0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM (Trang 29 -34 )

*Kinh nghiệm của Mỹ

-Mỹ là một nước đi đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20 Mỹ đã là một nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, đặc biệt đã thu hút được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Ngay từ tháng 1/1991 Mỹ đã cho phép công chúng truy cập mạng Internet một cách rộng rãi, đồng thời nhanh chóng thúc đẩy cuộc cách mạng tin học, triển khai hệ thông thương mại điện tử và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề. Kể từ đó nền kinh tế Mỹ liên tục tăng trưởng trong 117 tháng- chu kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử phát triển kinh tế Mỹ. Trong những năm đó năng suất lao động của Mỹ đã tăng gấp đôi so với thập kỷ 80.

-Công nghệ cao và kỹ thuật Internet không chỉ là phương tiện riêng có của giới kinh doanh hay các nhà kỹ trị, mà còn được chú trọng phổ cập đến đông đảo mọi tầng lớp dân cư thông qua các dịch vụ hành chính điện tử công và hệ thống trường công lập. Theo điều tra của Bộ giáo dục Mỹ vào mùa thu năm 2000, đã có 98% các trường tiểu học,gần 100% các trường trung học cơ sở đã được nối mạng Internet. Đáng chú ý là chỉ còn 11% các trường nối mạng qua hệ thống điện thoại, còn hầu hết được nối trực tiếp qua hệ thống đường truyền tốc độ cao.

Đầu tư của Mỹ vào công nghệ thông tin đã đẩy tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên thêm 2,8% trong suốt thời kỳ 1990-1996), cao hơn hẳn so với các nước trong nhòm G7.

-Tin học hoá trong các lĩnh vực truyền thông, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thương mại, khám chữa bệnh,giáo dục hành chính….Tại Mỹ thương mại điện tử đã trở thành một sức mạnh không thể cản bước.Tuy chỉ mới bắt đầu được triển khai từ năm 1999, nhưng đến hết năm 2002 doanh thu từ các hoạt động thương mại điện tử Mỹ chiếm 2,3% GDP và khoảng 6% năm 2005.

*Kinh nghiệm của các nước EU

-Với ưu thế của một khu vực liên kết kinh tế - tiền tệ, có trình độ phát triển tương đối đồng đều ở trình độ cao, EU đã tạo ra một thị trường thống nhất trên toàn lãnh thổ châu Âu trong việc phát triển điện thoại di động. Chi tiêu cho dịch vụ viễn thông tăng tới 9%/năm. đầu tư vào công nghệ thông tin tăng với tốc độ nhanh khoảng 11%/năm.

-Gần đây để đuổi kịp Mỹ trong việc phổ cập công nghệ thông tin, EU đã nỗ lực cải tiến để giảm giá máy tính xuống dưới mức của Mỹ, đồng thời nhanh chóng chuyển sang sử dụng thế hệ máy tính mới tốc độ cao không kém gì so với Mỹ.

Theo đánh giá chung của giới nghiên cứu, dẫu rằng EU vẫn là một trong những “cái nôi” chủ yếu của khoa học công nghệ thế giới, song họ vẫn lạc hậu tương đối so với Mỹ trong một số lĩnh vực như công nghệ gen, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin và Internet. Song không vì thế mà các khoản đầu tư hiện tại của EU cho lĩnh vực công nghệ thông tin được gia tăng. Chính vì vậy mà EU vẫn đang bước chậm hơn so với Mỹ.

Do xuất phát điểm rất thấp và mới bắt đầu cho nên đến nay Trung Quốc vẫn còn thấp.

Do nhận thức một cách sâu sắc vai trò của phần mềm của mạng lưới máy tính tốc độ cao và các hoạt động liên quan đến mạng Internet đối với nền kinh tế của đất nước trong tương lai. Ngay từ năm 1994, Nhật đã nhanh chóng thành lập 2000 công ty chuyên doanh về phần mềm và Internet. Cho đến nay, lượng máy tính cá nhân của Nhật bản chỉ đứng sau Mỹ trong số nhóm của các nước công nghiệp G7.

Tại đất nước mặt trời mọc này, công nghệ tin học đang được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Người máy công nghiệp và người máy gia dụng của Nhật bản cũng là một nét đặc trưng của Nhật góp phần đưa năng suất lao động tăng cao, giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động và làm cho nhiều sản phẩm của Nhật bản có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại về giá.

Để phát triển công nghệ thông tin. Nhật Bản chủ trương xoá thuế đánh vào các sản phẩm máy tính và phần mềm được các công ty sử dụng, thúc đẩy giao dịch mua bản và các dịch vụ mới nhằm tăng mức tiêu thụ máy tính và sử dụng Internet, tăng cường việc sử dụng máy tính trong Nhà trường. Cải tạo lại các phòng thí nghiệm ở các trường đại học để tăng cường nghiên cứu cơ bản- một chiến lược quan trọng đã được đưa ra ngay từ năm 1996.

*Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển

So với các nước phát triển thì các nước đang phát triển vẫn còn kém xa về trình độ phát triển của công nghệ thông tin. Tuy nhiên chính phủ các nước này đều khẳng định quyết tâm của mình trong việc thúc đẩy công nghệ thông tin.

-Do xuất phát điểm thấp và mới bắt đầu nên cho đến nay Trung

quốc vẫn còn kém xa các nước phát triển và hầu hết các nước trong khu

vực về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật then chốt của kinh tế tri thức. Tuy vậy, hiện nay bằng nhiều nỗ lực, Trung Quốc cũng đã xây dựng được một số yếu tố cấu thành của nền kinh tế tri thức. Tiêu biểu là ngành bưu chính viễn

thông, từ khi cải cách và mở cửa đến nay ngành này đã có những bước nhảy vọt liên tục, quy mô mạng thông tin số hộ sử dụng các dịch vụ này ở Trung Quốc đã vượt lên đứng vào hàng các nước dẫn đầu thế giới, trình độ kỹ thuật cũng như trình độ dịch vụ được nâng lên rõ rệt. Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng mạng Internet, các lĩnh vực thương mại điện tử, thông tin qua mạng, giáo dục từ xa, dịch vụ y tế từ xa ở Trung Quốc cũng có những bước phát triển khá nhanh. Theo nhà nghiên cứu Tian Zhong Qing, thì trong vòng 10-20 năm đầu thế kỷ 21, Trung quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tri thức vì lý do:

+ Chính Phủ Trung Quốc đã ban hành chiến lược “thúc đẩy nền kinh tế dựa trên khoa học và giáo dục

+ Đã xây dựng được một hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học bản và công nghệ với 53 viện công nghệ cao cấp quốc gia, cũng như đổi mới hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước hiện tại và tương lai.

+ Có cơ chế khuyến khích đổi mới cách thức quản lý, điều hành doanh nghiệp để đạt tới trình độ phát triển của các quốc gia tiên tiến trung bình vào năm 2010.

+ Nhanh chóng áp dụng công nghệ cao trong nhiều ngành chủ chốt, đây chính là những hạt nhân để thu hút công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến.

+ Thị trường nội địa rộng lớn đã chuyển nhanh từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá sang cơ chế kinh tế thị trường.

+ Tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt chính thức trở thành thành viên của WTO, đang khiến cho Trung Quốc có nhiều thuận lợi và vị thế mới trong phát triển kinh tế tri thức.

Nếu những biện pháp trên được thực hiện một cách có hiệu quả thì đến năm 2010 theo dự đoán của công ty nghiên cứu thị trường Solomon (Hồng Kông) thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin của Trung Quốc sẽ đạt 400 tỷ USD cao hơn khoảng 30% so với Nhật Bản và

đến năm 2010 Trung Quốc sẽ đứng thứ 2 thế giới về doanh số sản phẩm công nghệ thông tin, năm 2015 Trung quốc sẽ đứng ngang với Mỹ về chỉ tiêu này.

- Nếu như Trung Quốc khởi đầu cho bước chuyển sang nền kinh tế tri thức chủ yếu bằng phát triển công nghệ thông tin để phục vụ thị trường trong nước rộng lớn, thì Ấn Độ lại lấy công nghệ phần mềm để phục vụ xuất khẩu làm hướng đi chính. Cho đến nay, Ấn độ đã xây dựng được cho mình hình ảnh một nhà cung cấp phần mềm đáng tin cậy của thế giới. Vùng lạc hậu Bengan trước kia, nay nhờ sự đầu tư của chính phủ, đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất, xuất khẩu phần mềm lớn nhất châu Á với sự có mặt của hơn 250 công ty trong và ngoài nước. Sự thành công này có được là kết quả của của chính sách cải cách kinh tế theo hướng tự do và mở cửa những năm gần đây của chính phủ Ấn Độ. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận năng lực đặc biệt của người Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngay bản thân việc phổ cập và thông thạo tiếng Anh cũng lừ mọt lợi thế không nhỏ của họ. Với mục tiêu trở thành siêu cường về công nghệ thông tin vào năm 2020. Ấn độ đặc biệt nhấn mạnh đến tàm quan trọng của của việc phát triển kinh tế tri thức. Thủ tướng Ấn Độ Vaijpayee đã nói “Phải tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Ấn Độ trở thành một nước lớn về công nghệ thông tin, Ấn Độ phải trở thành nhà tiên phong về kỹ thuật của thế giới thế kỷ XXI”.

Ngoài ra chính phủ nước này còn cam kết sẽ bãi bỏ những trở ngại của căn bệnh hành chính quan liêu, giấy tờ để đảm bảo sự thành công của Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như lĩnh vực công nghệ cao khác. Tuy nhiên nếu Ấn Độ không nõ lực đủ mạnh trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ có sẵn vào trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, thì đầu tầu công nghệ thông tin với hạt nhân là công nghệ phần mềm cho dù rất mạnh cũng không thể kéo toàn bộ nền kinh tế thực hiện bước chuyển sang nền kinh tế tri thức được.

- Để phát triển công nghệ thông tin, về cơ sở hạ tầng phần mềm,

chính phủ Malaysia đã ban hành 6 đạo luật: luật chứ ký kỹ thuật số, luật

chống tội phạm máy tính, luật bản quyền, luật chữa bệnh từ xa, luật chính phủ điện tử, luật truyền thông đa chiều. Thêm vào đó để khuyến khích sự đầu tư của các công ty đa quốc gia, chính phủ Malaysia cam kết: cung cấp cơ sở hạ tầng thông tin và vật chất tầm cỡ thế giới, cho phép không hạn chế lao động địa phương và những công nhân tri thức nước ngoài; đảm bảo tự do hoá quyền sở hữu cho các công ty, miễn thuế hoạt động trong MSC trước những đòi hỏi sở hữu của địa phương; cho phép tự do hoá nguồn vốn quốc tế để xây dựng cơ sở hạ tầng MSC và quyền vay mượn các quỹ toàn cầu; khuyến khích cạnh tranh tài chính, đảm bảo không kiểm duyệt internet; định mức thuế thông tin viễn thông ở mức cạnh tranh toàn cầu; khuyến khích các công ty hàng đầu sử dụng MSC như một đầu mối khu vực; xây dựng các trạm cung cấp dịch vụ thông tin đa chức năng hoạt động có hiệu quả.

- Là một nước xuất khẩu tương đối mạnh các sản phẩm điện tử, nhưng phần đóng góp của tri thức vào những sản phẩm này cua Thái Lan vẫn còn nhỏ. Các dịch vụ sản phẩm công nghệ cao của Thái Lan còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng sản lượng quốc gia. Cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông còn ở trình độ tháp, tỷ lệ sử dụng Internets của Thái lan cũng thấp so với Malaysia và Singapor. Tuy vậy kế hoạch xây dựng thành phố công nghệ thông tin Phukét đã cho thấy nỗ lực của chính Phủ Thái lan trong việc tránh tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực. Tóm lại, dù đang ở những giai đoạn khác nhau của sự phát triển và mỗi nước đều có những ý tưởng riêng về xã hội thông tin, chính phủ các nước các nước ASEAN đều cho thấy quyết tâm của mình trong việc thúc đẩy công nghệ thông tin. Mặc dù nỗ lực đuổi kịp các nước phương Tây về trình độ phát triển trong kỷ nguyên của nền kinh tế số hoá còn hết sức hạn chế

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM (Trang 29 -34 )

×