Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hợp tác quốc tế trong phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 54 - 56)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM

6.Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hợp tác quốc tế trong phát triển

- Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ ngành liên quan, các Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp triển khai các kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu, tính tới việc ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động thực vật và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm với một số thị trường trọng điểm và truyền thống nhằm tăng cơ hội tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam (thị trường Nga, Trung Quốc..).

- Đẩy mạnh và đổi mới phương thức hoạt động XTTM theo hướng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế và nội địa cho các mặt hàng nông, sản. Tăng cường hỗ trợ, góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp thông qua xây dựng các liên kết chuỗi giá trị hàng nông sản

- Hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu triển khai, cải tiến kỹ thuật, đăng ký thương hiệu hàng hóa, quảng bá thương hiệu, thực hiện nghiên cứu thị trường nước ngoài. Ưu tiên đầu tư hạ tầng thương mại điện tử

- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ XTTM kiến thức về kinh tế, thương mại, nghiệp vụ kinh doanh…Rà soát, có kế hoạch quy hoạch, đào tạo lại nguồn nhân lực XTTM.

- Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực và sự tham gia của các Hiệp hội trong công tác XTTM và xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển thương mại nông sản. Thông qua các chương trình XTTM quốc gia hoặc ngành để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Hiệp hội ngành hàng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như đào tạo, thông tin, tư vấn kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn ODA nhằm phục vụ cho phát triển thương mại nông sản, nhất là cho nâng cao hiệu quả các dịch vụ công phát triển thương mại nông sản.

- Từng bước tạo hành lang pháp lý thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển thương mại nông sản cả ở thị trường trong và ngoài nước.

- Chủ động hợp tác tích cực với các quốc gia, các viện, trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn về thị trường và thương mại nông sản.

- Tiếp tục thực hiện các thoả thuận song phương, đa phương và khu vực về thương mại nông sản đã ký kết. Nghiên cứu và đề xuất khả năng ký kết các nội dung liên quan tới thương mại nông sản trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 54 - 56)