Thích nghi và đổi mới trong “thời đại bão táp”

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý (Trang 35)

Các tư tưởng quản lý nói trên được phát triển trong "thời đại bão táp" bắt đầu từ cuối những năm 1970 với những biến đổi nhanh về công nghệ và sự thay đổi tận gốc về cơ cấu kinh tế dẫn đến những thay đổi về nhân lực, việc làm và môi trường kinh doanh trên thế giới. Đó là sự xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, đồng tiền xuyên quốc gia, hệ thống ngân hàng thế giới ngày càng mạnh, vai trò các nước công nghiệp mới (NICs) tăng lên nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, quản lý phải thích nghi và đổi mới. Có năm vấn đề cơ bản cần tập trung giải quyết: 1. Quản lý sự thích nghi với lạm phát; 2. Duy trì khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính. Trong thời kỳ bão táp, cân đối quan trọng hơn lỗ lãi. Quản lý phải cố gắng đạt được một sức mạnh tài chính hơn là lợi nhuận cao và cần đủ khả năng thanh toán để có thể tồn tại; 3. Nâng cao hiệu quả dựa vào tiến bộ của công nghệ và quản lý - đây là nhiệm vụ chủ đạo của các nhà quản lý; 4. Chú trọng hiệu quả của lao động trí óc. Trong nền sản xuất hiện đại, nhân tố quyết định là con người với kiến thức và kĩ năng chứ không phải là máy móc; 5. Phân biệt chi phí duy trì hoạt động đối với lợi nhuận.

Quản lý trong thời đại bão táp là chính sách quản lý hướng về tương lai bằng cách phát triển tri thức và trách nhiệm của con người. Chính sách này bao gồm các nội dung chính: 1. Định hướng vào kết quả; 2. Định hướng vào phát triển; 3. Sự đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật; 4. Chiến lược định hướng vào tương lai; 5. Nâng cao năng lực và hiệu lực của các nhà quản lý.

Tóm tắt chương

Có nhiều học thuyết về quản lý, mỗi học thuyết phản ánh những tư tưởng quản lý nhất định mà cho đến nay vẫn còn giá trị về lý luận và thực tiễn. Chương này giới thiệu tóm tắt tư tưởng quản lý của một số trường phái tiêu biểu, gồm:

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý (Trang 35)