Những hạn chế và nguyên nhân * Một số hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 69 - 72)

Tóm tắt chương

2.3.4Những hạn chế và nguyên nhân * Một số hạn chế

* Một số hạn chế

-Nền công nghệ thông tin của Việt Nam đang thuộc loại trung bình yếu. Việt nam đang đứng thứ hạng 92 trong bảng xếp hạng của liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đối với 154 nước được xem xét xếp hạng. Xếp hạng của Liên minh Phần mềm DN BSA về hạ tầng CNTT, Việt Nam tụt hạng từ 60 xuống 61. Số lượng máy tính cá nhân chỉ đạt 1,4/100 người; kết nối băng rộng chỉ đạt 0,8 điểm. Về đào tạo nhân lực CNTT của Việt Nam, số lượng không theo kịp nhu cầu và chất lượng không đáp ứng được yêu cầu với tỉ lệ tuyển chọn là 1/10.

Những năm qua sự phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam tương đối nhanh nhưng còn khoảng cách rất xa so với những nước có nền công nghệ thông tin phát triển.

-Về công nghiệp CNTT, khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) tụt hạng từ 52 xuống 61; trong đó số lượng sáng chế được đăng ký hầu như không có. Bên cạnh đó, cả công nghiệp phần cứng và phần mềm đều đang tụt dốc nghiêm trọng do suy thoái và do tự Việt Nam không thể đạt được mục tiêu. Về ứng dụng CNTT, Việt nam cũng đang ở mức độ thấp, trong đó chỉ có vài website đạt mức 3 trong tổng số 4 mức về dịch vụ công

-Việc ứng dụng công nghệ thông tin tuy đã có diện rộng nhưng chiều sâu và hiệu quả chưa thể hiện được rõ. Công nghiệp công nghệ thông tin chủ yếu là của nước ngoài, chưa có sản xuất trong nước. Tổng doanh số

trong ngành công nghiệp này của doanh nghiệp Việt Nam chiếm không đáng kể.

-Việc ứng dụng CNTT ở các địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, chưa phát huy vai trò động lực của CNTT. Tin học hoá công tác quản lý Nhà nước chưa gắn với cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử. Nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan quản lý Nhà nước còn thiếu và yếu; nhận thức chung của cán bộ, nhân dân về vai trò của CNTT còn hạn chế. Việc tổ chức xây dựng, triển khai ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, Ban ngành, chưa có kế hoạch xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu ở địa phương làm cơ sở cho việc xây dựng chính quyền điện tử, phần mềm triển khai ở các đơn vị chưa thật sự phù hợp với công việc thực tế. Việc cài đặt,bảo trì còn phức tạp, công tác đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu. Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các đơn vị , địa phương trong việc ứng dụng CNTT chưa cao.

*Nguyên nhân

- Môi trường chính sách vĩ mô của Việt Nam chưa khuyến khích các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao. Việt Nam chưa hình thành được một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa giới khoa học và giới doanh nghiệp.

- Việt Nam chưa có một hệ thống định chế tài chính đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu công nghệ và đổi mới. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn tài chính là điều kiện tiên quyết để biến ý tưởng thành tri thức, thành công nghệ, do đó Việt Nam cần xây dựng được các mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động sản sinh ra tri thức, đặc biệt là loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm.

- Quá trình cụ thể hoá vào triển khai về ứng dụng và phát triển CNTT thiếu một giải pháp đồng bộ quốc gia. Riêng hạng mục “công nghệ thông tin” còn chưa có trong danh mục ngân sách.

Bên cạnh đó, sự thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế để doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ thông tin. Trong khi ở thị trường CNTT nước ngoài

doanh nghiệp CNTT Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh, còn ở thị trường CNTT trong nước thì lại chưa được đầu tư thích đáng

- Nguồn nhân lực CNTT hiện có yếu về kỹ năng mềm và ngoại ngữ, đặc biệt thiếu trình độ chuyên môn cao, trong khi do nhiều nguyên nhân mà chất lượng đào tạo kém, không đạt yêu cầu và không đạt chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 69 - 72)