Phát triển thị trường CNTT-TT.

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

Tóm tắt nội dung chương

3.2.8 Phát triển thị trường CNTT-TT.

Mở rộng và phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông. Phát huy thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước, từng bước mở rộng thị trường khu vực và thế giới, đồng thời tăng cường xây dựng và làm giàu hình ảnh, thương hiệu “Công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam”. Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam với hàm lượng sáng tạo ngày càng cao. Các doanh nghiệp chủ lực về Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đảm bảo có kế hoạch, lộ trình tăng cường năng lực cạnh tranh, chuyển sang kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trong đó có công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh doanh và có trình độ chuyên môn cao.

- Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ CNTT, viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ đạo) đạt khoảng 25 - 30% vào năm 2005, 40 - 50% vào năm 2010 thị phần thị trường CNTT- viễn thông và Internet Việt Nam.

- Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương.

Tóm tắt chương 3

Công nghệ thông tin là chìa khoá để đi vào kinh tế tri thức. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, rút ngắn khoảng cách giữa các nước , ta phải khắc phục về khoảng cách công nghệ thông tin. Trước năm 2020 trình độ công nghệ thông tin nước ta phải đạt mức tiên tiến trong khu vực, mà hiện nay, trình đô công nghệ thông tin nước ta đang còn tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát triển công nghệ thông tin, đưa nền công nghệ thông tin nước ta sớm hội nhập với khu vực và thế giới là giải pháp ưu tiên trong chiến lược phát triển đất nước ta hướng tới kinh tế tri thức.

Quán triệt những quan điểm của Đảng về phát triển công nghệ thông tin- truyền thông. Mục tiêu và chiến lược phát triển CNTT-TT đến năm 2020. Những giải pháp cơ bản để phát triển CNTT-TT bao gồm; Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT và năng lực ứng dụng CNTT-TT rộng rãi trong nhân dân; Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về CNTT-TT. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và phát triển chính phủ điện tử; phát triển và nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; Thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia theo hướng sẽ làm ăn lâu dài tại Việt nam; Phát triển hệ thống nghiên cứu, triển khai về CNTT-TT; Từng bước hoàn thiện môi trường ứng dụng và phát triển CNTT-TT trong nước;Tăng cường hợp tác liên kết trong nước và quốc tế; phát triển thị trường CNTT-TT.

Trê n đây là một số giải pháp phát triển CNTT-TT, hy vọng đến năm 2020, với Công nghệ Thông tin – Truyền thông (CNTT-TT) làm nòng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế xã hội trở thành 1 nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong những nước dẫn đầu ASEAN về phát triển và ứng dụng CNTT-TT.

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w