thương mại trực tuyến trên websitewww.golshops.com của công ty GOL để nhận biết được những thành tựu đạt đượccũng như những khó khăn tồn tại, triển vọng phát triển trong tương lai Từ đó bàiviết đưa ra các đề xuất, giải pháp phát triển góp phần nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa trung tâm thương mại trực tuyến Golshops

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Không gian nghiên cứu

Bài viết đi sâu vào nghiên cứu mô hình gian hàng ảo đại diện và mô hìnhtrung tâm thương mại trực tuyến trên website www.golshops.com của công ty GOL

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Bài viết tập trung khảo sát tình hình hoạt động của trung tâm thương mạitrực tuyến Golshop từ khi ra đời vào năm 2006 đến năm 2008

1.5 Kết cấu luận văn

Luận văn bao gồm 4 phần:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về việc phát triển mô hình các gian hàng

ảo trên website www.golshops.com

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng tình hìnhphát triển của mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com

Chương 4: Các kết luận và đề xuất phát triển mô hình các gian hàng ảo trên websitewww.golshops.com

Trang 11

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÁC GIAN HÀNG ẢO TRÊN WEBSITE

WWW.GOLSHOPS.COM

2.1 Một số khái niệm và lý luận cơ bản

2.1.1 Mô hình kinh doanh

2.1.1.1 Khái niệm

Mô hình kinh doanh là bố trí các hoạt động kế hoạch hóa (trong một sốtrường hợp được nói đến như các quá trình kinh doanh) nhằm mục đích thu lợinhuận trên một thị trường Mô hình kinh doanh là trọng tâm của một kế hoạch kinhdoanh Kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình kinh doanh của một doanhnghiệp Một mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhằm mục đích khai thác vàtận dụng những đặc trưng riêng có của Internet và Web

2.1.1.2 Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh

Một doanh nghiệp khi xây dựng một mô hình kinh doanh trong bất cứ lĩnhvực nào, không chỉ là thương mại điện tử, cần tập trung vào tám yếu tố cơ bản là:mục tiêu giá trị, mô hình doanh thu, cơ hội thị trường, môi trường cạnh tranh, lợithế cạnh tranh, chiến lược thị trường, sự phát triển của tổ chức và đội ngũ quản lý

2.1.2 Mô hình thương mại điện tử B2C

2.1.2.1 Khái niệm

Thương mại điện tử B2C là loại giao dịch trong đó khách hàng của cácdoanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là những người tiêu dùng cuối cùng, mua hàngvới mục đích phục vụ tiêu dùng cá nhân Đây là loại giao dịch quen thuộc và phổbiến nhất trong thương mại điện tử

2.1.2.2 Các giao dịch cơ bản trong thương mại điện tử B2C

Trang 12

2.1.2.3 Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2C

a Cổng thông tin

Đưa ra các dịch vụ trọn gói và các nội dung như tìm kiếm, tin tức, thư tínđiện tử, chuyện gẫu, âm nhạc, chương trình video, chương trình lịch Đối tượngchủ yếu là những người sử dụng tại nhà Mô hình doanh thu là từ thu phí quảng cáo,phí đăng ký, phí giao dịch, phí liên kết Cơ hội thị trường là rất lớn bởi hầu hếtngười sử dụng đều thông qua các cổng thông tin để truy cập vào những websitethương mại khác trên khắp thế giới Có thể phân chia cổng thông tin làm 2 loại:

 Cổng thông tin chung (còn gọi là cổng thông tin chiều rộng)

 Người bán hàng ảo: Amazon.com

 Cú nhắp và vữa hồ: Walmart.com

 Danh mục người bán hàng: LandsEnd.com

 Phố buôn bán trực tuyến: Fashionmall.com

 Các nhà sản xuất trực tiếp: Dell.com

c Nhà cung cấp nội dung

Nhà cung cấp nội dung phân phối các nội dung thông tin, các chương trìnhgiải trí (như báo chí, các vấn đề thể thao, ) và các chương trình trực tuyến, các tintức thời sự cập nhật, các vấn đề quan tâm đặc biệt, những chỉ dẫn hay lời khuyêntrong các lĩnh vực và/hoặc bán thông tin Doanh thu nhận được là từ quảng cáo, phí

Trang 13

đăng ký, phí liên kết hoặc tham khảo, phí download Cơ hội thị trường chủ yếu vẫnthuộc về các nhà cung cấp thông tin truyền thống, có kinh nghiệm và thâm niênhoạt động.

d Nhà trung gian giao dịch

Các nhà trung gian giao dịch cung cấp những bộ xử lý giao dịch bán hàngtrực tuyến, giống như các nhà môi giới chứng khoán hay các đại lý du lịch Gópphần tăng hiệu suất mua bán của khách hàng và của các doanh nghiệp Mô hìnhdoanh thu là từ phí giao dịch Với sự phát triển của Internet, sự gia tăng của thịtrường tài chính và thị trường chứng khoán, cơ hội thị trường cho mô hình này ngàycàng lớn Yêu cầu đặt ra là phải giải quyết các lo ngại của khách hàng bằng các biệnpháp hữu hiệu đảm bảo an toàn và bảo vệ tính riêng tư của khách

e Nhà tạo thị trường

Các doanh nghiệp trên cơ sở Web sử dụng Internet để tạo nên thị trường, kếtnối người mua và người bán Mô hình doanh thu là từ phí dịch vụ Yêu cầu đặt ra:

 Phải có nguồn lực tài chính và chiến lược tiếp thị tốt để thu hút người mua

và người bán đến với thị trường

 Tốc độ xử lý và sự thuận tiện trong xử lý giao dịch

f Nhà cung cấp dịch vụ

Các doanh nghiệp kiếm tiền chủ yếu bằng việc bán dịch vụ cho khách hàng.Các dịch vụ chủ yếu đó là lưu giữ thông tin trên máy tính, tư vấn, đánh giá, muabán tạp phẩm…Doanh thu nhận được từ bán dịch vụ, phí đăng ký Cơ hội thị trườngrất lớn vì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng.Yêu cầu đặt ra:

 Cần quảng cáo, xúc tiến nhằm giảm bớt những lo ngại của khách hàng đốivới các dịch vụ trực tuyến, tạo dựng sự tin cậy

 Có biện pháp khuyến khích khách hàng tiếp cận và quyết định dùng thử cácsản phẩm dịch vụ của DN

Trang 14

g Nhà cung cấp cộng đồng

Nhà cung cấp cộng đồng là những website, nơi các cá nhân có cùng mốiquan tâm, chung sở thích riêng biệt, có thể tới cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi,thảo luận về những vấn đề quan tâm Doanh thu nhận được từ quảng cáo, phí đăng

ký, phí liên kết và tham khảo Cơ hội thị trường rất lớn do số lượng người sử dụngInternet, các mối quan tâm của người tiêu dùng ở các cộng đồng trên mạng cũngngày càng tăng Yêu cầu đặt ra:

 Phải có chiến lược tiếp thị tốt để có thể thu hút những thành viên mới thamgia cộng đồng

 Cân đối giữa chi phí cho các nội dung chất lượng cao và thu nhập của doanhnghiệp

2.1.3 Mô hình gian hàng ảo và mô hình trung tâm thương mại trực tuyến

Gian hàng ảo hay cửa hàng điện tử là một trang web bán hàng và cung ứngdịch vụ trên mạng của một doanh nghiệp, người mua có thể vào xem xét thông tin

dữ liệu đa phương tiện về hàng hóa, dịch vụ và quyết định đặt hàng, mua hàng,thanh toán và giao nhận theo điều kiện mà doanh nghiệp có thể đáp ứng

Phát triển từ các hoạt động tiếp thị và bán hàng trong chuỗi giá trị doanhnghiệp Đây là mô hình bổ sung của thương mại điện tử cho mô hình cửa hàng củathương mại truyền thống doanh nghiệp sử dụng mô hình này để cung cấp chokhách hàng khả năng mua hàng trực tuyến, thông qua giao diện điện tử để tiếp xúcgiữa bên bán và bên mua Mô mình này là mức độ phát triển bước đầu của thươngmại điện tử, với một số tiến bộ so với mô hình cửa hàng thông thường Một websitecho phép trình bày hệ thống danh mục hàng điện tử (E-Catalogues) một cách phongphú và trực quan Ngoài ra mô hình cơ bản này cũng có thể tích hợp các chức năngđặt hàng điện tử (E-Order) và thanh toán điện tử (E-Payment) cũng như bổ sungthêm các chức năng thông tin hệ thống, hậu cần và phân phối, giao hàng Thườngthì mô hình này vẫn còn kết hợp với các phương thức truyền thống trong một sốkhâu hoạt động, tùy theo trình độ ứng dụng của từng doanh nghiệp Nhờ có tác nhân

kỹ thuật công nghệ bổ sung thêm các tính năng mới mà mô hình cửa hàng điện tử

có nhiều lợi thế trong tạo dựng quan hệ khách hàng thân thiết, và hỗ trợ công tác

Trang 15

tiếp thị tốt hơn cho doanh nghiệp Tiếp thị qua mạng chính là một công cụ hỗ trợtriển khai tiếp thị trực tiếp (one to one marketing) của mô hình này Mặt khác môhình cũng hỗ trợ rất nhiều cho công tác xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp,đồng thời là cơ sở cho việc phát triển lên các mô hình thương mại điện tử cao hơn.

Mô hình cửa hàng điện tử giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và cungcấp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mà không làm tăng giá thành Khách hàng có

cơ hội mua được hàng hóa với giá thấp hơn khi mua bằng cách thông thường, chủngloại hàng hóa phong phú hơn, thông tin đầy đủ hơn, thuận lợi trong việc lựa chọn,mua bán, giao nhận và có thể thực hiện suốt 24 giờ trong ngày Khách hàng có xuhướng muốn tiếp tục quay lại mua hàng các lần tiếp theo nếu thấy thuận tiện Doanhnghiệp thì luôn mong muốn quan hệ đối tác suốt đời Mục đích chính của mô hình

là đi tìm cầu, và tăng cầu cho doanh nghiệp Vì vậy cả hai bên bán và bên mua đều

có lợi khi tham gia mô hình này

Trung tâm thương mại trực tuyến là sự phát triển của mô hình cửa hàng ảo.Cửa hàng ảo chỉ thuộc về 1 doanh nghiệp duy nhất và website là thuộc quyền doanhnghiệp đó quản lý còn trung tâm thương mại trực tuyến lại là nơi quy tụ của rấtnhiều gian hàng thuộc về các doanh nghiệp khác nhau và quyền quản lý websitethuộc về chủ trung tâm, các doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm quản lý các gianhàng của chính các doanh nghiệp đó Vì vậy, mô hình hoạt động của một trung tâmthương mại trực tuyến phức tạp hơn nhiều so với mô hình hoạt động của 1 cửa hàng

ảo đơn thuần Có thể gọi mô hình trung tâm thương mại trực tuyến là mô hình cácgian hàng ảo

2.2 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

Đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện website bán hàng trực tuyến” do các sinh viên (Nhữ Thị Minh Phượng, Hữu Thị Kim Trang,

Bùi Thị Thủy Vân) thuộc lớp k41i4 trường Đại học Thương mại thực hiện năm2007

Trang 16

Đề tài đã trình bày khái quát về website bán hàng trực tuyến, đề cập đếnnhững đặc điểm tổng quan về website, tính năng của website và các yếu tố đảm bảotính hiệu quả của webstie bán hàng trực tuyến Trên cơ sở nhận biết thực trạngwebsite tại các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến Việt Nam để từ đó tập trung khảosát tính năng, hiệu quả của website tại một số doanh nghiệp bán hàng trực tuyến tạiViệt Nam Thực hiện khảo sát theo năm nhóm tính năng: nhóm tính năng cung cấpthông tin sản phẩm, nhóm tính năng thực hiện đặt hàng, nhóm tính năng thực hiệnthanh toán, nhóm tính năng thực hiện giao hàng, nhóm tính năng dịch vụ kháchhàng và 3 yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của website như: chất lượng website, hỗ trợkhách hàng, quảng cáo website Qua đó nhận biết những ưu, nhược điểm của cácwebsite bán hàng trực tuyến ở Việt Nam Dựa trên các ưu, nhược điểm đã nhận biếtđược, đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn thiện website trong doanh nghiệp bánhàng trực tuyến.

Đề tài nghiên cứu khoa học “Phát triển chuỗi trung tâm thương mại 24h ở

các khu đô thị mới Hà Nội” do các sinh viên (Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn

Thị Phương, Đinh Văn Vinh) thuộc lớp 40A5 trường Đại học Thương Mại thựchiện năm 2007

Đề tài đã đưa ra một số vấn đề lý luận về chuỗi trung tâm thương mại, kháiquát về các kênh phân phối bán lẻ hàng hóa và làm rõ vai trò của trung tâm thươngmại trong hệ thống phân phối hàng hóa Đề tài đi sâu tìm hiểu các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động của chuỗi trung tâm thương mại Đồng thời khẳng định sự cầnthiết phát triển chuỗi trung tâm thương mại: trung tâm thương mại khắc phục đượcđiểm yếu của hệ thống phân phối bán lẻ đang hoạt động, đáp ứng được nhu cầu đadạng của khách hàng tại mọi thời điểm, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước,tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và cácnhà phân phối Qua đó đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi trung tâm thươngmại 24h ở VN nhằm nhận biết những mặt tích cực, tiêu cực Từ đó đề xuất các giảipháp phát triển chuỗi trung tâm thương mại 24h ở các khu đô thị mới Hà Nội

Trang 17

2.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về trung tâm thương mại trực tuyến

2.3.1 Khái quát về trung tâm thương mại trực tuyến

Trung tâm thương mại trực tuyến dùng để chỉ một website hoặc một khu vựctrên một cổng dịch vụ trực tuyến Tại đây, các thông tin về sản phẩm dịch vụ đượccung cấp bởi nhiều công ty bán hàng cùng với các đường kết nối tới các công ty cáckhác cũng như các tiện ích thuận lợi để khách hàng đặt hàng trực tuyến mà khôngcần phải rời khỏi trung tâm

Các trung tâm thương mại trực tuyến bao gồm một số lượng lớn các cửahàng độc lập Mô hình này hoạt động như 1 trung tâm thương mại mở cửa liên tục

và được xem là dịch vụ thông tin hoàn hảo nhất vừa làm tiếp thị, vừa mua bán trựctiếp từ website và hỗ trợ tối đa cho khách hàng Bên cạnh việc trưng bày các mặthàng, website cũng cung cấp nhiều chức năng giúp việc mua bán trở nên dễ dànghơn như thanh toán trực tuyến, cấp mật mã riêng cho hội viên, lập ra danh sáchkhách hàng thường xuyên để gửi những thông tin mới nhất về sản phẩm

Trung tâm thương mại trực tuyến đôi khi còn được gọi là phố trực tuyến

được phân chia làm 2 loại: Danh mục tham khảo và Trung tâm bán hàng với các dịch vụ chia sẻ

Danh mục tham khảo

Loại trung tâm này về cơ bản là một danh mục được tổ chức theo sản phẩm.Các tờ catalog hoặc quảng cáo biểu ngữ (banner ads) trên site quảng cáo các sảnphẩm hoặc cửa hàng Khi người dùng mạng kích chuột vào một sản phẩm hoặc mộtcửa hàng cụ thể, họ được dẫn đến cửa hàng của người bán, nơi mà họ sẽ thực hiệncác giao dịch Một ví dụ về danh mục là Hawaii.com/marketplace Các cửa hàngtham gia trên site có thể cùng sở hữu site, hoặc trả phí đăng ký, hoặc trả hoa hồngcho một bên thứ ba (ví dụ một portal) thực hiện quảng cáo logo cho họ Loại hình

bán lẻ này về cơ bản thuộc loại marketing liên kết

Trung tâm bán hàng với các dịch vụ chia sẻ

Trên các trung tâm với các dịch vụ chia sẻ, người tiêu dùng có thể tìm thấycác sản phẩm, đặt mua, thanh toán và thỏa thuận vận chuyển Người quản lý trungtâm có thể cung cấp các dịch vụ này, nhưng thông thường các dịch vụ được các cửa

Trang 18

hàng độc lập thực hiện Chủ các cửa hàng trả tiền thuê hoặc phí giao dịch cho chủwebsite

Một ví dụ về site trung tâm với các dịch vụ chia sẻ là Yahoo Yahoo lưu trúCattoys.com Khi một người dùng mạng đi vào Yahoo, kích chuột vào toys, rồi kíchvào cattoys, người dùng sẽ được dẫn tới cửa hàng của Cattoys.com Bằng cáchkhác, người dùng có thể trực tiếp vào Cattoys.com, trong trường hợp này, ngườidùng không thể nhận ra mình đang ở môi trường của Yahoo, mà chỉ nhận biết điềunày khi kiểm tra thanh toán

Trong trường hợp tốt nhất, khách hàng khi vào các cửa hàng khác nhau trongcùng một trung tâm, họ chỉ phải sử dụng một giỏ hàng, và trả tiền một lần Khảnăng như vậy Yahoo đã cung cấp được cho khách hàng

2.3.2 Xu hướng phát triển của trung tâm thương mại trực tuyến

Nhìn tổng quan tình hình phát triển của các trung tâm thương mại trực tuyến

ở Việt Nam có thể nhận thấy đa phần các trung tâm này phát triển mô hình hoạtđộng của mình theo 2 xu hướng như sau:

 Sàn giao dịch giữa nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ với người tiêu dùng thôngqua các phương thức rao vặt, so sánh giá, đấu giá trực tuyến Một số website điểnhình trong lĩnh vực này như là :

www.vatgia.com, www.123mua.com, www.enbac.com, www.chodientu.vn

 Trung tâm thương mại với hàng ngàn chủng loại mặt hàng đa dạng, phongphú với sự hiện diện của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sở hữu các gian hàngriêng biệt có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng phong phú của mọi đốitượng khách hàng Một số website điển hình như là :

www.vatgia.com, www.chodientu.vn, www.thuongmaivietmy.com

Mô hình hoạt động theo xu hướng thứ nhất ra đời sớm và ngày càng rầm rộthu hút nhiều đối tượng tham gia tuy nhiên nó chỉ mang tính tạm thời, nhỏ lẻ, khôngmang tính chuyên nghiệp và quy mô trong bán lẻ Vì vậy, mô hình hoạt động thứhai đang ngày càng được chú trọng và phát triển đem lại sự chuyên nghiệp tronglĩnh vực bán lẻ và đem lại tiện ích mua sắm cho mọi đối tượng khách hàng vào bất

kì thời điểm nào tại bất cứ quốc gia nào

Trang 19

2.3.3 Mô hình hoạt động của trung tâm thương mại trực tuyến

2.3.3.1 Các đối tượng tham gia vào trung tâm thương mại trực tuyến

Có ba đối tượng tham gia chủ yếu vào hoạt động của trung tâm thương mạitrực tuyến đó là:

Người quản lý trung tâm: tức là người sở hữu website Người này có thể

tham gia vào các hoạt động mua bán giữa các cá nhân, doanh nghiệp bán hàng vớikhách hàng hoặc có thể chỉ đóng vai trò đơn thuần là cầu nối và chỉ quan sát cácgiao dịch giữa 2 bên, chỉ tham gia vào các giao dịch khi xảy ra sự tranh chấp giữangười mua và người bán để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên

Người bán hàng: là người sở hữu một gian hàng riêng biệt trên website Tại

gian hàng của mình, người bán cập nhật các thông tin giới thiệu về doanh nghiệpmình, thông tin liên hệ, trưng bày các sản phẩm hàng hóa…

Khách hàng: là những người tham quan các gian hàng của trung tâm, lựa

chọn mua những món hàng phù hợp với nhu cầu bản thân thông qua hệ thống giỏhàng ảo tích hợp trên mỗi gian hàng

Ngoài ba đối tượng kể trên, còn có một số đối tượng khác tham gia vào hoạtđộng của trung tâm chẳng hạn như các đơn vị đặt quảng cáo trên website

2.3.3.2 Lợi ích của các bên tham gia vào trung tâm thương mại trực tuyến

Mô hình trung tâm thương mại trực tuyến được phát triển từ mô hình cửahàng điện tử Trung tâm thương mại trực tuyến cung cấp nhiều chức năng tích hợphơn cửa hàng điện tử Mô hình này cung cấp giải pháp thanh toán chung cho cáckhách hàng tham gia Thường nó được khai thác tập trung vào một số phân khúc thịtrường nhất định với các sản phẩm, dịch vụ phát triển theo chiến lược đa đạng hóađồng tâm, hoặc cùng trong một ngành, hoặc có các phân khúc thị trường chunghoặc có liên quan mật thiết với nhau

Trung tâm thương mại trực tuyến cũng sử dụng một kiểu tiếp cận tiếp thịmới nhắm đến giá trị suốt đời của khách hàng hơn là giá trị hiện tại với tham vọngbán nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn cho một khách hàng Lợi ích quan trọng của trungtâm thương mại trực tuyến trong các hoạt động tiếp thị bán hàng đối với doanhnghiệp là cung cấp các dịch vụ chung và khả năng tiết kiệm chi phí tiếp thị chung,

Trang 20

và củng cố thương hiệu Sự hấp dẫn của thương hiệu trung tâm thương mại trựctuyến và độ tin cậy của công cụ thanh toán sẽ giúp thu hút khách hàng cho các cửahàng thành viên Dùng chung một hệ thống thanh toán sẽ vừa thuận tiện trong cáctác nghiệp với đối tác cung cấp cổng thanh toán và ngân hàng vừa quen thuộc sửdụng và tin cậy với khách hàng Khi tập hợp nhiều các cửa hàng điện tử lại sẽ giúpgiảm chi phí thuê tài nguyên trên mạng như các chi phí thuê tên miền, chi phí lưutrữ dữ liệu, chi phí mua băng thông, chi phí thiết kế… vì đều dùng chung và có thểsan sẻ được cho nhau Trung tâm thương mại trực tuyến sẽ giúp dẫn khách hàng đếncác cửa hàng khác bên trong phố ngoài các cửa hàng họ đã, đang và định giao dịch.Các cửa hàng điện tử khi tham gia trung tâm thương mại trực tuyến cũng sẽ có đượcgiá thành thấp hơn so với khi tác nghiệp đơn lẻ vì tiết kiệm được chi phí giao dịch

và chi phí tiếp thị Bản thân trung tâm thương mại trực tuyến cũng thu được lợi ích

từ các cửa hàng điện tử tham gia qua lệ phí thành viên, cung cấp trọn gói thườngxuyên phần cứng, phần mềm, dịch vụ cài đặt, phí dịch vụ, phí quảng cáo thậm chí

cả phí giao dịch nếu tự cung cấp được các công cụ thanh toán

Khách hàng tham gia vào trung tâm thương mại trực tuyến ngoài việc giảmchi phí trong giao dịch còn thuận lợi khi truy cập vào các cửa hàng khác trong trungtâm, khi xuyên qua các giao diện trong trung tâm khách hàng dễ bị hấp dẫn bởi cácsản phẩm, dịch vụ khác Khi một thương hiệu trung tâm thương mại trực tuyếnthành công trên mạng nó sẽ củng cố lòng tin của khách hàng và giảm thiểu sự e ngại

về sự an toàn thậm chí tăng cường tính sẵn sàng mua hàng và xu hướng thích muahàng trên các trang nổi tiếng

Trang 21

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH

3.1 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

a Phương pháp sử dụng phiếu điều tra

Nội dung của phiếu điều tra bao gồm 10 đến 15 câu hỏi dạng trắc nghiệmđơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời Phiếu được phát trực tiếp đến các nhân viên, ngườiquản lý phụ trách website Thông qua các câu trả lời trên những phiếu trắc nghiệmnày có thể nắm bắt một cách tổng quan các nội dung liên quan đến tình hình pháttriển của mô hình các gian hàng ảo trên Golshops

Ưu điểm của phương pháp này đó là rất dễ thực hiện, các câu hỏi được đưa

ra khá ngắn gọn, liên quan trực tiếp đến vấn đề nên rất dễ dàng cho người trả lời.Hình thức trả lời trắc nghiệm chỉ đơn giản là đánh dấu vào các câu trả lời đã đượcđưa ra nên rất nhanh chóng

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm đó là các câu trả lờiđược đưa ra sẵn nên nhiều khi người trả lời buộc phải lựa chọn câu trả lời gần nhấtvới suy nghĩ của họ, nhiều khi họ có câu trả lời chính xác hơn, cụ thể hơn nhưngkhông thể đưa ra được, cũng không thể giải thích rõ thêm về lựa chọn của mình Dovậy kết quả thu được khi sử dụng phiếu cũng chỉ đem lại cái nhìn tổng quan, sơ bộ

về thực trạng phát triển của Golshops

b Phương pháp phỏng vấn

Nội dung phỏng vấn bao gồm từ 5 đến 7 câu hỏi dùng để phỏng vấn người

có chuyên môn cao trong công ty hoặc khách hàng, nhà cung ứng Thông quaphỏng vấn, có thể nắm bắt được cụ thể chuyên sâu một số vấn đề liên quan đếnGolshops

Ưu điểm của phương pháp này đó là người được phỏng vấn có thể đưa ranhững quan điểm, suy nghĩ của mình một cách rõ ràng , cụ thể giúp đem lại hiệuquả trong quá trình phỏng vấn và là tư liệu tốt cho quá trình nghiên cứu Người

Trang 22

phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi phỏng vấn liên quan một cách trực tiếp vàsâu sát đến một số vấn đề trọng tâm của đề tài nghiên cứu

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là tùy thuộc vào trạng tháitâm lý, tình cảm mà người trả lời phỏng vấn có thể đưa ra những câu trả lời đôi khikhông đúng như ý kiến chủ quan của họ, dẫn đến những sai lệch trong kết quả điềutra, ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình nghiên cứu

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo kinh doanh, tài liệuthống kê, các công trình khoa học đã thực hiện, qua Internet… Đây là nguồn dữ liệusẵn có,dựa trên các dữ liệu có sẵn này ta có thể sử dụng để tổng hợp, phân tích vàđánh giá những vấn đề liên quan đến Golshops

Ưu điểm của phương pháp này đó là dễ dàng thu thập dữ liệu vì đây là nguồn

dữ liệu sẵn có, thuận lợi cho việc tổng hợp và phân tích Phương pháp này vẫn cónhững nhược điểm đó là nguồn dữ liệu này không mang tính mới mẻ vì đã đượcthống kê, đưa ra từ trước nên chỉ phản ánh được nội dung vấn đề nghiên cứu trongquá khứ chứ không thể hiện được những vấn đề trong tình hình hiện tại

3.1.2 Các phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu

Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS, phần mềm Excel

SPSS là phần mềm dùng để phân tích các kết quả điều tra trong nhiều lĩnhvực: xã hội, giáo dục, y khoa, kinh tế, marketing, sản xuất kinh doanh…Các nghiêncứu về xã hội với qui mô lớn (từ 100 bản hỏi trở lên và có rất nhiều câu hỏi) vớiphần mềm SPSS sẽ giúp các nhà nghiên cứu/ sinh viên nhập dữ liệu, phân tích và

dự báo xu hướng được dễ dàng hơn Ưu điểm của phần mềm SPSS đó là rất dễ sửdụng, đưa ra các kết quả một cách nhanh chóng dưới dạng các bảng, biểu đồ cụ thểnên rất thuận tiện cho việc sử dụng các kết quả để phân tích, nhận biết xu hướng.Yếu điểm của SPSS đó là không thể xử lý nhiều file dữ liệu cùng một lúc

Phần mềm Excel được sử dụng để thống kê, tính toán, phân tích các số liệuthông qua các phép toán và các biểu đồ Ưu điểm của excel đó là rất dễ sử dụng.Nhược điểm đó là không thể xử lý được hàng loạt các phiếu điều tra mà chỉ được sử

Trang 23

dụng để phân tích các số liệu thông qua các phép toán và hiển thị kết quả dưới dạngcác biểu đồ.

Phương pháp định tính: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, diễn dịch.

Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý các dữ liệu ở dạng định tính.Dựa trên việc thu thập, thống kê dữ liệu sẽ tiến hành phân tích để nhận biết các xuhướng và đưa ra các diễn giải, nhận xét từ kết quả xử lý dữ liệu

3.2 Thực trạng và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com

3.2.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử B2C và mô hình các gian hàng ảo

3.2.1.1 Tình hình chung về phát triển thương mại điện tử B2C và mô hình các gian hàng ảo ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam các sàn thương mại điện tử hoạt động theo mô hìnhthương mại điện tử B2C thường kết hợp khá linh hoạt các dịch vụ cho cả đối tượngdoanh nghiệp, người buôn bán nhỏ và cá nhân mua bán phục vụ nhu cầu sinh hoạt.Tuy giá trị những giao dịch này không lớn nhưng mô hình thương mại này có sứclan tỏa cao và góp phần đưa ứng dụng thương mại điện tử tới từng người dân, tạothói quen mua bán hiện đại cho xã hội

Nếu năm 2008 hoạt động kinh doanh của các sàn thương mại điện tử B2Btương đối trầm lắng thì các sàn B2C lại có bước phát triển nhanh và vững chắc trênnhiều phương diện Lượng truy cập cũng như lượng giao dịch tăng mạnh cho thấythị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển, đồng thời giúp nâng cao vàcủng cố vị trí của các sàn thương mại điện tử Việt Nam Nếu những năm trước,trong danh sách các website hàng đầu Việt Nam hầu như không có một websitethương mại điện tử nào, thì đến năm 2008 đã xuất hiện 1 số sàn thương mại điện tửB2C trong danh sách 100 website có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam theo thống

kê của Alexa Điển hình là các website www.vatgia.com, www.thegioididong.com,www.123mua.com, www.muare.com, www.chodientu.vn

Trang 24

Nhìn vào tổ chức của những sàn thương mại điện tử B2C hàng đầu hiện nay,

có thể thấy mức độ triển khai các tính năng thương mại điện tử còn khá đơn giản

Đa số doanh nghiệp vận hành các sàn này thừa nhận lượng truy cập và giao dịchtrên sàn chủ yếu tập trung ở khu vực rao vặt, trao đổi và cộng đồng Những ngườibán hàng chuyên nghiệp trên website hiện vẫn chưa nhiều Tuy nhiên, hướng tiếpcận mà các sàn lựa chọn là phù hợp với trình độ phát triển của thị trường Việt Nam

và quy luật phát triển chung của thương mại điện tử trên thế giới Việc trao đổi, kếtnối cộng đồng tham gia thương mại điện tử ở những hình thái sơ khai nhất như raovặt, so sánh giá, v.v sẽ giúp tạo lập thói quen cho người tiêu dùng, hình thành nêncộng đồng khách hàng và xác lập chỗ đứng của các doanh nghiệp thương mại điện

tử trên thị trường Thông qua nỗ lực tăng lượng truy cập ở giai đoạn đầu bằngnhững mô hình thương mại điện tử giản đơn, các sàn B2C này đang góp phần thúcđẩy sự lan tỏa của thương mại điện tử trong xã hội và xây dựng thị trường tương laicho thương mại điện tử ở Việt Nam

Mặc dù các dịch vụ thương mại điện tử B2C đơn giản như rao vặt, trao đổithông tin, so sánh giá, v.v hiện vẫn chiếm ưu thế, nhưng nhiều doanh nghiệp vậnhành sàn đã và đang nỗ lực phát triển các mô hình kinh doanh thương mại điện tửtheo hướng chuyên nghiệp hơn Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hạ tầngthanh toán trong hai năm gần đây, một số sàn thương mại điện tử đang phấn đấutích hợp tính năng thanh toán trực tuyến để hoàn thiện thêm một bước quy trìnhgiao dịch giữa các bên trên sàn Bên cạnh đó, việc xây dựng các gian hàng tùy biếncho thành viên cũng được nhiều doanh nghiệp vận hành sàn tiếp tục duy trì, nhằmhướng tới việc bán hàng trên quy mô rộng và chuyên nghiệp hơn

Nỗ lực không ngừng cải thiện và chuyên nghiệp hóa dịch vụ của các sànthương mại điện tử đã đem lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt, xét từ cả tiêu chí kháchhàng, lượng giao dịch, và doanh số trên sàn Sự tăng trưởng về lượng, thể hiện quanhững con số thống kê lượt truy cập, số thành viên, danh mục sản phẩm, và lượnggiao dịch, v.v thường được xem là thước đo đánh giá thành công của một website.Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững và thực chất, website thương mạiđiện tử cần phải đem lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp vận hành website

Trang 25

Trên phương diện này, năm 2008 cũng ghi nhận những tiến bộ rất khả quan vềdoanh thu của một số sàn thương mại điện tử B2C.

Một điểm sáng nữa của thương mại điện tử Việt Nam năm 2008 là việc một

số doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu thế giới bắt đầu triển khai mạnh hoạtđộng để chiếm lĩnh thị trường nội địa Vào Việt Nam từ cuối 2006-đầu 2007 quanhững website có giao diện tiếng Việt với cấu trúc khá đơn giản, đến năm 2008Yahoo và Google mới bắt đầu đẩy mạnh hoạt động bằng việc cung cấp một loạtdịch vụ cá biệt hóa dành riêng cho cộng đồng nói tiếng Việt Đặc biệt, các dịch vụquảng cáo dành cho doanh nghiệp tại Việt Nam và hướng tới thị trường Việt Namcũng được triển khai mạnh trên rất nhiều công cụ mà Yahoo và Google cung cấp,đem lại doanh thu bước đầu cho doanh nghiệp từ thị trường thương mại điện tử cònrất tiềm năng này Năm 2008 còn đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình thâmnhập thị trường Việt Nam của eBay - sàn thương mại điện tử B2C và C2C hàng đầuthế giới Tuy giao diện tiếng Việt của trang chủ eBay đã được thiết lập từ năm 2007,nhưng eBay chưa thực sự triển khai các hoạt động nhắm tới thị trường nội địa chođến giữa năm 2008, khi ban lãnh đạo công ty quyết định thiết lập quan hệ đối tácvới một website thương mại điện tử Việt Nam là Chợ điện tử Quyết định mang tínhchiến lược này có thể giúp eBay tiếp cận sâu hơn thị trường trong khi tiết kiệmđược tối đa nguồn lực, rút ngắn giai đoạn khởi động và phát huy năng lực sẵn cócủa đối tác kinh doanh

Việc eBay - một tên tuổi thương mại điện tử lớn của thế giới bắt tay với mộtwebsite trong nước là tín hiệu tốt cho thương mại điện tử Việt Nam Hơn bất cứ lĩnhvực nào, thương mại điện tử đang là lĩnh vực chịu tác động mạnh của sức ép cạnhtranh quốc tế ngay tại sân nhà, nên việc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chọncon đường liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong nước để tiến vào thị trườngnội địa đã góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnhcạnh tranh toàn cầu Ngoài ra, sự hiện diện của eBay cũng sẽ góp phần khuyếchtrương lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử trong xã hội, tăng niềm tin chongười tiêu dùng và tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với những môhình thương mại điện tử tiên tiến của thế giới

Trang 26

Tổng kết lại, tình hình phát triển thương mại điện tử B2C năm 2008 có nhiềuchuyển biến rất tích cực Bên cạnh sự tăng trưởng về lượng truy cập và khối lượnggiao dịch, các sàn thương mại điện tử cũng đang đi vào giai đoạn phát triển theochiều sâu, thể hiện qua nỗ lực cải tiến mô hình kinh doanh và chuyên nghiệp hóadịch vụ trên sàn Ngoài ra, sự gia nhập thị trường của một số tên tuổi thương mạiđiện tử lớn trên thế giới đang tạo ra rất nhiều cơ hội và động lực để thương mại điện

tử Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh, bắt nhịp với trình độ thương mại điện tửchung của khu vực cũng như toàn cầu

3.2.1.2 Thực trạng phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com

a Giới thiệu về trung tâm thương mại trực tuyến Golshops

Trung tâm thương mại điện tử trực tuyến www.golshops.com, cùng với siêuthị điện tử trực tuyến golmart, siêu thị sách trực tuyến golbook.vn, siêu thị quà tặngtrực tuyến golgift.vn… là những trung tâm thương mại trực tuyến và siêu thị trựctuyến của tập đoàn GOL Được ra mắt bắt đầu từ ngày 8/8/2006, Golshops đã nhanhchóng khẳng định chỗ đứng và vị thế của mình đối với cá nhân và doanh nghiệp

Trung tâm thương mại trực tuyến Golshops là nơi quy tụ các gian hàng trựctuyến của các cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử Cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của Internet và bán hàng qua mạng thì Golshops ra đời nhằmtạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp có thể tham gia vào thương mại điện

tử một cách hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất

Với Golshops, các đối tác sẽ có thể tham gia vào thương mại điện tử với những lợi ích

cụ thể như sau:

Chi phí thấp

Chỉ với một khoản chi phí nhỏ là các đối tác có thể tham gia kinh

doanh trực tuyến mà không cần phải thiết kế website, mua tên miền, đóng phíduy trì tên miền và vất vả tìm kiếm các biện pháp quảng bá cho website củamình

Hiệu quả cao

Tham gia vào Golshops, sản phẩm và dịch vụ của các gian hàng sẽ

Trang 27

được hàng chục ngàn khách hàng thành viên của công ty Golshops biết đến.Ngoài ra lượng khách hàng của các gian hàng cũng sẽ không ngừng tăngtrưởng theo thời gian nhờ được thụ hưởng các chương trình quảng bá do GOLcũng như Trung tâm thương mại Golshops tổ chức.

Golshops chính là công cụ hữu hiệu giúp các đối tác tham gia mở rộngthị trường cho các sản phẩm và dịch vụ của mình một cách nhanh chóng nhấtbởi lẽ khi tham gia vào Golshops thị trường của các doanh nghiệp sẽ loại bỏđược rào cản về yếu tố địa lý Khách hàng ở các tỉnh thành xa xôi hay ở cácquốc gia khác sẽ dễ dàng tiếp cận được các sản phẩm của doanh nghiệp chỉbằng vài thao tác click chuột

Với những lợi thế trên thì Golshops thực sự là một giải pháp hoànhảo để các cá nhân và doanh nghiệp có thể tham gia vào thương mại điện tửmột cách hiệu quả và tiết kiệm nhất

b Thực trạng tình hình phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website

www.golshops.com

Golshops được xây dựng với mô hình của một trung tâm thương mại trựctuyến có sự hiện diện của rất nhiều gian hàng được quản lý bởi các cá nhân, doanhnghiệp với hàng ngàn chủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú

Đối

tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops

Thông qua bảng phân tích và biểu đồ, có thể nhận thấy đối tượng tham gia

mở gian hàng trên Golshops chủ yếu là các doanh nghiệp, các cửa hàng truyềnthống và sinh viên Trong đó, số lượng doanh nghiệp là lớn nhất (chiếm 55%),

Bảng 3.1: Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops

Tần suất Phần trăm Cumulative

Trang 28

nhiều thứ hai là các cửa hàng truyền thống (chiếm 35%), đứng thứ ba là đối tượngsinh viên (chiếm 10%).

Các doanh nghiệp tham gia bán hàng trên Golshops bao gồm cả các doanhnghiệp truyền thống và các doanh nghiệp đã có website riêng Đến với Golshopscác doanh nghiệp vừa được quảng bá giới thiệu hình ảnh và sản phẩm của doanhnghiệp lại vừa được sở hữu thêm một kênh phân phối hàng hóa hết sức hữu hiệu vàtiết kiệm được nhiều khoản chi phí hơn so với việc xây dựng một hệ thống các cửahàng phân phối hàng hóa truyền thống Mức phí tham gia trung tâm đối với cácdoanh nghiệp là 3 triệu đồng/năm và mức phí ưu đãi dành cho các doanh nghiệpmới tham gia là 1,5 triệu đồng/năm

Đối tượng sinh viên khi tham gia vào trung tâm Golshops sẽ được hưởngmức phí ưu đãi 1 triệu đồng/năm Đây là cơ hội thực tập kinh doanh hết sức chuyênnghiệp, giúp cho sinh viên có điều kiện kiếm thêm thu nhập và làm việc thực tếngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đặc biệt là đối với các sinh viên theohọc chuyên ngành quản trị thương mại điện tử

Mỗi một đối tác thuê gian hàng trên Golshops sẽ được sở hữu một gian hàng,gian hàng này sẽ có địa chỉ tên miền riêng có dạng:

www.golshops.com/tengianhangChẳng hạn như doanh nghiệp Hanoimart khi thuê gian hàng trên Golshops sẽđược sở hữu một gian hàng có tên miền là www.golshops.com/hanoimart

Khách hàng khi muốn mua hàng trên gian hàng của Hanoimart có thể truy cập vàowebsite của Golshops hoặc có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ website riêng củagian hàng mà Hanoimart đã thuê

Trang 29

Hình 3.2: Sự gia tăng về số lượng các gian hàng trên Golshops

Được thành lập từ năm 2006, Golshops đã nhanh chóng được các cá nhân,doanh nghiệp tin tưởng đăng kí tham gia mở gian hàng Ban đầu chỉ có sự hiện diệncủa 20 gian hàng Đến năm 2007 số lượng gian hàng đã tăng hơn gấp đôi với 50gian hàng Đến năm 2008 là sự tăng trưởng vượt bậc với 114 gian hàng Nhìn vàobiểu đồ ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng về số lượng các gian hàng một cáchnhanh chóng của Golshops chỉ trong một thời gian ngắn

Bất kì một cá nhân, doanh nghiệp nào khi đăng kí mở gian hàng trênGolshops cũng được hưởng một khóa đào tạo quản trị gian hàng trị giá 300 ngànđồng trước khi bắt tay vào quản lý gian hàng của riêng mình

Các gian hàng hiện diện trên Golshops được phân chia hết sức khoa học theotừng ngành hàng Mỗi một gian hàng có thể đăng kí xuất hiện ở nhiều ngành hàngkhác nhau tùy thuộc vào mức độ phong phú và đa dạng của các chủng loại sảnphẩm ở trên các gian hàng đó Đa phần mỗi một gian hàng trên Golshops thườngkinh doanh rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, chính vì thế mà góp phần tạonên sự đa dạng của các sản phẩm có trên Golshops

Trang 30

Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá mức độ phong phú đa dạng của các chủng loại sản

Các thông tin trên website được Golshops cập nhật thường xuyên, Golshopschủ yếu cập nhật một số thông tin quảng cáo, các thông báo chung, cập nhật cácdoanh nghiệp có doanh số bán hàng cao, các thành viên có số lần mua hàng cao.Ngoài ra Golshops còn thường xuyên đứng ra tổ chức các chương trình trò chơitrúng thưởng, tính điểm tích lũy để trao thưởng cho khách hàng Đồng thời,Golshops cũng chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các gian hàng, giám sát cácgiao dịch diễn ra giữa các chủ gian hàng với khách hàng để đứng ra giải quyết các

Trang 31

vấn đề mâu thuẫn phát sinh khi được hai bên yêu cầu cũng như đóng cửa các gianhàng vi phạm quy định chung gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động và uy tín của toàn

bộ trung tâm

Chủ các gian hàng phải chủ động trong việc cập nhật các thông tin trên gianhàng của mình như thông tin về sản phẩm, hướng dẫn mua hàng, các quy định củagian hàng, các phương thức thanh toán, thông tin liên hệ…để tạo điều kiện thuận lợicho khách hàng khi mua hàng

Golshops còn giúp đỡ các đối tác trong quá trình giao dịch với khách hàngnếu như các đối tác gặp khó khăn trong việc vận chuyến sản phẩm và thực hiệnthanh toán với khách hàng

Vì không trực tiếp tham gia vào các giao dịch giữa các gian hàng với kháchhàng cho nên để kiểm soát được các hoạt động giao dịch diễn ra trong trung tâm thìGolshops luôn yêu cầu khách hàng phải đăng kí trở thành thành viên của Golshopstrước khi tiến hành việc mua hàng Khách hàng sẽ được yêu cầu cung cấp một sốthông tin cá nhân, Golshops sẽ lưu giữ các thông tin này để đối chiếu với thông tintrong các giao dịch mà khách hàng thực hiện với chủ các gian hàng, đó sẽ là cơ sở

để Golshops đứng ra giải quyết tranh chấp giữa 2 bên khi có yêu cầu Mặt khác,Golshops sử dụng những thông tin này để đưa ra các chính sách chăm sóc kháchhàng tốt nhất, chẳng hạn như các chương trình trao thưởng hay đưa ra các ưu đãicho các khách hàng mua hàng thường xuyên trên Golshops…

Mỗi một gian hàng ảo trên Golshops đều thể hiện được đầy đủ sáu chức năng

cơ bản của một gian hàng bán lẻ điện tử:

Thông tin sản phẩm:

Trên mỗi gian hàng đều hiển thị danh mục các sản phẩm được phân loại theotừng nhóm hàng, số lượng sản phẩm có trong mỗi nhóm hàng Mỗi một sản phẩmđều được thể hiện thông qua hình ảnh rõ nét và mô tả chi tiết (mã, giá, chức năng,xuất xứ…) Nhờ vậy mà khách hàng có thể dễ dàng tham quan gian hàng, lựa chọn

Trang 32

và tìm hiểu về sản phẩm ưa thích để đi đến quyết định mua hàng Khách hàng còn

có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm dựa trên giá, mã, ngành hàng…trong trường hợpmuốn mua lại một sản phẩm nhưng không còn nhớ sản phẩm đó nằm ở gian hàngnào

Thông tin về sản phẩm là do chủ các gian hàng chủ động đưa lên và cập nhậtthường xuyên Trong thời gian đầu khi mới quản lý gian hàng, các chủ gian hàng cóthể được Golshops hỗ trợ trong công việc này, mức phí được tính dựa theo số lượngsản phẩm được đưa lên

Thực hiện đặt hàng:

Khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng thông qua giỏ hàng ảo, trên mỗi gianhàng đều có mục hướng dẫn khách hàng đặt hàng rất cụ thể và chi tiết Quy trìnhđặt hàng khá là đơn giản và nhanh chóng Để đặt hàng được trên các gian hàng thìtrước tiên khách hàng phải đăng nhập vào tài khoản đã đăng kí với Golshops, sau

đó tham quan các gian hàng và đưa các sản phẩm ưa thích vào giỏ hàng ảo Dù lựachọn nhiều sản phẩm trên nhiều gian hàng khác nhau thì các sản phẩm vẫn đềuđược xếp chung vào 1 giỏ hàng ảo duy nhất cho mỗi 1 khách hàng

Thanh toán:

Để tiến hành thanh toán, khách hàng phải truy cập vào giỏ hàng ảo của mình

để xác nhận lại thông tin về các sản phẩm đã lựa chọn Trong giỏ hàng ảo sẽ hiểnthị đầy đủ tất cả các thông tin về sản phẩm đã được lựa chọn (mã, giá, hình ảnh,gian hàng…) Sau đó lựa chọn các phương thức thanh toán phù hợp

Trang 33

Hình 3.4: Các phương thức thanh toán chủ yếu trên các gian hàng

Mỗi gian hàng được Golshops tích hợp rất nhiều phương thức thanh toán.Tuy nhiên các gian hàng tùy thuộc vào khả năng của mình mà đưa ra các phươngthức thanh toán cho khách hàng Đa số các gian hàng cho phép khách hàng thanhtoán bằng tiền mặt (50%), chuyển khoản thông qua thẻ ATM của các ngân hàng(35%) và chuyển tiền qua bưu điện (15%) Golshops cũng hỗ trợ cho các gian hàngtrong quá trình thực hiện thanh toán với khách hàng Trong trường hợp khách hàngthanh toán bằng Cheque, Money Order, thẻ tín dụng, Gold Card, Gift Card… nếuchủ gian hàng nhờ Golshops đảm nhận thực hiện các phương thức thanh toán nàythì Golshops sẽ thu phí 5% giá trị đơn hàng

và quốc tế, và Golshops sẽ tính phí dựa trên mỗi lần giao hàng

Ngày đăng: 29/03/2013, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ môn tác nghiệp thương mại điện tử trường Đại học Thương mại – Bài giảng quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2C - năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2C
5. Ts Vũ Thị Minh Hiền, Bùi Đức Tuấn VCCI, Ths Nguyễn Văn Thoan, Phùng Tiến Công, Thiều Quang Trung, Ths Phạm Quang Minh - Thương mại điện tử Việt Nam - NXB Văn hóa thông tin – năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại điện tử Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin – năm 2005
6. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học của sinh viên – NXB Thống kê - năm 2007, 2008 7. TS Trần Minh Tiến, TS Nguyễn Thành Phúc, Ths Bùi Thu Hà - Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử - NXB Bưu điện - năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu nghiên cứu khoa học của sinh viên" – NXB Thống kê - năm 2007, 20087. TS Trần Minh Tiến, TS Nguyễn Thành Phúc, Ths Bùi Thu Hà - "Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
Nhà XB: NXB Thống kê - năm 2007
8. Nguyễn Hùng Vũ - Cẩm nang Thương mại điện tử - NXB Thông tấn - năm 2007 9. Một số website trên Internet:http://www.chungta.com http://www.vietnambiz.com http://www.evision.vn http://www.vecom.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Thương mại điện tử
Nhà XB: NXB Thông tấn - năm 20079. Một số website trên Internet:http://www.chungta.com http://www.vietnambiz.comhttp://www.evision.vn http://www.vecom.vn
3. Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin - Báo cáo thương mại điện tử năm 2007, 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Bảng 3.1: Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops 21 2. Bảng 3.2: Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về các chức năng - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
1. Bảng 3.1: Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops 21 2. Bảng 3.2: Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về các chức năng (Trang 6)
Thông qua bảng phân tích và biểu đồ, có thể nhận thấy đối tượng tham gia mở gian hàng trên Golshops chủ yếu là các doanh nghiệp, các cửa hàng truyền thống và  sinh viên - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
h ông qua bảng phân tích và biểu đồ, có thể nhận thấy đối tượng tham gia mở gian hàng trên Golshops chủ yếu là các doanh nghiệp, các cửa hàng truyền thống và sinh viên (Trang 28)
Hình 3.1: Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 3.1 Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops (Trang 28)
Bảng 3.1: Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Bảng 3.1 Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops (Trang 28)
Hình 3.1:  Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 3.1 Đối tượng tham gia thuê gian hàng trên Golshops (Trang 28)
Hình3.2: Sự gia tăng về số lượng các gian hàng trên Golshops - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 3.2 Sự gia tăng về số lượng các gian hàng trên Golshops (Trang 30)
Hình 3.2: Sự gia tăng về số lượng các gian hàng trên Golshops - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 3.2 Sự gia tăng về số lượng các gian hàng trên Golshops (Trang 30)
Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá mức độ phong phú đa dạng của các chủng loại sản phẩm trên Golshops - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 3.3 Biểu đồ đánh giá mức độ phong phú đa dạng của các chủng loại sản phẩm trên Golshops (Trang 31)
Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá mức độ phong phú đa dạng của các chủng loại sản  phẩm trên Golshops - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 3.3 Biểu đồ đánh giá mức độ phong phú đa dạng của các chủng loại sản phẩm trên Golshops (Trang 31)
Hình 3.4: Các phương thức thanh toán chủ yếu trên các gian hàng - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 3.4 Các phương thức thanh toán chủ yếu trên các gian hàng (Trang 34)
Hình 3.4: Các phương thức thanh toán chủ yếu trên các gian hàng - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 3.4 Các phương thức thanh toán chủ yếu trên các gian hàng (Trang 34)
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về các chức năng của mô hình   gian hàng ảo trên website www.golshops.com - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về các chức năng của mô hình gian hàng ảo trên website www.golshops.com (Trang 35)
Hình 4.1: Sự gia tăng khối lượng giao dịch trên Golshops từ năm 2006 đến năm 2008 - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 4.1 Sự gia tăng khối lượng giao dịch trên Golshops từ năm 2006 đến năm 2008 (Trang 42)
Hình 4.1: Sự gia tăng khối lượng giao dịch trên Golshops từ năm 2006 đến năm 2008 - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 4.1 Sự gia tăng khối lượng giao dịch trên Golshops từ năm 2006 đến năm 2008 (Trang 42)
Hình 4.2: Hiệu quả đầu tư qua từ năm 2006 đến năm 2008 - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 4.2 Hiệu quả đầu tư qua từ năm 2006 đến năm 2008 (Trang 43)
Hình 4.2: Hiệu quả đầu tư qua từ năm 2006 đến năm 2008 - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 4.2 Hiệu quả đầu tư qua từ năm 2006 đến năm 2008 (Trang 43)
Hình 4.3: Số lượt người truy cập vào Golshops từ năm 2006 đến năm 2008 - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 4.3 Số lượt người truy cập vào Golshops từ năm 2006 đến năm 2008 (Trang 45)
Hình 4.3: Số lượt người truy cập vào Golshops từ năm 2006  đến năm 2008 - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
Hình 4.3 Số lượt người truy cập vào Golshops từ năm 2006 đến năm 2008 (Trang 45)
Hình ảnh Đặt hàng Thông tin giỏ hàng - Phát triển mô hình các gian hàng ảo trên website www.golshops.com của công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin GOL
nh ảnh Đặt hàng Thông tin giỏ hàng (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w