Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách phát triển thương mại nông sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 49 - 50)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM

1.Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách phát triển thương mại nông sản

hiệu quả cho các mặt hàng nông sản có lợi thế cạnh tranh cao, duy trì tốc độ tăng trưởng những mặt hàng đã có vị trí cao trên thị trường thế giới đồng thời quan tâm đầu tư thích đáng cho những mặt hàng có tiềm năng phát triển cao.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU.

Trước bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, các nước chịu ảnh hưởng đều có kế hoạch cắt giảm chi tiêu, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và kế hoạch xuất khẩu nông sản nói riêng. Vì vậy, bài luận này đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu nông sản trong điều kiện và bối cảnh kinh tế thế giới

1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách phát triển thương mại nông sản sản

- Nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện khung pháp lý chung về phát triển thương mại nông sản

+ Trên cơ sở rà soát các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ theo hướng tăng cường vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được chủ động trong phát triển thương mại, cân đối cung cầu thị trường nông sản

+ Về quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm: Phối hợp với các Bộ, Ngành rà soát, bổ sung sửa đổi chế tài xử lý các vi phạm chất lượng,

nghiêm khắc (đình chỉ sản xuất, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm) đối với các hình thức nhập lậu, sản xuất không đảm bảo chất lượng, ATVSTP, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và lợi ích người tiêu dùng.

+ Về kiểm soát nhập khẩu nông sản: Theo dõi chặt chẽ việc nhập khẩu nông sản hàng hóa, kịp thời đề xuất các giải pháp (hàng rào kỹ thuật, thuế,...) nhằm hạn chế việc nhập khẩu ồ ạt gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển một số ngành hàng nông sản chủ lực gắn với thị trường và sử dụng nhiều lao động việc làm ở nông thôn:

+ Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch nông sản đã có cho phù hợp với tình hình biến đổi mới về kinh tế-xã hội thế giới và trong nước.

+ Xây dựng quy hoạch đối với những thị trường-ngành hàng chưa có quy hoạch, đặc biệt chú trọng sự gắn kết giữa quy hoạch sản xuất với chế biến, thương mại và tiêu dùng.

+ Điều chỉnh và xây dựng mới các chương trình phát triển xuất khẩu đối với một số thị trường trọng điểm và những ngành hàng nông sản chủ lực Xây dựng phương án để giảm xuất khẩu những mặt hàng thô, giá trị gia tăng thấp, tăng xuất khẩu những sản phẩm chế biến, chứa hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 49 - 50)