Quá trình hình thành và phát triển công nghệ thông tin ở Việt nam

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 42 - 50)

Tóm tắt chương

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công nghệ thông tin ở Việt nam

2.1.2.1 Những chính sách của nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển của công nghệ thông tin

Để thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ nói chung, công nghệ thông tin nói riêng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan được ban hành. Trong số các văn bản đó trước hết phải kế đến các luật do Quốc Hội ban hành như; Luật khoa học và công nghệ; luật sở hữu trí tuệ; Luật công nghệ thông tin, luật giao dịch điện tử…..

Hệ thống các văn bản chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

-Kết luận của hội nghị lần thứ sau Ban chấp hành Trung ương khóa IX về khoa học và công nghệ.

-Quyết định số 188/2002/QĐ- TTg ngày 31/12/2002 phê duyệt chương trình hành động của chính phủ thực hiện kết luận của hội nghị lần sáu ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về khoa học và công nghệ.

-Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

-Luật đầu tư năm 2005, các văn bản về thuế, tiền thuê đất.. -Luật công nghệ thông tin năm 2006

-Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật CNTT về CNNTT.

Các văn bản chính sách của Nhà nước đã thể hiện những nội dung

Thứ nhất: Quan điểm chung về thu hút vốn đầu tư trong phát triển công nghệ thông tin.

-Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đát nước.

-Tạo điều kiện đề tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm.

-Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin. -Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin

-Có chính sách ưu đãi cho hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT đối với nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn.

-Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Thứ hai: Các lĩnh vực phát triển công nghiệp CNTT được khuyến khích phát triển.

-Chính sách khuyến khích nghiên cứu- phát triển công nghệ thông tin được chỉ rõ tại Điều 38

1.Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin nhằm phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

2.Tổ chức, cá nhân nghiên cứu- phát triển công nghệ, sản phẩm thông tin để đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

3.Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, các nhân hoạt động khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu- phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống.

-Chính sách về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu- phát triển công nghệ thông tin. Điều 39 quy định “Nhà nước huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức, nghiên cứu- phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vạt chất kỹ thuật, phục vụ nghiên cứu-

phát triển công nghệ thông tin; đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin….”

-Về nghiên cứu- phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin. Điều 40 mục 2 ghi “Nhà nước ưu tiên dành một khoản từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề tài nghiên cứu- phát triển phần mềm; ưu tiên hoạt động nghiên cứu – phát triển công nghệ thông tin ở trường đại học, viện nghiên cứu, phát triển các mô hình gắn kết nghiên cứu, đào tạo, với sản xuất về công nghệ thông tin.” Mục 3 Điều 40 “ Cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức tuyển chọn cơ sở nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu- phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.”

-Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Điều 42 ghi 1.Nhà nước có chính sách phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

2.Chương trình, dự án ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phải có hạng mục đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.

3.Tổ chức, cá nhân được khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.

4.Cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin tương đương với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

5.Nhà nước có chính sách hỗ trợ giáo viên, sinh viên và học sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân truy cập Internet tại các cơ sở giáo dục.

Đối với lĩnh vực dịch vụ viễn thông, Luật đầu tư 2005 và nghị định 108/2006/NĐ-CP chỉ rõ

-Về hình thức đầu tư; không còn quy định về hạn chế hình thức đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế theo lộ trình các cam

kết của Nhà nước Việt nam trong mở cửa thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO

-Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư: Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập các dự án có mục tiêu thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internets; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng có quy mô vốn trên 1500 tỷ đồng (tương đương 90 triệu USD).

Theo cam kết mở cửa thị trường của Việt nam khi gia nhập WTO, đối với các lĩnh vực viễn thông được duy định như sau.

- Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản, ngoại trừ

+Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Ngay sau khi gia nhập, cho phép liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt nam. Hạn chế vốn góp nước ngoài trong liên doanh là 51% vốn pháp định. 3 năm sau khi gi nhập liên doanh được tự do chọn đối tác. Hạn chế vốn góp trong liên doanh là 65% vốn pháp định.

+Các dịch vụ có hạ tầng mạng. Ngay sau khi gia nhập cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt nam. Hạn chế vốn góp nước ngoài trong liên doanh là 49% vốn pháp định. Quyền kiểm soát việc quản lý liên doanh là 51%

Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hộp động hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể gia hạn thoả thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với điều kiện không kém thuận lợi hơn điều kiện họ đang được hưởng.

-Đối với các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: Không hạn chế hiện diện thương mại, ngoại trừ.

+Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Ngay sau khi gia nhập, cho phép liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Hạn chế vốn góp nước ngoài trong liên doanh là 51% vốn pháp

định. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập; hạn chế vốn góp nước ngoài trong liên doanh là 65% vốn pháp định.

+Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Ngay sau khi gia nhập cho phép liên doanh với nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Hạn chế vốn góp nước ngoài trong liên doanh là 50% vốn pháp định. Quyền quản lý kiểm soát trong liên doanh là 51%

-Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản khác (Dịch vụ mạng riêng ảo – VPN): Không hạn chế, ngoại trừ.

+Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Ngay sau khi gia nhập cho phép liên doanh được tự do chọn đối tác. Hạn chế vốn góp nước ngoài trong liên doanh là 70% vốn pháp định.

+Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Ngay sau khi gia nhập cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt nam. Hạn chế vốn góp nước ngoài trong liên doanh là 49% vốn pháp định.

Cùng với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ hạ tầng hoặc dịch vụ công ích. Chính phủ đang nghiên cứu việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mu cổ phần của doanh nghiệp viễn thông được cổ phần hóa của Việt nam.

Sau gần 20 năm, từ năm 1991 đến nay lĩnh vực công nghệ thông tin đã được đưa vào hệ thống các công trình trọng điểm cấp Nhà nước, được duy trì trong suốt ba giai đoạn kế hoạch 5 năm vừa qua.

2.1.2.2 Quá trình nghiên cứu và triển khai công nghệ thông tin

Ở Việt nam, việc nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả. Từ năm 1991, bốn lĩnh vực công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến và công nghệ tự động hoá) đã được đưa vào hệ thống các chương trình trọng điểm, được duy trì trong suốt ba giai đoạn kế hoạch 5 năm vừa qua.

Theo báo cáo của Bộ khoa học và công nghệ trong giai đoạn 1996- 2000, chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước về

công nghệ thông tin đã tạo được trên 70 sản phẩm bao gồm 30 thiết bị, 10 hệ thống và trên 30 phần mềm các loại; hầu hết các kết quả đó đã được ứng dụng vào thực tế và đời sống.

Trong giai đoạn 2001-2005, những kết quả nghiên cứu của các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước về công nghệ cao được áp dụng đã mang lại cho chúng ta hàng trăm tỷ đồng. Các kết quả trong nghiên cứu của công nghệ thông tin như hệ thống SCANDA, hệ tính toán hiệu năng cao cũng đã giúp ta giảm chi phí nhập ngoại nhiều trang thiết bị giá trị cao, tiết kiệm cho Nhà nước nhiều tỷ đồng.

Năm 2000 ở nước ta có khoảng 20 khoa công nghệ thông tin trong các trường đại học, hơn 20.000 người tốt nghiệp đại học bằng công nghệ thông tin trong đó 10.000 người làm việc trong các đơn vị chuyên về công nghệ thông tin và khoảng 20.000 sinh viên công nghệ thông tin.

Hiện nay, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy Việt nam dù xuất phát chậm xong tiến rất nhanh đang vượt nhiều nước trong khu vực. Theo Tiến sĩ Trần Minh Tiến, viện trưởng viện chiến lược bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin, dẫn một công trình của viện nghiên cứu Harvard (Mỹ) cho thấy năm 2002, Việt nam đứng thứ 74/75 nước về trình độ công nghệ tin, bị Indoesia và Philipin bỏ xa. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 năm, trình độ công nghệ thông tin của ta vươn lên hàng 68/102 quốc gia và vượt hai nước ASEAN kế trên. Công trình này dược xây dựng dựa trên các tiêu chí: môi trường, sự sẵn sàng và mức sử dụng công nghệ thông tin. Phân tích sâu hơn cho thấy sự thay đổi là do chỉ số mức sử dụng công nghệ của Việt nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp và chính phủ, biến chuyển rất tốt trong thời gian qua.

Từ cơ sở trên, chúng ta đang dự kiên kế hoạch đến năm 2010 Việt nam phải là nước đứng thứ trung bình khá trong khu vực về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Bốn mục tiêu định tính là; nhân rộng ứng dụng, hoàn thành xa lộ thông tin quốc gia, chuyên nghiệp hoá nguồn nhân

lực, đánh bại mọi âm mưu phản động trong công nghệ thông tin và các cuộc chiến tranh điện tử. Mục tiêu định lượng là tốc độ phát triển 25-30% năm

2.1.2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thế giới. Công nghệ thông tin đặc biệt là Internet đã làm cho thế giới ngày càng gần gũi hơn, tăng cường sự hiểu biết, giao lưu và hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đã góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, công nghệ thông tin còn là công cụ rất quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, giúp chính phủ nâng cao năng lực quản lý điều hành, người dân dễ dàng tiếp cận với thông tin và tri thức, doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời công nghệ thông tin cũng tạo nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.

Công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt nam hiện nay được ứng dụng khá sâu rộng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế quốc dân và hoạt động xã hội, đặc biệt như ngân hàng, dầu khí, hàng không, bưu chính viễn thông. Hàng loạt công nghệ hiện đại đã được ứng dụng thành công như mạng viễn thông số hoá, thế hệ sau, mạng cáp quang, công nghệ SMS và CDMA. Một số công nghệ mới như 3G, 4G, WiMax và mobile TV đang được tiếp tục thử nghiệm để đưa vào ứng dụng. Ngoài các tuyến cáp quang như SEA- ME-WE-3, Thái lan-Việt nam-Hồng Kong, còn có hệ thống cáp ngầm Á-

Mỹ được hoàn thành vào cuối năm 2008.Công nghệ WiFi ngày càng được trở lên phổ biến hơn, ví dụ chỉ riêng FPTTelecom đã có khoảng 5000 điểm.

Số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh vào thương mại điện tử tăng nhanh. Theo số liệu về thương mại điện tử, năm 2007 có 38% doanh nghiệp xây dựng trang web, 10% tham gia sàn giao dịch, 15% kết nối cơ sở dữ liệu với đối tác, 86% sử dụng thư điện tử cho giao dịch và 78% nhận đặt hàng bằng phương tiện điện tử. Việt nam được xem như là điểm sáng của ứng dụng công nghệ thông tin của thế giới.

Thị trường công nghệ thông tin đã phát triển khá sôi động với sáu doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng, 17 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet. Tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 20-25%/ năm. Năm 2007, Việt nam có hơn 5 triệu thuê bao, trong đó thuê bao băng rộng là 753.000 thuê bao và khoảng 18 triệu người sử dụng Internet. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet là khoảng 22%. Tuy vậy việc sử dụng Internet không đồng đều giữa các vùng, miền. Khoảng 76,26% thuê bao Internet tập trung ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bảy tỉnh khác chiếm 10,48% và 55 tỉnh còn lại chỉ có 16,76%. Giữa năm 2007 tổng băng thông kết nối quốc tế của Việt nam là 8.703 Mb/s, tăng 150% sau 12 tháng. Hiện có khoảng 55.000 trang chủ với tên miền là (.vn); 764.672 địa chỉ IP. Công nghệ thông tin và truyền thông cũng thâm nhập mạnh vào các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng. Số liệu của ngân hàng Nhà nước cho thấy, các ngân hàng thương mại trong nước đã phát hành gần 8,28 triệu thẻ tín dụng và thẻ debit trong năm 2007 nhiều hơn 3,5 triệu trong năm 2006. Điều này có nghĩa là cứ 10 người thì có 1 người có thẻ. Thị trường thẻ đã được mở rộng từ 150-300% trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Giao dịch thẻ chiếm tới 6% tổng số thanh toán phi tiền mặt trong nền kinh tế.

Số lượng doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ tăng 49hon năm với tỷ

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w