Lý thuyết Kaizen – chìa khóa thành công trong quản lý ở Nhật Bản của

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý (Trang 31)

Tại hãng Sony của Nhật, mỗi xí nghiệp có "bàn tròn chất lượng" hay là "câu lạc bộ kiểm tra chất lượng". Đó là những nhóm nhỏ, quy tụ nhân viên và Ban giám đốc, gặp nhau trong giờ làm việc để nâng cao chất lượng và cắt giảm chi phí. Nhân viên sẽ đưa ra ý kiến để cùng thảo luận với nhau và với Ban giám đốc để tìm giải pháp như là một quyết định chung giữa nhân viên và Ban giám đốc.

Masaakilmai

Masaakilmai, tác giả lý thuyết này, là Chủ tịch Công ty Cambridge - một hãng tư vấn quốc tế về quản lý thành lập năm 1962. Cuốn sách của ông, xuất bản năm 1986, rất được hoan nghênh và bán chạy nhất lúc đó. Ông được mời thuyết trình về Kaizen và cách quản lý của Nhật ở nhiều nước trên thế giới. Lý thuyết Kaizen được chia thành 7 chương, tóm lược như sau:

Kaizen trong tiếng Nhật nghĩa là "cải tiến, cải thiện". Tác giả Masaakiimai, sau quá trình nghiên cứu nhiều công ty của Nhật và của Mỹ đã thấy rõ sự khác nhau giữa cách quản lý của Nhật bản và của phương Tây. Ở Mỹ sự thay đổi diễn ra một cách mạnh mẽ, nhà máy cũ được thay thế hoàn toàn bằng một nhà máy mới, rất tốn kém. Ông nghiên cứu thực chất của sự thành công trong cách quản lý Nhật Bản và xây dựng khái niệm Kaizen. Cốt lõi của Kaizen là những cải tiến nho nhỏ, cải tiến từng bước. Tại Nhật Bản, công việc được cải tiến từng ngày thông qua những cải tiến Kaizen - người Nhật thường tận dụng những tài nguyên sẵn có như nhân lực, vật tư, thiết bị mà không tốn kém tiền của. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết họ sẵn sàng đầu tư một số tiền lớn cho việc cải tiến. Kaizen chú trọng tới quá trình thực hiện công việc, cải tiến quá trình thực hiện để có kết quả tốt hơn. Hơn nữa, Kaizen hướng về con người và những nỗ lực của con người. Điều này khác hẳn lối suy nghĩ của đa số nhà quản lý phương Tây chỉ chú trọng tới kết quả. Kaizen nhấn mạnh đến vai trò của người quản lý trong việc ủng hộ và khuyến khích các nỗ lực của công nhân để cải tiến qui trình làm việc.

Một giám đốc quan tâm đến Kaizen thường chú trọng đến: 1) Kỉ luật; 2) Quản lý thời gian; 3) Phát triển tay nghề; 4) Tham gia các hoạt động trong công ty; 5) Tinh thần lao động; 6) Sự cảm thông.

Có thể nhận xét rằng: Phương Tây hướng về công nghệ cao, thực hiện những đổi mới về công nghệ và sản xuất mới. Phương Đông hướng về công nghệ phù hợp, do đó luôn luôn phải cải tiến; công nghệ hướng về con người và con người luôn được đào tạo lại để phù hợp với công nghệ. Những cải tiến ở Phương Đông hướng về thế hệ sản phẩm mới. Đề cao chiến lược con người là trọng tâm của Kaizen, tuy nhiên nó vẫn hướng về công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w