1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý

38 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 277 KB

Nội dung

Nhà quản lý nhân sự đã làm điều đó một cách kiên quyết và tỉ mỉ.Sau ít năm, mọi nhà quản lý từ trên xuống dưới của chi nhánh đã trải qua một sốlớn các bài giảng và luyện tập để tự hiểu m

Trang 1

SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ

Mục tiêu học tập

Sau khi học xong chương này, bạn có thể:

1 Nắm được một cách khái quát và có hệ thống quá trình phát triển các tư tưởngquản lý trên thế giới gắn với điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử nhất định

2 Tiếp thu có phê phán các tư tưởng quản lý của một số học giả tiêu biểu đại diệncho các trường phái quản lý

3 Bổ sung và nâng cao trình độ của người nghiên cứu, có cơ sở để vận dụng các

tư tưởng quản lý phù hợp vào hoạt động thực tiễn của mình

Tổng quan của chương

Quản lý là một hoạt động đã có từ lâu đời nhưng quản lý học là mộtngành khoa học còn khá mới mẻ và được nhiều người quan tâm Trên thế giới đã tồn tại nhiều lý thuyết quản lý khác nhau, ra đời trong những điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử nhất định Chương này sẽ nghiên cứu sự phát triển các tư tưởng quản lý từ cổ đại, cổ điển đến đương đại, với cách tiếp cận theo trường phái quản lý

Tư tưởng quản lý

Tư tưởng quản lý hiện đại

 Tư tưởng quản

lý cổ đại Trung Hoa

 Tư tưởng quản lý

cổ đại phương Tây

quản lý theokhoa học

quản lý hànhchính

 Thuyết tổchức xã hội vàkinh tế

Ví dụ nhập chương

Công ty liên kết LMT

Mr Đoàn Bình là Chủ tịch của LMT, một công ty liên kết lớn làm ra cácloại bánh xe, phanh hãm, lò xo, máy thu thanh và nhiều bộ phận khác cho cáccông ty chế tạo ô tô Công ty cũng có một chi nhánh tham gia vào việc phát triển

và chế tạo các bộ phận cho chương trình không gian Các hoạt động thuộc chương

Trang 2

trình không gian của LMT ở chi nhánh này đứng đầu bởi một nhà quản lý chung,

Ms Minh Người quản lý nhân sự của bà là Mr Long đã đề nghị rằng cách thức

để phát triển các nhà quản lý ở mọi cấp trong chi nhánh là giới thiệu cho họnhững bài giảng và những bài tập thực hành về tâm lý học và mối quan hệ conngười Ông ta nêu ra luận điểm là, xét cho cùng thì quản lý là vấn đề “con người”

và chỉ có một cách mà con người có thể trở thành những nhà quản lý tốt, đó làhiểu biết hoàn toàn về bản thân mình, về các nhà quản lý mình và những ngườidưới quyền của họ

Bà Thu Minh, có ấn tượng tốt với ý tưởng này, đã bảo ông Long tiến hànhchương trình Nhà quản lý nhân sự đã làm điều đó một cách kiên quyết và tỉ mỉ.Sau ít năm, mọi nhà quản lý từ trên xuống dưới của chi nhánh đã trải qua một sốlớn các bài giảng và luyện tập để tự hiểu mình và hiểu những người khác cũngnhư hiểu về toàn bộ lĩnh vực quan hệ con người

Nhưng sau đó bà Thu Minh đã nhận thấy rằng chất lượng quản lý trong chinhánh không hề được cải thiện, mặc dầu rõ ràng rằng con người đã hiểu biết nhautốt hơn Thực tế, người ta thấy rõ rằng, xét theo quan hệ thực hiện nhiệm vụ thìnhững chi nhánh khác của LMT đã thực hiện tốt hơn chi nhánh không gian nhiều.Ông chủ tịch Đoàn Bình cũng quan tâm tới điều này và yêu cầu bà Thu Minh giảithích xem chi nhánh của bà ta đã phát triển các nhà quản lý ra sao Sau khi nghe

về thực chất của chương trình, ông Bình đã nói, “tôi không tin rằng bà đã đi theomột đường lối đúng”

1 Bạn nghĩ gì về tư tưởng quản lý được áp dụng tại chi nhánh không gian?

2 Nếu bạn là ông Bình, thì bạn sẽ gợi ý về điều gì mà bà Minh nên làm?

2.1 CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỔ ĐẠI

2.1.1 Tư tưởng quản lý cổ đại của Trung Hoa

Thời cổ đại, các nhà hiền triết của Trung Hoa đã có những đóng góp đáng

kể vào kho tàng tư tưởng quản lý, trong đó tiêu biểu nhất là hai trường phái “đứctrị” và “pháp trị” mà cho tới nay các tư tưởng đó vẫn còn đậm nét trong phongcách quản lý của nhiều nước châu Á Sau đây giới thiệu hai tác giả đại diện chohai trường phái trên là Khổng Tử với tư tưởng “đức trị” và Hàn Phi Tử với tưtưởng “pháp trị” Nói chung các tư tưởng quản lý cổ đại chủ yếu bàn về các vấn

đề của đời sống xã hội và phương pháp cai trị đất nước

a Tư tưởng đức trị của Khổng Tử

Có thể nói Khổng Tử là một nhà quản lý - cai trị xuất sắc Những tư tưởngquản lý của ông thể hiện một triết lý sâu sắc và nhân văn, được xem như nền tảngvăn hoá tinh thần cho hậu thế về quản lý xã hội ở nhiều quốc gia theo mô hình "ổnđịnh, kỷ cương và phát triển"

Trang 3

Tư tưởng quản lý của Khổng Tử xuất phát từ quan niệm con người có tínhthiện, có lòng nhân, từ đó “đức” là công cụ chủ yếu để cai trị xã hội; và cácphương pháp chủ yếu để quản lý con người là nêu gương và giáo dục họ

Ông phân chia các giá trị xã hội thành ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí,Dũng; chia các mối quan hệ xã hội thành tam cương, bao gồm quan hệ vua - tôi,quan hệ cha - con và quan hệ thầy - trò Đối với con người, ông chia thành hailoại: quân tử và tiểu nhân Quân tử là người hiểu biết, là kẻ sĩ Người quân tử biết

tu thân, tề gia thì có thể trị quốc, bình thiên hạ, có thể làm người cai trị - quản lý,giáo hóa người khác và do tu luyện về đạo đức, trí năng mà thành

“Nhân” là biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ người khác thành côngnhư mình Dưới góc độ quản lý, "Nhân" trở thành nguyên tắc cơ bản, quy địnhhoạt động của chủ thể quản lý trong quan hệ với chính mình và với đối tượngquản lý Trong ngũ thường, “Nhân” là yếu tố quan trọng nhất, quy định, chi phối,ảnh hưởng đến các yếu tố khác Tư tưởng về "Nhân" được Khổng Tử nâng lênthành đạo, trở thành nguyên tắc chung cho toàn xã hội

“Lễ” là hình thức của Nhân “Điều gì mình không muốn ai làm cho mình thìkhông nên làm cho ai" Thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình thức, giả dối: "Người không

có đức Nhân thì Lễ mà làm gì"

“Nghĩa” là thấy việc gì đáng làm là làm, không mưu tính lợi ích cá nhân.Nghĩa gắn liền với Nhân Theo ông, "cách ứng xử của người quân tử không nhấtđịnh là như thế này mới được, cũng không nhất định là như thế kia thì khôngđược, cứ hợp nghĩa thì làm"

“Trí” là hiểu biết, có khả năng hành động có kết quả mà không bị ngườikhác lợi dụng; hiểu biết sáng suốt mới biết cách giúp người mà không hại chongười và cho mình

“Dũng” là kiên cường, quả cảm, dám hy sinh bản thân mình vì mục đích cao

cả, dám vượt qua khó khăn để đạt được mục đích Dũng là biểu hiện, là bộ phận củaNhân Người Nhân ắt có Dũng, nhưng người Dũng chưa chắc đã có Nhân "Hữudũng vô nhân" là nguyên nhân của loạn Theo Khổng Tử, Nhân - Trí - Dũng là phẩmchất cơ bản của người quân tử và cũng là tiêu chuẩn cơ bản của nhà quản lý - cai trị

Đặc biệt, Khổng Tử bàn nhiều về Lợi Khổng Tử không coi việc làm giàu,tính toán lợi ích kinh tế là xấu, thậm chí ông còn đánh giá cao những người biếtlàm giàu đúng lễ, nghĩa và coi thường kẻ giàu bất nhân Ông khuyên các nhà quản

lý - cai trị phải nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người, không ỷ chức quyền

mà tranh lợi với cấp dưới, có như thế xã hội mới đạt lợi ích lâu dài: chính trị - xãhội ổn định, kinh tế thịnh vượng, tinh thần tốt đẹp Nhà quản lý phải "khắc phục

tư dục", không nên cầu lợi cho bản thân, mà chuyên vào công việc thì "bổng lộc

tự khắc đến" Theo Khổng Tử, "tiên phú, hậu giáo", tức là trước hết làm cho dân

Trang 4

giàu, sau đó là giáo dục cho họ.

Khổng Tử nhìn nhận mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các tầng lớp xã hộibằng con mắt của nhà cai trị nhân đức và cố gắng điều hoà mâu thuẫn này, duy trì

ổn định xã hội bằng Đạo Nhân Theo ông, cái gốc của loạn là người nghèo chưađược giáo hoá Phương thuốc mà Khổng Tử dùng để trị loạn cho xã hội là bằngcách giáo hóa cho mọi người, cả người cai trị lẫn người bị cai trị, mong con ngườingày càng trở nên hoàn thiện

Có thể nhận thấy, mặc dù còn một số hạn chế như tính bảo thủ, mơ hồ, ảotưởng, nhưng tư tưởng quản lý theo đức trị của Khổng Tử vẫn là một trào lưu tưtưởng chính của Trung Hoa cổ đại, phù hợp với điều kiện xã hội bấy giờ, được lưutruyền lại cho các thế hệ sau và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và phong cáchquản lý hiện đại, nhất là ở Phương Đông Sự phát triển về kinh tế những năm quacủa nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đài Loan có nhiềunguyên nhân, nhưng có nét chung là sự vận dụng tư tưởng "phi kinh tế", coi trọngtính nhân bản của Khổng Tử vào quản lý Và điều đó đã làm nên nét đặc thù củavăn hoá quản lý Khổng giáo tại các nước này

b Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử

Nội dung cơ bản

Các tác phẩm của Hàn Phi Tử tập trung giải quyết những vấn đề chính trị vàquản lý - cai trị dựa trên cơ sở triết học vững chắc, trong đó nổi bật lên hai tưtưởng cơ bản: một là, bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản thân; hai là,

lý luận phải tùy thời mới có ích

Về bản chất của con người

Trong khi Khổng Tử cho rằng bản chất của con người là "thiện" thì Hàn Phi

Tử cho rằng con người có tính “ác" Hàn Phi Tử chủ trương dùng hình phạt đểngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước Theo Hàn Phi Tử, chỉ cómột số rất ít thánh nhân có tính thiện, còn đại đa số vốn có tính ác: tranh nhau vìlợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vị, làm biếng, khi có dư ăn rồi thìkhông muốn làm gì nữa, chỉ phục tùng quyền lực Hơn 2000 năm sau, tư tưởng vịlợi của Hàn Phi Tử được tái hiện trong tư tưởng "con người kinh tế" - cơ sở triếthọc của thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor và "con người lười nhác, hamlợi" trong thuyết X của Mc Gregor Thực dụng và cực đoan hơn tư tưởng quản lýthời Taylor, Hàn Phi Tử đã mở rộng bản chất vị lợi đến mọi mối quan hệ gia đình

và xã hội Theo ông, quyền lực suy cho cùng cũng chỉ vì quyền lợi vật chất Đặcbiệt ông đã vượt xa thời đại mình khi nêu ra tư tưởng đấu tranh sinh tồn và giảithích nguyên nhân của nghèo khổ là do dân số tăng nhanh, vượt quá sự gia tăngcủa sản xuất

Về sự phù hợp của lý luận và thời thế

Trang 5

Là người có đầu óc thực tế mạnh mẽ và hiểu biết sâu rộng về lịch sử, HànPhi Tử đã sớm nhận ra những hạn chế của lý luận Nho gia Ông phê phán nho gia

là thiếu hiểu biết khi bắt thực tế phải khuôn theo lý luận đã quá lạc hậu, làm chodân ngu, xã hội loạn

Theo Hàn Phi Tử, lý luận phải phù hợp với thời thế thì mới có ích: "Việc phảitheo thời, biện pháp phải thích hợp, phong tục xưa và nay khác nhau, biện pháp cũ

và mới phải khác nhau" Hàn Phi Tử quan tâm nhiều đến khoảng cách, địa vị giữangười cai trị và người bị trị, đồng thời ủng hộ chế độ chuyên chế phong kiến, cổ vũcho sự độc tài của các vua Ông viết: "Người thi hành pháp luật mà cương cường thìnước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu"

Hàn Phi Tử phê phán tư tưởng Nho gia coi "dân là gốc của nước”, cho đó là

mị dân Theo ông, "làm chính trị mà mong vừa lòng dân đều là mối loạn, khôngthể theo chính sách đó trị nước được"

Mặc dù vậy, Hàn Phi Tử là người đề cao chính sách dùng người Tài năngcủa nhà cai trị thể hiện ở việc dùng sức, dùng trí của người khác "Sức một ngườikhông địch nổi đám đông, trí một người không biết được mọi vật, dùng một ngườikhông bằng dùng cả nước Vua chúa bậc thấp kém dùng hết khả năng của mình,bậc trung dùng hết sức của người, bậc cao dùng hết trí của người Dùng hết trí củangười thì vua như thần" Đây là một tư tưởng hết sức sâu sắc về quản lý con ngườicủa Hàn Phi Tử

Về quan hệ vua - tôi, theo Hàn Phi Tử là quan hệ quản lý một chiều Ôngkhuyên vua dùng hết tài trí của dân nhưng không được gần gũi, tỏ lòng thươngdân Đây là tư tưởng phản dân chủ, trong đó người dân chỉ là một thứ công cụ củavua và phải tuyệt đối phục tùng người thống trị

Tư tưởng đức trị của Khổng Tử cho rằng có sự thống nhất giữa công và tư,giữa gia đình và xã hội Ngược lại, Hàn Phi Tử cho rằng công - tư mâu thuẫn vớinhau, phải hy sinh tư cho công, gia đình phải phục tùng và hy sinh cho xã hội, lợiích quốc gia là tối thượng, quan trọng hơn dân Về điểm này, mô hình quản lý củaHàn Phi Tử có nét giống với “mô hình quan liêu" của Max Weber thuộc trường pháihành chính cổ điển

Các khái niệm cơ bản trong quản lý - cai trị của Hàn Phi Tử

Hàn Phi Tử đưa ra ba khái niệm cơ bản trong quản lý - cai trị, đó là "thế" (chỉ quyền lực), "pháp" (chỉ luật pháp) và "thuật" (chỉ phương pháp quản lý) Đây là ba

vấn đề cốt lõi của quản lý - cai trị, có liên hệ khăng khít với nhau, trong đó "pháp"

là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định

"Thế" và tư tưởng trong thế

Hàn Phi Tử cho rằng vua không cần "hiền" mà cần "thế", vua phải biết dựavào thế của mình mà ban lệnh, buộc quan và dân phải răm rắp tuân theo Theo

Trang 6

ông, "thế" không liên quan đến đạo đức và tài trí của con người Ông đặt địa vị,quyền thế lên trên tài, đức Theo ông, chỉ cần tài, đức trung bình nhưng có quyềnthế là trị được nước Là người trọng thế, trọng sự cưỡng chế của quyền lực, HànPhi Tử chủ trương quyền lực phải được tập trung vào một người, đó là vua Vuaphải nắm quyền thưởng, phạt khiến mọi người tuân thủ triệt để Hàn Phi Tử khenchính sách Đức trị của đạo Nho là đẹp nhưng chê là không thực tế, nên ông ralệnh rằng: hễ làm đúng phép thì thưởng, trái phép thì phạt Hàn Phi Tử cho rằngcách thưởng phạt là nguyên nhân làm cho quốc gia thịnh, suy, loạn lạc Sự thưởngphạt phải theo đúng phép nước, trị tội không chừa các quan và thưởng công không

bỏ sót dân thường Hàn Phi Tử đề ra tính nghiêm khắc, công bằng của pháp luật

và khuyên vua, chúa phải vô tư, công minh khi sử dụng pháp luật Song, chínhông lại thừa nhận mọi người đều hành động vì tư lợi; và đó là điểm mâu thuẫntrong học thuyết của ông

"Pháp" và các tiêu chuẩn của luật pháp:

Trái với tư tưởng của Nho giáo vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng đứctrị, Hàn Phi Tử cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật Hàn Phi

Tử coi pháp luật là những thứ dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai, phải trái Pháp không tách rời Thế và Thuật, mà cùng tạo nên cái kiềng ba chân Vua cóquyền đặt ra luật pháp (lập pháp) nhưng không được tùy tiện mà phải hợp thời vàtuân theo những nguyên tắc nhất định Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễthi hành, phải thống nhất, ổn định để cho dân hiểu, phải ban hành công khai, truyền

-bá tới mọi người để không một người dân nào có thể viện cớ không biết luật pháp

mà lỡ phạm pháp Ông yêu cầu vua, quan phải "lấy luật pháp mà dạy dân", phảitruyền bá luật pháp như một "phép công" điều khiển hành vi của mọi người Nhìnchung, pháp gia chủ trương mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

"Thuật" và phương pháp thi hành quyền lực, pháp luật

Thuật của vua chủ yếu là trị quan chứ không phải trị dân Chữ "thuật" củaHàn Phi Tử có hai nghĩa: kĩ thuật và tâm thuật Kỹ thuật là cách thức, biện pháp

để tuyển, dùng, kiểm tra khả năng của quan lại Tâm thuật là mưu mô để chế ngựquần thần không cho họ biết suy nghĩ thực của mình

Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là thuyết hình danh Theo thuyếtnày, muốn đánh giá con người phải xét cái sự thực đã làm (hình) và tên gọi củacông việc (danh) có phù hợp với nhau không "Trong đời, kẻ có tài chưa nhất định

đã có đức, kẻ có đức chưa nhất định có tài, cho nên việc bổ nhiệm người nếukhông có thuật thì sẽ bại" Ông nhấn mạnh việc dùng người phải hết sức thậntrọng Muốn vậy, phải có phương pháp nghe bề tôi nói; phải khảo sát nhiều mặt đểbiết lòng bề tôi; phải xem lời nói của họ có giá trị không; cuối cùng là giao chứccho họ, dùng thực tiễn kiểm tra thực lực của họ Trong mỗi việc trên, ông đều cónhững kĩ thuật tỉ mỉ nhằm đạt được hiệu quả cao

Trang 7

Bàn về quản lý - cai trị, Hàn Phi Tử kế thừa tư tưởng vô vi của Nho và Đạo,biến nó thành thuật cai trị Hàn Phi Tử chủ trương vô vi, nhưng không phải nhằmbớt đi sự điều hành, ngược lại, khuyên quan lại phải làm hết mình, cai trị gián tiếpbằng thưởng, phạt công bằng, nghiêm khắc

Có thể thấy, Hàn Phi Tử là người duy lý, duy lợi, theo chủ nghĩa thực dụng,song ông có một trí tuệ sâu sắc và nhiệt thành yêu nước Tư tưởng pháp trị củaHàn Phi Tử đã tạo ra một phương thức giải quyết vững chắc và thực tế nhất trongvấn đề trị quốc thời kì đó Dựa trên tư tưởng pháp trị, Tần Thuỷ Hoàng đã thốngnhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyềnđầu tiên tại Trung Quốc Song pháp luật mà Hàn Phi Tử đề cao là thứ pháp luật hàkhắc, tàn bạo, thiếu tính nhân văn, khác xa với pháp luật ngày nay; mặt khác,pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhàvua); đó là hạn chế của học thuyết pháp trị

2.1.2 Tư tưởng quản lý cổ đại của phương Tây

Cũng như tư tưởng quản lý cổ đại của phương Đông, tư tưởng quản lý cổđại của phương Tây còn ở mức độ sơ khai, chưa thuần túy là tư tưởng quản lý, màchủ yếu được rút ra từ các tư tưởng về triết học, chính trị, pháp lý, đạo đức Cáctác giả chủ yếu bàn về cách thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước song cũngbắt đầu xuất hiện tư tưởng quản lý vi mô Sau đây là một số tác giả tiêu biểu

a Democrit (460- 370 TCN)

Theo ông, Nhà nước có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của xã hội Đểquản lý đất nước, có thể lựa chọn ba phương pháp cơ bản:

Phương pháp dân chủ đối với con người;

Phương pháp dùng hình phạt đối với các hành vi vi phạm chuẩn mực đạođức xã hội;

Phương pháp tác động lên nhu cầu và lợi ích của con người, qua đó khiếncon người tuân thủ Mãi đến những năm 50 của thế kỉ XX, phương pháp này mớiđược các tác giả của trường phái hành vi tiếp cận một cách cụ thể

Rõ ràng là cho đến ngày nay, các phương pháp trên vẫn được kế thừa vàphát triển, thể hiện qua các phương pháp quản lý như giáo dục thuyết phục, hànhchính cưỡng bức và kinh tế trong quản lý các tổ chức cũng như quản lý nhà nướcngày nay

b Platon (427- 347 TCN)

Platon là nhà triết học cổ đại Hy Lạp, các tư tưởng triết học của ông đượcnhiều nhà nghiên cứu đánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất trong lịch sử văn minh

cổ đại phương Tây, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý nhà nước:

Quan niệm về “Nhà nước lý tưởng”

Trang 8

Theo ông, cần xây dựng một Nhà nước lý tưởng, vì đó là công cụ duy nhất

có thể quản lý xã hội, làm cho mọi người dân luôn được sống hạnh phúc và thoảmãn, của cải được phân chia đồng đều, tất cả lợi ích là vì xã hội

Quan niệm về con người trong xã hội

Platon cho rằng con người là nền tảng của bất cứ nền chính trị xã hội nào.Trong quản lý xã hội, phải tìm kiếm và sắp xếp những người phù hợp vào cáccông việc khác nhau tuỳ theo đặc điểm tâm lý mỗi người Theo ông tâm lý conngười có ba phần cơ bản là lý tính, xúc cảm và cảm tính, chi phối hành vi conngười Những người có phần lý tính mạnh, biết kiềm chế xúc cảm và cảm tínhthường là những người hiểu biết, có biểu hiện bề ngoài ôn hoà, là những người cóthể gánh vác công việc của nhà nước Những người có phần xúc cảm mạnh, biếtkìm nén thú vui cảm tính, thường thích hợp với công việc bảo vệ nhà nước nhưquân đội, cảnh sát Những người có phần cảm tính mạnh, ít bị chi phối bởi lý tính

và xúc cảm, hợp với công việc lao động sản xuất, trực tiếp tạo của cải cho xã hội.Mỗi một hạng người phải biết sống với tầng lớp của họ, phải làm tròn bổn phận vàtrách nhiệm của mình Đó là cách đóng góp tốt nhất cho xã hội

Về người lãnh đạo quản lý đất nước

Công việc trị nước vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, trong đó cần nhiều sựtận tâm và kiến thức Theo ông, chỉ có hạng người triết gia, nhân đức mới thíchhợp và đủ khả năng lãnh đạo đất nước, do đó cần chọn những vị minh triết, khônngoan và đức hạnh và loại bỏ những người ngu dốt, bịp bợm trong việc trị nước

Các giải pháp quản lý xã hội:

 Phải giáo dục tất cả trẻ em và đưa chúng về vùng thôn quê Trong quá

trình học sẽ có ba kỳ thi tuyển ứng với trình độ và ngành nghề sau này: thứ nhất là nghề buôn bán, làm thợ, hay làm nông; thứ hai làm công tác phụ tá, sĩ quan, tham mưu trong quân đội; thứ ba làm viên chức chính phủ Nếu làm trọn vẹn quá trình

đào tạo như vậy sẽ bảo đảm được nội lực con người để xây dựng quốc gia

 Phải xây dựng luật pháp, coi luật pháp là tối thượng, bất di bất dịch vàchiếm vai trò hàng đầu; đề cao tính tự nguyện, tự giác của mỗi người trong chấphành luật Vấn đề an ninh đã được giai cấp chiến binh gìn giữ, nhưng thật ra biệnpháp giữ gìn trật tự hoàn hảo nhất là trật tự từ tâm hồn của mọi người

 Phải tin vào một đấng tối cao mặc dù đấng tối cao theo ông chưa chắc là

có thật nhưng nó có tác dụng làm kích thích tinh thần của tất cả mọi người, khiến

họ có thể kìm nén lòng ích kỷ, sự đam mê mà phục vụ cho quốc gia

Về phát triển kinh tế, ông chú trọng vào nghề nông, vì cho rằng một nhà

nước lý tưởng không cần phát triển buôn bán vì nó tất yếu dẫn đến cướp bóc,chiến tranh, chỉ phát triển về nông nghiệp và thủ công nghiệp là đủ Tất nhiên đây

là một sai lầm lớn của ông

Trang 9

c Agristot (384- 322 TCN)

Trong số các nhà tư tưởng của phương Tây cổ đại, Agristot là người có tưtưởng quản lý tương đối hiện đại và khá hoàn thiện Các tư tưởng cơ bản có liênquan đến quản lý của ông là:

Ông quan niệm con người là loài sinh vật xã hội, mang bản tính loài, sốngcộng đồng Do vậy tất yếu họ phải được quản lý theo một thể chế, thiết chế đặcbiệt – đó là Nhà nước Quyền lực nhà nước có thể chia thành 3 nhánh: lập pháp,hành pháp và phân xử Đây là tư tưởng quan trọng để sau này hình thành quanđiểm nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”

Nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước là làm cho mọi người sống hạnh phúc vàgiữ gìn trật tự xã hội Do đó tiêu chuẩn để đánh giá Nhà nước là phúc lợi mà Nhànước đem lại cho dân chúng và sự ổn định xã hội

Với hai tác phẩm tiêu biểu là “Gia quản học” (chủ yếu nói về quản lý kinh

tế trong gia đình, ông gọi đó là nghệ thuật kiếm tiền) và “Hoá tệ học” (chủ yếubàn về thương mại, buôn bán), ông là người đầu đầu tiên nói đến quản lý vi mô.Trong hai tác phẩm đó, ông đề cập đến lập kế hoạch khi khẳng định vai trò của ýthức trong việc dự đoán, lường trước công việc cần làm và hiệu quả của nó Đặc trưng của các tư tưởng quản lý thời cổ đại ở phương đông cũng nhưphương tây là: nó được hoà trộn với các tư tưởng về triết học, chính trị, pháp lý,đạo đức, chưa phải là khoa học độc lập về quản lý; nó đề cập chủ yếu đến cách

“trị nước”, vấn đề quản lý nhà nước nhưng còn ở mức độ sơ khai

2.2 CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỔ ĐIỂN

Trường phái cổ điển là một khái niệm được dùng để chỉ những tư tưởng về

tổ chức và quản lý được đưa ra ở Châu Âu và Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) vào những nămcuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhấn mạnh đến các yếu tố tổ chức và kĩ thuậtquản lý để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc Trường phải cổ

điển bao gồm ba lý thuyết chính Một là "Thuyết quản lý theo khoa học" ở Hoa Kì của F.Taylor và các cộng sự của ông Hai là "Thuyết quản lý hành chính tổng quát

" của Henry Fayol (ở Pháp), Luther Gulick và Lynda Urwich (ở Anh và Mỹ) Ba

là “Thuyết tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế” của Max Weber (ở Đức) và Chester

Barnard (ở Mỹ) Trường phái cổ điển đã đặt nền móng đầu tiên cho Quản lý họcvới những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản lý trong

xã hội công nghiệp, mà những tư tưởng cơ bản của nó vẫn có giá trị cho đến ngàynay

2.2.1 Thuyết quản lý theo khoa học

a Frederick Winslow Taylor (1856 - 1916)

Các tư tưởng cơ bản

Trang 10

Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (1903), “Nhữngnguyên lý quản lý theo khoa học” (Principles of scientific management năm

1911), ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học, một học thuyết rất có giá

trị và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản lý ở Mỹ và châu Âu thời kì

xã hội công nghiệp, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý Tên tuổi của F.Taylor

gắn liền với thuyết Quản lý theo khoa học và ở Phương Tây người ta gọi ông là

cha đẻ của quản lý học

Các tư tưởng chính của thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor là:

Tiêu chuẩn hóa công việc: Qua quan sát, phân tích các động tác của công

nhân, Taylor nhận thấy có những động tác thừa và mất nhiều sức khiến năng suấtlao động bị hạn chế; từ đó rút ra kết luận cần phải hợp lý hóa lao động trên cơ sởđịnh mức cụ thể với những tiêu chuẩn định lượng như một cách thức tối ưu đểphân chia công việc thành những công đoạn, những khâu hợp lý; định ra chuẩnmực để đánh giá kết quả lao động

Việc xây dựng định mức lao động chủ yếu được thực hiện bằng phươngpháp thực nghiệm: chọn công nhân khoẻ, hướng dẫn họ những thao tác chuẩn xác,bấm giờ thực hiện từng động tác, lấy đó làm mức khoán chung Đó là mức cao đòihỏi phải làm cật lực song được bù đắp bằng thu nhập từ tăng năng suất

Chuyên môn hóa lao động: Phân công lao động theo hướng chuyên môn

hóa trong nhằm đạt yêu cầu "tốt nhất" (do thành thục trong thao tác) và "rẻ nhất"(do không có động tác thừa và do chi phí đào tạo thấp) Việc này trước hết phụthuộc nhà quản lý trong tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là hệquả của hướng chuyên môn hóa lao động, trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiệnthường xuyên, liên tục một (hoặc vài) động tác đơn giản Từ đó, việc đào tạo côngnhân hướng vào sự thành thạo hơn là tay nghề "vạn năng" Taylor nhấn mạnh phảitìm những người thợ "giỏi nhất" theo hướng chuyên sâu, dựa vào năng suất laođộng cá biệt đó để xây dựng định mức lao động

Việc chuyên môn hóa lao động kéo theo yêu cầu cải tiến công cụ lao độngtheo hướng chuyên môn hóa (công cụ chuyên dùng cho từng động tác lao động đãđược chia nhỏ) để dễ sử dụng nhất, tốn ít sức nhất và đạt năng suất cao nhất

Cải tạo các quan hệ quản lý: Duy trì bầu không khí hợp tác giữa người

điều hành và thợ cũng là một yếu tố quan trọng của môi trường lao động Quản lýphải giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa chủ và thợ không chỉ bằng một hệ thốngcác giải pháp kĩ thuật mà còn bằng phương thức quản lý khiến cả chủ và thợ cóthể gắn bó hợp tác với nhau trong một tổ chức để cùng đi tới mục tiêu chung lànâng cao hiệu quả và năng suất lao động Taylor cho đó là sự mở đầu "một cuộccách mạng tinh thần vĩ đại" nhằm thay đổi toàn bộ tinh thần, thái độ của cả đôibên trên cơ sở hòa giải, hợp tác và niềm tin cậy lẫn nhau Taylor cũng thấy được

Trang 11

động cơ thúc đẩy lao động - mối quan tâm của cả đôi bên - là lợi ích kinh tế, phảiđược xử lý hài hòa qua chế độ lương thưởng hợp lý; chỉ có như vậy các cách thức

tổ chức sản xuất một cách khoa học mới phát huy được tác dụng cao Với nộidung này, thuyết quản lý theo khoa học của Taylor nhấn mạnh vai trò của quản lý,của năng lực tổ chức và nhân tố con người

Nhận xét

Thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor không chỉ là một tập hợp các

nguyên tắc và biện pháp kĩ thuật thuần túy, mà là sự hợp tác, hài hòa những mốiquan hệ cơ bản giữa con người với máy móc, kĩ thuật; giữa người với người trongquá trình sản xuất, đặc biệt giữa người quản lý và người lao động Nhờ áp dụngthuyết này tại các xí nghiệp công nghiệp ở Mĩ thời kì đó, năng suất lao động đãtăng vượt bậc, giá thành hạ; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợđều có thu nhập cao

Thuyết Quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ở cấp

cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng rất cơ bảncho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu (có hiệuquả cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý Từtinh thần cốt lõi đó, đã tạo ra một phong trào quản lý theo khoa học với “Hiệp hộiTaylor” thu hút nhiều nhà quản lý tài năng góp phần hoàn thiện và phát triển lýthuyết này

Tuy nhiên, mặt hạn chế của thuyết này là sự hiểu biết phiến diện và máymóc về con người, bị chi phối bởi tư tưởng triết học "con người kinh tế" mà tác

giả tiếp nhận ở thời đại đó Nhiều nhà phê bình cho rằng nói chung thuyết Quản

lý theo khoa học của Taylor chỉ chú ý đến khía cạnh kĩ thuật, thiếu tính nhân bản.

Thật vậy! Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phảilàm việc cật lực Hơn nữa, phân công lao động và chuyên môn hóa quá chi tiết tuy

có làm năng suất lao động tăng lên nhưng khiến con người như một cái đinh ốctrong cỗ máy gắn chặt với dây chuyền sản xuất, bị méo mó về tâm - sinh lý Đểthực hiện các thao tác quá đơn giản trong suốt cuộc đời lao động, những người thợkhông cần phải được đào tạo phát triển nâng cao trình độ, cũng có nghĩa là không

có cơ hội thăng tiến và nhận được thu nhập cao hơn Cũng có ý kiến cho rằng tưtưởng của Taylor là sản phẩm của thời đại ông sống cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ

XX, khi xã hội Mỹ đang muốn tìm cách tăng năng suất lao động của công nhânbằng các tiến bộ kĩ thuật, khi chưa có những nghiên cứu về tâm lý học, xã hội học

để hiểu sâu sắc hơn bản chất con người như sau này

F.Taylor là người đã có những đóng góp lớn trong phong trào quản lý theokhoa học ở Mỹ đầu thế kỷ XX nhưng không phải là người duy nhất Sau Taylormột số tác giả khác đã nghiên cứu, phát triển, sáng tạo ra nhiều điểm mới nhằmhạn chế tính cơ giới, đề cao tính tích cực sáng tạo của người lao động, nhân đạo

Trang 12

hóa quan hệ quản lý Đóng góp đáng kể vào quá trình đó có công lao của Henry L.Gantt (1861 - 1919) về hệ thống tiền thưởng; của Ông bà Gilbreth về việc loại bỏcác động tác thừa và về cơ hội thăng tiến của người công nhân, v.v…

b Henry Lawrence Gant (1861 - 1919)

Gantt đã đóng góp phát triển thuyết quản lý theo khoa học của Taylor qua

ba tư tưởng chính:

Vấn đề dân chủ trong công nghiệp: coi trọng con người, đề cao quan hệhợp tác hòa hợp giữa người quản lý với công nhân; chú trọng sự công bằng về cơhội (mỗi cá nhân đều có cơ hội như người khác để phát huy năng lực của mình ởmức cao nhất)

Coi tiền thưởng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy công việc (chứ không phải

là hình phạt, kỷ luật), Gantt cho rằng hệ thống trả lương theo sản phẩm do Taylor

đề xướng không có tác động nhiều đến sự kích thích công nhân Do đó Gantt đã

bổ sung vào việc trả lương theo sản phẩm của Taylor bằng hệ thống tiền thưởng.Theo hệ thống này, nếu công nhân vượt mức sản phẩm phải làm trong ngày, họ sẽđược hưởng thêm một khoản tiền Đặc biệt, trong trường hợp đó, cả người quản lýtrực tiếp công nhân cũng được thưởng

"Biểu đồ Gantt" nhằm kiểm tra việc thực hiện công việc theo kế hoạch.Biểu đồ này cho thấy, sản lượng dự tính (số lượng đặt ra), tiến trình của công việc(số lượng hoàn thành) và tỉ lệ giao hàng (số lượng xuất kho) theo dòng thời gian

c Lilian Gilbreth và Frank Gilbreth

Trong lúc F.Taylor tìm cách làm cho công việc được hoàn thành nhanh hơnbằng cách tác động vào công nhân, thì Lilian Gilbreth (1878 - 1972) và FrankGilbreth (1868 - 1924) tìm cách gia tăng tốc độ bằng cách giảm các thao tác thừa.Với quan niệm đó, ông bà Gilbreth đã khám phá ra rằng trong 12 thao tác màngười thợ xây thực hiện để xây gạch lên tường có thể rút xuống còn 4 và nhờ đómỗi ngày một người thợ có thể xây được 2700 viên gạch thay vì 1000 mà khôngcần phải hối thúc Ông bà Gilbreth cũng cho rằng thao tác có quan hệ đến sự mệtmỏi của công nhân, do đó bớt số lượng thao tác thì cũng giảm được sự mệt nhọc.Lilian Gilbreth là một trong những người đầu tiên lưu ý đến khía cạnh tâm lýtrong quản lý với luận án tiến sĩ nhan đề "Tâm lý quản lý" Rất tiếc do sự kì thịnam nữ ở Mĩ vào thời gian đó, tư tưởng khoa học của Lilian Gilbreth đã không đượcquan tâm chú ý

2.2.2 Thuyết quản lý hành chính

“Thuyết quản lý hành chính" là tên được đặt cho một nhóm các tư tưởng

quản lý của một số tác giả ở Mỹ, Pháp, Anh, Đức nêu lên vào những thập kỉ đầuthế kỉ XX Nếu các thuyết quản lý theo khoa học tập trung vào việc nâng cao năngsuất lao động theo hướng vi mô, thì thuyết quản lý hành chính tập trung sự chú ý

Trang 13

vào những nguyên tắc quản lý lớn áp dụng cho những cấp, bậc tổ chức cao hơn.Các tác giả tiêu biểu của thuyết quản lý hành chính là Henry Fayol của Pháp, MaxWeber của Đức, Chetster Barnard của Mỹ.

a Henry Fayol (1841 - 1925)

Henry Fayol là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, được đánhgiá là một “Taylor của Châu Âu" và là "người cha thực sự của lý thuyết quản lýhiện đại"

H.Fayol phân loại hoạt động của một hãng kinh doanh cũng như của bất kì

tổ chức nào thành 6 nhóm: 1 Kĩ thuật; 2 Thương mại; 3 Tài chính; 4 Bảo vệ anninh về người và tài sản; 5 Hạch toán, thống kê; 6 Quản lý hành chính

Ông cho rằng nhóm 6 (quản lý hành chính) có liên quan tới cả 5 nhóm hoạtđộng bên trên và là sự tổng hợp bao trùm để tạo ra sức mạnh tổng hợp của một tổchức Chức vụ càng cao thì đòi hỏi khả năng quản lý hành chính càng lớn; còn ởcấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất

H.Fayol định nghĩa: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổchức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra Ông là người đầu tiên nêu một cách rõràng các yếu tố của quá trình quản lý, cách thức phân tích một quá trình quản lýphức tạp thành các chức năng tương đối độc lập và mang tính phổ biến đối với các

tổ chức, gồm:

Dự đoán - lập kế hoạch; là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý hành

chính Công tác kế hoạch là cần thiết vì nó tránh được sự do dự, lường trướcnhững thay đổi, những khó khăn Tuy nhiên ông cũng chỉ ra tính tương đối củacông cụ kế hoạch là không thể dự đoán trước được tất cả những sự việc bất ngờ cóthể xảy ra, do đó kế hoạch cần phải có tính linh hoạt để ứng phó

Tổ chức; toàn bộ chức năng này có thể chia thành hai bộ phận chính: tổ

chức vật chất và tổ chức con người Đóng góp nổi bật của ông là đưa ra trật tự thứbậc trong bộ máy quản lý với sơ đồ tổ chức quản lý gồm ba cấp cơ bản Cấp caonhất là Ban giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động trong tổ chức; cấp giữa là các nhàquản lý bậc trung - những người lập kế hoạch, tuyển chọn nhân viên, chỉ đạo các

bộ phận, tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra Cấp thấp nhất là các nhà quản lý cơ sở,mang tính tác nghiệp Trật tự đó thể hiện sự phân phối quyền hạn và trách nhiệmvới ranh giới rõ ràng

Điều khiển; muốn làm được nhiệm vụ này, người quản lý phải động viên và

thúc đẩy hành động của con người, đề cao tính tích cực, sáng tạo, tính kỉ luật và

sự trung thành của cấp dưới

Phối hợp; chức năng này nhằm đạt được sự thống nhất bằng cách: Kết hợp

hài hòa tất cả các hoạt động; Cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và các

Trang 14

chức năng; Duy trì cán cân tài chính; Áp dụng mọi biện pháp thích đáng để mọihoạt động đều hướng vào mục đích chung.

Kiểm tra là chức năng cuối cùng Đó là giám sát việc thực hiện kế hoạch,

cung cấp các thông tin một cách chính xác và thường xuyên để các cấp quản lý kịpthời điều chỉnh và rút kinh nghiệm

Fayol cũng cho rằng, có những nguyên tắc quản lý hành chính chung chocác loại hình tổ chức khác nhau Các nguyên tắc này không cứng nhắc, tuyệt đối

mà sự vận dụng nó phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, phải linh hoạt như một nghệthuật, đòi hỏi ở nhà quản lý trí thông minh, kinh nghiệm và sự quả quyết Cácnguyên tắc đó là:

1 Phân công lao động và chuyên môn hóa, nhằm tạo ra năng suất lao độngcao Phân công phải phù hợp, rõ ràng và tạo sự liên kết

2 Quyền hạn: người quản lý phải có quyền hạn chính thức để ra quyết định,đồng thời phải có uy tín cá nhân (có được từ năng lực, kinh nghiệm và phongcách) Quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm

3 Kỉ luật: người lao động phải tự nguyện tuân thủ nội quy của tổ chức Kỷluật tốt là nhờ tổ chức quản lý có hiệu lực, nhờ công bằng hợp lý trong đãi ngộ,nhờ thưởng phạt công minh

4 Chỉ huy thống nhất: mỗi cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên

5 Chỉ đạo nhất quán: lập một cơ quan quản lý chỉ đạo duy nhất, có nănglực, có khả năng đưa ra được những quyết định dứt khoát, rõ ràng, chính xác

6 Hài hòa lợi ích: cá nhân phục tùng lợi ích chung, bộ phận phục tùng lợiích toàn bộ tổ chức Quản lý phải xử lý hài hòa khi có mâu thuẫn, xung đột lợi ích

7 Thù lao hợp lý, trả công thỏa đáng và sòng phẳng

8 Tập trung quyền lực quản lý: có hệ thống quyền lực thông suốt từ caonhất đến thấp nhất Việc ra quyết định phải tập trung vào cấp có quyền cao nhất

12 Kiểm tra tất cả mọi công việc

13 Sáng tạo: trao đủ quyền chủ động cho cấp dưới, thúc đẩy óc sáng tạo và

sự hứng thú trong công việc

14 Tinh thần đồng đội: tăng cường ý thức tập thể, sự thống nhất và đoàn kết

hỗ trợ giữa những người lao động trong một tổ chức

Trang 15

Khác với Taylor xem xét mối quan hệ quản lý từ cấp thấp nhất của quản lý,Fayol xem xét quản lý từ trên xuống, tập trung vào việc tổ chức bộ máy lãnh đạocủa các hãng lớn; và ông đi đến kết luận rằng thành công của người quản lý khôngphải nhờ những phẩm chất cá nhân mà nhờ những phương pháp được áp dụng vànhững nguyên tắc chỉ đạo hành động của người quản lý đó Nhấn mạnh vai tròquan trọng của các phương pháp và nguyên tắc khoa học là điểm chung giữaTaylor và Fayol trong cách tiếp cận về quản lý.

Tóm lại, thuyết quản lý của Fayol đã chỉ ra chức năng và nguyên tắc quản lýmang tính thống nhất đối với mọi loại hình tổ chức, không phân biệt mục tiêu vàtính chất của tổ chức Nó có ưu điểm là tạo kỉ cương trong tổ chức, song chưa chútrọng đầy đủ đến các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, chưa

đề cập đến mối quan hệ giữa xí nghiệp với khách hàng, thị trường, các đối thủcạnh tranh và các ràng buộc nhà nước Quá trình quản lý của ông có vẻ cứng nhắc,chuẩn mực chứ không đa dạng như trên thực tế Tuy vậy, sự đóng góp của ôngcho Quản lý học vẫn rất độc đáo và có giá trị

b Luther Gulick và Lyndal Urwick

Luther Gulick và Lyndal Urwich là hai tác giả đã có một tuyển tập các bàiviết về lý thuyết tổ chức và hành chính công, căn cứ trên kinh nghiệm quản lýcông nghiệp và chính quyền Có thể nói các bài viết của Luther Gulick và LyndalUrwick về quản lý hành chính đã khẳng định thêm sự tiến triển của Quản lý họctrên thế giới

Hai ông đã đưa ra thuật ngữ "POSDCORB" nổi tiếng, viết tắt bằng nhữngchữ cái đầu của tiếng Anh thể hiện các chức năng cơ bản của nhà quản lý, đó là:

Planning - Lập kế hoạch; Organizing - Tổ chức; Staffing - Công tác cán bộ; Directing – Chỉ huy; Coordinating - Phối hợp; Reporting - Báo cáo; Budgeting –

Lập ngân sách

Theo Gulick và Urwick, các chức năng quản lý nêu trên có tính phổ biếncho mọi tổ chức và được xem như kĩ thuật tổng quát của quản lý Theo thời gian,những chức năng trên đã trở thành “các nguyên tắc khoa học cẩm nang” trong tâmtrí của nhiều học giả và các nhà quản lý thực hành Thực ra, những chức năng đó

về bản chất không phải là những thực tế bất biến, song nó đơn giản và dễ hiểu đểhình dung các hoạt động quản lý cần phải có của bất kì một tổ chức nào

Trong một bài viết về quản lý xuất bản năm 1937, Gulick và Urwich cònnhấn mạnh đến 8 yếu tố mang tính nguyên tắc sau đây: 1 Phải bố trí đúng ngườivào bộ máy tổ chức; 2 Phải có một nhà quản lý cao cấp nhất trong một tổ chứcnắm giữ nguồn gốc của quyền hành; 3 Phải tuân thủ triệt để nguyên tắc thốngnhất điều khiển; 4 Phải có các nhân viên chuyên môn cùng với các nhân viêntổng hợp; 5 Phải thành lập các đơn vị nhỏ trong tổ chức căn cứ theo mục tiêu,

Trang 16

tiến trình và địa điểm; 6 Phải ủy quyền; 7 Phải cân đối giữa quyền hành và tráchnhiệm; 8 Phải xác định tầm quản lý thích hợp, sử dụng công thức để xác định sốlượng tối thiểu và tối đa cấp dưới mà một người quản lý có thể giám sát một cáchhiệu quả.

Hai tác giả cho rằng các nguyên tắc trên là quan trọng, nhưng lại không chú

ý đến nơi có thể áp dụng những nguyên tắc đó Vì quá chú trọng đến nguyên tắc

mà một số vấn đề mấu chốt của quản lý chưa đưa ra được

2.2.3 Thuyết tổ chức xã hội và kinh tế

a Max Weber (1864 - 1920)

Max Weber là một nhà xã hội học người Đức, người khởi xướng thuyết tổ chức xã hội và kinh tế trong quản lý Ông đã xây dựng và phát triển khái niệm bộ

máy quan liêu (thư lại) - một bộ máy quản lý có tính chuyên nghiệp cao với hàng

loạt các quy tắc và thủ tục chặt chẽ, thống nhất và công bằng Theo ông, mô hìnhquan liêu là một hình thức tổ chức đặc biệt có các đặc điểm chủ yếu sau:

Bộ máy quyền lực theo hình tháp, trong đó trách nhiệm và quyền hạn gắnvới mỗi chức vị được xác định rạch ròi Nghĩa là các cơ quan và nhân sự được sắpxếp theo hệ thống thứ bậc về quyền lực, trong đó cấp dưới chịu sự kiểm soát củacấp trên

Những mối quan hệ và việc thực thi quyền lực không mang tính cá nhân;mỗi thành viên trong tổ chức hành động không phải với tư cách một cá nhân cụthể nào

Các hoạt động được tổ chức theo những nguyên tắc rõ ràng và được ápdụng một cách thống nhất

Phân công lao động hợp lý dẫn đến chuyên môn hoá cao, tinh thông nghềnghiệp

Việc tuyển chọn nhân viên được thực hiện dựa trên cơ sở năng lực chuyênmôn, không xem xét tới các mặt khác như địa vị xã hội, lòng trung thành hay sựủng hộ của họ Việc thăng tiến được quyết định theo các tiêu chí khách quan:thành tích, thâm niên

Hệ thống quy tắc, thủ tục được viết chính thức bằng văn bản, chi phối cáchành động một cách nhất quán Các quy tắc này phù hợp với các quy định phápluật của Nhà nước, và được tuân thủ nghiêm ngặt

Quyết định được đưa ra hợp lý theo những tiêu chí chung

Weber đã dựa trên giả thuyết cho rằng đó là một mô hình lý tưởng và nếu

áp dụng mô hình đó sẽ thu được hiệu quả tối đa Tuy nhiên mô hình hành chínhquan liêu còn nhiều điểm phi thực tế như: quyền hạn và trách nhiệm không phảilúc nào cũng được xác định một cách hoàn toàn rạch ròi; quan hệ giữa các thành

Trang 17

viên không phải lúc nào cũng mang tính tổ chức mà trước hết mang tính cá nhân;các nguyên tắc còn thiếu rõ ràng; công tác tuyển chọn không chỉ dựa trên khảnăng chuyên môn mà còn dựa vào những khả năng khác của cá nhân; quyết địnhthường mang tính chủ quan

b Chester Barnard (1886 - 1961)

Chester Barmard nghiên cứu các mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức chínhthức và không chính thức; vai trò, chức năng của cán bộ; quá trình ra quyết địnhquản lý

Barnard định nghĩa tổ chức như là một "hệ thống các hoạt động hay tácđộng có ý thức của hai hay nhiều người" - một định nghĩa được coi là nổi tiếngnhất về tổ chức Quan niệm tổ chức như là một hệ thống của Barnard mang tínhcách mạng, bởi vì: (i) Nó vạch ra những mối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phậnvới hệ thống và giữa hệ thống này với hệ thống khác; (ii) Theo nguyên tắc "tínhtrồi" của hệ thống, một tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn tổng số các bộ phậncủa nó

Ông cho rằng, ba yếu tố phổ biến của một tổ chức là:

Sự sẵn sàng hợp tác giữa các cá nhân, trong đó chú ý mối quan hệ giữađóng góp (cống hiến) và nhận lại (hưởng thụ) Sự thỏa mãn khi "nhận lại" tạo rađộng lực thúc đẩy tốt, với bốn kiểu động cơ phổ biến tác động tới hành vi của conngười, đó là: sự hấp dẫn của công việc; sự thích ứng của các phương pháp và điềukiện làm việc; cơ hội để tham gia rộng rãi vào các sự kiện lớn, đôi khi liên quanđến sự ưu đãi và danh tiếng; sự đồng thuận, đoàn kết trong tổ chức

Có mục đích chung của tổ chức để thực hiện được sự hợp tác của cá nhân

vì lợi ích chung Mục đích của tổ chức và động cơ cá nhân chỉ đồng nhất khi mụcđích chung trở thành nguồn gốc của sự thỏa mãn cá nhân

Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để mục đích chung được hiểu biết rõ,đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức Các nguyên tắc thông tin chính thức là:Công khai; Rõ ràng; Trực tiếp và ngắn gọn; Thường xuyên, không ngắt quãng;Xác thực, đúng quyền hạn

Thuyết tổ chức của Chester Barnard đặc biệt coi trọng chức năng ra quyếtđịnh quản lý Các kiểu quyết định có quan hệ tới trật tự thứ bậc của tổ chức: ởcấp cao, các quyết định liên quan tới các mục tiêu chung; ở cấp trung, liên quantới các mục tiêu cụ thể và các vấn đề chuyên môn, công nghệ; ở cấp thấp nhất,liên quan trực tiếp tới sự chỉ đạo thực hiện về kĩ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động.Quá trình ra quyết định và đánh giá quyết định là một nghệ thuật đòi hỏi tưduy logic, đó là: không ra quyết định về vấn đề không còn thích hợp; không raquyết định vội vàng, khi vấn đề chưa đủ chín; không ra quyết định thiếu hiệu lựcthi hành; không ra quyết định thuộc trách nhiệm, quyền hạn của người khác

Trang 18

Thuyết này còn quan tâm một số vấn đề quan trọng khác như: hệ thống chứcvị; yếu tố quyền hành; sự thuyết phục và khuyến khích; đạo đức của người quảnlý

Nội dung sâu sắc trong thuyết tổ chức của Barnard là sự phản ánh các yếu tốtinh vi, phức tạp hình thành nên hoạt động của con người trong một tổ chức, trong

đó ông không chỉ chú ý đến các yếu tố kinh tế, kĩ thuật và chuyên môn của tổchức mà còn coi trọng yếu tố đạo đức, tinh thần của tổ chức

2.2.4 Nhận xét chung về các tư tưởng quản lý cổ điển

 Các tư tưởng quản lý cổ điển dựa trên tiền đề căn bản là con người thuầntuý kinh tế, do đó không chú ý yếu tố tâm lý- xã hội của con người trong quản lý.Lợi ích kinh tế được xem là nguồn động lực duy nhất của người lao động và để cónăng suất cao, công việc cần được chuyên môn hóa, người lao động cần đượchướng dẫn chu đáo và áp dụng thưởng, phạt

 Các tác giả trong trường phái cổ điển, từ Taylor đến Fayol đều nhấnmạnh các nguyên tắc khoa học để nâng cao năng suất và hoàn thành mục tiêu của

tổ chức một cách có hiệu quả: chuyên môn hóa nhiệm vụ; hợp lý hoá công việc;xây dựng tổ chức theo hệ thống cấp bậc với quyền hạn và trách nhiệm được xácđịnh rõ ràng

 Trường phái cổ điển cho rằng tổ chức là một hệ thống cơ học, đượchoạch định và kiểm soát bằng quyền hành của các nhà quản lý Có thể tăng hiệuquả trong quản lý bằng cách tổ chức, sắp xếp hợp lý và kiểm tra công việc củamọi người

 Các nhà quản lý, thông qua một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có vai trò quyếtđịnh đối với việc hội tụ sức mạnh của các thành viên trong tổ chức để hướng tớimục tiêu chung

Trường phái quản lý cổ điển bị một số ý kiến phê phán sau đây:

 Các học thuyết cổ điển đã xem tổ chức là những hệ thống khép kín, khôngthấy được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với tổ chức và nhiều khíacạnh nội bộ khác

 Các học thuyết cổ điển đã có những quan niệm thiếu thực tế về nguồn gốchành vi của con người Các tác giả March và Simon đã gọi các lý thuyết cổ điển là

"mô hình máy móc" Warren Bennis, một nhà tâm lý học quản lý, cho rằng lýthuyết cổ điển đã đưa ra những nguyên tắc quản lý “những tổ chức không có conngười”

 Các học thuyết cổ điển có những nguyên tắc tự mâu thuẫn với nhau, ví dụnguyên tắc chuyên môn hóa và nguyên tắc thống nhất chỉ huy; quyền hành theophân cấp và quyền hành theo kiến thức chuyên môn

Trang 19

 Hầu hết các tác giả của trường phái cổ điển về quản lý là các nhà quản lýthực tế, nên lý thuyết của họ đều xuất phát từ kinh nghiệm và thiếu cơ sở vữngchắc của sự nghiên cứu khoa học.

Mặc dù có những hạn chế nhất định, các học thuyết cổ điển về quản lý vẫn

có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển của quản lý học hiện đại Trên

cơ sở những tư tưởng quản lý cổ điển, quản lý học đã phát triển mạnh mẽ, khắcphục những mặt hạn chế của các học thuyết cổ điển (chẳng hạn, các học thuyếtquản lý hành vi đã bổ sung khía cạnh nhân bản) và mở rộng những tư tưởng banđầu của học thuyết cổ điển (chẳng hạn, lý thuyết hệ thống đã triển khai khía cạnhthuần túy trong hoạt động quản lý của lý thuyết cổ điển) Về mặt ứng dụng thực

tế, không thể phủ nhận rằng nhờ những đóng góp của lý thuyết cổ điển, việc quản

lý các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như các cơ quan chính quyền ở các nướcphương Tây, đã được nâng cao một cách rõ rệt trong nhiều thập kỷ đầu thế kỷ

XX Với việc ứng dụng các nguyên tắc và kĩ thuật quản lý, công tác quản lý đãđược đưa vào nề nếp, khắc phục tình trạng luộm thuộm, tùy tiện, từ đó phát triểnnhững cách thức tốt hơn, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý

2.3 CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ THUỘC TRƯỜNG PHÁI HÀNH VI

Trường phái hành vi (hay tâm lý - xã hội) trong quản lý nhấn mạnh đến vaitrò của yếu tố tâm lý và hành vi con người - là những yếu tố mà trường phái cổđiển chưa đề cập đến Trường phái này có thể chia thành hai nhóm lớn:

Các học thuyết về mối quan hệ con người Các học giả tiêu biểu là Hugo

Munsterberg với tác phẩm “Tâm lý học và hiệu quả công nghiệp” (1913); MaryParker Follet với các tác phẩm “Nhà nước mới” (1920), “Kinh nghiệm sángtạo” ; Elton Mayor với ý niệm “con người xã hội” thay vì “con người thuần tuýkinh tế”; Abraham Maslow với lý thuyết về năm cấp nhu cầu của người lao động

Các học thuyết về hành vi Các tác giả nổi bật là Douglas Mc Gregor với

thuyết X và thuyết Y; Herbert Simon Simon với thuyết hành vi trong quản lý

2.3.1 Các học thuyết về mối quan hệ con người

a Hugo Munsterberg: nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý quản lý

Giáo sư Stephen Robbins cho rằng chính Hugo Munsterberg là người đã lập

ra một ngành khoa học mới là ngành tâm lý học công nghiệp Trong tác phẩmnhan đề "Tâm lý học và hiệu quả trong công nghiệp" xuất bản năm 1913,Munsterberg đặt vấn đề nghiên cứu một cách khoa học về hành vi con người đểtìm ra những chuẩn mực chung và những điểm khác biệt Ông cho rằng năng suấtlao động sẽ tăng lên nếu công việc phù hợp với tâm lý người lao động và đề ranhiệm vụ nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tâm lý của họ Munsterberg đề nghịdùng các bài trắc nghiệm tâm lý để tuyển chọn nhân viên, và phải tìm hiểu tácphong con người trước khi đi tìm những kĩ thuật thích hợp để kích thích họ làm

Ngày đăng: 06/01/2015, 14:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w