1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng

36 295 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Trong số những thành tích đạt được của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, trong thời gian qua, có thể nói nông nghiệp là một ngành đã có những bước đột phá ngoạn mục. Thu nhập của nông dân không ngừng tăng lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể. Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an toàn lương thực cho đời sống xã hội. Thế nhưng, sự phát triển ấy so với yêu cầu phát triển kinh tế chung trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn còn quá thấp và nhỏ bé. Cho đến bây giờ, nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng vẫn là một nền sản xuất kém hiệu quả và thiếu tính hợp lý. Cần phải hình thành và phát triển những hình thức sản xuất phù hợp hơn, mà trong đó, kinh tế trang trại là một mô hình tốt có thể áp dụng để đáp ứng yêu cầu này. Đã manh nha từ rất lâu, nhưng chỉ trong khoảng chục năm trở lại đây, vai trò của kinh tế trang trại mới thực sự được công nhận và được quan tâm chú ý, đặc biệt là sau khi nghị quyết số 03/2000 - CP của Chính phủ ngày 02/2/2000 về kinh tế trang trại ra đời, thì kinh tế trang trại ở Việt Nam mới có được một sự trợ giúp của Nhà nước về cơ chế, chính sách như là hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông thường của nền kinh tế thị trường. Sự tăng nhanh về số lượng, gia tăng về giá trị sản lượng đã chứng tỏ đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta, giúp nông dân làm giàu, tăng thu nhập cho bản thân họ và cho xã hội.

A.LỜI NÓI ĐẦU Trong số những thành tích đạt được của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, trong thời gian qua, có thể nói nông nghiệp là một ngành đã có những bước đột phá ngoạn mục. Thu nhập của nông dân không ngừng tăng lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể. Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an toàn lương thực cho đời sống xã hội. Thế nhưng, sự phát triển ấy so với yêu cầu phát triển kinh tế chung trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn còn quá thấp nhỏ bé. Cho đến bây giờ, nông nghiệp Việt Nam nói chung nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng vẫn là một nền sản xuất kém hiệu quả thiếu tính hợp lý. Cần phải hình thành phát triển những hình thức sản xuất phù hợp hơn, mà trong đó, kinh tế trang trại là một mô hình tốt có thể áp dụng để đáp ứng yêu cầu này. Đã manh nha từ rất lâu, nhưng chỉ trong khoảng chục năm trở lại đây, vai trò của kinh tế trang trại mới thực sự được công nhận được quan tâm chú ý, đặc biệt là sau khi nghị quyết số 03/2000 - CP của Chính phủ ngày 02/2/2000 về kinh tế trang trại ra đời, thì kinh tế trang trại ở Việt Nam mới có được một sự trợ giúp của Nhà nước về cơ chế, chính sách như là hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông thường của nền kinh tế thị trường. Sự tăng nhanh về số lượng, gia tăng về giá trị sản lượng đã chứng tỏ đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta, giúp nông dân làm giàu, tăng thu nhập cho bản thân họ cho xã hội. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô đất đai lớn như ở vùng trung du miền núi phía Bắc hay vùng đồng bằng ---------------------------------------------------------------------------------------- 1 phía Nam, nhưng đồng bằng sông Hồng vốn là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh cao nhất cả nước. Nhưng để ngành nông nghiệp của vùng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kì mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người vùng châu thổ này, mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Những năm qua kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng đã có nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng thật sự vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Câu hỏi đặt ra là: khả năng phát triển kinh tế trang trại của vùng đến đâu? Làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất? Trả lời cho câu hỏi này chính là mục đích của đề tài: “thực trạng giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng”. ---------------------------------------------------------------------------------------- 2 B.NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI I. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG PHÂN LOẠI 1. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Trang trại Gần với khái niệm trang trại, người ta hay sử dụng khái niệm điền trang hay nông trang. Nhưng về bản chất, chúng là các cách gọi khác nhau của một đơn vị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá. 1.2. Kinh tế trang trại Về kinh tế trang trại, có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau: Có quan điểm cho rằng: “Kinh tế trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp, hình thành phát triển trong nền kinh tế thị trường từ khi phương thức này thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Trang trại được hình thành từ các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ tự cấp tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh” (1) Trong nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại. Chính phủ ta đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như (1) Báo cáo chuyên đề: “Chính sách phát triển trang trại v tác à động của nó đến việc l m v thu nhà à ập của lao động nông thôn”, Viện Quy hoạch v Thià ết kế Nông nghiệp, 2002. ---------------------------------------------------------------------------------------- 3 sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ nông- lâm- thuỷ sản”. Như vậy có thể tóm lại: Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông - lâm - ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay thuộc quyền sử dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô đất đai các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách tổ chức quản lý tiến bộ trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ luôn gắn với thị trường. 2. Đặc trưng của kinh tế trang trại 2.1. Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất nông- lâm- thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn Knh tế trang trạikinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa, khác với kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc. K.Marx đã phân biệt chủ trang trại với người tiểu nông như sau: - Chủ trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra - Người tiểu nông dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra mua bán càng ít càng tốt. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của kinh tế trang trại so với kinh tế cá thể sản xuất nông nghiệp trước đây. Sản xuất hàng hoá đòi hỏi các trang trại phải có quy mô lớn để giảm chi phí đầu vào, tạo ra sản phẩm hàng hoá với giá thành cạnh tranh, chất lượng cao. Đến lượt nó, sản xuất quy mô lớn lại ---------------------------------------------------------------------------------------- 4 càng đòi hỏi phải làm ra sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường vì rõ ràng người chủ trang trại không thể tiêu dùng hết được. Quy mô của trang trại lớn gấp nhiều lần quy mô của hộ gia đình hay kiểu tiểu nông. Nó được đánh giá bằng diện tích đất đai sử dụng, hay bằng giá trị sản lượng làm ra trong một năm hoặc đo bằng tỉ suất hàng hoá của trang trại. 2.2. Quá trình tích tụ ruộng đất vốn đầu tư dẫn đến chuyên môn hoá hình thành các vùng chuyên canh Bất kì một hình thức sản xuất nông nghiệp nào cũng cần có sự tập trung đất đai vốn ở mức độ nhất định. Do tính chất sản xuất hàng hoá quy mô lớn, quá trình phát triển kinh tế trang trại sẽ dần tạo ra những vùng, tiểu vùng sản xuất nông nghiệp với cơ cấu sản xuất khác nhau: - Cơ cấu sản xuất độc canh: là mức phát triển thấp của kinh tế trang trại. Trang trại chỉ sản xuất kinh doanh một loại cây (con) nhất định, tính chuyên nghiệp, chuyên môn tính chất hàng hoá chưa cao. - Cơ cấu sản xuất đa dạng: trang trại kết hợp nhiều loại cây trồng vật nuôi để tận dụng mọi năng lực sản xuất của mình. - Cơ cấu sản xuất chuyên môn hoá: đây là giai đoạn trang trại đã tích luỹ đủ về đất đai, vốn, năng lực kinh nghiệm quản lý để tham gia vào hệ thống phân công lao động xã hội. Khác với cơ cấu độc canh, sản xuất chuyên môn hoá đòi hỏi ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kĩ thuật đạt đến trình độ, tính chất sản xuất hàng hoá cao. Dần dần, nhiều trang trại cùng chuyên môn hoá một ---------------------------------------------------------------------------------------- 5 loại cây trồng, vật nuôi có thể hình thành nên những vùng chuyên canh rộng lớn. 2.3. Tổ chức quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ Dựa trên cơ sở thâm canh, chuyên môn hoá sản xuất, các trang trại phải có cơ chế tổ chức quản lý sản xuất như là các đơn vị kinh doanh khác, tức là phải hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý thường xuyên tiếp cận với thị trường, khác với lối sản xuất “làm tới đâu thì tới” của kinh tế tiểu nông. Ở đây hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu nên tất cả các hoạt động sản xuất đều phải tính toán lợi ích - chi phí bỏ ra. Lao động trong trang trại có hai bộ phận: lao động quản lý (thường là chủ trang trại) lao động trực tiếp (lao động gia đình lao động làm thuê). Số lượng lao động thuê mướn thay đổi tuỳ loại hình trang trại quy mô trang trại khác nhau. Chủ trang trại là người có kiến thức kinh nghiệm, trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng khoa học công nghệ. Thu nhập của trang trại vượt trội so với kinh tế hộ. 3. Phân loại kinh tế trang trại 3.1. Theo quy mô đất sử dụng, có thể chia 4 loại: - Trang trại nhỏ: dưới 2 ha - Trang trại vừa: 2 - 5 ha - Trang khá lớn: 5 - 10 ha - Trang trại lớn: trên 10 ha 3.2. Phân loại theo cơ cấu sản xuất, chia thành: * Trang trại trồng trọt: ---------------------------------------------------------------------------------------- 6 - Trang trại trồng rừng: thường có quy mô lớn được phát triển ở các vùng núi phía Bắc. - Trang trại trồng cây ăn quả: Đây là loại hình trang trại phổ biến không chỉ ở miền núi mà còn rất thích hợp với vùng đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng Bắc Bộ Đồng bằng Nam Bộ. - Trang trại trồng cây lương thực, thực phẩm: quy mô đất nhỏ. Rất phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu vùng đồng bằng. *Trang trại chăn nuôi: Loại hình trang trại này cũng rất đa dạng. *Trang trại thuỷ sản: loại hình trang trại này rất đặc thù, nhất thiết phải có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản với một diện tích nhất định. *Trang trại kinh doanh tổng hợp: chủ trang trại có thể kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng trọt với nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất với dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc thậm chí tất cả các hình thức miễn sao có lợi. 3.3. Phân loại trang trại theo chủ thể kinh doanh Theo chủ thể kinh doanh, có thể chia kinh tế trang trại thành: - Trang trại nhà nước: như nông trường quốc doanh, công ty nông nghiệp nhà nước, có quy mô lớn nên hình thành nên nhiều cấp trung gian. - Trang trại của công ty hợp doanh: Là loại hình kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá của các công ty hợp doanh. - Trang trại gia đình: Đây là loại hình phổ biến nhất của kinh tế trang trại trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng. Loại hình này thực chất là các hộ nông dân từ kinh tế tiểu nông sản xuất tự túc, tiến lên kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá với các mức độ khác nhau. ---------------------------------------------------------------------------------------- 7 II. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1. Phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu của quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp- nông thôn Các ngành sản xuất đều có xu hướng tích luỹ về vốn các yếu tố sản xuất khác: tư liệu, lao động, kinh nghiệm, trình độ quản lý . Trong nông nghiệp cũng vậy. Lúc đầu Marx cũng cho rằng đây là điều tất yếu trong qúa trình công nghiệp hoá nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa nhưng trong tác phẩm cuối cùng của mình, ông đã viết: “Ngay ở nước Anh nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không dùng lao động làm thuê”. (2) Sở dĩ như vậy là vì sản xuất nông nghiệp có đặc trưng khác với công nghiệp ở chỗ là phải tác động vào những vật sống (cây trồng, vật nuôi) nên không phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất tập trung quy mô quá lớn. Công cuộc đổi mới kinh tế đổi mới nông nghiệp của Việt Nam mới bắt đầu cách đây gần hai chục năm. Cơ chế thị trường không chỉ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngành công nghiệp, dịch vụ mà còn làm thay đổi căn bản mục đích do đó thay đổi cả phương thức sản xuất trong nông nghiệp. Sự phát triển của trao đổi hàng hoá đặt ra yêu cầu làm ra sản phẩm phải là hàng hoá với giá cả hợp lý chất lượng đảm bảo hơn. Khi nông nghiệp đã có một bước chuyển mình đáng kể, nhiều hộ nông dân đã giàu lên, nhận thức hiểu biết về khoa học kĩ thuật ngày càng sâu sắc, kinh nghiệm khả năng quản lý, tổ chức sản xuất ngày càng được nâng cao, vốn tích luỹ đạt đến một mức độ nhất định, thì cũng là lúc người kinh doanh nông nghiệp phải nghĩ đến một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới, có quy mô lớn hơn, tỉ suất lợi nhuận cao hơn. Thế là họ bỏ vốn, (2) K.Marx, To n tà ập, tập 25, phần 2. ---------------------------------------------------------------------------------------- 8 lập nên các trang trại, thuê nhân công hoạt động như một nhà kinh doanh . Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp- nông thôn nói riêng, Chính phủ đã có khá nhiều văn bản quan trọng về các vấn đề: đất đai cho trang trại, vốn sản xuất cho trang trại, hỗ trợ khâu cung ứng đầu vào, đầu ra ., bắt đầu từ “khoán 100” thực hiện sản lượng khoán, tránh đồng ruộng bị chia cắt manh mún, đến Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VII (6/1993) sau đó là Luật đất đai (9/1993), rồi Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII (12/1997) cũng khẳng định: “kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích này”. gần đây nhất, một văn bản quan trọng đã được ban hành. Đó là Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP, trong đó có nêu rõ: “Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học – công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các trang trại phát triển bền vững”, “chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật ”. 2. Tác động của kinh tế trang trại đến sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng 2.1. Góp phần chuyên môn hoá sản xuất chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp- nông thôn, phát triển kinh tế hàng hoá của vùng Như đã nói, đặc trưng của kinh tế trang trại là mức độ tập trung cao về đất đai tích luỹ lâu dài về vốn, đã dần tạo nên một quy mô vượt trội so với sản xuất của hộ gia đình. Với riêng mỗi trang trại, trong giai đoạn đầu do ---------------------------------------------------------------------------------------- 9 còn thiếu vốn khả năng sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý, họ thường kết hợp sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng sau đó, do sự tích luỹ về các yếu tố trên, trang trại sẽ hướng theo một vài loại sản phẩm do đó quy mô của loại sản phẩm này cũng lớn lên. Sản xuất quy mô lớn lại đòi hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để làm ra sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng cao đồng đều. Vì mục đích của kinh tế trang trại là thị trường: sản xuất cái gì, khối lượng bao nhiêu, chất lượng ở mức độ nào, . đều phải bắt kịp các tín hiệu của thị trường. vì xu hướng của trang trại là ngày càng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao hơn, nên cơ cấu sản xuất của trang trại cũng thay đổi, hàm lượng khoa học kĩ thuật trong sản phẩm nông nghiệp thậm chí tăng lên. Nhìn chung, kinh tế trang trại sẽ tăng tỉ lệ chăn nuôi, giảm tỉ lệ trồng trọt, một số tiểu ngành như sản xuất thực phẩm cao cấp, hoa kiểng . ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu lớn. Biểu 1: Cơ cấu GDP ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng (giá cố định 1994), Đơn vị: % HẠNG MỤC 1990 1995 2000 2001 Tổng số 100 100 100 100 Nông nghiệp 94,7 94,2 92,8 92,5 - Trồng trọt 75,3 74,9 71,7 70,0 - Chăn nuôi 19,4 19,3 21,1 22,5 Lâm nghiệp 2,4 1,6 1,1 1,0 Thuỷ sản 2,9 4,2 6,0 6,5 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê. 2.2. Góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng, đối với cả nước trong việc cung cấp lương ---------------------------------------------------------------------------------------- 10

Ngày đăng: 25/07/2013, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w