Tăng cường hợp tác liên kết trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 98 - 100)

Tóm tắt nội dung chương

3.2.7Tăng cường hợp tác liên kết trong nước và quốc tế.

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, trên cơ sở lợi dụng phân công lao động, chuyển giao công nghệ quốc tế. Việc đa dạng hoá luồng chuyển giao, đa phương hoá đối tượng

chuyển giao, đa dạng hoá loại hình chuyển giao, nội dung chuyển giao công nghệ nhằm mục đích tiếp nhận những thành tựu tiên tiến nhất trên thế giới về linh vực công nghệ thông tin và viễn thông, tiếp cận tới các nguồn tài chính nước ngoài, tăng năng suất lao động, hiện đại hoá quy trình sản xuất, tiếp cận các kỹ năng quản lý hiện đại, tiếp cận các thị trường thế giới, tạo việc làm…

-Thực hiện đa dạng hoá các luồng chuyển giao công nghệ là chủ trương lớn của Đảng trong việc chuyển giao công nghệ vào Việt nam.

+Chuyển giao công nghệ qua luồng nhập cư chuyên gia; Cho đến nay luồng chuyên gia nhập cư vào Việt Nam không nhiều, nhưng xét về tiềm năng thì đây cũng là một luồng chuyển giao công nghệ đáng quan tâm và nhiều triển vọng. Qua một số thông tin ban đầu cho thấy số chuyên gia Việt kiều có trình độ chỉ đứng sau Trung Quốc. Số đông các chuyên gia này với những lý do khác nhau, đều có nguyện vọng trở về sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

+Chuyển giao công nghệ qua đường đầu tư trực tiếp nước ngoài. +Chuyển giao công nghệ qua đường vay vốn hoặc tài trợ của nước ngoài..

-Thực hiện đa dạng hoá các loại hình chuyển giao công nghệ

- Đa dạng hoá các nội dung và phương thức chuyển giao công nghệ - Tiếp tục chủ động tham gia mọi mặt hoạt động của các tổ chức quốc tế để thu thập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp thiết thực; nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ...) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet. Tạo mọi điều kiện cho các

doanh nghiệp trong nước đứng vững tại thị trường trong nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 98 - 100)