0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Những nhận xét quá trình hình thành và phát triển công nghệ thông tin ở Việt nam

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM (Trang 50 -52 )

Tóm tắt chương

2.1.3 Những nhận xét quá trình hình thành và phát triển công nghệ thông tin ở Việt nam

thông tin ở Việt nam

Đối với nước ta, các chính sách của Đảng và Nhà chưa hướng mạnh sang hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.

- Môi trường chính sách vĩ mô của Việt Nam chưa khuyến khích các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao. Việt Nam chưa hình thành được một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa giới khoa học và giới doanh nghiệp.

- Việt Nam chưa có một hệ thống định chế tài chính đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu công nghệ và đổi mới. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn tài chính là điều kiện tiên quyết để biến ý tưởng thành tri thức, thành công nghệ, do đó Việt Nam cần xây dựng được các mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động sản sinh ra tri thức, đặc biệt là loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm.

*Về hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin ở Việt nam vẫn chưa tạo ra được nhiều công nghệ mang tính đột phá, không ít kết quả nghiên cứu không được áp dụng vào sản xuất, vì công nghệ chưa thực sự ổn định và hoàn chỉnh.

Hướng nghiên cứu còn dàn trải và ít gắn kết với mục tiêu kinh tế -xã hội cụ thể. Nhiều kết quả nghiên cứu do các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra mới chỉ dừng ở phòng thí nghiệm. Tại nhiều doanh nghiệp công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nói chung chưa được chú trọng, thiếu gắn kết giữa các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu và trường đại học trong nghiên cứu và phát triển công nghệ. Việc xây dựng và thực hiện các chương trình khoa học - công nghệ và kinh tế- kỹ thuật còn nhiều bất cập.

Các chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin thời gian qua chủ yếu tập trung vào hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua các hình thức song phương, chưa có các chính sách khuyến khích đủ mạnh để thu hút chuyên gia giỏi nước ngoài, trí thức Việt kiều trực tiếp làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong nước; chưa có

những cơ chế chính sách thu hút các công ty có công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, trừ một vài trường hợp gần đây như hàng Intel.

*Về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin

Thứ nhất: Công nghệ thông tin đã có nhiều tác động tích cực đến kinh tế- xã hội của đất nước.

Trên thực tế công nghệ thông tin đã đã chứng tỏ vai trò quan trọng làm thay đổi trình độ và tốc độ phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá và phát triển bền vững. Đóng góp cho sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng và tạo ra những sản phẩm mới. Trong quá trình đó đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã có những cống hiến tích cực được đảng và nhân dân ghi nhận.

Thứ hai: Góp phần tạo ra các ngành nghề mới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH

Trong các ngành nghề mới được tạo ra, ấn tượng nhất thời gian qua là các ngành công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phần cứng như lắp ráp máy tính các nhân, cùng với công nghiệp phần mềm và dịch vụ chất xám đều phát triển một cách mạnh mẽ

Thứ ba: Cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ cao khác, công nghệ thông tin nước ta hội nhập tương đối nhanh chóng với thế giới.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM (Trang 50 -52 )

×