Tóm tắt chương
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công nghệ thông tin
Người ta thường nói bốn thành tựu khoa học và công nghệ kỳ diệu nhất trong thế kỷ 20 đó là:
+Con người đi vào vũ trụ
+Sử dụng năng lượng nguyên tử +Công nghệ gen
+Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng nhất đối với tổ chức quản lý, nó giúp con người phương pháp phương tiện để tác động vào đối tượng lao động một cách có hiệu quả, chất lượng hơn, nó thúc đẩy sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, giúp con người rút ngắn thời gian và không gian, và do đó có tác động sâu sắc đến toàn xã hội.
Quá trình phát triển công nghệ thông tin có thể chia ra thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (Thủ công): Việc thu thập thông tin và xử lý thông tin được thực hiện bằng phương pháp thủ công là chủ yếu.
Giai đoạn thứ hai (cơ giới hoá): Sử dụng máy tính tham gia vào một số công đoạn trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, như tính toán, phân tích, thống kê, tổng hợp thông tin.
Giai đoạn thứ ba (Tự động hoá): Toàn bộ quá trình thu thập thông tin và xử lý thông tin được tự động hoá trên cơ sở sử dụng những những hệ
thống máy tính mạnh. Nhờ tự động hoá, khối lượng lớn thông tin được phân tích, xử lý nhanh hơn nhiều.
Những thành tựu cơ bản của công nghệ thông tin cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ XXI có thể kể đến là:
Thứ nhất: Sử dụng các vi mạch. Chíp điện tử có tốc độ xử lý, tính toán cao trong các cấu trúc song song là một cách đột phá quan trọng nhất của công nghệ thông tin và đã tạo nên một cách tiếp cận khác hẳn so với việc sử dụng các máy tính điện tử thông thường trên cơ sở một bộ vi xử lý thông thường. Việc sử dụng các bộ vi xử lý song song và các mạng nơron đã cho phép nhiều bộ vi xử lý cùng hoạt động một lúc trong một chế độ mạng song song linh hoạt được mô phỏng theo mạng lưới các tế bào tạo nên bộ nào của con người.
Thứ hai: Kỹ thuật số hoá. Nhờ kỹ thuật số hoá, mọi tín hiệu (âm thanh, chữ viết, hình ảnh, biểu bảng..) đều được mã hoá thành tín hiệu 1 và 0. Bước đột phá công nghệ này đã cho phép ra đời trong thập niên 90 của thế kỷ 20 hai khái niệm mới là các siêu lộ cao tốc thông tin và đa phương tiện (multimedia) và một số dịch vụ viễn thông mới, đó là điện thoại có hình (víionphone).
Thứ ba: Công nghệ lade. Tuy mới xuất hiện nhưng lade đã được xã hội chấp nhận và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực do hiệu quả kỹ diệu từ những ưu điểm về tính hội tụ, định hướng cao, truyền tải được nhiều hơn tín hiệu về sóng điện từ của loại công nghệ này, nhất là trong y tế, vật lý thiên văn, công nghệ không gian và trong công nghệ thông tin (các đầu đọc CD, VCD, DVD, truyền tải tín hiệu trên cáp quang…) kết hợp với cáp sợi quang để truyền tín hiệu dưới dạng “chớp-tắt”, cũng như cùng với các đột phá công nghệ khác mới xuất hiện trong vòng chưa đầy một thập kỷ, công nghệ lade đã trở thành một trong những công nghệ nền tảng của của cuộc cách mạng thông tin hiện nay.
Thứ tư, Cáp quang. Chất lượng truyền tải cao của cáp quang, xuyên
suốt qua khoảng cách và khả năng vận chuyển lưu lượng thông tin khổng lồ của nó có thể tạo ra một chuỗi số liên tục tuyệt đối giữa toàn bộ nguồn thông tin và những người sử dụng với giá thành ngày càng ít phụ thuộc vào khoảng cách và khối lượng thông tin được truyền đi, đã đưa cáp quang trở thành một bước đột phá công nghệ cực kỳ quan trọng cuối thế kỷ 20 và trở thành hệ tuần hoàn của siêu lộ cao tốc thông tin.
Thứ năm: Công nghệ nén số hình ảnh. Để truyền tải những lượng
thông tin khổng lồ do kỹ thuật số hoá của truyền hình tạo ra, các thuật toán nén số đã cho phép giảm khối lượng thông tin xuống hàng trăm lần và hơn nữa. Công nghệ này đặt thêm một viên gạch vào nền móng mạng lưới các siêu lộ cao tốc thông tin toàn cầu.
Thứ sáu: Công nghệ truyền tải không đồng bộ (AMT- Ansynchronous Mode of Transfer ). Công nghệ truyền tải không đồng bộ
AMT, cùng với kỹ thuật số mang lại khả năng kết nhập và truyền tải dưới dạng các tín hiệu 0 và 1 đối với tất cả các thông tin thuộc đủ mọi loại khác nhau như; âm thanh, giọng nói, hình ảnh tĩnh, động và các dữ liệu tin học (bảng, biểu, đồ hoạ, văn bản, số liệu….) đã cho phép tạo ra các mối liên lạc với lưu lượng thông tin có khả năng thay đổi theo nhu cầu, xử lý các tuyến liên lạc khác nhau về dữ liệu, tiếng nói, các chương trình nghe, nhìn và điều chỉnh một cách hiệu quả các tín hiệu có thông lượng cao, đặc biệt là các chương trình đa phương tiện. Công nghệ này sẽ là trái tim của công nghệ siêu lộ cao tốc thông tin dưới đây.
Thứ bảy: Mạng thông tin số hoá đa dịch vụ băng rộng (B-ISDN Broadband Intergrated Services Digital Network). Từ giữa những năm
1980, Uỷ ban tư vấn viễn thông quốc tế đã bắt tay vào nghiên cứu một mô hình mạng viễn thông nhằm đáp ứng được các yêu cầu mới đặt ra là mạng thông tin số hoá đa dịch vụ băng rộng B-ISND, cho phép thực hiện tất cả các ứng dụng truyền tiếng nói, âm thanh, hình ảnh tĩnh, động và các dữ
liệu, đồ hoạ, văn bản, bảng biểu, trong cùng một hệ thống mạng có khả năng cung cấp đồng thời các dịch vụ truyền tin với tốc độ thay đổi trong khoảng từ hàng chục nghìn bit/giây tới hàng trăm triệu và hàng tỷ bít/giây. Nhờ đó, có thể truyền kết hợp một số lượng lớn các thông tin sử dụng băng tần tiếng nói (trên các mạng điện thoại có dung lượng hàng chục nghìn thuê bao và hơn nữa) cùng với luồng số liệu và hình ảnh có tốc độ cao (trên các mạng LAN, AN và WAN) trong một thời gian ngắn với các dịch vụ truyền thông đa phương tiện, đa dạng và phức tạp, có thể đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của con người. Có thể coi loại mạng này là phần hồn của các siêu lộ cao tốc thông tin toàn cầu trong thế kỷ 21.
Thứ tám: Đa phương tiện trong thế giới thông tin tương tác. Các
thành tựu mới nhất về tin học - viễn thong vào những năm 1990 đã cho phép ra đời các ứng dụng đa phương tiện, hay còn gọi là các ứng dụng đa trình, trong đó hợp nhất tất cả các dạng thông tin dưới dạng thức sau; văn bản và số liệu, hình hoạ và đồ hoạ, hình ảnh tĩnh và động, âm thanh. Về thực chất, truyền thông đa phương tiện là sự hội tụ của 3 lĩnh vực hoạt động là: công nghiệp điện ảnh và truyền hình, công nghiệp tin học và công nghiệp viễn thông.
Thứ chín: Các hệ thống thông tin di động. Sự xuất hiện của công
nghệ AMT và mạng B-ISDN đã chấm dứt thế hệ thứ nhất của các hệ thống thông tin di động tế bào dạng kỹ thuật tương tự (Cellular Analogue) trên cơ sở công nghệ đa truy nhập phân theo tần số (FDMA). Kỹ thuật số đã khởi đầu thế hệ thứ hai của các hệ thống thông tin di động tế bào với công nghệ đa truy nhập phân theo thời gian (TDMA)
Thứ mười; Các siêu lộ cao tốc thông tin. Đây là những con đường
tiến vào xã hội thông tin ở thế kỷ 21 mà điển hình nhất là mạng thông tin toàn cầu Internet. Nhờ công nghệ viễn thông vũ trụ, thực chất là công nghệ không gian và những tiền đề do các đột phá mới nhất trong công nghệ thông tin tạo ra gần đây, ý tưởng xây dựng các siêu lộ cao tốc thông tin hay
còn được gọi là các xa lộ thông tin điện tử đang dần được hiện thực hoá. Ngoài việc sử dụng các mạng cáp quang rải ngầm dưới đáy đại dương và trên đất liền, các siêu lộ cao tốc thông tin này còn dựa trên việc xây dựng các hệ thông thông tin viễn thông di động toàn cầu.