Tóm tắt nội dung chương
3.2.2 Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về CNTT TT Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT và phát triển Chính phủ điện tử
TT. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT và phát triển Chính phủ điện tử
Tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin- truyền thông. Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý Nhà nước trên cơ sở phân biệt rõ các tổ chức có chức năng xây dựng chính sách, luật pháp với các tổ chức có chức năng thực thi pháp luật; đảm bảo hình thành hệ thống quản lý Nhà nước mạnh theo nguyên tắc “Năng lực quản lý đón đầu yêu cầu phát triển”. Đổi mới tổ chức, cải tiến quy trình, nâng cao trình độ quản lý, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin. Nghiên cứu áp dụng các mô hình doanh nghiệp sáng tạo mới với các hình thức khác nhau nhằm đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Hình thành tạp đoàn kinh tế mạnh, thiết lập các liên minh, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.
Việt Nam là một đất nước còn nghèo, có trình độ công nghệ thấp, nhưng đầu tư vào phát triển công nghệ cao- công nghệ thông tin lại cần nhiều nguồn lực về trí tuệ và vật chất, các thành phần kinh tế phi nhà nước
còn non trẻ, tiềm lực thấp, do đó Nhà nước phải nắm chủ đạo trong quá trình này.
Nhà nước cần phải đưa ra các chính sách phát triển để định hướng cho mọi hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ. Nhà nước quy định các chính sách ưu đãi được áp dụng cho các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và triển khai tham gia vào phát triển sản xuất và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao..
Nhà nước khuyến khích và hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia vào phát triển, sản xuất và giao dịch các sản phẩm công nghệ thông tin để thiết lập các hệ thống quản lý phù hợp với các thông lệ quốc tế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-Chính Phủ chỉ đạo thống nhất để các địa phương cùng phối hợp và tiến hành thu hút các luồng chuyển giao công nghệ thông tin để khắc phục những cản trở trong quá trình nhập công nghệ như vốn ít, thong tin ít, lực lượng tư vấn ít, sự độc quyền của phía bên ngoài
-Nhà nước hình thành môi trường tốt phục vụ nghiên cứu, sáng tạo khoa học và công nghệ, phát triển sản xuất.
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về viễn thông và công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ; năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả trong môi trường mở cửa cạnh tranh.
- Quản lý theo pháp luật, giảm bớt biện pháp hành chính, tăng cường các biện pháp “hậu kiểm”, không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng định hướng và dự báo; gắn quy hoạch, kế hoạch với hệ thống cơ chế chính sách và thị trường; đảm bảo phát triển lành mạnh, bình đẳng. Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng và của doanh nghiệp.
- Thiết lập các tiền đề cần thiết cho, viễn thông, tin học trong quá trình Việt Nam tham gia AFTA, APEC, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, gia nhập WTO.