0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM (Trang 34 -37 )

Thứ nhất: Để phát triển công nghệ thông tin, Việt nam rất cần một

tư duy đổi mới để nhận thức được tính kế thừa và sự khác biệt của nền kinh tế này so với nền kinh tế hàng hoá thông thường trong lịch sử.

Để đuổi kịp châu Âu, Châu Mỹ về trình độ phát triển của công nghệ thông tin, chúng ta không còn cách nào khác là phải đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới các thể chế kinh tế hiện hành và đổi mới công nghệ. Đây là quá trình không đơn giản, bởi nó diễn ra trong một khu vực mà các tập tục lề thới và những ràng buộc về văn hoá, tôn giáo luôn có xu hướng trói buộc những ý tưởng vượt thời đại.

Điều đó cho thấy vấn đề không đơn thuần chỉ là vốn và công nghệ, mà bắt đầu trước hết phải từ cách nghĩ của từng người dân, giới kinh doanh đến đội ngũ những người làm khoa học và hoạch định chính sách. Bởi “cuộc cách mạng thông tin đang trên đường tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, kỹ thuật, về phần mềm hay tốc độ, mà trước hết đó phải là cuộc cách mạng về quan niệm về đổi mới tư duy”

Thứ hai: Hình thành nguồn vốn nhân lực, khuyến khích và bồi

dưỡng nhân tài, lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển. Vai trò của giáo dục là rất quan trọng (nếu không muốn nói là bậc nhất) đối với việc phát triển nhân lực, phát triển công nghệ thông tin và thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số.

Thứ ba: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ nghệ

cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và coi chúng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế.

Thứ tư: Tiến hành cải tổ và cải cách kinh tế theo hướng tự do hoá và

mở cửa. Để phát triển công nghệ thông tin thì vốn là nhân tố quyết định, nhưng cũng không thể thiếu được điều kiện tiên quyết là nhà nước pháp quyền thực sự dân chủ và một nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh, cùng tri thức và công nghệ.

Thứ năm: Xoá bỏ triệt để cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan

liêu bao cấp. Chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

Thứ sáu: Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, đặc biệt việc gia nhập

tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho chúng ta nhiều cơ hội, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới để phát triển các ngành công nghệ cao nói chung và công nghệ thông tin nói riêng.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM (Trang 34 -37 )

×