Những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 37 - 40)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH

2.Những hạn chế

2.1. Kết quả phát triển xuất khẩu nông sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu. kinh tế toàn cầu.

Phát triển thương mại nông sản mới tập trung vào những thị trường- mặt hàng lớn, còn ít chú ý phát triển các thị trường-mặt hàng có nhiều tiềm năng.

Trong hoạt động xuất khẩu, các chính sách và hỗ trợ phát triển thương mại nông sản cũng mới tập trung vào một số mặt hàng và một số thị trường nhất định vốn đã đạt được quy mô và vị trí tương đối tốt trên thị trường thế giới. Trong khi đó, nhiều mặt hàng và thị trường có tiềm năng lại chưa được quan tâm đúng mức.

Trong hoạt động xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông sản thô, chưa có sản phẩm nông sản mũi nhọn có giá trị gia tăng cao, chế biến và thương hiệu mạnh nhập khẩu nguyên liệu chế biến một số ngành hàng lớn

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong thời gian qua vẫn chủ yếu vẫn là lúa gạo, cà phê, cao su…Chưa có những sản phẩm chế biến có thương hiệu mang tầm quốc tế. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu mới dừng lại ở cấp độ thấp trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, chủ yếu là các doanh nghiệp quốc tế đến thu gom, chưa trực tiếp tạo lập được kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng trên thị trường quốc tế. Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhưng chi phí nhập khẩu nguyên liệu chế biến chiếm phần lớn trong kết cấu chi phí như điều…

Phát triển thương mại nông sản còn hạn chế vì chưa làm tốt công tác quản lý và nâng cao chất lượng.

Do chưa làm tốt công tác quản lý và nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu nên xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường nhập khẩu có yêu cầu chất lượng hàng hóa cao, chính sách quản lý thị trường chặt chẽ và cả các chính sách bảo hộ hợp lý thông qua các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiều mặt hàng nông sản chưa tạo ra được lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế nông nghiệp còn chưa cao.

Nền kinh tế Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới với tư cách một nước có trình độ công nghệ chưa phát triển, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm sơ chế. Giá hàng hóa Việt Nam năm 2009 giảm có thể giải thích bởi một số nguyên nhân sau:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhiều nước lâm vào suy thoái kinh tế, nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp, thu nhập của các hộ gia đình bị giảm sút. Bởi vậy khả năng chi trả và sự sẵn lòng chi trả của người dân các nước nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bị giảm theo, khiến cho giá hàng Việt Nam thấp hơn dự kiến.

- Những mặt hàng nông sản của Việt Nam thường có chất lượng kém đồng đều và thấp hơn so với các nước khác trên thế giới, do việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, kéo theo giá hàng hóa bị giảm xuống thấp hơn so với giá trên thị trường thế giới ( ví dụ, chè Việt Nam chỉ bán được với giá 1.100 đô la Mỹ/ tấn, trong khi giá chè nguyên liệu thô bình quân trên thế giới là 2.200 đô la Mỹ/tấn ).

- Hiện nay Việt Nam vẫn còn ở nấc thang công nghệ thấp so với khu vực và thế giới, do vậy các mặt hàng chủ lực vẫn chỉ là những mặt hàng nông sản và những mặt hàng thô, chưa qua chế biến. Những mặt hàng này chịu sự ảnh hưởng của hiện tượng “giá cánh kéo” nên trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay, khi mức giá chung trên thị trường thế giới suy giảm, giá hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề.

Bởi vậy, mặc dù xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng nếu xét trên bình diện lượng xuất khẩu (gạo tăng 34,1%, cà phê tăng 14,4%, hạt điều tăng 6,0%),

tuy nhiên do thực tế giá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu vẫn sụt giảm ( trị giá gạo xuất khẩu bằng 92,2% cùng kỳ năm 2008, cà phê: 80,3%; hạt điều: 86,9%).

2.3. Chuỗi giá trị thương mại nông sản

Đối với chuỗi giá trị thương mại quốc tế, chưa hình thành được những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản mạnh có tầm ảnh hưởng lớn, hàng nông sản chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Phần lớn các mặt hàng nông sản có vị trí thấp trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, giá trị gia tăng thấp, rủi ro cao.

2.4. Hội nhập quốc tế

Cơ chế quản lý và các dịch vụ công phát triển thương mại nông sản bộc lộ nhiều hạn chế trong việc thực hiện một cách uyển chuyển các cam kết hội nhập và tình hình thị trường quốc tế có nhiều biến động.

Việc thực hiện các cam kết gia sau 02 năm sau khi gia nhập WTO đã bộc lộ rõ những bất cập, hạn chế trong cơ chế quản lý, điều hành và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, trong các dịch vụ công phát triển thương mại nông sản nói chung và công tác thông tin, phân tích và dự báo thị trường nói riêng (trường hợp giảm thuế suất thuế nhập khẩu vượt mức cam kết WTO đối với các sản phẩm thịt; công tác phân tích dự báo, điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh biến động giá lương thực trên thị trường thế giới, v.v..).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 37 - 40)