Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

107 2.5K 16
Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu… nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng phương thức hoạt động. Đây là bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa đặc biệt: Lực lượng sản xuất xã hội đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên thế giới hiện nay, các nước thuộc tổ chức OECD các ngành kinh tế tri thức đã đóng góp trên 50% GDP (Mỹ 55,3%, Nhật Bản 53%, Canada 51% .) Nhiều nền kinh tế công nghiệp mới các nước đang phát triển cũng đang hướng mạnh vào kinh tế tri thức, tập trung nỗ lực để phát triển nhanh một số ngành kinh tế tri thức, như công nghệ thông tin, Internet, thương mại điện tử, công nghệ phần mềm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá.” Một trong những trụ cột của nền kinh tế tri thứcsự phát triển của công nghệ thông tin. Đề tài “Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành phát triển kinh tế tri thức Việt Nam” nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành phát triển nkinh tế tri thức đồng thời kiến nghị một 1 số giải pháp nhằm phát triển công nghệ thông tin để phát triển kinh tế tri thức Việt Nam. 2.Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sự hình thành phát triển kinh tế tri thức như “Phát triển kinh tế tri thức; rút ngắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá” xuất bản năm 2001 của GS.VS Đặng Hữu, “Kinh tế tri thức: Những khái niệm vấn đề cơ bản” xuất bản năm 2000 của Đặng Mộng Lân, “Kinh tế tri thức: Xu thế mới của xã hội thế kỷ XX” NXB chính trị quốc gia, HN 2000 của GS.TS Ngô Quý Tùng gần đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “Hình thành phát triển kinh tế tri thức Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” chuyên ngành kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Quốc Long, đại học KTQD. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tác giả nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò của của công nghệ thông tin đối với sự hình thành phát triển kinh tế tri thức Việt Nam. 3.Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm của nền kinh tế tri thức tính tất yếu khách quan về vai trò của công nghệ thông tin đối với quá trình hình thành phát triển kinh tế tri thức. Thực trạng vai trò của công nghệ thông tin đối với quá trình hình thành phát triển kinh tế tri thức Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng giải pháp nhằm phát triển công nghệ thông tin để phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Công nghệ thông tin đối với sự hình thành phát triển kinh tế tri thức Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng kinh nghiệm một số nước đã xây dựng phát triển thành công kinh tế tri thức thời gian từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 đến nay để vận dụng vào Việt Nam. 2 5. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ lô gích lịch sử để nghiên cứu. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp: Tổng hợp, thống kê, phân tích, quy nạp, diễn giải, mô hình hoá… những luận điểm được đề cập đến trong luận văn. 6.Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn về vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành phát triển nền kinh tế tri thức Chương 2: Thực trạng phát triển công nghệ thông tin đối với quá trình hình thành phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam Chương 3: Phương hướng những giải pháp phát triển công nghệ thông tin để phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1.1 KINH TẾ TRI THỨC NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 1.1.1 Kinh tế tri thức đặc điểm của kinh tế tri thức * Khái niệm về kinh tế tri thức Kinh tế tri thức là “nền kinh tế mà trong nó nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực việc sáng tạo, phân phối sử dụng tri thức trong các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao”. Nói một cách đơn giản đó là thời đại kinh tế trong đó “khoa học là lực lượng sản xuất thứ nhất”. - Sự phân phối nguồn tài nguyên của kinh tế tri thức: Trong nền kinh tế tri thức, tài nguyên trí lực vốn vô hình là nhân tố quan trọng nhất trong việc phân phối tài nguyên. Việc phân phối nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua tri thức, trí lực được tiến hành một cách khoa học, hợp lý, tổng hợp, tập trung, không ỷ lại vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt như đất đai, dầu mỏ… Đồng thời kinh tế tri thức phải dốc sức vào việc thông qua nguồn tài nguyên trí lực để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt do kinh tế công nghiệp gây ra. Ví dụ con chíp máy tính trong công nghệ thông tin được làm từ đá, nguyên liệu tụ biến nhiệt hạch khống chế của công nghệ nguồn năng lượng mới nguồn năng lượng tái sinh được sản xuất từ Hydrogenium (H) trong nước. - Các ngành sản xuất chủ yếu của kinh tế tri thức: Trong sản xuất, kinh tế tri thức lấy các ngành sản xuất kỹ thuật cao làm nền tảng. Các ngành sản xuất kỹ thuật cao lại lấy khoa học kỹ thuật cao làm chỗ dựa. Theo sự phân loại của tổ chức liên hợp quốc thì khoa học kỹ thuật cao chủ 4 yếu có các ngành; công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới năng lượng tái sinh, công nghệ vật liệu mới, khoa học kỹ thuật không gian, khoa học kỹ thuật Hải Dương… (theo quy định của khu công nghiệp kỹ thuật cao quốc tế, khi nào thành phần kỹ thuật cao được nâng lên vượt quá 70% thì kỹ thuật truyền thống mới được gọi là kỹ thuật cao). Tuy nhiên, kinh tế công nghiệp kinh tế nông nghiệp vẫn tồn tại, không phải tất cả kỹ thuật truyền thống đều phải cải tạo thành kỹ thuật cao. - Sử dụng sản phẩm của kinh tế tri thức: Là phải sử dụng các tri thức mới được sinh ra thông qua sản phẩm kỹ thuật cao. Lợi dụng tri thức trí lực sáng tạo ra nhiều của cải vật chất hơn. Ví dụ, trong thức ăn của chúng ta, thành phần của sản phẩm cây nông nghiệp gien nhiều hơn sản phẩm cây nông nghiệp truyền thống, trong nguồn năng lượng của chúng ta thì thành phần năng lượng mặt trời năng lượng nguyên tử lớn hơn than dầu mỏ…. - Việc sử dụng tri thức truyền bá tri thức. Tri thức sau khi sử dụng hoàn toàn không mất đi, không bị chuyển hoá không bị hao mòn, nó hoàn toàn khác với việc sử dụng hàng hoá thông thường. Sử dụng hàng hoá tri thức giống như tiêu thụ hàng hoá thông thường, hoàn toàn phải trả giá. Đối với tri thức, mỗi người đều phải học tập để có tri thức, tiêu hoá tri thức, mới có thể biến tri thức chung thành cái của mình. Muốn sử dụng tri thức như tiêu thụ hàng hoá, mỗi người phải chuyển hoá tri thức thành kỹ năng. Vì vậy không có tri thức “miễn phí”. Trong kinh tế tri thức, mỗi người có được bao nhiêu tri thức là do việc học tập để có tri thức năng lực chuyển hoá tri thức của cá nhân, cho nên “người giàu có” trong nền kinh tế tri thức là người có trình độ tri thức cao. 5 * Đặc điểm của kinh tế tri thức Thứ nhất: Trong nền kinh tế tri thức công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tinvai trò quan trọng. Công nghệ cao đặc biệt là công nghệ thông tin đang cung cấp cho chúng ta những phương pháp mới để phối hợp các tri thức có liên quan nhằm tạo ra tri thức mới hỗ trợ sự hợp tác trong phân phối kiến thức. Khả năng này của công nghệ thông tin trong sản xuất phân phối tri thức gần đây có những thay đổi rất quan trọng, do đã có sự thay đổi công nghệ rất mạnh mẽ do sự sẵn sàng thay đổi cũng như khả năng thực hiện của các tổ chức nhằm khai thác cơ hội mới đó. Các tiến bộ này không chỉ làm tăng khả năng của công nghệ thông tin về thu nhận, lưu trữ, xử lý phân phối thông tin, mà còn ảnh hưởng đến phạm vi tác động của công nghệ thông tin như là những công cụ sáng tạo, bổ sung phân phối tri thức. Một ví dụ nổi bật là sự phát triển của công tác xuất bản điện tử. Năm 1994, trên thế giới có tất cả 25 tạp chí điện tử tổ chức theo cách xét duyệt ngang hàng. Năm 1997, chỉ riêng Anh, các nhà xuất bản đã cho ra đời khoảng 1300 tên tạp chí điện tử, năm 1998- 1999 có khoảng 3200 tạp chí… Trong lĩnh vực giảng dạy, nhờ sự phát triển trong kỹ thuật nối mạng, mô phỏng hoạt hình, đã xuất hiện một cách giảng dạy mới gọi là “học tập ảo”, thí dụ như với một phần mềm thích hợp, người sinh viên có thể mỏ một con ếch ảo chứ không phải ếch thực. Cũng như trong trường hợp xuất bản điện tử, thách thức hiện nay của học tập ảo là chuyển cách truyền đạt nội dung của các bài giảng sang một cách giảng dạy mới. Do những thay đổi như vậy đối với sản xuất, phân phối sử dụng kiến thức, công nghệ thông tin không chỉ là điều kiện để kinh tế tri thức phát triển mà bản thân nó đã trở thành một phương thức phát triển của kinh tế tri thức. Công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, có giá trị gia tăng nhanh được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế. 6 Thứ hai: Tri thức khoa học công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là lực lượng sản xuất thứ nhất, là lợi thế phát triển quyết định. Điểm nhấn quan trọng nhất là sự khác biệt chất lượng quyết định của nền kinh tế tri thức so với các nền kinh tế trước nó; thay vì các nguồn lực truyền thống (tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động rẻ vốn) đã từng đóng vai trò là lợi thế phát triển quyết định trước đây, trong nền kinh tế tri thức, lần đâu tiên trong lịch sử loài người, trí thức, trí tuệ con người kỹ năng lao động trở thành lợi thế phát triển lớn nhất, quyết định nhất. Khoa học công nghệ được nhất trí thừa nhận là lực lượng sản xuất thứ nhất theo nghĩa là yếu tố quan trọng quyết định tiến trình phát triển kinh tế. Điểm nhấn này chứa đựng những hàm ý rất có ý nghĩa thực tiễn: - Ngày nay, thay vì các yếu tố vật chất- kỹ thuật truyền thống (máy móc cơ khí, đường sắt, ruộng đất, hầm mỏ), con người trí tuệ có kỹ năng cao đang trở thành lực lượng sản xuất quan trọng nhất, quyết định thành công của nỗ lực phát triển. Tương ứng với sự thay đổi này là sự thay đổi trong trật tự ưu tiên của các nỗ lực phát triển: Để giành thắng lợi trong cuộc đua tranh phát triển toàn cầu, chiến lược khôn ngoan nhất, có triển vọng nhất trong dài hạn chính là ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực theo hướng mà nền kinh tế tri thức quy định. Đó là nguồn nhân lực trí tuệ (nhân lực khoa học công nghệ, trí thức), là lực lượng lao động kỹ năng cao. -Vì tri thức công nghệ cao đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, do tri thức, kỹ năng, nguồn phát minh công nghệ hiện đại đã trở thành lợi thế cạnh tranh quyết định nên một cách hiển nhiên, việc nâng cao năng lực sáng tạo sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ trở thành nhiệm vụ trọng tâm nhất của các nỗ lực phát triển. Do đó sản xuất dụng tri thức khoa học công nghệ cao là loại hình sản xuất quan trọng nhất, quyết định nhất trong giai đoạn hiện nay. Điều đó có nghĩa là để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, đua tranh phát triển trước 7 hết, phải tạo ra lợi thế cạnh tranh quyết định. Đó là lợi thế về tri thức kỹ năng lao động, là lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực đã từng là quan trọng nhất (luyện kim, cơ khí, hoá chất…) trong lôgic của nền kinh tế tri thức chỉ đóng vai trò là những nhiệm vụ quan trọng thứ cấp tương đối ngắn hạn so với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ. Thứ ba: Nền kinh tế thế giới hiện đại được cấu trúc thành một mạng lưới toàn cấu. Mạng lưới toàn cầu của nền kinh tế tri thức được kiến tạo bởi - Các “chất liệu” phát triển cơ bản khác trước (những công cụ mới, ví dụ máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, các loại vất liệu mới, công nghệ “gen”, thương mại điện tử…) những nhân vật mới (tầng lớp các nhà kỹ trị đóng vai trò quyết định, người lao động tri thức, các siêu công ty xuyên quốc gia…) vận động theo nguyên lý mới. - Hệ thống phân công quốc tế toàn cầu thay cho hệ thống phân công lao động quốc tế, quốc gia. Nó vận động theo những quy tắc sản xuất thương mai tài chính mới trong không gian toàn cầu hoá với đặc trưng là thời gian ngắn, không gian thu hẹp các đường biên giới mất dần. - Quá trình phi tập trung hoá cấu trúc kinh tế xã hội. Cấu trúc mạng gắn với quá trình phi tập trung hoá cấu trúc. Quá trình đô thị hoá diễn ra theo những xu hướng quy tắc mới. Các đô thị khổng lồ không còn là sự lựa chọn duy nhất chủ yếu. Khái niệm văn phòng, chỗ làm việc tập trung hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn người kiểu công xưởng đã thay đổi mạnh mẽ khi công việc chủ yếu của xã hội là sản xuất tri thức, tiến hành trong môi trường tự động hoá cao trên cơ sở mạng thông tin, với các công cụ chính là máy vi tính nối mạng. - Sự thay đổi cơ cấu quyền lực trong kinh tế. Hình thái phát triển dựa trên quan hệ lệ thuộc- cai trị của các nền kinh tế trước đây được thay thế bằng quan hệ tham dự - bình đẳng về chức năng trong cơ cấu của các 8 thành tố. Lực lượng nắm giữ tri thức sẽ là động lực phát triển của xã hội là tầng lớp quyết định vận mệnh của mỗi dân tộc. - Sự không thuần nhất cấu trúc của nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu. Trong mạng lưới kinh tế toàn cầu, vẫn tồn tại những mảng, những vùng cấu trúc (khu vực, quốc gia, ngành) có trình độ phát triển thấp xa các mảng, các vùng khác. Thứ tư: Kinh tế tri thức có đặc điểm quan trọng là tốc độ biến đổi cực kỳ cao. -Tốc độ sản sinh tri thức tăng theo cấp số nhân. -Tốc độ thay đổi giá cả cũng diễn ra rất nhanh -Tốc độ ứng dụng khoa học vào thực tiễn nhanh Để tồn tại trong một thế giới như vậy rõ ràng cần có bản lĩnh năng lực phản ứng nhanh nhạy. Phẩm chất này đến lượt nó, tuỳ thuộc quyết định vào khả năng nắm bắt xử lý dòng thông tin có dung lượng ngày càng lớn, tốc độ truyền tải cao với cấu trúc ngày càng phức tạp. Đây quả là một thách thức lớn đối với những chủ thể phát triển yếu kém, lạc hậu thiếu quyết tâm nhập mạng hiện đại. Thứ năm: Hệ thống giáo dục thay đổi, chuyển sang hệ thống học tập suốt đời Trong kinh tế tri thức, mỗi người có được bao nhiêu tri thức là do việc học tập tri thức năng lực chuyển hoá tri thức của cá nhân. Để không ngừng trau dồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo, mọi người đều phải học tập, học thường xuyên, học trường học trên mạng, cả xã hội học tập. Đầu tư cho giáo dục cho khoa học chiếm tỷ lệ rất cao- nói chung đầu tư vô hình cao hơn đầu tư hữu hình. Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Hiện nay, nhân loại đang chứng kiến một loại hình giáo dục mới, trong đó Internet đóng vai trò chủ đạo với những khả năng chưa từng có đang ngày càng phát triển. 9 Những đặc điểm nêu trên là những thuộc tính chủ yếu của kinh tế tri thức. Chúng cũng là nguồn gốc của mọi cơ may rủi ro phát triển, nhất là đối với các nền kinh tế lạc hậu. Mối quan hệ này biểu hiện thành hai loại thách thức. Thứ nhất là thách thức gia nhập sinh tồn trong mạng. Thứ hai là thách thức đua tranh tốc độ để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển. Vấn đề thời cơ phát triển được hiểu là tổ hợp của hai thách thức đó. Như vậy, từ những đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể khái quát so sánh các thời đại kinh tế như sau: Bảng 1.1 So sánh khái quát các thời đại kinh tế Kinh tế nông nghiệp Kinh tế công nghiệp Kinh tế tri thức Đầu vào của sản xuất Lao động, đất đai, vốn Lao động, đất đai, vốn, công nghệ thiết bị Lao động, đất đai, vốn, công nghệ thiết bị, tri thức, thông tin Các quá trình chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi Chế tạo, gia công Thao tác, điều khiển, kiểm soát, xử lý thông tin Đầu ra của sản xuất Lương thực Của cải, hang hoá tiêu dung, các xí nghiệp, nền công nghiệp. Sản phẩm đáp ứng chu cầu ngày càng cao của cuộc sống, công nghiệp tri thức, vốn tri thức Công nghiệp chủ yếu thúc đẩy phát triển Sử dụng sức vật, cơ giới hoá đơn giản Công nghiệp dịch vụ là chủ yếu Các ngành kinh tế tri thức thống trị. Cơ cấu xã hội Nông dân Công nhân Công nhân tri thức Đầu tư cho R &D <0,3%GDP 1-2% GDP >3%GDP Tỷ lệ đóng góp của công nghệ cho tăng trưởng kinh tế <10% >30% >80% Đầu tư cho giáo dục <1% GDP 2-4% GDP >6% GDP Tầm quan trọng của giáo dục Nhỏ Lớn Rất lớn Trình độ văn hoá trung bình Tỷ lệ mù chữ cao Trung học Sau trung học Vai trò của truyền thông Không lớn Lớn Rất lớn 1.1.2 Các yếu tố cấu thành của nền kinh tế tri thức trên chúng ta vừa đưa ra khái niệm về kinh tế tri thức: Là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập sử dụng tri thức giữa vai trò quyết định 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 13:54

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1 So sánh khái quát các thời đại kinh tế - Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Bảng 1.1.

So sánh khái quát các thời đại kinh tế Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành của nền kinh tế tri thức - Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Hình 1.1.

Các yếu tố cấu thành của nền kinh tế tri thức Xem tại trang 14 của tài liệu.
Đài phát thanh và truyền hình - Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

i.

phát thanh và truyền hình Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan