Thuyết Z được tiến sỹ W. Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước, là kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản, do đó thuyết Z còn có một tên khác là “Quản lý kiểu Nhật”. Vào thập niên 1980 thuyết Z được phổ biến khắp thế giới. Nếu như thuyết X có cách nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn tinh thần của người lao động để từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.
Khác với thuyết X và Y đi sâu vào bản chất con người, Ouchi quan tâm đến thái độ lao động của con người và cho rằng thái độ đó phụ thuộc vào cách họ được đối xử trên thực tế. Xuất phát từ gốc rễ văn hóa và tập quán Nhật Bản, thuyết Z cho rằng một mô hình quản lý hiệu quả phải dựa trên việc xây dựng một nền văn hóa kiểu Z cho môi trường bên trong của doanh nghiệp với những nội dung cốt lõi sau đây:
•Thuyết Z cho rằng việc ra quyết định tập thể tốt hơn quyết định cá nhân, vì thế duy trì việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách, kịp thời phản ánh tình hình cho cấp trên. Thể chế quản lý phải đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới một cách đầy đủ và khuyến khích nhân viên đưa ra những phương án đề nghị của mình.
•Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm và trung thành với doanh nghiệp, phát huy tính tích cực và trách nhiệm tương hỗ của cả hai bên.
•Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của ngườilao động, kể cả trong và ngoài công việc. Từ đó tạo thành sự hòa hợp, thân ái, lao động, kể cả trong và ngoài công việc. Từ đó tạo thành sự hòa hợp, thân ái, không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới. Xí nghiệp Z sẽ không có hiện tượng
công nhân vắng mặt, làm biếng hay bị sa thải, tất cả hợp thành một gia đình, một cộng đồng sinh tồn có liên hệ khăng khít với nhau về tổ chức.
•Chú ý đào tạo và phát triển nhân viên. Đánh giá nhân viên phải toàn diện, rõ ràng, cẩn trọng và có biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động.
•Làm cho công việc hấp dẫn để thu hút nhân viên trong công việc.
Từ đó Ouchi so sánh giữa doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp phương Tây qua bảng sau:
Doanh nghiệp Nhật (kiểu Z) Doanh nghiệp phương tây
- Làm việc suốt đời - Làm việc trong từng thời gian - Đánh giá và đề bạt chậm - Đánh giá, đề bạt nhanh
- Công nhân đa năng - Công nhân chuyên môn hóa một nghề - Cơ chế kiểm tra gián tiếp - Cơ chế kiểm tra trực tiếp
- Quyết định tập thể - Quyết định cá nhân - Trách nhiệm tập thể - Trách nhiệm cá nhân
- Quyền lợi toàn cục - Quyền lợi riêng có giới hạn.
Qua nội dung của thuyết Z cho thấy nó là một học thuyết phương Tây khá hiện đại nhưng do được đúc rút từ kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp Nhật Bản nên nó cũng có những đặc điểm tư duy của phương Đông. Điều nổi bật trước tiên phải nói đến là người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung rất coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng. Người Nhật đã vận dụng được điều đó để đưa vào phương pháp quản lý của mình. Bên cạnh đó người phương Đông thường luôn cố gắng hướng đến sự hòa hợp; trong thuyết Z ta thấy sự hòa hợp của ba yếu tố đó là năng suất lao động, sự tin cậy và sự khôn khéo trong quan hệ giữa người với người. Đó là những điểm làm nên sự khác biệt cũng như thành công của thuyết Z.
Tuy nhiên, thuyết Z cũng có những hạn chế vì vậy không thể áp dụng cho tất cả các hệ thống xã hội và tổ chức nói chung.