Tư tưởng quản lý hiện đại: gồm trường phái khoa học quản lý; lý thuyết hệ thống; trường phái văn hoá quản lý (thuyết Z và thuyết Kaizen); thuyết quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý (Trang 36)

hệ thống; trường phái văn hoá quản lý (thuyết Z và thuyết Kaizen); thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi. Đây là những tư tưởng quản lý thịnh hành chủ yếu tử sau 1960 đến nay, vừa kế thừa yếu tố truyền thống vừa hiện đại phù hợp với môi trường của thế giới ngày nay.

Các thuật ngữ cơ bản:

Tư tưởng quản lý (Management thought) Học thuyết quản lý (Management theory) Trường phái quản lý (School of Management) Tư tưởng quản lý cổ đại (Old Thought)

Tư tưởng quản lý cổ điển (Classical Management Thought) Trường phái hành vi (Behavioral Management Approach) Tư tưởng quản lý hiện đại (Modern Management Foundations) Trường phái khoa học quản lý (Scientific Management Approach) Lý thuyết hệ thống (Organizations as System/ The Systems Approach) Trường phái văn hoá quản lý (Culture Management Approach)

Câu hỏi ôn tập

1. So sánh những nét chủ yếu trong hai tư tưởng quản lý cổ đại của Khổng Tử và Hàn Phi Tử? Có thể rút ra nhận xét gì cho quản lý ngày nay?

2. Tư tưởng cơ bản của thuyết quản lý theo khoa học của Taylor là gì? Những đóng góp và hạn chế của thuyết này?

3. Tư tưởng cơ bản trong thuyết quản lý của Fayol. Những đóng góp và hạn chế của thuyết này?

và hạn chế của thuyết này?

5. Các học thuyết quản lý thuộc trường phái hành vi quan tâm đến yếu tố gì? Đóng góp và hạn chế của các học thuyết này?

6. Tư tưởng cơ bản của thuyết Z và thuyết Kaizen? Trường phái văn hóa quản lý có ý nghĩa ứng dụng thế nào cho quản lý ngày nay?

7. Các yếu tố cơ bản của một hệ thống gồm những gì? Có thể áp dụng các yếu tố đó trong quản lý một tổ chức hay không? Tại sao cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống lại quan trọng đối với mọi nhà quản lý?

8. Nội dung cơ bản của thuyết tổng hợp và thích nghi?

9. Nghiên cứu chương này, bạn có nhận xét chung gì về quá trình phát triển các tư tưởng quản lý trong lịch sử? Các tư tưởng quản lý đó có được thể hiện trong xã hội hiện đại hay không?

Bài tập tình huống

Bài 1: Khi bạn đọc các chương tiếp theo của cuốn sách này, bạn hãy quan sát

những dấu hiệu kế thừa và quy tụ của các tư tưởng quản lý khác nhau. Bạn áp dụng được gì từ những tư tưởng quản lý đã nghiên cứu ở trên vào công việc và cuộc sống của mình?

Bài 2: Xác định tên một tổ chức mà bạn quan tâm? Vận dụng những hiểu biết về các

tư tưởng quản lý để minh họa: tổ chức đó đã và đang áp dụng tư tưởng quản lý nào?

Bài 3: Đọc tình huống cụ thể sau đây

Hai năm nữa, Viện chiến lược và chính sách tài chính của Bộ A sẽ kỷ niệm 50 thành lập.

Ban lãnh đạo của Viện gồm 08 thành viên, Viện trưởng đã 64 tuổi. Ông đã giữ chức vụ này được 6 năm. Đây là nhiệm kỳ thứ ba của ông (tuyển cử diễn ra 2 năm 1 lần). Theo quy chế, ông không còn quyền ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

Nhân sự hành chính của Viện có 28 người. Gồm 1 Viện trưởng, 1 phó Viện trưởng, 4 trưởng đơn vị. Việc đề bạt dựa trên thâm niên công tác. Tuổi trung bình của nhân sự là 36, cán bộ quản lý là 58. Cùng một công việc, lương ở đây cao hơn khu vực công 10%. Ngoài ra còn có các khoản phúc lợi khác, đặc biệt là tiền ăn trưa. Không khí của phòng tốt. Trang phục của nhân viên rất chỉnh tề. Người ta không thể tưởng tượng được một nhân viên không đeo cà vạt hay một cô thư ký mặc quần jeans. Việc đón tiếp các thành viên đến liên hệ công tác với phòng diễn ra rất đúng cách. Việc ủy quyền ít khi được thực hiện. Viện trưởng ký các công văn thông thường, còn những thư từ quan trọng thì phải xin chữ ký của lãnh đạo cấp trên. Giao tiếp nội bộ được thực hiện chủ yếu bẳng thông báo. Các nhân viên thường không có chuyên môn rộng và ít khi có sự thuyên chuyển trong cơ quan.

từ quảng cáo). Tạp chí này được lập danh mục cẩn thận và gửi cho các thành viên của Viện. Tạp chí này đăng tải những quy phạm pháp luật có thể hữu ích đối với công việc của họ. Tạp chí cũng phản ánh những sự kiện gắn với Viện. Những sự kiện vui hoặc buồn, đánh dấu những chặng đường phát triển của các thành viên cũng được đề cập tới. Hàng năm, Viện tổ chức một cuộc Đại hội toàn thể, sau đó là một cuộc chiêu đãi các thành viên. Thường có 40 đến 50 thành viên tham dự Đại hội. Buổi tiệc (phải trả tiền) hầu như không bao giờ thu được kết quả mong muốn. Hàng năm, người ta cũng tổ chức lễ trao huân chương và tiễn người về hưu.

Viện cũng trao các giải thưởng kinh tế cho các cơ sở đào tạo trong thành phố. Nếu bổ sung thêm việc hàng năm Viện gửi cho các thành viên một cuốn niêm giám, được cập nhật một cách hoàn hảo, chúng tôi đã hoàn thành công việc.

Một số cán bộ trẻ trong Viện dự định “lên nắm quyền” trong các kỳ tuyển cử vào Ban lãnh đạo sắp tới. Bốn thành viên ban lãnh đạo trong đó có ông Viện trưởng không có quyền tái ứng cử nữa. Những ứng cử viên đó nói ý định của mình với các thành viên khác vì họ muốn tranh thủ được phiếu bầu. Người thủ lĩnh của nhóm này đã tiếp xúc không chính thức với 2 trưởng phòng (một người 38 tuổi – cán bộ quản lý trẻ nhất và người kia 41 tuổi) để xúc tiến công việc. Họ có rất nhiều ý tưởng mới nhưng thường va chạm với lãnh đạo – dù luôn với thái độ nhã nhặn – và họ hầu như không có quan hệ với Ban lãnh đạo hiện tại.

Câu hỏi:

1. Các đặc điểm của nền văn hóa tổ chức tại Viện chiến lược và chính sách tài chính là gì? Theo bạn, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu?

2. Hãy tưởng tượng một số thay đổi và cải tiến có thể thực hiện đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức dưới sự lãnh đạo của một ê-kíp lãnh đạo mới. Cần phải vượt qua những trở ngại gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu ?

3. Có thể lợi dụng sự kiện nào để đưa ra một dự án đổi mới?

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn, Các học thuyết quản lý, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội 1996.

2. Trường Đại học KTQD, Khoa KHQL, Giáo trình Khoa học quản lý tập I, Khoa học và Kỹ thuật 2001

3. Hoàng Văn Luân, Bài giảng Lịch sử tư tưởng quản lý, Đại học quốc gia, Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w