IV. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân của những thành công Nguyên nhân khách quan
1.1. Nguyên nhân khách quan
Kinh tế trong nước và quốc tế liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm trước suy thoái đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng.
Giá xuất khẩu hàng hóa nói chung và giá xuất khẩu nông sản nói riêng trong những năm vừa qua nhìn chung có lợi cho các nước xuất khẩu, do vậy kim ngạch xuất khẩu nông sản liên tục tăng trưởng cao.
Sự lớn mạnh của sản xuất và kinh doanh nông sản. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, nông nghiệp tăng trưởng nhanh, nhiều vùng chuyên canh hàng hóa nông sản dần được tạo dựng, một lực lượng doanh nghiệp với những doanh nhân kinh doanh nông sản hình thành và phát triển mạnh đã tạo điều kiện cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
1.2. Nguyên nhân chủ quan
Những chủ trương, chính sách trong thời kì Đổi Mới đã tạo ra động lực và nền tảng pháp lý có ý nghĩa quyết định đối với những thành công trong sản xuất và thương mại nông sản.
Quá trình chủ động tham gia đàm phán hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau (song phương, đa phương và khu vực) đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế nói chung và thương mại nói riêng, trong đó có thương mại nông sản.
Bộ Nông nghiệp&PTNT đang dần từng bước đầu tư, hoàn thiện thể chế tổ chức hỗ trợ cho công tác phát triển thương mại nông sản như phân công chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị, tăng cường phối hợp hoạt động
giữa các đơn vị trong Bộ, đầu tư vào hoạt động thông tin thị trường, thực hiện chương trình XTTM…
Hoạt động xúc tiến thương mại hàng hóa nói chung và xúc tiến thương mại nông sản nói riêng bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khai thác và mở rộng thị trường, ngành hàng xuất khẩu.
2. Nguyên nhân của những hạn chế
2.1. Nguyên nhân khách quan
Sản xuất nông sản của nước ta phần lớn vẫn còn là sản xuất hàng hóa nhỏ, công nghệ lạc hậu nên khối lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa còn thấp, chưa đáp ứng được tốt nhu cầu và các quy định về vệ sinh an toàn chất lượng tại thị trường trong nước và đặc biệt là các thị trường xuất khẩu.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang thị trường, trong khi thị trường mở rộng nhanh và diễn biến ngày càng phức tạp, khiến cho bộ máy tổ chức, cơ chế và năng lực điều hành, quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn.
Kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thị trường thế giới biến động phức tạp khó lường, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong đó có nông sản giảm mạnh.
Lĩnh vực thương mại nông sản có phạm vi tương đối rộng, liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội cũng như nhiều cơ quan quản lý khác nhau nên khó phân định vị trí-chức năng-nhiệm vụ, dễ nảy sinh vướng mắc, khó khăn trong phối hợp.
sản và một số Bộ, ngành khác trong năm 2007) nên tổ chức, cơ chế, cán bộ và năng lực điều hành, quản lý thương mại nông sản còn chưa hoàn thiện.
Thương mại nông sản trên thế giới có nhiều rủi ro, biến động đặc biệt là biến động giá vật tư, nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp và giá sản phẩm nông sản đầu ra.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Các cấp chính phủ và bộ, ngành mới có chiến lược, định hướng phát triển thương mại hàng hóa nói chung mà chưa xây dựng được chiến lược, định hướng phát triển thương mại nông sản.
Việc phân công chức năng-nhiệm vụ về quản lý và phát triển thương mại nông sản chưa phù hợp với thực tế và năng lực hoạt động của các bộ, ngành đặc biệt là giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đặc thù (từ sản xuất, chế biến tới thương mại, tiêu dùng) của các mặt hàng nông sản.
Công tác quy hoạch sản xuất và thương mại nông sản chưa gắn kết với công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, chưa dựa trên các cở sở nghiên cứu và dự báo khoa học về cung-cầu của thị trường, thiếu quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu ổn định và theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn phục vụ xuất khẩu nông sản.
Các dịch vụ công phục vụ công tác điều hành, quản lý thương mại cho bộ ngành cũng như hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu kém. Thiếu các nghiên cứu về thương mại và thị trường dài hạn, chưa hình thành hệ thống thông tin thương mại, giám sát và dự báo thị trường do đó dẫn đến tình trạng thiếu các thông tin cập nhật
và chính xác về thị trường, hầu như không có các thông tin dự báo và cảnh báo đáng tin cậy.
Phần lớn các hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại nông lâm thuỷ sản dựa vào nguồn vốn Nhà nước, chưa huy động được sự tham gia tích cực từ phía các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, sự tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại chưa tương xứng, chưa đầu tư phát triển thương mại điện tử, chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong hoạt động đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng thương mại ví dụ như hệ thống kho bãi, cầu cảng, giao thông, v.v.. còn manh mún, chi phí cao nên chưa khai thác hết được các cơ hội của thị trường, chưa phát huy được lợi thế cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp.
Do hình thành chưa lâu, chưa tăng cường năng lực cho bộ mày và hoạt động nên các hiệp hội chưa đóng một vai trò hữu hiệu trong phát triển thương mại các mặt hàng nông sản, chưa trở thành cầu nối liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, thị trường…chưa có nhiều các hoạt động và sản phẩm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả.
CHƯƠNG III