1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu

71 677 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một nước nông nghiệp trên 70% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một nướcnông nghiệp trên 70% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nôngnghiệp, vì thế Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuấtkhẩu chiến lược nhằm sử dụng lực lượng lao động rất lớn trong nông nghiệp,phân công lại lực lượng lao động và tạo nguồn ban đầu cần thiết cho sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Thế Giới, việcxuất khẩu của các quốc gia có vai trò rất quan trọng Việc hội nhập kinh tếquốc tế đối với Việt Nam ngày càng quan trọng và cần thiết bởi nước ta vẫn

là nước đang phát triển, có hội nhập thì chúng ta mới phát triển được

Với những điều kiện hết sức thuận lợi như nước ta hiện nay, việc pháttriển xuất khẩu các mặt hàng nông sản đang là một xu hướng tất yếu để gópphần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sự phát triển của nền kinh tế, nhất làkhi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO) Trong bối cảnh thế giới đang suy thoái toàn cầu Hiện nay thì ViệtNam phải có những hướng đi đúng đắn và có biện pháp thích hợp trong việcxuất khẩu các mặt hàng nông sản như thế nào

Ý thức được điều này, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp

phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu”

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản ViệtNam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu nhằm

Trang 2

- Tình hình tăng hay giảm xuất nhập khẩu nông sản ởViệt Nam

- Vị thế của nông sản Việt Nam trên thế giới

Nêu ra một số giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sảnViệt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu như

- Dự báo xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2020

2010 Quan điểm phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam giaiđoạn 2010-2020

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản ViệtNam trong năm 2007-2009

Một số mặt hàng nông sản chủ yếu như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu…

4 Phương pháp sử dụng nghiên cứu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thay thế liên hoàn

5 Kết cấu của đề tài

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

- Chương I: Tổng quan về suy thoái kinh tế toàn cầu và những ảnhhưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản

- Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sảnViệt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu

- Chương III: Một số giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nôngsản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu

Trang 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU

VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU NÔNG SẢN

I VÀI NÉT VẾ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU

1 Lý luận chung về suy thoái kinh tế

1.1 Khái niệm:

Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suygiảm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực trong thời gian hai hoặc hơnhai quý liên tiếp trong năm (hay nói cách khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế

âm liên tục trong hai quý) Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhậnrộng rãi Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa rađịnh nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt độngkinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng” Suy thoái kinh tế có thể liên quan

sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tếnhư việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp Các thời kỳ suy thoái có thể

đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát)trong thời kỳ đình lạm

Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được goi là khủng hoảng kinh

tế Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp hay đổ vỡ kinh tế

Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theochu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế)không thường xảy ra Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để

Trang 4

kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế(chủ nghĩa tiền tệ).

Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái kinh tế là:

- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bềntrong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến Việc này dẫn đến nhà sảnxuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũnggiảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút

- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người laođộng giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thấtnghiệp tăng cao

- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sảnxuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém Giá cả dich vụ khó giảm nhưngtăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái

- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoánthường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu

kỳ kinh doanh Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất cũng giảm xuốngtrong thời kỳ suy thoái

1.2 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế:

Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranhluận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù

đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của cácyếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoạisinh) Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết giatheo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳkinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thờitiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc

Trang 5

quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay

và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế

tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng khônghiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát Phần lớn học giả theothuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải lànguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởiquản lý tiền tệ yếu kém

2 Thực trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở hầu khắp các quốc gia trênthế giới đã đẩy nền sản xuất bị sa sút nhanh chóng; vốn đầu tư cơ bản bị rútbớt; nạn thất nghiệp tràn lan, nguồn nhân lực bị xáo trộn, rối loạn; đời sốngcủa những người lao động bị xuống cấp; số công ty, hãng, doanh nghiệp làm

ăn thua lỗ, bị phá sản ngày càng nhiều; thị giá cổ phần sụt xuống; lạm pháttăng lên; thị trường chứng khoán rơi tự do, không ít thị trường chứng khoánmất tới 50% giá trị; nguồn dự trữ của nhà nước bị cạn kiệt vì phải bơm tiềnvào thị trường; đồng tiền của nhiều quốc gia bị mất giá, phải cầu cứu IMF;bất động sản bị chao đảo; những biến động kinh tế liên tục diễn ra tại nhiềunước, đẩy nền kinh tế của nhiều nước rơi vào suy thoái Mỹ, Anh, Nhật,Đức, đều phải gánh chịu hậu quả

Dư luận Đức hiện nay đang nóng lòng vì cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu đã tác động khá mạnh đến hệ thống ngân hàng, trong đó, DeutscheBank, ngân hàng lớn nhất của Đức tuyên bố quý 4-2008, đã lỗ 4,8 tỷ euro.Royal Bank của Xcốtlen, là một trong 5 ngân hàng lớn nhất thế giới, đã chịumức thua lỗ 39 tỷ USD lớn nhất trong lịch sử Anh quốc Nhiều ngân hàngnước ngoài do cần tiền đã bán bớt cổ phần cho các ngân hàng Trung Quốc.Tổng giá trị tài chính toàn cầu giảm 50 nghìn tỷ USD Trị giá tài sản "tài

Trang 6

năm GDP của toàn châu á Đồng tiền Hàn Quốc giảm 35% giá trị so vớimức bình quân của năm 2006-2007

Các ngân hàng liên tục bị phá sản Đến nay, thế giới mất gần 400 tỷphú USD, từ 1.125 người của năm 2008, đến đầu năm 2009 chỉ còn 793người Với 332 người bị loại ra khỏi làng tỷ phú (trong đó có 18 người chết)

đã làm cho danh sách các nhà tỷ phú vơi đi tới 30% Đây là lần đầu tiên, sốlượng các nhà tỷ phú lừng danh trên thế giới bị giảm nhanh Tổng tài sản củacác nhà tỷ phú cũng giảm tới 2 nghìn tỷ USD Điều này, tác động mạnh tớimọi lĩnh vực kinh doanh, từ cổ phiếu, thị trường nguyên liệu, bất động sản,nhà đất, công nghệ, tín dụng đóng băng, sức mua yếu Có người cho rằng, sựphá sản của các nhà tỷ phú là sự mở đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế - tàichính lần này

Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, thế giới đã xảy ra 13 cuộc khủng hoảng(crisis) kinh tế - tài chính lớn vào các năm 1892-1893, 1902-1903, 1916-

1921, 1929-1933 (nặng nhất), 1944-1947, 1955-1956, 1961-1962,

1973-1975, 1980-1982, 1990-1992, 1997- 1998, 2000-2001 Cuộc khủng hoảnglần này phát sinh từ cuối năm 2007 và đang còn có những diễn biến hết sứcphức tạp

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng lần này là bắt nguồn từ khủng hoảngtài chính và nó đánh vào tất cả các nước với mức độ cao, thấp khác nhau.Những nước rất ổn định về kinh tế - xã hội như Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, ĐanMạch, Na Uy, Phần Lan, , sự khủng hoảng nhẹ hơn so với các nước khác.Nặng nhất vẫn là những nước phát triển, trong đó phải kể đến Mỹ, Anh,Đức, kế đó là những nước đang phát triển Nền kinh tế Anh tăng trưởng -1,3%, Đức - 0,8%, Mỹ- 0,7%, Tây Ban Nha - 0,7%,

Theo Ngân hàng thế giới (WB), có tới 94/116 nước đang phát triển bị

Trang 7

với sự sụt giảm nghiêm trọng của kim ngạch xuất khẩu; giá nguyên liệu sasút; đầu tư nước ngoài đi xuống và tín dụng bị hao hụt Khoảng 46 triệungười bị đẩy vào cảnh nghèo đói trong năm 2009 bởi mất việc làm WB dựđoán sẽ có 53 triệu người tái nghèo, làm tăng vọt con số 155 triệu người hiệnnay đang sống với thu nhập ít hơn 2 USD/ ngày 2,8 triệu trẻ em sẽ bị chếttrong giai đoạn từ nay đến năm 2015, vì suy dinh dưỡng và thiếu thuốc mencứu chữa Tỷ lệ tử vong đối với trẻ sơ sinh tăng do khủng hoảng kinh tế - tàichính Một số nước ở châu Âu, như Ba Lan, Hunggari, Czech đang chịu tácđộng nghiêm trọng do kim ngạch xuất khẩu sang Tây Âu sụt giảm và tìnhtrạng thắt chặt tín dụng tại các ngân hàng lớn của châu Âu sau khi các ngânhàng đó bị thua lỗ nghiêm trọng Các nước Đông Á và Đông Nam Á bị ảnhhưởng nặng từ sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, trong đó, nhu cầuthương mại từ Mỹ giảm mạnh

Tình hình kinh tế thế giới theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB)

và bình luận của các nhà khoa học kinh tế thế giới, thì năm 2009, sản lượngcông nghiệp thế giới sẽ thấp hơn tới 15% so với cùng kỳ năm 2008, trongkhi giá trị thương mại sẽ giảm mạnh nhất trong vòng 80 năm trở lại đây.Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này sẽ gây thiệt hại cho cả nướcgiàu lẫn nước nghèo, trong đó, các nước đang phát triển có thể đối mặt vớicác khoản thâm hụt tài chính lên tới 700 tỷ USD Giá trị thương mại tại khuvực Đông Á sẽ suy giảm mạnh nhất, vì đây là khu vực có nhiều nước xuấtkhẩu lớn

3 Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu vào Việt Nam

Kinh tế thế giới bước sang 2009 với nhiều lo âu và thấp thỏm Đầu tầukinh tế toàn cầu sau khi lên dốc không thành vào quý III/2008, đã trượt dốckhông phanh Các kế hoạch cứu trợ khẩn cấp liên tiếp được đưa ra, mà riêng

Trang 8

bốc hơi của lượng tài sản tài chính (bao gồm cả bất động sản đã tiền tệ hóa)lên tới hơn 30.000 tỷ USD.

Toàn thế giới đã rung động Sốt lạm phát Giá hàng hóa vật tư sảnxuất tăng cao Giá dầu ngự trị trên 149 USD, và đã từng được tiên đoán cóthể vượt 200 USD Rồi co rút tín dụng và mất thanh khoản dòng vốn toàncầu Giá dầu tụt xuống ngưỡng 40 USD chẳng bao lâu sau cái đỉnh suýt 150kia

Đối với Việt Nam, khó khăn về nguốn vốn và tín dụng quốc tế chưaqua đi Thu hút vốn FDI trong năm 2009 sẽ gặp nhiều khó khăn Qui mô vốncam kết mới khó lòng vượt qua con số kỷ lục của 2008 Ưu tiên đẩy nhanhtiến độ và tăng cường giải ngân các dự án đã có cam kết vốn trong nhữngnăm trước là lựa chọn hợp lý so với nỗ lực thu hút thêm các cam kết đầu tưmới WB dự báo dòng vốn tư nhân chảy sang các nước đang phát triển sẽgiảm mạnh từ 1.000 tỷ USD (2007) xuống còn 530 tỷ USD trong năm 2009

Bên cạnh đó, giá các tài sản tài chính tại Việt Nam đang ở mức rấtthấp Có thể coi đây là thời điểm thuận lợi cho khoản 10 tỷ USD- đang nằmtại các quỹ đầu tư, giải ngân vào Việt Nam Lượng vốn FPI này gần tươngđương với vốn FDI đã thực hiện trong năm 2008 Ưu thế của dòng vốn này

là có khả năng nhân lên trong thời gian ngắn và tiếp tục vận động trong nềnkinh tế Việt Nam cho tới hết thời gian hoạt động của quỹ, thường từ 7 đến

10 năm Khả năng xuất hiện tình trạng rút vốn hàng loạt (capital flight) nhưtừng xảy với nhiều quốc gia Đông Á trong khủng hoảng 1997 hầu nhưkhông có với Việt Nam Lý do căn bản là vì TTCKVN đã qua rất lâu thời kỳđỉnh cao Muốn khai thác hiệu quả dòng vốn FPI, cùng với hỗ trợ chính sách

từ Chính phủ, tự thân các doanh nghiệp cần làm tốt công tác truyền thông tài

Trang 9

Tạo đủ công ăn việc làm cũng là một thách thức của kinh tế Việt Namtrong năm 2009 Khu vực doanh nghiệp, đặc biệt khối tư nhân, còn gặpnhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng Thu hẹp qui mô và giãnsản xuất, đồng nghĩa với cắt giảm nhân công hoặc sử dụng không hết thờigian làm việc, là những giải pháp phổ biến tại nhiều đơn vị sản xuất thờigian qua Ngay trong khu vực vốn tạo nên cơn sốt nhân lực trong năm 2006-

2007 là tài chính, ngân hàng, và chứng khoán cũng hình thành xu thế cắtgiảm mạnh Giá cổ phiếu xuống thấp cộng với qui mô giao dịch giảm mạnhđẩy không ít công ty chứng khoán lâm vào cảnh thua lỗ và hoạt động cầmchừng

Mặt bằng lãi suất đã được điều chỉnh giảm dần suốt sáu tháng cuốinăm 2008 nhưng trên thị trường tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp vẫnchưa tìm được tiếng nói thống nhất Quá trình tự điều chỉnh sẽ dẫn tới điểmchung Vấn đề của hệ thống ngân hàng là sàng lọc tốt và lựa chọn các dự ánthực sự có chất lượng, chỉ cần được tiếp đủ vốn là sẽ đạt tới qui mô sản xuấtkinh doanh hiệu quả Trong thời gian TTCKVN tăng trưởng đầy hào hứng

kể từ giữa 2006 đến hết 2007, nhiều dự án đầu tư mở rộng hoặc phát triểnmới đã được triển khai mà không có các đánh giá đầy đủ và cẩn trọng vềmức độ khả thi thương mại Đa phần các ngân hàng hiện này đều có quitrình tín dụng với nhiều thủ tục nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao cho cáckhoản vay Tuy nhiên, phần cơ bản nhất là đánh giá tín nhiệm để phân cấptín dụng, làm căn cứ xác định lãi suất và hạn mức cho từng khách hàng haynhóm khách hàng thì vẫn chưa hoàn chỉnh

Tỷ giá USD/VND diễn biến phức tạp và khó lường, tâm lý găm giữngoại tệ của các tổ chức và doanh nghiệp khiến cho cung cầu USD trở nêncăng thăng

Trang 10

Do suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng trongnăm 2009 giảm mạnh Từ đó, có thể nhận định nhiều khó khăn cho xuấtkhẩu Việt Nam đang ở phía trước Mặc dù giá nhập khẩu cũng có xu thếgiảm nhưng muốn đảm bảo nhập siêu ở mức an toàn, cần tiếp tục kiểm soátchặt chẽ hoạt động nhập khẩu và cổ vũ thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng

và đầu tư

II NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN

CẦU ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1 Đối với các yếu tố cung

Trong thập niên từ 1997-2007, nền kinh tế Việt nam khởi sắc cùng vớiquá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuốinăm 1998 và hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết năm

2000 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng kể từ các thờiđiểm quan trọng đó Sự tăng trưởng liên tục của thương mại quốc tế đã đưaViệt Nam thành một quốc gia có độ mở lớn đối với nền kinh tế toàn cầu

Từ đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nước Mỹ Cuôc khủng hoảng đã nhanhchóng lan ra khắp toàn cầu, từ châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga, châu

Á Việt Nam, cho dù có trễ hơn so với các quốc gia khác, cũng bị ảnh hưởng

do độ mở khá lớn của nền kinh tế

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản ngày càng phụthuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cânbằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu

tư nước ngoài Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các quốc

Trang 11

gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ lại làmcho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lường

Một thách thức khác của thị trường xuất khẩu nông sản là độ nhạycảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó Nếu doanh nghiệp xuấtkhẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhucầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lênnhiều như mức độ giảm giá

2 Đối với các yếu tố cầu

Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảmnhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế ViệtNam đang hướng đến xuất khẩu Khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trênthế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và xuất khẩu của chúng ta đến các thị trườngquốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó, làm giảm tăng trưởng của Việt Nam Năm

1997, thế giới cũng đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu

Á xuất phát từ Thái Lan nhưng nền kinh tế Việt Nam ít bị ảnh hưởng nặng

nề do mức độ hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam lúc đó còn khiêm tốn

và chưa chính thức gia nhập thị trường vốn toàn cầu Tuy nhiên, năm 2008,với độ mở lớn của nền kinh tế sau 10 năm gia nhập APEC và 2 năm gianhập WTO, mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế Việt nam chắc chắn sẽ bị tácđộng nhiều hơn cho dù mức độ tác động ít hay nhiều còn tùy thuộc vào từngngành hàng, từng lĩnh vực khác nhau Cụ thể như lĩnh vực nông sản, thịtrường nông sản cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tínhbiến động cao của giá cả Những biến động trong năm 2008 đã là nhữngminh chứng cụ thể cho đặc điểm này Mặt hàng gạo, giá thế giới có khi tăngvọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm

Trang 12

III KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU

1 Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.Nhưng cũng không tránh khỏi tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, TháiLan cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ, cụ thể là giá gạo xuất khẩu năm

2009 cũng bị giảm mạnh

Theo Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, giágạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2009 chỉ còn 530 – 540 USD/tấn, giảmmạnh so với mức 1.080 USD/tấn hồi tháng 4 năm 2008

Xuất khẩu gạo của nước này năm 2009 có thể đạt từ 8,5 – 9,5 triệu tấn.Tháng 1 năm 2009, xuất khẩu gạo của Thái là 628.792 tấn gạo, đạt 331 triệuUSD, giảm mạnh so với 1,02 triệu tấn, tương đương 421 triệu USD hồi cùng

kỳ năm 2008 Theo bà Apiradi Tantraporn, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương chobiết, xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2008 là một hiện tượng lạ khi nhữngnỗi lo về thiếu hụt gạo đã khiến cho các nhà nhập khẩu nhập nhiều gạo đểtích trữ Thêm vào đó, vài nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ và Việt Nam

đã áp dụng những biện pháp hạn chế hoặc cấm xuất khẩu, điều này đã tạođiều kiện cho các nhà xuất khẩu gạo của Thái Do đó, xuất khẩu gạo củaThái năm 2008 đạt 10,02 triệu tấn, tăng mạnh so với 9,5 triệu tấn năm 2007

Trang 13

khiến thị trường gạo trên thế giới thắt chặt hơn, hợp đồng mua bán gạo giảmmạnh Thái Lan có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi chínhphủ Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo Ấn Độ là một trong những nướcxuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo năm

2008 do lo sợ về tình trạng thiếu hụt gạo tại thị trường trong nước

2 Ấn Độ

Xuất khẩu chè của Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm 2009 giảm 24% dosản lượng nội địa giảm, nhu cầu nội địa ổn định và tinh trạng suy giảm kinh

tế thế giới tác động đối với hoạt động xuất khẩu

Số lương xuất khẩu chè của Ấn Độ tháng 1 đến tháng 3 chỉ đạt 38.900tấn so với 50.940 tấn so với cùng kỳ năm 2008 Một lý do chính đáng làkhông đủ nguồn cung Sản xuất chè của Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm 2009

do những vấn đề liên quan đến thời tiết và khô hạn, đã giảm sút và nhu cầuchè tại thị trường nội địa cũng là một vấn đề Tình trạng giảm nhu cầu xuấtkhẩu nói chung cũng đã và đang bị tác động bởi suy giảm kinh tế thế giới.Xuất khẩu chè của khu vực phía Bắc Ấn Độ giảm 34% còn 19.940 tấntrong khi xuất khẩu chè của khu vực phía Nam Ấn Độ giảm 8% còn 18.960tấn trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2009 Ấn Độ xuất khẩu chèCTC (Crush-Tea-Curl) chủ yếu sang Ai Cập, Pakistan và UK, và chè PO(Premium Orthodox ) sang Iran, Iraq và Ai Cập

Tình trạng giảm sản lượng ở một số nước sản xuất chè lớn như Kenya,Sri Lanka cũng được xem như là nhân tố thúc đẩy xuất khẩu chè của cácnước khác

Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Indonesia và Kenya sản xuất tới 75%sản lượng chè của thế giới

3 Các nước Mỹ Latinh

Trang 14

Ngày 15/7/2009, Ủy ban Kinh tế Mỹ La tinh (CEPAL), đã chính thứccông bố dự kiến về triển vọng kinh tế các nước Mỹ La tinh và Caribe năm2009/2010 Theo báo cáo của Ủy ban này, GDP của các nước Mỹ La tinh sẽgiảm 1,9% trong năm nay do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàncầu, các mâu thuẩn nội tại trong khu vực và thiên tai dịch bệnh đã và đangphát sinh

Khủng hoảng đã làm gián đoạn quá trình 6 năm liên tục tăng trưởng kinh tế

và cải thiện chỉ số xã hội theo hướng tích cực của các nước trong khu vực

Và mặc dầu hiện tại đã có dấu hiệu cho thấy, thời điểm tồi tệ nhất đã qua,song việc phục hồi vẫn diễn ra chưa được như mong đợi Các chỉ số kinh tế

cơ bản như xuất nhập khẩu, đầu tư, sản xuất công nghiệp của các nước nhưAchentina, Brazil, Chile, Mexico, Colombia, Venezuela, đều giảm mạnh so Với cùng kỳ năm ngoái, Cũng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, lượng kiều hối, nguồn thu nhập quan trọng của các nước Mỹ Latinh trong 10 tháng đầu năm đã giảm trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái.Nhiều nước đã phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP và thu ngân sáchcủa năm nay, đồng thời áp dụng các biện pháp nới lỏng tỷ giá chuyển đổigiữa đồng USD so với đồng tiền bản địa, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗtrợ và khuyến khích xuất khẩu và tiếp tục thực hiện các chính sách kích cầu

và hỗ trợ lãi suất tín dụng đã được đưa ra vào cuối năm ngoái và đầu nămnay Thiên tai cũng là một nguyên nhân khiến cho kinh tế các nước chậmtăng trưởng Một số nước như Achentina, Uruguay, Paraguay, Venezuela vàBrazil lại phải đương đầu với nạn hạn hán lớn nhất trong vòng 10 năm quagây hậu quả nặng nề cho trồng trọt và chăn nuôi Achentina dự kiến năm naysản lượng ngũ cốc và hạt có dầu sẽ giảm từ 97,1 triệu tấn của niên vụ trước

Trang 15

trong khu vực như Ecuador, Venezuela buộc Chính phủ phải ban hành chínhsách tiết kiệm điện, nước và và luân phiên cắt điện, nước ở từng khu vực đôthị Tình hình chính trị trong khu vực cũng bất ổn tác động tiêu cực đếnquan hệ chính trị và trao đổi thương mại giữa các nước Phòng thương mại

và dịch vụ Colombia cho biết buôn bán giữa hai nước sẽ giảm trên 22%trong năm nay và tiếp tục giảm mạnh trong năm tới Theo báo cáo của UBKinh tế Mỹ La tinh, xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực năm 2009giảm mạnh, buôn bán trong nội khối giảm trên 19%, đây là mức giảm đầutiên sau hơn một thập kỷ buôn bán trong nội khối tăng trưởng cao trên 16%

và liên tục Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tác động của khủng hoảng tàichính thế giới làm cho nhu cầu tiêu thụ giảm, giá hàng nông nghiệp, nguyênliệu và khoảng sản giảm mạnh, đặc biệt là trong 9 tháng đầu năm

Trang 16

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI

CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU.

I ĐẶC TRƯNG CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM.

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có 2 mùa nắng mưa rõ rệt.Việt Nam được coi là nước có đIều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng cáccây nông sản Do điều kiện khí hậu 2 mùa rõ rệt nên đã tạo nên ngành nôngnghiệp Việt Nam 2 mùa thu hoạch: vụ mùa và vụ chiêm Do nông sản cótính thời vụ vì vậy quá trình sản xuất, buôn bán nông sản Việt Nam cũngmang tính thời vụ Từ đó tạo nên sự cung theo mùa có nghĩa là khi chính vụthì hàng nông sản dồi dào, chủng loại đa dạng, chất lượng tốt, giá bán rẻ(cung >cầu) nhưng khi trái vụ nông sản lại trở nên khan hiếm, số lượng ít,chất lượng không cao, giá lại cao (cung<cầu)

Nông sản Việt Nam khi thu hoạch thường có chất lượng cao nhưng dokhông được bảo quản dự trữ và chế biến đúng quy cách, kỹ thuật nên khixuất khẩu thì thường xuất khẩu hàng thô hoặc qua sơ chế hay có được chếbiến thì chất lượng sản phẩm không cao, không đạt các tiêu chuẩn do vậythường bán với giá rẻ

Trang 17

Hàng nông sản phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu, địa lý… Nămnào có mưa thuận gió hoà thì cây cối phát triển, năng suất cao, hàng nôngsản được bày bán tràn ngập trên thị trường Năm nào thời tiết khắc nghiệt,bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên nông sản mất mùa lúc đó thì hàngnông sản khan hiếm, chất lượng lại không cao, do không có hàng bán nêncung < cầu, lúc này giá bán lại rất cao Hàng nông sản chủ yếu là phục vụnhu cầu ăn uống của người tiêu dùng cuối cùng vì thế chất lượng của nó tácđộng trực tiếp tới tâm lý, sức khoẻ người tiêu dùng trong khi đó khâu bảoquản, dự trữ chế biến hàng nông sản của nước ta vừa thiếu lại vừa yếu nênhàng nông sản của Việt Nam khi bán trên thị trường thì giá thường thấp hơncác nước trong khu vực và thế giới.

Với điều kiện khí hậu nước ta rất phù hợp với nhiều loại cây trồng do

đó chủng loại hàng nông sản của nước ta rất đa dạng, phong phú, một số loạicây trồng cho năng suất rất cao tạo ra chất lượng hàng hoá cũng phong phú

và đa dạng Nước ta là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số là làm nôngnghiệp do vậy cây nông sản được trồng ở khắp mọi nơi trên đất nước nhưng

do khác nhau về tự nhiên, địa lý mỗi vùng thích hợp cho một hoặc một vàiloại cây trồng khác nhau, mỗi vùng sử dụng một phương thức sản xuất khácnhau và trồng những giống cây khác nhau Do vậy tạo nên những loại hànghoá khác nhau và chất lượng hàng hoá khác nhau

Tóm lại, nông sản Việt Nam rất đa dạng, phong phú về chủng loại,chất lượng cao được rất nhiều nước trên thế giới và khu vực ưa chuộng.Nhưng do nền kinh tế của nước ta chưa phát triển nên khâu bảo quản, dự trữrất yếu kém và ngành chế biến chưa được đầu tư đúng mức Do đó hầu hếthàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khu vực và thế giới chủyếu là hàng thô và thường bị ép giá nên giá trị xuất khẩu không cao

Trang 18

Do vậy, vấn đề bảo quản, dự trữ, chế biến là rất quan trọng, nó ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Với đặc tínhkhó bảo quản, dễ bị ẩm mốc, biến chất của hàng nông sản, vì vậy trong quátrình tổ chức xuất khẩu nông sản các doanh nghiệp phải rất quan tâm đếnđIều khoản giao hàng, đIều khoản chất lượng… để tổ chức thực hiện mộtcách nhanh chóng song vẫn đảm bảo được các điều khoản đã ký kết.

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU.

1 Tình hình xuất khẩu nông sản nói chung.

Theo kế hoạch năm 2008, xuất khẩu sẽ đạt kim ngạch 58,6 tỷ USD,tăng 22% so với năm 2007 Trên thực tế, xuất khẩu năm 2008 đạt kim ngạch62,7 tỉ USD, vượt 4,7 tỷ USD so với kế hoạch đề ra Tuy nhiên, hoạt độngxuất khẩu năm 2009 không có nhiều khởi sắc như kết quả đã đạt được củacác năm trước Tính đến hết tháng 12 năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam đạt 56,58 tỷ USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước,không đạt mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm

2009 với kim ngạch xuất khẩu là 71 tỷ USD Bảng 1 cho thấy dưới tác độngcủa khủng hoảng kinh tế, phần lớn các ngành hàng xuất khẩu đều bị ảnhhưởng, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu giảm tương đối nhiều so với cùng

kỳ năm 2008, cụ thể đối với một số mặt hàng nông sản chủ yếu như gạogiảm 8%, cao su giảm 25,2% và cà phê giảm 19% Ngoài tác động trực tiếpcủa khủng hoảng kinh tế dẫn tới nhu cầu sụt giảm, thì một số mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực gặp khó khăn do phải đối mặt với những rào cản thương mại mới

do các nước đưa ra để hạn chế nhập khẩu trong tình hình nền kinh tế của họ

Trang 19

đang gặp khó khăn Một điều nhận thấy là các hành vi bảo hộ thương mại ngàycàng tinh vi, nhất là tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam

Bảng 2.1: Kim ng ch xu t kh u n m 2009 so v i n m 2008ạch xuất khẩu năm 2009 so với năm 2008 ất khẩu năm 2009 so với năm 2008 ẩu năm 2009 so với năm 2008 ăm 2009 so với năm 2008 ới năm 2008 ăm 2009 so với năm 2008

Giá trị xuất khẩu

2008 (triệu USD)

Giá trị xuất khẩu

2009 (triệu USD)

Giá trị xuấtkhẩu 2009 sovới 2008 (%)

Trang 20

Một điều hiển nhiên là ngoài việc tăng số lượng xuất khẩu thì việc tănggiá trị xuất khẩu còn phụ thuộc một phần vào giá thế giới và những thị trườngxuất khẩu lớn Do đó khi những thị trường này có biến động thì kim ngạch xuấtkhẩu bị ảnh hưởng Tuy nhiên, sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu không chỉđơn thuần là do các khó khăn khách quan mà đồng thời cũng cho thấy sứccạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế, năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp chưa cao Nền kinh tế Việt Nam tham gia vào nền kinh tếthế giới với tư cách là một nền kinh tế nhỏ, có trình độ phát triển thấp, do đóphần lớn các mặt hàng xuất khẩu đều mới chỉ dừng lại ở dạng thô, sơ chế, ítgiá trị gia tăng (gạo, cà phê,…), do đó sẽ chịu nhiều biến động trước diễnbiến bất lợi của nền kinh tế thế giới Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng,phong phú, số lượng các mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăngtrưởng nhanh chưa nhiều Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánhsẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng cácngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trịgia tăng xuất khẩu lớn Không những thế, Việt Nam vẫn chưa tận dụng triệt đểlợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khuvực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của cácthị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu hiện chiếm khoảng 30 - 35% khốilượng hàng nông sản thực phẩm làm ra, trong đó lúa gạo chiếm khoảng20%, cà phê: 95%, cao su: 85%, hạt điều: 90%, chè: 80%, hạt tiêu: 95%…Một số nông sản của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thếgiới (gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu) Ngoài các khu vực tiêu thụ truyềnthống nông sản của Việt Nam, như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nước

Trang 21

Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập thị trườngTrung Đông, EU, Mỹ và châu Phi.

Trong năm 2008, mặc dù phải đối mặt với tình trạng khủng hoảngkinh tế thế giới nhưng xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn có được bước pháttriển vững chắc với kim ngạch năm 2008 lên tới trên 8,5 tỷ USD, tăng tới36,7% về giá trị xuất khẩu, trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chính như càphê, cao su, gạo là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao trên 1 tỷ USD:

cà phê là 2,11 tỷ USD (chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu các nông sảnchủ yếu), cao su với 1,6 tỷ USD (chiếm 18,7%) và gạo là 2,9 tỷ USD (chiếm33,8% tổng kim ngạch) Có thể nói đây là các mặt hàng thế mạnh của ViệtNam và sản phẩm Việt Nam đã được thị trường thế giới chấp nhận rộng rãi

và là các sản phẩm có khả năng cao nhất tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

do cả thế mạnh trong điều kiện sản xuất và kinh nghiệm sản xuất - kinhdoanh - xuất khẩu của doanh nghiệp và chính sách của Nhà nước

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu nông sản, trong 8 tháng đầu năm ướcđạt 8,25 tỷ USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2008 và chiếm tỷ trọng22% kim ngạch xuất khẩu Lượng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nôngsản đều tăng mạnh như nhân điều lượng đạt 115.000 tấn, tăng 6% so vớicùng kỳ năm 2008, cà phê lượng đạt 848.000 tấn, tăng 17%; chè các loạilượng đạt 83.000 tấn, tăng 16,8%; hạt tiêu lượng đạt 96.000 tấn, tăng 46,8%;gạo lượng đạt 4,7 triệu tấn, tăng 43%, tuy nhiên do giá xuất khẩu bình quâncủa các mặt hàng nông sản đều giảm đã làm cho xuất khẩu nhóm hàng nàygiảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2008, cụ thể giá điều giảm 19%, giá cà phêgiảm 29%, giá hạt tiêu giảm 34%, giá gạo giảm 29%, giá cao su giảm 46%.Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu nhóm này giảm 808 triệu USD, trong đógiảm do giá khoảng 2,25 tỷ USD nhưng tăng do lượng khoảng 1,44 tỷ USD

Trang 22

Bảng 2.2: Xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam

Đơn vị tính: Lượng (1.000 tấn), giá trị (triệu USD)

Trang 23

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra từ quý IV năm 2008 đã tácđộng mạnh tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Tính đến hết năm 2009,tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt kim ngạch 56,58 tỉUSD, giảm 9,7% so với năm trước Trong những tháng cuối năm 2009, nềnkinh tế thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, các mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam đã tăng nhẹ về lượng xuất khẩu nhưng do giá trên thịtrường thế giới biến động theo hướng bất lợi, thấp hơn so với giá trướckhủng hoảng, do đó dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm rõ rệt Dưới đây làtổng quan về tình hình xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản xuất khẩucủa Việt Nam trong năm 2008-2009.

Mặt hàng gạo: Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, trong năm

2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng so với năm 2007, đạt 4,6 triệu tấnvới giá trị thu được là 2,6 tỉ USD (tính theo giá FOB), lượng xuất khẩu tăng3,3% và giá trị thu được tăng 99% (tính theo giá FOB) so với năm 2007.Tính đến hết năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt2,662 tỉ USD, giảm 6,7% so với năm trước2008 Philippin là thị trường xuấtkhẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩugạo của Việt Nam; Indonesia đứng thứ hai với tỷ trọng 25,44% trong tổngkim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; tiếp theo là Malaysia (7,83%);Singapo (1,74%) và Nhật Bản (1,26%) Năm 2005 Việt Nam xuất khẩu gạotới 40 thị trường, năm 2006, 2007 và 2008 con số này đã là 41 thị trường.Đặc biệt trong năm nay, tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châuPhi và Trung Đông tăng mạnh

Mặt hàng cà phê: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng

mạnh từ 735 triệu USD năm 2005 lên 1.911,5 triệu USD năm 2007 và đạt2.111 triệu USD năm 2008 Trong tháng 12 năm 2009, lượng cà phê xuất

Trang 24

khẩu đạt 182 nghìn tấn, đem lại tổng kim ngạch cho cả năm 2009 là 1.710triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2008 Các nước nhập khẩu chínhcủa cà phê Việt Nam là Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức, Hoa Kỳ… Đối thủcạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Braxin, Colombia và Indonesia Xét vềgiá trị, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay tăngtrung bình khoảng 30%/năm, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, theo thống

kê của hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), kim ngạch xuất khẩutăng tới 53% Việt Nam trong nhiều năm liền là một trong các nước xuấtkhẩu cà phê hàng đầu thế giới Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang 74 nướctrên thế giới, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng đã hình thành một sốthị trường lớn, ổn định

Mặt hàng cao su: Năm 2007, Việt Nam là nước xuất khẩu cao su tự

nhiên lớn thứ tư trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia Kimngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tăng từ 804,1 triệu USD năm

2005 lên 1.392,8 triệu USD năm 2007 và đạt 1.604 triệu USD trong năm

2008 Tính đến hết tháng 12 năm 2009, lượng giá trị cao su xuất khẩu là

1199 nghìn tấn, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2008 Theo dự đoán củacác nhà kinh tế học, giá cả trên thị trường cao su nói riêng và nhóm thịtrường nguyên liệu thô nói chung sẽ hồi phục trước khi kinh tế toàn cầu hồiphục, do hoạt động của các quỹ đầu cơ trên thị trường tương lai (futuremarket) đối với nguyên liệu thô Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên chủyếu của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu) Tuynhiên, do thuế xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam vào Trung Quốc tươngđối cao nên xuất khẩu cao su qua các kênh chính thức còn rất hạn chế, chủyếu được buôn bán qua biên giới Ngoài Trung Quốc, những thị trường xuất

Trang 25

khẩu lớn của cao su tự nhiên Việt Nam là: Malaysia (5,0%), Đài Loan(4,9%), Hàn Quốc (4,8%) và Đức (4,3%).

Mặt hàng hạt tiêu: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đã

tăng từ 150 triệu USD năm 2005 lên 300 triệu USD năm 2007 và đạt 311triệu USD năm 2008 Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trongtháng 6/2009, cả nước ta đã xuất khẩu được 15.276 tấn, với kim ngạch 35,52triệu USD, giảm 4,4 % về kim ngạch, nhưng lại tăng 44,1% về lượng so vớicùng kỳ năm 2008 Như vậy, tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu trong 6 tháng đầunăm 2009 đạt 67.998 tấn, trị giá 158,17 triệu USD, giảm 5,12% về kimngạch và tăng 44,42% về lượng so với cùng kỳ năm 2008 Hạt tiêu ViệtNam hiện đã có mặt tại trên 50 thị trường trên thế giới Các thị trường xuấtkhẩu chính của hạt tiêu Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Hà Lan, Ucraina,Singapore, Pháp, Ba Lan… Ba thị trường lớn như Đức, Hà Lan, Tiểu Vươngquốc Arập đều có kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD trong 6 tháng đầunăm 2009

Mặt hàng hạt điều: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đã

tăng từ 502 triệu USD năm 2005 lên 640 triệu USD năm 2007 và đạt 911triệu USD năm 2008 Năm 2009, xuất khẩu hạt điều đạt 177.154 tấn, trị giá846,7 triệu USD, tăng 7,15% về lượng nhưng giảm 7,06% về trị giá so vớicùng kỳ năm 2008 Sản phẩm điều nhân Việt Nam đã xuất khẩu sang 52nước trên thế giới, chiếm khoảng 20% thị phần xuất khẩu điều thế giới.Nhân điều Việt Nam được thế giới đánh giá thuộc loại tốt, có chất lượngcao Các nước Hoa Kỳ, Australia, Anh, Hà Lan và Trung Quốc là những thịtrường nhập khẩu lớn của Việt Nam

Mặt hàng chè: Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam đã tăng từ 97

triệu USD năm 2005 lên 130 triệu USD năm 2007 và đạt 147 triệu USD năm

Trang 26

2008 Năm 2009, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 134.000 tấn vớikim ngạch là 179,5 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 22,2% về trị giá

so với cùng kỳ năm 2008 Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2009

có tốc độ tăng trưởng mạnh là Ấn Độ đạt 8.371 tấn với kim ngạch 9,6 triệuUSD, tăng 142% về lượng và tăng 181,8% về trị giá so với cùng kỳ năm2008; Hoa Kỳ đạt 5.353 tấn với kim ngạch 5,7 triệu USD, tăng 42,3% vềlượng và tăng 89,5% về trị giá; Indonesia đạt 6.000 tấn với kim ngạch 5,7triệu USD, tăng 68,7% về lượng và tăng 72,2% về trị giá so với cùng kỳ năm2008… Trước đây, sản phẩm chè của Việt Nam chỉ được xuất khẩu sang 3nước thì nay đã có 110 nước biết đến sản phẩm này

Mặt hàng rau quả: Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau

quả có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, bình quân khoảng 20%/năm Kimngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng từ 235 triệu USD năm 2005lên 300 triệu USD năm 2007 và đạt 407 triệu USD trong năm 2008 Năm

2009, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 439 triệu USD Rau quả ViệtNam đã có mặt tại 50 quốc gia, vùng lãnh thổ Trung Quốc vẫn là thị trườngxuất khẩu rau quả chính của Việt Nam

3 Vị thế của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

3.1 Mặt hàng gạo

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn xếp vị trí thứ hai trên thếgiới sau Thái Lan trong những nước xuất khẩu gạo với 5,5 triệu tấn gạo xuấtkhẩu niên vụ 2009/2010 chiếm tới 17,1% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thếgiới Trong khi đó, Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về lượng gạo xuấtkhẩu với tổng khối lượng xuất khẩu niên vụ 2009/2010 lên tới 10,5 triệu tấn,chiếm 32,7% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới Trong số các nước

Trang 27

các nước có lượng gạo xuất khẩu tương đối lớn, chiếm tỷ lệ khoảng 10%

tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới, các nước còn lại chiếm tỷ lệ khá

khiêm tốn chỉ từ 1 đến 6% Khác với nhiều nông sản khác, gạo là mặt hàng

lương thực thiết yếu với nhiều nước, đặc biệt là các nước ở châu Á và châu

Phi nên nhu cầu gạo là khá ổn định, việc này khiến cho giá gạo phụ thuộc rất

nhiều vào nguồn cung trong đó biến động về sản lượng gạo xuất khẩu của

các nước xuất khẩu chính như Thái Lan, Việt Nam, Mỹ hay Ấn Độ,

Pakixtan làm cho giá gạo trên thị trường thế giới biến động lớn

Bảng 2.3: Xu t kh u g o c a các nất khẩu năm 2009 so với năm 2008 ẩu năm 2009 so với năm 2008 ạch xuất khẩu năm 2009 so với năm 2008 ủa các nước xuất khẩu chính ưới năm 2008c xu t kh u chínhất khẩu năm 2009 so với năm 2008 ẩu năm 2009 so với năm 2008Các nước xuất

khẩu

Khối lượng(triệu tấn)

Tỷ lệ(%)

Khốilượng(triệu tấn)

Tỷ lệ(%)

Khối lượng(triệu tấn)

Tỷ lệ(%)

Trang 28

Các nước khác 1,17 4,1 1,04 3,5 1,03 3,2

(Nguồn: USDA Long- term Projections, 2008)

3.2 Mặt hàng cà phê

Hiện nay, 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới lần lượt là :

Braxin, Việt Nam, Colombia, Indonesia, Ấn Độ, Mêhico, Êtiopia,

Guatemala, Pêru, Hondurat Mười nước này có sản lượng chiếm tới 81.77%

sản lượng cà phê toàn thế giới niên vụ 2007/2008 Trong đó, Việt Nam là

quốc gia đứng thứ 2 về sản lượng với 17,500 triệu bao (chiếm 14,3% sản

lượng cà phê thế giới), chỉ sau Braxin với sản lượng 37,600 triệu bao, chiếm

30,7% sản lượng cà phê thế giới, tiếp sau Việt Nam là các quốc gia

Columbia, Indonesia, Ấn Độ… Như vậy, hiện nay, Việt Nam và Braxin là

hai quốc gia sản xuất chủ yếu sản lượng cà phê của thế giới với tổng cộng

khoảng 45% sản lượng cà phê toàn thế giới và vì vậy có khả năng gây ảnh

hưởng rất lớn đến sản lượng cũng như giá cà phê trên thế giới

Bảng 2.4: Sản lượng cà phê thế giới đến năm 2009

Đơn vị tính: Triệu bao 2005/2006 2006/2007 2007/2008 2008/2009

Trang 29

su lớn của thế giới, phần lớn cao su sản xuất ra là để phục vụ tiêu thụ trongnước và vì vậy, thực sự Việt Nam có vai trò khá quan trọng trong thị trườngcao su quốc tế.

Bảng 2.5: Sản xuất cao su tự nhiên của một số nước sản xuất chủ yếu

Đơn vị tính: 1000 t nất khẩu năm 2009 so với năm 2008

Trang 30

Sản lượng(nghìntấn)

Tỷtrọng(%)

Sản lượng(nghìn tấn)

Tỷtrọng(%)

Sản lượng(nghìntấn)

Tỷtrọng(%)

Năm 2008, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt gần 90.000 tấn, với

kim ngạch 310 triệu đô la Mỹ Thị trường chủ yếu vẫn là Mỹ, Đức, các Tiểu

vương quốc Ả rập Thống nhất Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở 73

nước trên thế giới Sản lượng xuất khẩu của Việt nam chiếm khoảng 50%

lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu, khẳng định vị trí số 1 trên thị trường quốc

tế

Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, những

thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu, thì việc khai thác các thị

trường mới rất có ý nghĩa đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang 15 thị trường lớn nhất

Trang 31

cả nước So với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này

tăng 57,69%

Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam năm 2008 và

triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông

thôn (AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập

khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong

những năm trước đây

Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang 15 thị trường Chính năm 2008

Đơn vị tính: triệu USD

Trang 32

Hàn Quốc từ vị trí 17 năm 2007 nhảy lên vị trí 15 năm 2008, Anh từ

vị trí 14 lên vị trí 12 và Tây Ban Nha từ 12 lên thứ 8

Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2008 sang một sốthị trường như Đức, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Pakistan, Ấn Độ

và Ukraine lại giảm so với năm 2007

Thị trường Pakistan giảm nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất từ Việt Nam 42,82%) trong khi Ấn Độ giảm 32,57%, còn Đức và các Tiểu vương quốcẢrập Thống nhất có mức giảm tương ứng là 10,5% và 12,03%

(-III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH

TẾ TOÀN CẦU

1 Những thành tựu đạt được

1.1 Kết quả phát triển hoạt động xuất khẩu nông sản trong bối cảnh

Trang 33

Quy mô thương mại nông sản ngày càng được mở rộng cả về thịtrường lẫn mặt hàng, nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt vị trí cao trên thị trườngthế giới.

Mặc dù cũng chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng nhiềumặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn có được vị trí cao trên thịthế giới về khối lượng xuất khẩu như gạo (thứ 2), cà phê (thứ 1 về cà phêrobusta), hạt tiêu (thứ 1), hạt điều (thứ 2), cao su tự nhiên (thứ 5), v.v…Phạm vi thị trường của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng từngbước được mở rộng, hiện có mặt tại khắp các châu lục (Châu Âu, Châu Á,Bắc Mỹ và Mỹ Latinh, Châu Phi, Úc và Newzeland)

Xuất khẩu nông sản đạt mức tăng trưởng cao và liên tục xuất siêu mặc

dù thương mại chung trong tình trạng nhập siêu

Do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhu cầu nhập khẩu củacác nước giảm, tuy nhiên xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn đạt mức cao

về sản lượng

Xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực

Xuất khẩu nông sản đã xây dựng được nhiều mặt hàng có kim ngạchxuất khẩu cao, hình thành được cơ cấu thị trường xuất khẩu tương đối ổnđịnh

Những mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn của nước tatrong những năm vừa qua là gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè Những mặthàng này trung bình chiếm khoảng gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nôngsản giai đoạn 2001-2008

Bảng 2.7: Một số các mặt hàng nông sản có kim ngạch lớn trong

Trang 34

Tăng trưởng (%)

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Các thị trường chính của xuất khẩu nông sản Việt Nam

Thị trường chính về xuất khẩu nông sản của Việt Nam là Châu Á vàmột số nước Châu Mỹ, Châu Âu

Những thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam xét theokim ngạch là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, Đức, Đài Loan,Anh, Irắc, Hàn Quốc và Malaysia Những thị trường này trung bình chiếmtrên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn2001-2009

Các thị trường có tiềm năng cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Các thị trường tiềm năng cho xuất khẩu nông sản nằm ở Châu Phi,Trung Đông

Trang 35

Những thị trường mà trong những năm gần đây có tốc độ nhập khẩucao hàng nông sản của Việt Nam như ở khu vực Châu Phi (Cote’Ivoire,Algeria, Ghana, Ai Cập, Nam Phi), Châu Mỹ (Mexico, Canada), Châu Á(Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Israel),Châu Âu (Thụy Sĩ, Hi Lạp, Phần Lan) dường như chưa thực sự được chú ýtrong các chương trình xúc tiến thương mại quốc tế.

1.2 Sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản

Xuất khẩu nông sản nhìn chung có lợi thế so sánh cao đối với các sảnphẩm trồng trọt, thủy sản

So sánh chỉ số RCA của các mặt hàng nông sản của Việt Nam với một

số đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,Indonexia, Malaixia, Philippine cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao

ở các mặt hàng như cà phê, cao su nguyên liệu

So sánh về hiệu quả sản xuất một số ngành hàng nông sản của ViệtNam với các đối thủ cạnh tranh: Về diện tích gieo trồng, Việt Nam có lợi thếtrong các ngành hồ tiêu và điều, diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam đứngthứ 4 thế giới và đứng diện tích trồng hồ tiêu đứng thứ 3 Về năng suất, Việtnam có lợi thế trong hai ngành hàng cà phê và hạt điều so với các nước xuấtkhẩu cạnh tranh khác như Brazil, Indonesia, Ấn Độ Về sản lượng sản xuất,Việt Nam có lợi thế về sản lượng đối với hai ngành hàng điều và hồ tiêu Vềsản lượng xuất khẩu, điều và tiêu là những mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thếgiới của Việt Nam

So sánh về hiệu quả xuất khẩu: Tính theo chỉ số kim ngạch xuất khẩunông sản/lao động nông nghiệp thì Việt Nam cao hơn một số nước, cụ thể làTrung Quốc và Indonexia: Kim ngạch xuất khẩu nông sản/lao động nông

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 so với năm 2008 - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 so với năm 2008 (Trang 19)
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 so với năm 2008 - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 so với năm 2008 (Trang 19)
Bảng 2.2: Xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.2 Xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam (Trang 22)
(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2009 – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.) - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
gu ồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2009 – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.) (Trang 22)
Bảng 2.2: Xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.2 Xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam (Trang 22)
Bảng 2.3: Xuất khẩu gạo của các nước xuất khẩu chính - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.3 Xuất khẩu gạo của các nước xuất khẩu chính (Trang 27)
Bảng 2.3: Xuất khẩu gạo của các nước xuất khẩu chính - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.3 Xuất khẩu gạo của các nước xuất khẩu chính (Trang 27)
Bảng 2.4: Sản lượng cà phê thế giới đến năm 2009 - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.4 Sản lượng cà phê thế giới đến năm 2009 (Trang 28)
Bảng 2.4: Sản lượng cà phê thế giới đến năm 2009 - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.4 Sản lượng cà phê thế giới đến năm 2009 (Trang 28)
Bảng 2.5: Sản xuất cao su tự nhiên của một số nước sản xuất chủ yếu - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.5 Sản xuất cao su tự nhiên của một số nước sản xuất chủ yếu (Trang 29)
Bảng 2.5: Sản xuất cao su tự nhiên của một số nước sản xuất chủ yếu - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.5 Sản xuất cao su tự nhiên của một số nước sản xuất chủ yếu (Trang 29)
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang 15 thị trường Chính năm 2008  Đơn vị tính: triệu USD - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang 15 thị trường Chính năm 2008 Đơn vị tính: triệu USD (Trang 31)
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang 15 thị trường Chính năm 2008  Đơn vị tính: triệu USD - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang 15 thị trường Chính năm 2008 Đơn vị tính: triệu USD (Trang 31)
Bảng 3.1: Dự báo xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giai đoạn 2010-2020 - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 3.1 Dự báo xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giai đoạn 2010-2020 (Trang 46)
Bảng 3.1: Dự báo xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giai đoạn  2010-2020 - Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Bảng 3.1 Dự báo xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giai đoạn 2010-2020 (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w