Phát triển và nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho CNTT-TT Xuất phát từ lập luận: yếu tố cốt lõi của kinh tế tri thức là tri thức và

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tóm tắt nội dung chương

3.2.3 Phát triển và nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho CNTT-TT Xuất phát từ lập luận: yếu tố cốt lõi của kinh tế tri thức là tri thức và

Xuất phát từ lập luận: yếu tố cốt lõi của kinh tế tri thức là tri thức và tri thức chỉ có được từ con người, cho nên hầu hết các nước phát triển đều tích cực nhìn nhận lại chính sách phát triển con người, chú trọng phát triển tài năng của con người thông qua sự đổi mới hệ thống giáo dục. Mặt khác do đồng tình với vai trò quan trọng của việc người lao động nắm được tri thức và có kỹ năng cao, do xác lập rõ vị trí bình đẳng của nguồn sở hữu sức lao động có tri thức và nguồn sở hữu tư bản, cho nên vấn đề tri thức hoá lao động trong các nước phát triển đã trở thành một trong những nguồn chính cho việc tích luỹ vốn và giành được ưu thế trong cạnh tranh sản xuất.

Nhận biết được bản chất của kinh tế tri thức là lấy đầu tư vốn vô hình là chính, các nước đang cấp bách đẩy mạnh giáo dục, làm sao cho các trường học không chỉ là những cái nôi của nhân tài, là nguồn sang tạo ra tri thức mà còn là nguồn tăng trưởng kinh tế. Chỉ có như vậy mới đón bắt được thời cơ do kinh tế tri thức mang lại. Tri thức sẽ ngày càng đóng vai trò là nguồn lực chủ yếu để tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra sự giàu có và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò dộng lực của tri thức và sức lao động có tri thức sẽ tăng hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, vấn đề chăm lo cho phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, hướng tới một xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời; tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, các doanh gia là những lĩnh vực ưu tiên chiến lược.

Tri thức đã trở thành một trong những nhân tố chính để tạo lập kinh tế tri thức. Tri thức trở lên quan trọng như khâu sản xuất và sẽ ngày càng là

nguồn lực chủ yếu để tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra sự phồn vinh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Không phải dễ nhận ra vấn đề này trong hành động. Khi kinh tế khó khăn thì chúng ta vẫn phải tập trung lo giải quyết những vấn đề kinh tế mà không chú ý đầu tư cho con người, không đầu tư cho phát triển tri thức, phát triển giáo dục khoa học. Các nước chậm phát triển đều mắc phải vấn đề này. Chính nghị quyết 37-NQ/TW ngay từ đầu đã đề cập đến vấn đề hết sức chiến lược: “Càng khó khăn về kinh tế, thì càng phải tập trung đầu tư cho khoa học và công nghệ” Đây chính là một yếu tố để tăng cường động lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Trong Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009, mục tiêu đặt ra trong thời gian ngắn. Đó là, Việt Nam phấn đấu sau 10 năm nữa trở thành Trung tâm đào ta ̣o và cung cấp nguồn nhân lực CNTT quốc tế. Từ 2009 đến 2015 cung cấp thêm 250,000 người chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông, trong đó có 50% lao động có trình độ cao đẳng, đại học. Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% GV cao đẳng về CNTT có trình độ Thạc sỹ trở lên, trên 30% có trình độ Tiến sỹ. Đồng thời, phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT, sao cho đa số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

Để phát triển nguồn nhân lực CNTT, phải thực hiện triệt để “Kế hoạch phát triển nguồn CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, trong đó cần chú trọng đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, qui trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải thực hiện một số các giải pháp phối hợp cùng với đẩy mạnh việc triển khai chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và chương trình phát triển công nghiệp nội dung số, ứng dụng CNTT trong các Cơ quan Nhà nước.

Từ thực trạng đã phân tích ở trên, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

- Có chính sách sử dụng nhân lực công nghệ thong tin cụ thể, thiết thực

Sự phát triển nhân lực KH- CN chất lượng cao bên cạnh những nét chung, trong quá trình phát triển còn có những con đường riêng. Nhân tài chỉ có được sau khi trải qua thời gian dài giáo dục, đào tạo và thực tế làm việc đúc rút kinh nghiệm, kỹ năng thực hành và nâng cao trình độ chuyên môn. Để có nhân tài, cần phải có thời gian từ phát hiện đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, theo dõi giám sát… Những năm qua, chúng ta mới chú trọng đến giáo dục đào tạo (giải pháp đầu vào) mà chưa quan tâm đúng mức đến sử dụng đãi ngộ (giải pháp đầu ra). Vì vậy, định hướng chính sách cần theo hướng kích thích sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ phản ánh kết quả cuối cùng của chất lượng nguồn nhân lực. Đã đến lúc chính sách sử dụng nhân tài phải cụ thể, thiết thực chứ không nên chung chung như trước đây, cụ thể là :

- Thiết lập và hoàn thiện ngân hàng dữ liệu về nhân lực KH-CN trong cả nước về trình độ, ngành nghề, lĩnh vực… trong các thành phần kinh tế, theo dõi thường xuyên sự biến động (tăng, giảm) từ đó xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan … tìm giải pháp cụ thể, thiết thực.

- Trẻ hoá đội ngũ cán bộ KH-CN, xoá bỏ quan niệm phải có thâm niên công tác mới được đề bạt các chức danh quan trọng. Đây đang là tư duy cản trở sự phát triển nhân lực KH-CN chất lượng cao.

- Ưu tiên những ngành công nghệ cao, những ngành đang thiếu cán bộ tài năng; có chính sách thu hút những chuyên gia giỏi là Việt kiều trong những lĩnh vực mà nước ta đang thiếu và cần thiết trong tiến trình hội nhập.

- Thực hiện cơ chế đấu thầu rộng rãi các chương trình, đề tài nghiên cứu. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cán bộ chủ trì thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu KH-CN.

Đặc biệt các cơ quan nghiên cứu triển khai phải thực hiện tự hạch toán, bắt buộc cơ quan này phải bám sát thực tiễn sản xuất, nhu cầu cuộc sống để tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội. Nhà nước xoá bỏ bao cấp cho các đề tài, song có cơ chế mua hoặc yêu cầu các doanh nghiệp phải mua các sản phẩm KH- CN có giá trị để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Có chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhân lực KH-CN chất lượng cao.

Thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt theo tiêu chí tài năng, không nên hạn chế mức thu nhập, nếu đó là mức thu nhập chính đáng từ tài năng và sáng tạo của họ, đồng thời truy cứu trách nhiệm nếu có biểu hiện lợi dụng, tham nhũng.

- Cần xây dựng chế độ chính sách ưu đãi đối với nhân lực KH-CN chất lượng cao để tạo động lực thu hút nhân tài vào các cơ quan nghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách để họ có điều kiện phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình.

- Thường xuyên tôn vinh nhân tài đi kèm cơ chế khuyến khích về lợi ích vật chất đối với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

- Có chính sách thu hút nhân lực KH-CN chất lượng cao từ nước ngoài

Trong thời điểm hiện nay, trước sức ép về nguồn nhân lực KH-CN chất lượng cao, để đáp ứng yêu cầu phát triển, Việt Nam rất cần tận dụng tiềm năng to lớn của hơn 300.000 trí thức Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài. Thời gian vừa qua, chính sách thu hút nhân tài là Việt kiều đã được thực thi, song chưa đủ mạnh. Ngoài việc kêu gọi vận động, cần có những chính sách cụ thể hơn như xoá bỏ định kiến, nguồn gốc xuất thân; chế độ lương và thu nhập, chế độ mua nhà hợp pháp, chế độ học tập và làm việc

cho con cái… Ngoài ra, cũng cần mạnh dạn liên kết trong nghiên cứu, hợp tác đào tạo với các viện, các trường có tên tuổi của nước ngoài để từng bước nâng tầm KH-CN nước ta

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w