Nhận xét chung về trường phái hành vi trong quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý (Trang 25)

b. Herbert Simon: Lý thuyết hành

2.3.3. Nhận xét chung về trường phái hành vi trong quản lý

Trường phái hành vi là một bước tiến về chất trong quá trình phát triển của Quản lý học và tạo ra những thay đổi căn bản trong quản lý thực hành.

Trước hết trường phái này đã nhấn mạnh đến con người và nhu cầu xã hội của con người như là những yếu tố quyết định nhất trong tổ chức, một điều mà lý thuyết cổ điển không đề cập đến.

Thứ hai, trường phái hành vi trong quản lý đã bổ sung cho các thuyết quản lý cổ điển một điểm quan trọng, đó là năng suất không chỉ tuần tuý là vấn đề kỹ thuật. Các tác giả của trường phái này đều cho rằng năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố tâm lý và hành vi của con người.

Thứ ba, trường phái hành vi đã tác động đến việc cải tiến cách thức và phong cách quản lý khi nêu lên các phương pháp cải thiện mối quan hệ con người và môi trường tâm lý xã hội; dân chủ hoá quá trình ra quyết định; v.v ... là những yếu tố có ảnh hưởng tới thái độ lao động và năng suất.

Như vậy, trường phái hành vi đã có những đóng góp lớn lao vào lý thuyết và thực hành quản lý. Nhờ đó, ngày nay nhà quản lý hiểu rõ hơn về nhu cầu và động cơ hoạt động của con người, về ảnh hưởng của tập thể đối với hành vi, về mối quan hệ nhân sự trong công việc, cũng như về ý nghĩa của lao động đối với con người. Những kiến thức đó đã giúp nhà quản lý quan tâm hơn trong đối xử với nhân viên, biết lựa chọn cách thức lãnh đạo thích hợp và chú ý hơn đến việc sử dụng quyền hành trong tổ chức.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chỉ trích các lý thuyết này, như:

•Chú ý quá mức đến yếu tố tâm lý xã hội của con người. Thực tế, khái niệm "con người xã hội" chỉ có thể bổ sung chứ không thể thay thế cho khái niệm "con người kinh tế" được. Không phải lúc nào con người thỏa mãn cũng đều lao động có năng suất cao. Theo James Stoner, trong những năm 1950 ở Mỹ, nhiều nỗ lực nhằm cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường sự thỏa mãn tinh thần của công nhân đã không mang lại sự tăng năng suất như mong đợi. Môi trường xã hội của nơi làm việc chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Lương bổng và quyền lợi vật chất, cơ cấu tổ chức, sự rõ ràng trong công việc v.v... cũng có vai trò nhất định đối với năng suất của công nhân.

•Xem xét hành vi của con người trong tổ chức với tư cách là phần tử của một hệ thống khép kín. Thật ra, tổ chức không bao giờ là hệ thống kín. Mọi tổ chức đều chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... với tư cách là hệ thống mở, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác ở bên ngoài, không thuộc phạm vi kiểm soát của nhà quản lý.

Mặc dầu vậy, không thể phủ nhận những đóng góp và ý nghĩa quan trọng của trường phái hành vi trong quản lý. Nhà quản lý phải biết cách sử dụng các tài nguyên trong tổ chức nếu muốn đạt hiệu quả cao, trong đó, con người là thứ tài nguyên khó sử dụng nhất. Trường phái hành vi giúp cho các nhà quản lý những kiến thức và kĩ thuật để có thể sử dụng tài nguyên đó một cách hợp lý, nhằm hoàn thành mục tiêu chung.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Sự phát triển của các tư duy quản lý (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w