Tăng cường hệ thống thu thập, xử lý thông tin thương mạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 52 - 54)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM

4.Tăng cường hệ thống thu thập, xử lý thông tin thương mạ

- Tăng cường chức năng quản lý nhà nước của Bộ làm đầu mối quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại nông sản , trong đó có:

+ Tăng cường năng lực cho Cục CB TM NLTS&NM đủ sức tham mưu, tư vấn cho Bộ; định hướng phát triển thương mại của ngành trong dài hạn; có khả năng giám sát diễn biến thương mại các ngành hàng nông sản, các thị trường trọng điểm quốc tế và thị trường trong nước.

+ Hình thành mạng lưới chuyên ngành tại các địa phương, nhất là ở các địa bàn trọng điểm là các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh chính, thị trường chính, cửa khẩu.

- Tăng cường quản lý thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và cung cấp dịch vụ công hỗ trợ phát triển thương mại nông sản với một số nội dung chủ yếu là:

+ Tăng cường năng lực Cục CB TMNLTS&NM thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, thương hiệu và cung cấp dịch vụ công phát triển thương mại nông sản. Nâng cao năng lực Trung tâm XTTM Nông sản và sắp xếp Trung tâm XTTM Nông sản trực thuộc Cục CB TMNLTS&NM nhằm tăng cường sự thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động trong hoạt động XTTM nông sản và cung cấp các dịch vụ công phục vụ phát triển thương mại của ngành. Trung tâm XTTM Nông sản là đơn vị có con dấu và tài

khoản riêng, hạch toán độc lập, hoạt động theo các quy định pháp luật hiện hành.

+ Xây dựng mạng lưới chuyên trách theo dõi thương mại nông nghiệp tại các thương vụ ở một số thị trường tiêu thụ nông sản lớn làm nhiệm vụ

o Cung cấp các báo cáo định kỳ;

o Tham mưu trong tình huống có biến động bất thường xảy ra; o Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông sản thâm nhập thị trường nơi mình phụ trách.

+ Tăng cường năng lực tư vấn về định hướng chiến lược và chính sách phát triển thương mại phục vụ công tác điều hành và quản lý của Bộ. Hình thành một Ban tư vấn Thương mại độc lập tập trung vào công tác tham mưu về quản lý điều hành thị trường, hội nhập, định hướng chiến lược và chính sách thương mại nông sản. Ban Tư vấn Thương mại có hoạt động phối hợp chặt chẽ với Tổ Công tác Điều hành Thị trường Nông nghiệp của Bộ NN&PTNT và Tổ Điều hành Thị trường trong nước của Bộ Công thương. Ban Tư vấn bao gồm các thành viên từ các Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện Nghiên cứu, Hiệp hội, doanh nghiệp (Cục CB TM NLTS&NM; Viên CS&CL PTNNNT; Vụ Hợp tác QT; các Hiệp hội; Doanh nghiệp… ). Các sản phẩm chính của Ban gồm có:

o Báo cáo nhanh phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước; o Báo cáo chuyên đề phục vụ lãnh đạo;

o Các báo cáo phân tích chiến lược phát triển ngành hàng và hội nhập;

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 52 - 54)