BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM MÀNG BỌC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM MÀNG BỌC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TÍN PHÁT
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : TS.LÊ QUANG HÙNG Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HÀ THƯƠNG MSSV: 0954010448 Lớp: 09DQD5
TP Hồ Chí Minh, Năm 2013
Trang 2A Bảng báo giá sản phẩm màng bọc của Công ty Tín Phát
Công Ty TNHH TM-DV-XNK TÍN PHÁT
Địa chỉ : 490 /21 A Phạm Văn Chí ,P 8 ,Quận 6 ,TPHCM
Điện thoại : 08 38544366 Fax : 08 39676288
Do thị trường biến động lớn về giá hiện tại giá nguyên liệu nhập về tăng quá cao nên Công
ty chúng tôi buộc phải tăng giá các mặt hàng Để chia sẽ khó khăn mong Quý Khách hàng
tiếp tục ủng hộ Công ty chúng tôi Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của của Quí Khách hàng trong thời
gian qua Chúng tôi xin trân trọng gửi tới Quí Khách Hàng thông báo tăng giá các mặt
hàng như sau:
Thank you for your cooperation during time We have the honour of giving you the
quotation for our new goods
Giá trên chưa bao gồm VAT 10%
Địa điểm giao hàng: Thành phố Hồ Chí Minh
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn thêm
Trân trọng kính chào
Trang 3B Hợp đồng cung cấp và gia công sản phẩm màng bọc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÔNG TY TNHH TM DV XNK TÍN PHÁT 490/21A Phạm Văn Chí, P.8, Q.6, TP.HC
Đ t :: 08 38 544 366 - Fax : 08 39 676 288
Số /2012/HĐKT-STVHVL
HỢP ĐỒNG KINH TẾ (V/v: Gia công hàng hóa)
Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Căn cứ Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Căn cứ vào nhu cầu và thỏa thuận của hai bên
Hôm nay, ngày 12 tháng 06 năm 2012, tại VP giao dịch 2 bên đại diện hai bên gồm có :
BÊN A : CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU EUFOOD VIẸT NAM
Giấy CNĐKKD và đăng ký thuế số: 0104274157 cấp ngày 1/6/2012 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp
Địa chỉ : 25 Tạ Hiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại : 043 9310075 Fax: 043 9263738
Mã số thuế: 0104274157
Tài khoản : 73677699 Tại ngân hàng TMCP Á Châu – CN Hà Nội
Do Ông : NGUYỄN HỮU THĂNG Chức vụ : Phó tổng giám đốc
BÊN B : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TÍN
PHÁT Giấy CNĐKKD và đăng ký thuế số: 0309943497 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp.HCM cấp ngày 28/04/2010
Địa chỉ : 490/21A Phạm Văn Chí - P.8 - Q.6 - Tp.HCM
Điện thoại : (08)38544366 Fax:(08)39676288
Mã số thuế: 0309943497
Tài khoản : 75999919 tại Ngân hàng ACB - CN Bình Tiên - Tp.HCM
Do Ông/Bà : CHÂU QUỐC HUY Chức vụ : Giám Đốc làm đại diện
Sau khi bàn bạc thống nhất, hai bên ký kết hợp đồng với những điều khoản sau:
ĐIỀU 1: HÀNG HÓA – SỐ LƯỢNG – GIÁ CẢ
1.1 Bên B gia công các sản phẩm theo yêu cầu của Bên A
1.2 Bên B cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về , chất lượng, định lượng và nhãn hiệu sản phẩm
Trong trường hợp có sự thay đổi về giá, Bên B phải thông báo trước 15 ngày và
được sự đồng ý của Bên A trước khi áp dụng
Trang 41.3 Tùy theo loại hàng gia công mà cả 2 bên cùng thỏa thuận giá
ĐIỀU 2: PHƯƠNG THỨC ĐẠT HÀNG VÀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
2.1 Bên A đặt hàng qua Email của Bên B (tinphat.packing@gmail.com)
2.2 Bên B giao hàng cho bên A tại địa chỉ: Gas Sóng Thần Trong trường hợp có
sự thay đổi về địa chỉ nhận hàng (trong phạm vi Tp Hồ Chí Minh), bên A sẽ thông báo cho bên B trước 3 ngày
2.3 Hàng hóa do Bên B giao phải đúng quy cách, chủng loại mà Bên A đã đặt hàng Hàng phải đảm bảo mới 100%
2.4 Phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển và bốc xếp, giao hàng đến kho do Bên B chịu
2.5 Khi nhận hàng Bên A kiểm tra về mặt số lượng, chất lượng hàng hóa và ký nhận, sau đó tiến hành kiểm tra chi tiết lại, nếu hàng hóa thiếu hoặc kém chất lượng sẽ thông báo cho Bên B trong vòng 05 ngày
ĐIỀU 3: HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
3.1 Hình thức thanh toán : chuyển khoản (phí chuyển khoản do bên A chịu)
3.2 Phương thức thanh toán: Bên A ứng trước cho Bên B 50% tổng đơn hàng Bên A đặt gia công,và 50% còn lại sẽ được Bên A thanh toán ngay sau khi xe vận chuyển hàng của Bên A ký nhận
3.3 Chi phí Bao bì đóng gói vận chuyển do bên A thanh toán và quy định sao cho thuận tiện trong vận chuyển
ĐIỀU 4: CAM KẾT THỰC HIỆN
4.1 Hai bên cam kết thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng, không một bên nào tự ý đơn phương hủy bỏ hợp đồng Mọi sửa đổi hoặc bổ sung hợp đồng phải được thống nhất bằng văn bản giữa hai bên
4.2 Trong trường hợp vi phạm hợp đồng, hai bên sẽ giải quyết các vấn đề trên thông qua đàm phán trên tinh thần hợp tác (có lập văn bản) Nếu các vấn đề bất đồng,
vi phạm, hợp đồng vẫn không giải quyết được bằng đàm phán thì sự việc sẽ được giải quyết tại Tòa Án Nhân dân Chi phí Tòa án do Bên thua kiện chi trả theo quy định của Tòa
4.3 Khi hợp đồng hết hiệu lực, trong thời gian 30 ngày hai bên không tiến hành thỏa thuận thì hợp đồng được xem như đã thanh lý
4.4 Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản
Giám Đốc
Trang 5
C Hợp đồng kinh tế và quảng cáo Công ty TNHH HOTDEAL
- Căn cứ vào nhu cầu, khả năng của mỗi bên
Hôm nay, ngày 13 tháng 08 năm 2012 , tại thành phố HCM , hai bên gồm:
BÊN A – DOANH NGHIỆP: CTY TNHH TM-XNK TÍN PHÁT
Đại diện: CHÂU QUỐC HUY Chức vụ: GIÁM ĐỐC
Địa chỉ: 490/21A Phạm Văn Chí – P8- Quận 6 -TPHCM
Điện thoại: 08-38544366 Fax: 08-39676288
Giấy CN ĐKKD số: 0309943497 nơi cấp: TP.HCM ngày cấp: 28/04/2010
Mã số thuế: 0 3 0 9 94 3 4 9 7
Tài khoản ngân hàng số: 75999919 Chủ TK: CHÂU QUỐC HUY Ngân hàng: ACB
BÊN B - HOTDEAL: CÔNG TY TNHH HOTDEAL
Đại diện: Bà TRẦN THỊ KIM HẰNG _ Chức vụ: Giám Đốc
Địa chỉ: Lầu 8, 110 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận 3, TP HCM
Điện thoại: 08 – 73055707 Fax: 08 – 39330658 Email : kinhdoanh@hotdeal.vn
Giấy CN ĐKKD/MST: 0310955176 - Nơi Cấp Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP HCM - Ngày Cấp 29/06/2011
Số Tài Khoản 1.0000.000.471 tại BIDC Bank
Sau khi thảo luận hai bên thống nhất đồng ý ký kết Hợp đồng hợp tác với các điều khoản như sau:
Điều 1: NỘI DUNG DỊCH VỤ
Tại website www.hotdeal.vn Bên B sẽ tổ chức thực hiện quảng bá chương trình khuyến mại cho các sản phẩm, hàng hóa mà Bên A đang kinh doanh đúng theo yêu cầu của Bên A dưới hình thức giao hộ cho Bên A những sản phẩm, hàng hóa trên theo hợp đồng Khách hàng đặt mua sản phẩm trực tuyến và Bên B có trách nhiệm giao sản phẩm và thu tiền hộ cho bên A tại địa chỉ của khách hàng Thời gian đăng bán (gọi tắt là “thời hạn lên deal”) tại website
www.hotdeal.vn thông thường 3 – 7 ngày, với số lượng bán tối thiểu là … sản phẩm và tối đa
Trang 62.1 Số lượng, Giá bán tại Hotdeal và Giá trị sử dụng của Sản Phẩm :
Stt Tên mặt hàng
Giá trị sử dụng (VNĐ)
Giá bán tại Hotdeal (VNĐ)
SL bán tối thiểu (Bên B cam kết)
SL bán tối
đa (Bên A mong đợi)
1 Combo 4 hộp màng
bọc thực phẩm 110.000 49.000 50 Theo thực tế
Tổng giá trị hợp đồng tạm tính (Giá trị thanh toán sẽ
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ được):
Tối thiểu: Tối đa:
Thực tế Chi phí dành cho Bên B: 20.000 Đ/voucher
2.2 Nội dung Deal: (thay đổi theo từng sản phẩm) Hotdeal giao sản phẩm :
- Áp dụng cho Combo 4 hộp màng bọc thực phẩm
- Hotdeal giao sản phẩm đến tận tay khách hàng
- Thời gian giao sản phẩm 30 ngày từ ngày lên Deal, không giao sản phẩm ngày chủ nhật
- Khách hàng không bù thêm tiền khi nhận sản phẩm
- Khách hàng vui lòng kiểm tra sản phẩm trước khi nhận hàng, Hotdeal không chịu trách nhiệm đổi trả sản phẩm sau khi giao hàng
2.3 Thông tin sản phẩm:
- Tên sản phẩm: hộp màng bọc thực phẩm Xuất xứ:
- Quy cách sản phẩm: Combo gồm 4 hộp màng bọc thực phẩm
2.4 Quy định khi tiến hành lên Deal:
- Thời hạn diễn ra deal dự kiến: trong (3 đến 7 ngày), dự kiến mở deal trong tuần……
- Bên B chủ động về thời gian mở Deal và báo trước với Bên A tối thiểu 12 giờ làm việc trước khi bắt
đầu Deal
- Nếu không đạt số lượng tối thiểu là 50 sản phẩm, Deal sẽ bị hủy
- Số lượng sản phẩm tồn kho cần bán hiện có tại Bên A 1.000 sản phẩm
Điều 3: QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM MỖI BÊN
3.1 Quyền lợi và Trách nhiệm của Bên A
3.1.1 Quyền lợi:
- Được Bên B đăng tải thông tin liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của Bên
A lên www.hotdeal.vn
- Được Bên B chụp ảnh, viết bài PR về sản phẩm của mình
- Được Bên B hỗ trợ chi phí thiết kế, và thực hiện toàn bộ quá trình bán hàng online các sản phẩm của Bên A, xử lý giao hàng đến khách hàng và nhận thanh toán
- Được đảm bảo về số lượng hàng sẽ bán (tối thiểu) và được thanh toán đúng hạn
- Được Bên B hỗ trợ việc giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình diễn ra Deal và bán sản phẩm
- Thanh toán cho Bên B khoản chi phí quảng cáo là 20.000 Đ/voucher
- Để đảm bảo cho khách hàng tham dự chương trình này được phục vụ tốt nhất, Bên A cam kết kể từ khi ký hợp đồng cho đến sau khi kết thúc Deal 30 ngày, Bên A không được thực hiện với các đơn vị khác các chương trình tương tự
Trang 7- Sau thời hạn 30 ngày, nếu Bên A thực hiện lên Deal với các đơn vị khác thì vẫn phải đảm bảo giá bán tại các đơn vị khác không được thấp hơn giá đã bán tại Hotdetal theo Điều 2.1 của Hợp đồng này
- Vì hợp đồng này là hợp đồng khuyến mãi do Bên A và Bên B hợp tác với giá ưu đãi nhất ở thời điểm hiện tại của Bên A; chi phí ban đầu để lên Deal và đăng bán tại
webside Bên B như chụp hình, viết PR, quảng cáo, dịch vụ tổng đài, giao hàng… đều
do Bên B chịu
- Sau khi kí hợp đồng và Bên B đã tiến hành chụp hình, viết bài PR cũng như các công tác chuẩn bị lên Deal theo hợp đồng với Bên A, nhưng vì lý do riêng Bên A tự ý hủy việc lên Deal theo hợp đồng thì Bên A phải bồi thường cho Bên B các chi phí trên với
số tiền ( tối thiểu ) là 3.000.000VNĐ
3.2 Quyền lợi và Trách nhiệm của Bên B
3.2.1 Quyền Lợi:
- Được Bên A đồng ý chi trả phí dịch vụ
- Được chủ động triển khai Deal và các hoạt động liên quan
3.2.2 Trách nhiệm:
- Thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến hành Deal bao gồm thiết kế, viết bài, xử lý toàn
bộ quá trình bán hàng – thanh toán, hoàn trả thanh toán cho khách hàng nếu Deal bị hủy
- Gửi dự thảo bản thiết kế, bài viết, hình ảnh cho Bên A xem và duyệt trước khi tiến hành đăng tải các nội dung này lên web www.hotdeal.vn
- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện Deal
- Thu, giữ hộ tiền bán sản phẩm và hoàn trả cho cho Bên A theo đúng thời gian quy định tại Điều 4 của hợp đồng này
Điều 4 : CÁC ĐIỀU KHOẢN HOÀN TRẢ – THANH TOÁN
4.1 Giao hàng:
- Trước khi lên Deal 2 ngày, Bên A sẽ giao cho Bên B ……… sản phẩm
- Đối với những sản phẩm dự kiến bán được 1.000 sản phẩm, số lượng mỗi đợt giao hàng cho Bên B tối thiểu là 300 sản phẩm Đối với những sản phẩm dự kiến bán được
trên 2.000 sản phẩm, số lượng mỗi đợt giao hàng cho Bên B tối thiểu là 500 sản phẩm
- Địa điểm giao hàng và phương thức vận chuyển : Bên A vận chuyển sản phẩm đến kho của Bên B (294 Hòa Bình Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú ) Phí vận chuyển Bên
A đảm nhận
4.2 Thời hạn thanh toán cho mỗi Deal: 3 đợt
- Đợt 1: Sau 7 ngày kể từ ngày kết thúc Deal, Bên B tạm ứng trước cho Bên A 25 % tổng doanh thu bán sản phẩm thực tế do Bên B được Bên A ủy quyền thu hộ của khách hàng đăng ký mua và đã được Bên B xác nhận đơn hàng
- Đợt 2: Sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc deal, Bên B thanh toán tổng cộng 50% số hàng
đã giao thực tế trừ đi phần tạm ứng đợt 1.Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản Bên A trong 2 ngày (làm việc) sau khi quá trình đối soát hoàn tất
- Đợt 3: Sau 10ngày kể từ ngày quá trình giao hàng kết thúc, Bên A đến kho của Bên để
2 bên tiến hành đối chiếu số lượng hàng thực tế giao được và thực hiện thủ tục thanh toán lần cuối Bên B sẽ hoàn trả phần doanh thu của toàn bộ số sản phẩm này sau khi cấn trừ các khoản đã thanh toán đợt 1, đợt 2 và chi phí quảng cáo Bên B
4.3 Hình thức hoàn trả doanh thu bán sản phẩm:
Chuyển khoản vào số tài khoản của Bên A
Trang 8Trường hợp hệ thống / thiết bị của một bên gặp sự cố kỹ thuật trong quá trình vận hành khai thác hoặc do hạn chế về khả năng kỹ thuật các hệ thống thiết bị thì sẽ phải nhanh chóng thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do Sự Kiện Bất Khả Kháng, và sẽ khắc phục trong thời gian 48 giờ kể từ ngày xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng, chuyển trực tiếp bằng thư bảo đảm cho bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng đó
Điều 7: CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
7.1 Hai bên đồng ý và xác nhận việc thực hiện hợp đồng trên nền tảng thiện chí với mục tiêu xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và cùng có lợi
7.2 Hai bên đồng ý và xác nhận rằng không bên nào tiết lộ nội dung của Hợp đồng này cho bất kỳ bên thứ ba nào khi chưa được sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại 7.3 Hợp đồng này không chuyển nhượng cho bất kỳ bên thứ ba nào khác
7.4 Mọi sửa đổi, bổ sung so với nội dung của Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi được hai bên xác nhận bằng văn bản
Hợp đồng này được lập thành 03 (ba) bản , mỗi bản gồm 04 (bốn) trang có hiệu lực kể từ ngày
ký, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trang 9
D BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÀNG BỌC THỰC PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TM DV
XNK TÍN PHÁT
Kính chào Anh/Chị tôi là sinh viên năm cuối khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh Đây là cuộc điều tra hành vi khách hàng đối với sản phẩm màng bọc thực phẩm của Công ty TNHH TM
DV XNK Tín Phát Kết quả từ cuộc điều tra này sẽ là cơ sở để thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của Công ty TNHH TM DV XNK Tín Phát” Vì vậy tôi rất cần sự giúp đỡ của Anh/Chị bằng việc tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây Mỗi ý kiến đóng góp của Anh/Chị đều thật sự rất có ý nghĩa và giá trị đối với tôi Xin chân thành cảm ơn
Họ và tên:………
Địachỉ:………
Ngày phỏng vấn : …………
Giờ bắt đầu:……… Giờ kết thúc: ………
Địa điểm tiến hành phỏng vấn::………
Tên người phỏng vấn: Lê Thị Hà Thương
PHẦN 1
BẢNG CÂU HỎI GẠN LỌC
Câu 1: Hiện nay anh/chị có sử dụng sản phẩm màng bọc thực phẩm không?
Không Ngưng Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị
Doanh nghiệp sản xuất/ kinh doanh màng bọc thực phẩm
Công ty nghiên cứu thị trường
Ngành báo chí/ truyền thông
Không Ngưng Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị
Có Tiếp tục câu 4
Trang 10Câu 4: Anh/Chị có đang sử dụng sản phẩm màng bọc thực phẩm của Tín Phát không
Không Ngưng Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị
Có Tiếp tục câu phỏng vấn
PHẦN 2
CÂU HỎI VỀ NHẬN THỨC CHUNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM MÀNG BỌC THỰC PHẨM CỦA TÍN PHÁT
Câu 5: Anh/Chị biết đến sản phẩm của Tín Phát qua phương tiện truyền thông nào?
Đội ngũ kinh doanh của Công ty đi chào hàng
Internet, báo chí
Bạn bè, người thân giới thiệu
Sản phẩm được trưng bày tại các tạp hóa, siêu thị
Câu 6: Anh/Chị mua màng bọc thực phẩm để làm gì?
Để sử dụng
Để bán lại
Câu 7: Anh/Chị thường mua màng bọc thực phẩm của Công ty Tín Phát ở đâu?
Ở Siêu thị
Mua trực tiếp tại công ty Tín Phát
Mua qua trung gian bán buôn
Mua qua trung gian bán lẻ
Câu 8: Đặc tính nào của màng bọc thực phẩm khiến Anh/Chị lưu tâm khi mua?
Câu 13 Anh/Chị thường lấy đơn hàng với số lượng bao nhiêu thùng hoặc cuộn?
Dưới 5 thùng hoặc cuộn
5 - 50 thùng hoặc cuộn
Trang 11 50 - 150 thùng hoặc cuộn
Trên 150 thùng hoặc cuộn
Câu 14 Anh/Chị muốn quy cách thùng màng bọc nhỏ là bao nhiêu?
Câu 17: Xin cho biết mức độ đồng ý của anh/chị đối với các phát biểu dưới đây
1: Hoàn toàn không đồng ý 4: Đồng ý
QOP3 Màng bọc kín hoàn toàn nên ngăn ngừa tối đa mùi
PP3 Công ty có nhiều chính sách giá hấp dẫn cho Anh/Chị 1 2 3 4 5 24
Trang 12PHẦN 3 BẢNG CÂU HỎI THÔNG TIN CÁ NHÂN
Cuối cùng xin anh / chị vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân Các thông tin này sẽ được mã hóa và thống kê số liệu Chúng tôi cam kết giữ bí mật thông tin cuộc PV này
Câu 37: Xin vui lòng cho biết nhóm tuổi của Anh/Chị:
Từ 35-dưới 45
Câu 38: Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp của Anh/Chị:
Học sinh – sinh viên Công nhân
Cán bộ công nhân viên chức nhà nước Kinh doanh, nghề tự do
Nhân viên ngoài khu vực nhà nước Hưu trí
Câu 39: Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh/Chị:
Trung học phổ thông Đại học
Cao đẳng
SQ1 Anh/Chị luôn nhận được cung cấp các thông tin về
giá, khuyến mãi, sản phẩm mới nhanh nhất
1 2 3 4 5 26
SQ2 Hệ thống siêu thị, cửa hàng, cung cấp sản phẩm
của Tín Phát thuận tiện cho khách hàng
1 2 3 4 5 27
SQ3 Nhân viên bán hàng có thái độ thân thiện, vui vẻ
và lịch sự khi giao tiếp với khách hàng
1 2 3 4 5 28
SQ4 Nhân viên bán hàng có kiến thức để giải đáp, tư
vấn cho Anh/Chị về sản phẩm nhanh đầy đủ, rõ ràng
1 2 3 4 5 29
SQ5 Mọi thắc mắc, khiếu nại đều được nhận ngay sự
hỗ trợ từ phía công ty và được giải quyết thỏa đáng
1 2 3 4 5 30
SQ6 Công ty luôn được giao hàng nhanh chóng, kịp
thời theo đơn hàng của Anh/Chị
PB3 Các chương trình khuyến mãi luôn hấp dẫn và
trung thực
1 2 3 4 5 34
PB4 Anh/Chị sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm của Tín Phát
trong thời gian tới
1 2 3 4 5 35
PB5 Anh/Chị sẽ giới sản phẩm màng bọc của Tín Phát
cho bạn bè, người quen
1 2 3 4 5 36
Trang 13Câu 40: Xin vui lòng cho biết mức thu nhập trung bình hàng tháng (VND):
Dưới 2 triệu Từ 5 triệu – dưới 10 triệu
Từ 2 triệu – dưới 5 triệu Trên 10 triệu
Câu 41: Xin vui lòng cho biết Anh/Chị thường cập nhật các thông tin quảng cáo ở
Báo khác (xin hãy cho biết tên báo:………)
Báo mạng : vietnamnet, 24h.com.vn, dantri.com…
Câu 43: Hiện nay ngoài sản phẩm của Tín Phát, Anh/Chị có sử dụng thêm sản
phẩm của nhà cung cấp khác không?
Không Ngưng phỏng vấn
Có Tiếp tục phỏng vấn
Câu 44: Anh/Chị sử dụng thêm sản phẩm của công ty nào sau đây?
Công ty TNHH Tuyền Hưng Phú
Công ty TNHH Quảng cáo và Tiếp thị Việt Gatt
CÔNG TY TNHH sản xuất thương mại màng đóng gói ViNa
Công ty khác: (xin hãy cho biết tên Công ty:………)
Câu 45: Lý do Anh/Chị sử dụng thêm sản phẩm khác là gì?
Vì đang có chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Vì cần nhiều loại sản phẩm khác nhau
Do bạn bè, người thân cho, tặng
Vì chất lượng sản phẩm tốt hơn
Vì muốn so sánh chúng với nhau
RẤT CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ GIÚP ĐỠ
Trang 14E Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS Statistics 16.0 for Windows
1 Phân tích EFA
KMO and Bartlett's Test a
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .725
Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 1.031E3
Trang 152 Đo lường độ tin cậy
Nhóm Thang đo mức độ thỏa mãn về chất lượng phục vụ
Nhóm Thang đo mức độ thỏa mãn về uy tín thương hiệu
Trang 16Nhóm Thang đo mức độ thỏa mãn về giá cả sảm phẩm
Nhóm : Thang đo mức độ thỏa mãn về chất lượng sản phẩm
3 Tính điểm trung bình
Nhóm chất lượng sản phẩm
One-Sample Test
Test Value = 0
t df Sig (2-tailed) Mean Difference
95% Confidence Interval of the
Difference Lower Upper
Trang 17One-Sample Test
Test Value = 0
t df Sig (2-tailed) Mean Difference
95% Confidence Interval of the
Difference Lower Upper
t df Sig (2-tailed) Mean Difference
95% Confidence Interval of the
Difference Lower Upper
t df Sig (2-tailed) Mean Difference
95% Confidence Interval of the
Difference Lower Upper
Trang 18BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM MÀNG BỌC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU
TÍN PHÁT
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : TS LÊ QUANG HÙNG Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HÀ THƯƠNG MSSV: 0954010448 Lớp: 09DQD5
TP Hồ Chí Minh, 2013
Trang 19LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em Những kết quả và các số liệu trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Tín Phát, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
TP HCM, ngày… tháng… năm……
Tác giả
Trang 20LỜI CẢM ƠN
Qua gần bốn năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM cùng với sự chỉ dạy và hướng dẫn tận tình của các thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh, đã giúp cho em có những kiến thức quý báu để bước vào môi trường thực tế cũng như những kiến thức để em hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình
Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo và các thành viên trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Tín Phát đã chỉ dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm và nghiệp vụ, cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết về môi trường Sản Xuất Kinh Doanh thực tế, qua đó giúp em hoàn thành tốt đề tài của mình cũng như giúp em có thêm những kinh nghiệm để có thể học tập, làm việc và thích nghi tốt hơn với môi trường Sản Xuất Kinh Doanh sau này
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Quang Hùng đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt giai đoạn thực hiện khoá luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Tín Phát đã tạo điều kiện và hướng dẫn
để em được thực tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp tại công ty Xin chân thành
cảm ơn đến chú Nguyễn Thanh Lâm – trưởng phòng kinh doanh, người đã hướng
dẫn và đóng góp nhiều ý kiến để em có thể hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng học đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, thêm vào đó là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài này của em có thể hoàn thiện hơn
Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và niềm vui, chúc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Tín Phát ngày càng đứng vững và phát triển hơn nữa cả trong hiện tại và tương lai
Tp.HCM, ngày… tháng… năm 2013
Sinh viên
Trang 21CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………
NHẬN XÉT ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên SV: ……… MSSV: ……… Khóa: ………
Trang 22NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 23MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 1
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Dự kiến kết quả nghiên cứu 3
7 Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 4
1.1 Lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 4 1.1.1 Lý thuyết cạnh tranh 4 1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 4 1.1.1.2 Các hình thức cạnh tranh 4 1.1.1.3 Công cụ cạnh tranh 5 1.1.2 Năng lực cạnh tranh 8 1.1.2.1 Khái niệm 8 1.1.2.2 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh 9 1.1.2.3 Tầm quan trọng của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 10 1.1.3 Môi trường cạnh tranh và các chiến lược chung 12 1.1.3.1 Môi trường cạnh tranh 12 1.1.3.2 Các chiến lược cạnh tranh chung 14 1.1.3.3 So sánh các chiến lược cạnh tranh 14 1.2 Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh 161.2.1 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16 1.2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 16 1.2.1.2 Các yếu tố môi trường vi mô 18 1.2.1.3 Các yếu tố môi trường nội bộ 19 1.2.2 Phân tích SWOT trong kinh doanh 21 1.2.2.1 Phân tích thế mạnh và điểm yếu của một Doanh nghiệp 22
Trang 241.2.2.2 Phân tích cơ hội và nguy cơ đối với một Doanh nghiệp 23 1.2.2.3 Kết hợp tổng hợp bốn yếu tố 23 1.3 Phương pháp dự báo 241.3.1 Khái niệm và đặc điểm của dự báo 24 1.3.2 Các phương pháp dự báo 25 1.3.3 Lựa chọn phương pháp dự báo 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM MÀNG BỌC TẠI CÔNG TY TÍN PHÁT 28
2.1 Khái quát về công ty TNHH TM DV XNK TÍN PHÁT 282.1.1 Sơ lược quá trình hình thành công ty 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự 30 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 35 2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh 382.2.1 Khái quát tình hình ngành nhựa VN và TP.HCM 38 2.2.2 Giới thiệu về sản phẩm màng bọc của công tyTín Phát 40 2.2.3 Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm màng bọc 41 2.2.3.1.Phân thích môi trường vĩ mô 412.2.3.2.Phân tích môi trường vi mô 442.2.3.3.Phân tích môi trường nội bộ 462.3 Xây dựng ma trận SWOT công ty Tín Phát 552.3.1 Những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ công ty Tín Phát 55 2.3.2 Hình thành ma trận SWOT công ty Tín Phát 57 2.3.3 Phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, đề ra các phương án chiến lược 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 60 CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ HÀNH VI VÀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÀNG BỌC TÍN PHÁT 61
3.1 Mục tiêu và đối tượng khảo sát 613.2 Quy trình khảo sát và phương pháp xây dựng thang đo 623.3 Kết quả khảo sát 64
Trang 253.3.1 Thống kê thông tin về mẫu nghiên cứu 64 3.3.2 Thống kê nhận biết về sản phẩm màng bọc của mẫu nghiên cứu 69 3.3.3 Kết quả nghiên cứu của mô hình sử dụng thang đo 74
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 86 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CHO SẢN PHẨM MÀNG BỌC TẠI CÔNG TY TÍN PHÁT 87
4.1 Quan điểm và phương hướng phát triển của Công ty 87
4.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển 87 4.1.2 Phương hướng phát triển 88 4.1.3 Dự báo doanh thu và sản lượng 89 4.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm màng bọc 92
4.2.1 Giải pháp về phát triển và đa dạng hóa sản phẩm 92 4.2.1.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm 934.2.1.2.Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm 954.2.1.3.Đa dạng hóa quy cách sản phẩm 964.2.2 Giải pháp về công tác nâng cao chất lượng phục vụ 97 4.2.2.1.Thành lập bộ phận Chăm sóc khách hàng riêng biệt 984.2.2.2.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 994.2.2.3.Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng 1014.2.3 Giải pháp về công tác Marketing 105 4.2.3.1.Đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng 1064.2.3.2.Hoàn thiện kênh phân phối 1084.2.3.3.Cải tiến, tăng cường hoạt động quảng cáo 1094.3 Một số kiến nghị 1124.3.1 Đối với nhà nước 112 4.3.2 Đối với công ty Tín Phát 113
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 116 KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC 119
Trang 26DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 27DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1 Các chiến lược chung trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh… 15 Bảng 1.2 So sánh các chiến lược cạnh tranh……….………… ….16 Bảng 1.3: Ma trận SWOT……….……….……… 23 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH TM DV XNK Tín Phát… 36 Bảng 2.2 Chất lượng lao động của công ty Tín Phát……… .36 Bảng 2.3 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012………… …37 Bảng 2.4 Phân tích kết quả kinh doanh qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận .38 Bảng 2.5 So sánh kết quả kinh doanh qua các năm……… …38 Bảng 2.6 Sản lượng bán ra sản phẩm Màng bọc năm 2010 – 2012…… …39 Bảng 2.7 : Quy cách và giá cả các loại màng bọc thực phẩm……… … 53 Bảng 2.8: Ma trận SWOT công ty Tín Phát……… ……61 Bảng 3.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu……… ……68 Bảng 3.2: Nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu 69 Bảng 3.3: Nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu……… …… 69 Bảng 3.4: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu.……… …… 70 Bảng 3.5: Thu nhập hàng tháng của mẫu nghiên cứu.……… …….70 Bảng 3.6: Thống kê nguồn thông tin quảng cáo……… … 71 Bảng 3.7: Thống kê yếu tố loại báo……….………….… …… 72 Bảng 3.8: Thống kê yếu tố dùng thêm sản phẩm khác……… ……72 Bảng3.9: Thống kê yếu tố sản phẩm dùng thêm … …… … …… … 73 Bảng 3.10: Thống kê yếu tố lý do dùng thêm sản phẩm khác.… … .… 73 Bảng 3.11: Hệ số tin cậy Crombach alpha nhóm 1… …… … … … …84 Bảng 3.12: Hệ số tin cậy Crombach alpha nhóm 2… …… … … … …85 Bảng 3.13: Hệ số tin cậy Crombach alpha nhóm 3… …… … …… …86 Bảng 3.14: Hệ số tin cậy Crombach alpha nhóm 4… …… … …… …87 Bảng 3.15: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm… 87 Bảng 3.16: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng phục vụ… 88 Bảng 3.17: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng về giá cả sản phẩm… … 89 Bảng 3.18: Kết quả đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu… …… … 90 Bảng 4.1 Sản lượng màng bọc thực phẩm bán ra giai đoạn 2010 – 2012 .94
Trang 28Bảng 4.2 Số liệu về sản lượng trong những năm qua……… ……….95 Bảng 4.3 Doanh thu công ty Tín Phát giai đoạn 2010-2012……… …… 96
DANH SÁCH CÁC HÌNH SỬ DỤNG
Hình 1.1: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter.……… …… 13 Hình 2.1: Logo Công ty TNHH TM DVXNK Tín Phát……… 29 Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH TM DV XNK Tín Phát 32 Hình 2.3: Màng bọc thực phẩm BEST FRESH……… 42 Hình 2.4: Một số sản phẩm của Tín Phát……… … 51 Hình 2.5: Hệ thống kênh phân phối của Tín Phát……… …55 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu……… ………… …68 Hình 3.2: Yếu tố thương hiệu qua các phương tiện……… …….74 Hình 3.3: Yếu tố địa điểm mua hàng……… … 75 Hình 3.4: Yếu tố đặc tính sản phẩm……….…… ……75 Hình 3.5: Yếu tố mẫu mã vỏ hộp……… …… …… 76 Hình 3.6: Yếu tố xuất xứ sản phẩm……… … …… 77 Hình 3.7: Yếu tố quy cách sản phẩm……… … ……78 Hình 3.8: Yếu tố quy cách thùng hàng……… …… 78 Hình 3.9: Kiểm định KMO and Bartlett’s Test……… … 80 Hình 3.10: Total Variance Explained (Phương sai tổng được giải thích) .81 Hình 3.11: Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA lần cuối……… …82
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ lao động của Tín Phát……… … 50 Biểu đồ 3.1: Yếu tố thương hiệu qua các phương tiện……… ….…74 Biểu đồ 3.2: Yếu tố địa điểm mua hàng……… .……75 Biểu đồ 3.3: Yếu tố đặc tính sản phẩm……… …….76 Biểu đồ 3.4: Yếu tố mẫu mã vỏ hộp……… …… … 76 Biểu đồ 3.5: Yếu tố xuất xứ sản phẩm……… … … 77 Biểu đồ 3.6: Yếu tố quy cách thùng hàng……… ….79 Biểu đồ 4.1: Sản lượng màng bọc thực phẩm bán ra giai đoạn 2010-2012 94 Biểu đồ 4.2: Doanh thu công ty Tín Phát giai đoạn 2010 - 2012……… ….94
Trang 29LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau năm 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế đó có sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, do vậy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một tất yếu Bên cạnh đó, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà Nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cùng lúc này nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia đầu tư và kinh doanh trên thị trường Việt Nam, khiến cho tình hình cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn Vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đó là con đường vững chắc để doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Hơn bao giờ hết, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nước ta hiện nay
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Tín Phát là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm màng bọc, công ty ra đời trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt do vậy đã gặp không
ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vấn đề hàng đầu mà công ty Tín Phát phải đối mặt là làm cách nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc – sản phẩm kinh doanh chính của công ty, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh trong các năm tới cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị
trường Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Tín Phát” để nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu
đã được công bố Và trong các nghiên cứu trên, vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã được đề cập cho một số ngành nghề và quốc gia nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh màng bọc thực phẩm Tác giả đã chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài để phân tích tình hình thực tiễn và tìm một số giải pháp
Trang 30nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNHH TM DV XNK Tín phát trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm màng bọc
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Tín Phát” chưa có một cá nhân hay tổ chức nào thực hiện, tác giả muốn nghiên cứu vấn đề này bằng cách thu thập dữ liệu về hành vi khách hàng đối với sản phẩm màng bọc của công ty Tín Phát, nhằm phản ánh rõ nét hơn về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh Sử dụng phần mềm SPSS phân tích dữ liệu nhằm đạt kết quả chính xác, để có cơ sở lập giải pháp nâng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của công ty
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đề xuất giải
pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Tín Phát Cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh
nhằm định hướng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của công ty Tín Phát
- Phân tích, đánh giá môi trường hoạt động của Công ty, qua đó đánh giá về năng
lực cạnh tranh của sản phẩm màng bọc công ty Tín Phát
- Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của
công ty Tín Phát
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề về cơ sở lý luận của công tác nâng cao năng lực
cạnh tranh
- Khảo sát, mô tả thực trạng sau đó phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của
sản phẩm màng bọc công ty Tín Phát
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề nâng cao năng
lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của công ty Tín Phát
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp, đánh giá từ các nguồn thông tin, dữ liệu có liên quan đến vấn
đề nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tín Phát
- Các nguồn số liệu về nhân sự tại Công ty giai đoạn 2010 - 2012
- Các bảng báo cáo tài chính và kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012
Trang 31- Các thông tin thu thập được trong quá trình quan sát thực tế, tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng
- Trong phần thiết kế và xây dựng thang đo nhằm đánh giá hành vi của khách
hàng đối với sản phẩm, dữ liệu của các mẫu quan sát hợp lệ sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS Statistics 16.0 for Windows
Từ những thông tin có được, trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, đề tài xây dựng giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của công ty Tín Phát
6 Dự kiến kết quả nghiên cứu
Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm màng bọc của công ty Tín Phát được thực hiện nghiêm túc và tương đối đầy đủ vì thế dự kiến kết quả nghiên cứu đạt chất lượng tốt Thực hiện việc xây dựng thang đo đánh giá hành vi khách hàng sẽ cho ra những kết quả chính xác nhất về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó có nhận xét đúng đắn về những ưu điểm và tồn tại cần khắc phục
Do đó dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ mang tính thực tế và có thể góp phần vào quá trình hoàn thiện công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Tín Phát
7 Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Đề tài khóa luận gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
CHƯƠNG 2: Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm màng
Trang 32CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Lý thuyết cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước đi của các doanh nghiệp Môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lúc này đầy sự biến động và vấn đề cạnh tranh đã trở nên cấp bách, sôi động trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế Ví như các quốc gia cạnh tranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để lôi cuốn khách hàng về phía mình, để chiếm lĩnh những thị trường có nhiều lợi thế và con người cạnh tranh nhau để vươn lên khẳng định vị trí của mình
cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để những người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh, để có uy tín và vị thế trong quan hệ với các đối tác
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận
1.1.1.2 Các hình thức cạnh tranh
Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức khác nhau:
Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh
Cạnh tranh được chia thành ba loại:
+ Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo
quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hoá lợi nhuận còn người mua muốn mua với giá thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thoả thuận giữa hai bên
+ Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở
quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu Lúc này hàng hóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để đạt được nhu cầu mong
Trang 33muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn, do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá cả và chất lượng
+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay
go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn sức cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân
tố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Do vậy các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những
ưu thế và lợi thế cho mình
Căn cứ vào phạm vi kinh tế
+ Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, sản xuất cùng một chủng loại sản phẩm Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch Kết quả là trình độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng sẽ bị thu hẹp, thậm chí còn có thể bị phá sản
+ Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác
nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với ngành khác Như vậy giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác khác nhau như môi trường kinh doanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và thị hiếu có tính chất khác nhau nên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác
1.1.1.3 Công cụ cạnh tranh
Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là tập hợp các yếu tố, các
kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng Dưới đây là một số công cụ cạnh tranh tiêu biểu và quan trọng mà các doanh nghiệp thương mại thường phải dùng đến chúng:
Trang 34 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn
Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải đương đầu đối với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam Một khi chất lượng sản phẩm không được bảo đảm thì có nghĩa là khách hàng sẽ đến với doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm
Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng một số hàng hoá dịch vụ nào đó Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu Từ lâu giá cả đã trở thành một biến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường là do sự khéo léo, tinh tế áp dụng chiến thuật giá cả Các chiến thuật ấy phải kể đến như:
Với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: giúp doanh nghiệp đánh giá
được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh
cao và lợi sẽ thu được nhiều hơn
Với một mức giá thấp hơn mức giá thị trường: chính sách này được áp dụng
khi cơ số sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn, thu hồi vốn và lời nhanh Không ít doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng chính sách định giá thấp
Trang 35Họ chấp nhận giảm sút quyền lợi trước mắt đến lúc có thể để sau này chiếm được cả
thị trường rộng lớn, với khả năng tiêu thụ tiềm tàng
Với chính sách định giá cao hơn giá thị trường: là ấn định giá bán sản phẩm
cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi mà lần đầu tiên người tiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ hội để so sánh, xác định mức giá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ chính là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng rằng những hàng hoá giá cao thì có chất lượng cao hơn các hàng hoá khác
Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối
Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực, bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt và thường xuyên, doanh nghiệp cần phải lựa chọn các kênh phân phối, nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của khách hàng Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5 loại:
+ Kênh ngắn: Người sản xuất => Người bán lẻ => Người tiêu dùng
+ Kênh cực ngắn: Người sản xuất => Người tiêu dùng
+ Kênh dài: Người sản xuất => Người buôn bán =>Người bán lẻ => Người tiêu dùng
+ Kênh cực dài: Người sản xuất => Đại lý => Người buôn bán => Người bán lẻ => Người tiêu dùng
+ Kênh rút gọn: Người sản xuất => Đại lý => Người bán lẻ => Người tiêu dùng
Cạnh tranh bằng chính sách Maketing
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách maketing đóng một vai trò rất quan trọng, bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có
xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì?, thu thập thông tin cần thiết để đi đến quyết định sản xuất những gì?, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
Trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng Kết thúc quá trình bán hàng, để tạo được uy tín hơn nữa
Trang 36đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán
Như vậy chính sách maketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có tác dụng phụ để hỗ trợ các chính sách khác Do vậy chính sách maketing không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp
1.1.2 Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Khái niệm
Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển trong từng thời kỳ Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng thể hiện qua khả năng đua tranh giữa các doanh nghiệp, phương thức cạnh tranh mà các doanh nghiệp sử dụng
Khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng với cả hai cấp độ: cấp vĩ mô bao gồm năng lực cạnh tranh của quốc gia và thậm chí là của một khu vực và cấp vi
mô bao gồm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các ngành kinh doanh và của sản phẩm, dịch vụ Ở bài luận văn này, sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp mới có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Trang 37Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Người ta thường phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp nhưng nếu trên cùng một thị trường có thể nói năng lực cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh cạnh tranh của doanh nghiệp rất gần với nhau
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu tố, có thể
kể đến như: chất lượng sản phẩm, yếu tố giá cả, yếu tố khác kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, phương thức tiêu thụ, quảng cáo, bán hàng…
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng Có nghĩa là, những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn
1.1.2.2 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để nắm bắt cơ hội, để kinh doanh có lãi Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có hoặc khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh thể hiện khả năng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Như vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình
Tạo lợi thế cạnh tranh:
Có 2 loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: chi phí tối ưu và khác biệt hóa
Lợi thế chi phí: là một trong hai loại lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể
có Chi phí cũng là vấn đề quan trọng có tính sống còn trong các chiến lược khác biệt hóa, vì những đơn vị thực hiện khác biệt hóa vẫn phải duy trì chi phí của họ
ở mức xấp xỉ so với các đối thủ cạnh tranh
Giá trị chiến lược của lợi thế chi phí xoay quanh tính bền vững của nó Tính bền vững này sẽ xuất hiện nếu nguồn gốc của các lợi thế chi phí này là khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh để tái tạo hoặc bắt chước làm theo Chi phí tối ưu đòi hỏi sự khảo sát mọi hoạt động trong doanh nghiệp để tìm kiếm các cơ hội cắt giảm chi phí và sự theo đuổi bền bỉ những cơ hội này
Khác biệt hóa: Khác biệt hóa cho phép doanh nghiệp yêu cầu mức giá vượt trội,
bán nhiều sản phẩm hơn ở mức giá cho trước, hoặc đạt những lợi ích tương
Trang 38đương như người mua trung thành hơn trong suốt chu kỳ sản phẩm hoặc trong những mùa bán hàng không chạy Khác biệt hóa đem đến hiệu quả hoạt động tốt nếu mức giá vượt trội đạt được đã vượt qua các chi phí phát sinh thêm để có sự độc nhất Khác biệt hóa sẽ bền vững hơn trong những điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp có lợi thế chi phí trong khi thực hiện khác biệt hóa
+ Các nguồn gốc của khác biệt hóa là đa dạng
+ Doanh nghiệp tạo ra chi phí chuyển đổi đồng thời khi họ khác biệt hóa Nhận xét:
Để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, công ty sẽ thành công nếu nó trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất đối với việc kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh sẽ bị thu hút về doanh nghiệp nào sở hữu những nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất
1.1.2.3 Tầm quan trọng của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, một bước ngoặt lớn, nền kinh tế thị trường được hình thành thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung
Đối với nền kinh tế quốc dân
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường và động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội, cạnh tranh còn
là điều kiện giáo dục tính năng động của các doanh nghiệp Bên cạnh đó cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của nhứng sản phẩm mới
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn còn mang lại những mặt hạn chế như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hoá giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến có những manh mối làm ăn vi phạm pháp luật như trốn thuế, lậu thuế, lậu hàng giả, buôn bán trái phép những mặt hàng mà Nhà nước và pháp luật nghiêm cấm
Trang 39 Đối với doanh nghiệp
Tồn tại và đứng vững trên thị trường: Cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh
doanh và những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng nhất Doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh: Cạnh tranh buộc các doanh
nghiệp phải luôn tự làm mới mình, phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn Muốn vậy các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn Đó là cơ sở, là điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu: Bất kỳ một
doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều có những mục tiêu nhất định Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau Để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chỉ có vậy thì doanh nghiệp mới tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, cung ứng những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Đối với người tiêu dùng
Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ Giúp cho lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều hơn Ngày nay các sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp và xuất khẩu ra nước ngoài
Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh không thể thiếu ở bất cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những nhà doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội
Trang 401.1.3 Môi trường cạnh tranh và các chiến lược chung
1.1.3.1 Môi trường cạnh tranh
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh
Mô hình này xác định khả năng đem lại lợi nhuận cho các ngành bởi vì nó ảnh hưởng đến giá cả, chi phí và những yêu cầu về đầu tư cho các doanh nghiệp tham gia vào ngành
Hình 1.1: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: Michael Porter, “Competitive Strategy”, 1980)
Áp lực cạnh tranh từ các các đối thủ tiềm năng
Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập hiện
có, cùng với những phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ sắp xâm nhập vào lĩnh vực ấy có thể dự đoán Có bốn rào cản chính yếu đối với việc xâm nhập một ngành nghề Đó là:
Sự khác biệt hóa sản phẩm
Yêu cầu về vốn
Khả năng tiếp cận với các kênh phân phối
Những bất lợi về giá cả cho dù qui mô lớn nhỏ thế nào
Khách hàng
của người mua
Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp