VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN
2/ Nội dung học tập: Vi phạm pháp luật là gì
Vi phạm pháp luật là gì
3/ Chuẩn bị:
GV: Tình huống
4/ Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tồ chức và kiểm diện: k.diện 4.2.Kiểm Tra Miệng:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs
GV: Nêu trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
HS: Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao động
HS: Nhận xét
GV: nhận xét và cho điểm
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của gv và hs Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
GV: Đưa ra các tình huống:
- Công an phường đã xử phạt hành chính bà Hân và yêu cầu bà tháo dỡ mái che lấn chiếm vĩa hè
- Ông A đã bị bắt về tội lừa đảo ăn cắp xe máy có hệ thống và phải chịu trách nhiệm Hình sự vì những hành vi của mình gây nên
GV: Nêu các hành vi vi phạm của các trường hợp trên và biện pháp xử lí?
HS: Lên bảng gạch chân các ý đúng
GV: Để hiểu rõ vấn đề vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí của công dân với việc thực hiện Hiến pháp, Pháp luật thì ta tìm hiểu nội dung bài hôm nay
HĐ1:(10’) Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật, rèn KNS
Mục tiêu: Hiểu vi phạm pháp luật là gì GV: Đưa ra 3 tình huống:
(1) A rất ghét B và có ý định đánh B một trận thật đau cho bỏ ghét
(2) Em bé lên 5 tuổi nghịch lửa làm cháy nhà hàng xóm
(3) Một người uống rượu say, đi xe máy và gây ra tai nạn
GV: Các hành vi đó có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
HS: Thảo luận cặp đôi và trình bày
GVBS: (1) không vi phạm pháp luật vì đó chỉ là ý định, ý tưởng trong đầu chưa được thể hiện ra ở lời nói và hành động. Nếu đem ý định đó ra đe doạ người khác thì coi là vi phạm pháp luật
(2) không vi phạm pháp luật vì đó là trẻ em 5 tuổi chưa đế tuổi quy định của pháp luật. Nếu người thực hiện hành vi là người có năng lực trách nhiệm pháp lí (khả năng nhận thức, điều khiển việc làm của mình và chịu trách nhiệm
hành vi của mình) được coi là vi phạm pháp luật
(3) Có vi phạm pháp luật vì đó là hành vi có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong trường hợp khách quan người thực hiện hành vi không được lựa chọn cách xử sự thì coi là không có lỗi
VD: Đang đi xe máy trên đường, bất ngờ em bé chạy ngang qua đường, tai nạn xảy ra (người đi xe máy không có lỗi, hành vi gây ra tai nạn không coi là hành vi trái pháp luật)
GV: Vi phạm pháp luật là gì? HS: Tự rút ra nội dung bài
HĐ2:(20’) Nhận biết hành vi vi phạm pháp luật và phân loại
Mục tiêu: Biết phân loại các hành vi vi phạm GV: Yêu cầu hs giải quyết phần đặt vấn đề HS: Điền vào bảng
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
H vi sgk
Nhận xét Người thực hiện Hậu quả Phân loại vi phạm
Đ S Có lỗi không 1 2 3 4 5 6 x x x x x x x x x x x x Tắt cống ngập nước Thiệt hại về người và của Phá tài sản Tổn thất cho người khác Nợ tiền người khác Người bị thương Hành chính Dân sự Không Hình sự Dân sự
Kỉ luật (nội quy an toàn lao động)
HS: Trả lời cá nhân
GVBS và phân tích thêm:
- Tội phạm là hành vi thực hiện cố ý hoặc vô ý
xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước XHCN, chế độ kinh tế và sở hữu XHCN, xâm phạm tính mạng sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, tự do tài sản, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN. Có 4 loại tội phạm:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng: gây nguy hại không lớn cho xã hội khung phạt đến 3 năm tù
+ Tội phạm nghiêm trọng: gây nguy hại lớn cho xã hội khung phạt đến 7 năm tù (xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh)
+ Tội phạm rất nghiêm trọng: gây nguy hại rất lớn cho xã hội khung phạt đến 15 năm tù
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội (xâm phạm an ninh quốc gia)
GV: yêu cầu hs phân loại các hành vi vi phạm ở phần đặt vấn đề
HS: Thực hiện trên bảng
GV: Phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật hành chính và hành vi vi phạm pháp luật hình sự chỉ khác nhau ở mức độ nguy hiểm của hành vi (trốn thuế dưới 50 triệu, bị thương tật tỉ lệ dưới
phạm)
+ Vi phạm pháp luật Hành chính + Vi phạm pháp luật dân sự + Vi phạm kỉ luật
11% thì vi phạm hành chính; nhiều hơn nữa là xử lí hình sự) 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1.Tổng kết: : Làm BT 1/55 - VPPL hành chính: 4,7 - VPPL hình sự: 3 - VPPL dân sự: 1,2 - VP kỉ luật: 5,6 5.2.Hướng dẫn học tập:
- Bài học ở tiết này: Học bài
+ Chú ý cách phân loại hành vi vi phạm pháp luật - Bài học ở tiết sau: Chuẩn bị phần trách nhiệm pháp lí + Đọc kĩ phần tư liệu tham khảo
+ Làm Bt 2,4,5
6. Phụ lục: (nếu có)
2.ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA:
2.1. Đề kiểm tra trước tác động:
Câu 3: Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Cho 2 tình huống sau: Em tán thành với tình huống nào? Vì sao? (3 đ)