ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT)

49 9.5K 61
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC  (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT) Mã số môn học: MT2338 Số tín chỉ: 03 (45 tiết) Lý thuyết: 35 tiết Bài tập, thảo luận: 10 tiết Mục lục Trang Lời nói đầu Chương 1: Ngôn ngữ tạo hình 1. 1. Ngôn ngữ mỹ thuật 1. 1.1. Đường nét 1. 1.2. Màu sắc 1. 1.3. Hình khối 1. 1.4. Bố cục, nhịp điệu 1. 2. Đặc trưng ngôn ngữ 1. 2.1. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa 1. 2.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa 1. 2.2. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắc 1. 2.3. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 7 Chương 2: Thể loại, chất liệu mỹ thuật 2. 1. Khái niệm nghệ thuật hội họa 2. 2. Các thể loại hội họa châu Âu 2. 2.1. Tranh sinh hoạt 2. 2.2. Tranh chân dung 2. 2.3. Tranh lịch sử 2. 2.4. Tranh phong cảnh 2. 2.5. Tranh tĩnh vật 2. 3. Thể loại tranh Trung Quốc 2. 4. Các chất liệu hội họa, đồ họa, điêu khắc 2. 4.1. Sơn mài 2. 4.2. Sơn dầu 2. 4.3. Lụa 2. 4 4. Màu bột 2. 4.5. Màu nước 10 10 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 32 34 Chương 3: Phân tích tác phẩm 4. 1. Những yếu tố cơ bản để phân tích đánh giá tác phẩm 4. 1.1. Khái niệm về phân tích tác phẩm 4. 1.2. Những yếu tố cơ bản trong phân tích tác phẩm 4. 2. Khái niệm thể loại hội họa và những yếu tố hợp thành tác phẩm hội họa 4. 3. Giới thiệu, phân tích tranh, tượng 4. 3.1. Giới thiệu, phân tích tranh dân gian Việt Nam 4. 3.2. Giới thiệu, phân tích tranh, tượng tiêu biểu của hoạ sĩ Việt Nam 4. 3.3. Giới thiệu, phân tích tranh, tượng tiêu biểu của hoạ sĩ thế giới - Đề tài, thể loại, chất liệu hội họa, đồ họa, điêu khắc. 4. 3.4. Giới thiệu và đánh giá nhận xét tranh vẽ của thiếu nhi 35 35 37 39 41 43 45 46 47 48 Tài liệu học tập 49 2 Lời nói đầu LỜI NÓI ĐẦU Mỹ thuật hiểu là "nghệ thuật của cái đẹp". Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc. Theo cách nhìn khác, từ mỹ thuật chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được hay người ta còn dùng từ nghệ thuật thị giác để nói về mỹ thuật. Có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khả năng thẩm mỹ và ý thích (thị hiếu), thẩm mỹ và nghệ thuật của riêng từng người. Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; diễn đạt tốt không gian trong tranh, thời gian; mức độ diễn tả đạt tới một trong các loại hình mỹ học. Mỹ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữ của nó. Một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác: hội họa nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp, đồ họa nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua các kỹ thuật in ấn, còn điêu khắc là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều biểu hiện qua tượng tròn hoặc hai chiều như chạm khắc, chạm nổi. Khoa học và nghệ thuật giống như hai mắt của văn hoá con người. Chính do sự khác nhau của chúng (và cả sự bình đẳng về giá trị của chúng nữa) đã tạo ra nội hàm kiến thức của chúng ta. Không nên quy nghệ thuật vào lĩnh vực đùa vui hay minh hoạ dễ dãi cho các tư tưởng đạo đức cao siêu. Nghệ thuật là hình thức của tư duy, thiếu nó ý thức con người sẽ không tồn tại, cũng như không thể tồn tại ý thức với chỉ một nửa bán cầu đại não. Trong mỹ thuật, người ta còn thấy được sự hiện diện của các yếu tố ngôn ngữ tạo hình, các thể loại, chất liệu tham gia trong một tác phẩm giúp công chúng hiểu được những giá trị của các yếu tố tham gia vào đó. Tác phẩm mỹ thuật nó là thông điệp của nghệ sỹ phản hồi những nhận thức thế giới, cuộc sống bằng thế giới quan, nhân sinh quan, bằng cả trí tuệ và tâm hồn, với các yếu tố ngôn ngữ mỹ thuật mà các ngành nghệ thuật khác không thể diễn đạt. 3 CHƯƠNG 1: Ngôn ngữ tạo hình Số tiết: 11 (Lý thuyết: 8 tiết; bài tập, thảo luận: 3 tiết) __________________________________________ A) MỤC TIÊU: Kiến thức - Hiểu được vai trò trị giác trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình. Kỹ năng - Nắm được các yếu tố và vai trò của ngôn ngữ mỹ thuật trong việc thể hiện hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. - Hoàn thiện các kiến thức về thể loại, chất liệu căn bản của hội họa, đồ họa, điêu khắc. Thái độ - Biết và vận dụng kiến thức để phân tích được một tác phẩm cụ thể. B) NỘI DUNG Mỹ thuật là từ chỉ những loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắt và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đa lên mặt phẳng hoặc một không gian nào đấy. Mặt phẳng đó có thể là gỗ, giấy, vải, tường, trần nhà. Không gian có khi là ngoài trời, có khi là trong một căn phòng nào đó… Ngôn ngữ mĩ thuật bao gồm các yếu tố như hình – khối; đường – nét; màu – sắc; sự sắp xếp bố cục, nhịp điệu… 1.1. Ngôn ngữ mỹ thuật 1.1.1. Đường nét Theo định nghĩa khoa học thì “Đường là tập hợp của nhiều điểm trong chuyển động”. Trong tạo hình, đường nét là yếu tố ổn định nhất, nó là yếu tố cơ bản để tạo ra hình thể. Có nhiều loại đường và nét. Ví dụ như: đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, đường tròn, đường xoáy ốc… Nét đanh, nét thô, nét vung vẩy, nét chân thực, nét bay bướm, nét đóng, nét mở, nét trơn, nét gai… Đường và nét được người nghệ sĩ sử dụng trong một tổ hợp, sự sắp đặt đó nhằm mục đích tác động vào cảm giác của người xem và gây một hiệu quả nào đó về thẩm mỹ. Người ta dùng nét vẽ để mô tả hình dạng cấu trúc, trạng thái của con người, sự vật và thiên nhiên, từ đó đường nét truyền cảm trực tiếp đến tình cảm của con người qua thị giác. Nét có thể tạo mảng, tạo hình, gợi khối và thậm chí gợi chất, gợi không gian. Nói đến khái niệm “đường- nét” sẽ bao gồm nét và sự vận động của nét trong tác phẩm mĩ thuật. Khi xem xét một tác phẩm mĩ thuật cần chú ý đến tính chất vật lý và sự biểu cảm của nét. Đường nét với khả năng biểu đạt vô cùng đa dạng và phong phú của nó, đã là một yếu tố tạo hình quan trọng làm nên tác phẩm mĩ thuật. 1.1.2. Màu sắc Đường nét và màu sắc là những yếu tố tạo hình gắn liền với thị giác. Hai yếu tố tạo hình này đã tạo nên đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ mĩ thuật. Màu sắc mang lại cho người xem sự hứng khởi, niềm vui thích, lạc quan, yêu đời sự yên tĩnh, cảm giác thư thái, bình yên và cũng chính màu sắc có thể mang đến cho ngời xem cảm giác ngột thở, sự sợ hãi, cảm giác buồn bã, lạnh lẽo, cô đơn chán nản. Màu sắc có nguồn gốc tự nhiên và cũng chứa trong mình ý nghĩa xã hội. Theo phân tích của vật lý thì ánh sáng trắng chính là sự tổng hợp của bảy màu: đỏ - da cam - vàng – lục – lam - chàm – tím. Trong thực tế ta vẫn quen gọi đó là 7 sắc cầu vồng. Trong bảy màu sắc cầu vồng có 3 màu nguyên được tạo nên mà không có sự pha trộn nào đó là đỏ – vàng và lam (3 màu gốc) còn các màu khác là do pha trộn giữa hai màu mà có: Pha trộn màu đỏ và vàng ta có màu da cam, pha trộn màu vàng và lam cho ta màu lục, pha trộn màu đỏ và lam ta có màu tím… Màu sắc là tên gọi chung nhưng khi đi sâu vào nghiên cứu về màu sắc cần chú ý một số khái niệm cụ thể sau: Sắc tố: chỉ những màu gốc trong đó có cả đen và trắng. 4 Sắc loại: là hỗn hợp của các sắc tố đợc biểu hiện dưới dạng riêng biệt và được gọi theo liên tưởng, thí dụ: cánh sen, lá mạ, hoa cà, nước biển …. Sắc độ: chỉ độ đậm nhạt của màu sắc và cuối cùng là sắc thái, đó là vẻ khác nhau của những màu có cùng một gốc như: đỏ cờ, đỏ sen, mười giờ… Sự xếp đặt những màu cạnh nhau trong hội họa cho ta hòa sắc. Những màu đi với nhau, tạo ra thế quân bình khi chúng có tỷ lượng tương đương, hay thúc đẩy lẫn nhau, khi chúng có một tỷ lượng chênh lệch; ta gọi những màu đó là những màu bổ túc. Cũng giống các yếu tố tạo hình khác, màu sắc góp phần biểu cảm trong tác phẩm. Màu sắc có thể tạo cảm giác về gần xa, nóng lạnh, nặng nhẹ… nhờ những tương quan. Những màu nóng, đậm dễ gợi cảm giác gần, những màu lạnh, sáng gây cảm giác ngược lại…Những màu đối chọi như lam với vàng hay lục với cánh sen, đỏ và xanh lục… cho chúng ta cảm giác mạnh mẽ. Nếu trên tranh sử dụng những màu cùng sắc độ dễ gây cảm giác đều đều, buồn bã hay êm ái, nhẹ nhàng… Màu sắc là một trong những yếu tố ngôn ngữ biểu đạt đóng vai trò quan trọng của mĩ thuật. 1.1.3. Hình khối Đối với cảm thụ của thị giác thì hình khối chính là do đường nét và đậm nhạt tạo thành d- ưới tác động của ánh sáng. Như vậy, hình là đường viền của khối do đường nét tạo thành, còn khối là do đậm nhạt tạo ra và được thị giác chấp nhận. Trong hình học có những hình cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Từ các hình cơ bản ta có những hình biến dạng như hình chữ nhật, hình elip, hình thoi, hình thang khi các hình kết hợp với nhau tạo ra thể tích, không gian, đó chính là khối như khối lập phương, khối chữ nhật, khối tam giác, khối chóp Nếu ta nhìn các khối ở một hướng mắt ta sẽ cảm nhận được một hình. Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật tạo hình, phản ánh thế giới hiện thực bằng các hình tượng cụ thể, trực tiếp. Mỗi vật thể có một hình dáng nhất định. Vì vậy, trong các tác phẩm mĩ thuật hình- khối đóng một vai trò quan trọng. Ngoài tính chất vật lý, khoa học các hình đều mang trong nó tính biểu cảm, biểu đạt nhất định như tạo các cảm giác mạnh mẽ - nhẹ nhàng, thế động- tĩnh Các nghệ sĩ tạo hình sẽ khai thác tính biểu cảm của hình khối để tạo hình trong tác phẩm của mình. 1.1.4. Bố cục, nhịp điệu Ở trên đã nói đến các yếu tố ngôn ngữ cơ bản của mĩ thuật: đó là đường nét, hình khối và màu sắc. Ngôn ngữ nghệ thuật chưa phải là hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ đó chỉ trở thành hình thức nghệ thuật khi nào nó được sắp đặt trong một tác phẩm nhằm phản ánh một nội dung cụ thể nào đó. Như vậy, tuỳ theo nội dung chủ đề, các yếu tố ngôn ngữ tạo hình được người nghệ sỹ bố trí, sắp đặt sao cho phù hợp, tạo ra tác phẩm đó chính là bố cục. Bố cục cũng có nhiều hình thức biểu hiện: bố cục các nhân vật theo kiểu dàn đều hoặc theo tầng lớp, hàng nọ không che khuất hàng kia. Thời kỳ Phục hưng người ta lại thích những bố cục theo kiểu cân đối chặt chẽ. Các hình tượng trong tranh được sắp xếp trong các hình cơ bản, đặc biệt là hình tam giác tạo vẻ chắc chắn hoặc bố cục tự do, đa dạng và rất phong phú. Khi sắp xếp các yếu tố đờng nét, hình khối, màu sắc đã tạo nên nhịp điệu trong tranh, ngược lại chính nhịp điệu sẽ tạo nên sự sống động cho các hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Nhịp điệu của các mảng màu hay đường nét, hình khối càng phong phú bao nhiêu thì tác phẩm càng đẹp và hấp dẫn bấy nhiêu. Vì vậy đối với mĩ thuật, nhịp điệu cũng là một yếu tố ngôn ngữ. Nhịp điệu phản ánh sự vận động của các yếu tố ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm, nó ẩn sau các yếu tố ngôn ngữ. 1.2. Đặc trưng ngôn ngữ 1.2.1. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa 1.2.1.1. Khái niệm Hội họa là loại hình nghệ thuật tạo hình đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên bề mặt, đó là một không gian ảo, chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác, với các yếu tố như đường nét, màu sắc, hình khối, đậm nhạt, bố cục… để xây dựng hình tượng nghệ thuật, biểu đạt cuộc sống thực tế đa dạng và phong phú và mang lại xúc cảm thẩm mỹ cho người xem. Người ta gọi đó là bức tranh hay tác phẩm hội họa. 5 1.2.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa Hội họa là loại hình nghệ thuật biểu đạt không gian. Đây là đặc trưng của hội họa. Muốn đưa không gian vào tranh, người họa sĩ phải tạo ra các hình thể, đặt các hình thể đó vào đúng vị trí của nó trên mặt tranh theo quan hệ không gian. Công việc tạo hình này có những đòi hỏi sự sắp xếp, cân nhắc những tương quan về tỷ lệ, đậm nhạt, sắc độ v.v… Tất cả các thành phần riêng rẽ này phải được sắp đặt vào một khuôn khổ nhất định để tạo thành một tổng thể thống nhất và hài hòa. Trải qua thời gian, các quan niệm về không gian đối với các họa sĩ phương Tây cũng có nhiều thay đổi. Đối với phương Đông, không gian trong tranh có những điểm khác với quan niệm của phương Tây. Các họa sĩ phương Đông thích lối tạo hình với không gian ước lệ. Bố cục, tỉ lệ các nhân vật được diễn tả không giống như luật xa gần của phương Tây mà theo quan niệm riêng như viễn cận tẩu mã… Không gian trong tranh có thể được diễn tả có chiều sâu, không gian ba chiều giống như thực và cũng có thể là không gian hai chiều, mang tính trang trí hoặc hoàn toàn ước lệ. Mỗi vật thể tồn tại trong không gian đều có một hình dạng, màu sắc nhất định. Ánh sáng giúp ta nhận ra hình dáng, kích thước và màu sắc của chúng và biểu hiện chúng trong hội họa. Như vậy, hội họa còn có một đặc trưng nữa, đó là tính tạo hình trực tiếp bằng các yếu tố ngôn ngữ tạo hình như hình khối, màu sắc, đường nét… Hình và màu là hai yếu tố cơ bản của hội họa, hình là yếu tố quan trọng, luôn đóng một vai trò chủ yếu, màu sắc giúp biểu hiện tình cảm và làm cho hội họa phong phú và hấp dẫn. 1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắc 1.2.2.1. Khái niệm Điêu khắc là gì? Bản thân từ điêu khắc đã cho chúng ta thấy rằng: Muốn có một tác phẩm điêu khắc cần phải trải qua việc đục, đẽo, khắc, chạm, gò… trên bề mặt của các chất liệu nh gỗ, đồng, đất hay tạc, đổ, đắp nặn bằng nhiều chất liệu khác để tạo ra hình khối. Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất, thạch cao… để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, nặn, gò… Tác phẩm điêu khắc mang theo những đặc trng riêng. Khi thưởng thức một tác phẩm điêu khắc không chỉ bằng thị giác mà còn có thể cảm nhận tác phẩm bằng xúc giác. Khi sờ tay vào bức tượng ta sẽ cảm được sự sống động, mềm mại hay thô ráp, xù xì; ấm áp hay lạnh lẽo… Tác phẩm điêu khắc tồn tại như một vật thể có trọng lượng, có khối, có thể tích và chiếm chỗ trong không gian. Điêu khắc cũng là một loại hình nghệ thuật tạo hình vì vậy nó có chung kênh ngôn ngữ như nhiều loại hình nghệ thuật tạo hình khác đó là hình khối, màu sắc, đường nét, bố cục… Nhưng do đặc trưng của điêu khắc, các yếu tố đó được khai thác ở những góc độ khác với hội hoạ hay đồ hoạ… 1.2.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắc Khối Tất cả mọi vật thể, kể cả hình tượng con người đều được tạo nên bởi sự biến dạng, thay đổi của các khối cơ bản. Nếu tách riêng từng phần, hình thể con người là sự phối hợp của rất nhiều khối. Đó là sự phối hợp hài hòa, cân đối và thống nhất để tạo ra một cơ thể sống sinh động. Sự vận động của khối trong không gian đã tạo ra một hiện thực phong phú. Đó là đối tượng để nghệ thuật điêu khắc theo đuổi và biểu hiện. Trong nghệ thuật ta thường thấy sự biểu hiện của điêu khắc ở các dạng khối như: khối lồi – khối lõm, khối đóng – khối mở, khối mềm – khối cứng, khối tĩnh – khối động… Mỗi cách tạo khối đa lại cảm giác khác nhau: khối lõm, mềm, mở dễ gây cảm giác động và ngược lại. Trong hội họa, khối và hình là do đường nét và đậm nhạt tạo ra còn trong điêu khắc khối, hình là có thực, nó tồn tại trong không gian 3 chiều, ta có thể sờ thấy, cảm nhận được qua xúc giác, có thể đi xung quanh nó và nhận ra sự biến động phong phú của nó qua mỗi hướng nhìn. Đây là đặc trưng của điêu khắc. Khi xem xét khối trong một tác phẩm điêu khắc, ta không chỉ chú ý đến hình dạng, tỉ lệ… của khối mà cần chú trọng cách tạo bề mặt của khối. Bề mặt nhẵn, láng, khối tròn cho ta thấy sự mềm mại, uyển chuyển, gợi sự tĩnh tại giàu chất thơ, bề mặt thô nháp, sần sùi lại cho ta nhiều cảm giác khác. 6 Trong điêu khắc cổ, các tác giả thường chú ý đến cách tạo hình giống thực. Do đó thường biểu hiện hình tượng điêu khắc bằng khối tròn, chắc và đóng kín. Cách sử dụng khối kiểu này sẽ tạo ra các tác phẩm điêu khắc mang tính hiện thực. Sang thế kỷ XX với những trào lưu nghệ thuật hiện đại, các nhà điêu khắc cũng tìm cho tác phẩm của mình những cách biểu hiện khối mới. Bên cạnh khối lồi, trong nhiều tác phẩm ta thấy xuất hiện khối lõm, những biến dạng của khối tròn. Không phải chỉ là khối đóng kín mà là hệ thống khối mở, thậm chí khối thủng cũng được các nghệ sỹ đưa vào điêu khắc hiện đại, tạo ra một chân dung mới và đa dạng. Đường nét Đặc trưng của điêu khắc là khối, nhưng ở tác phẩm điêu khắc người nghệ sỹ cũng khai thác yếu tố đường nét ở những góc độ khác nhau. Đường nét trong điêu khắc không giống với cách vẽ đường nét trong tranh. Ở đây sự kết hợp giữa các khối hình cũng đồng nghĩa với việc tạo nên đường nét cho tác phẩm điêu khắc. Ranh giới giữa tác phẩm với khoảng không gian xung quanh cũng cho thấy rõ đường nét của tác phẩm điêu khắc. Trong điêu khắc hiện đại các nghệ sỹ chú ý nhiều hơn đến sự biểu cảm của khối, của chất liệu và bề mặt tượng. Chất liệu Ngoài tiếng nói của hình khối, đường nét, bố cục, chất liệu đóng góp một phần quan trọng cho đặc trưng của điêu khắc. Chất liệu cho điêu khắc khá đa dạng, phong phú, mỗi chất liệu đều lại có sức biểu cảm riêng giúp cho nhà điêu khắc thể hiện có hiệu quả hơn những hình t- ượng của mình. Các nhà điêu khắc sẽ sử dụng chất liệu phù hợp để tạo nên tác phẩm của mình. Tượng gỗ với những nhát đục khắc trực tiếp từ tay người thợ cho ta thấy một cái gì rất nguyên bản, gần gũi mang lại vẻ đẹp mộc mạc, chân chất. Đá và đồng là hai nguyên liệu bền vững, gợi cảm giác trang trọng bề thế, sâu lắng và uy nghiêm. Xi măng là loại chất liệu điêu khắc mới thô nhám, chắc và khỏe, xốp lại cho chúng ta cảm xúc thẩm mĩ khác với các chất liệu đã kể trên. Không gian Không gian của điêu khắc là không gian ba chiều, tác phẩm điêu khắc tồn tại như một phần của thực tế cuộc sống, bởi vậy nó luôn gắn với không gian thực. Có một không gian phù hợp để tồn tại thì giá trị của tác phẩm sẽ đợc tăng giá trị lên nhiều phần. Mỗi bức tượng hay bức chạm khắc, phù điêu đều đòi hỏi có một chỗ đứng nhất định, một không gian nhất định để tồn tại. Bức tượng đặt ở công viên khác với bức tượng đặt trong phòng khách, bức tượng đài luôn gắn bó với cảnh quan môi trường cả về nội dung, hình thức cũng như kích cỡ. Do đó khi làm một tác phẩm điêu khắc, người làm cần tìm hiểu môi trường nơi tác phẩm tồn tại mà tìm ra phương thức thể hiện cho phù hợp, để nội dung tác phẩm có thể bộc lộ hết bản thân nó với công chúng thưởng thức. Thường trong tác phẩm điêu khắc, người ta khai thác vẻ đẹp màu sắc tự thân của chất liệu. Mỗi chất liệu có một màu khác nhau. Mặc dù vẻ đẹp của tác phẩm điêu khắc ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố màu sắc nhưng màu sắc cũng có vai trò biểu cảm đối với tác phẩm. Nếu bức tượng được tô màu sẽ đa lại hiệu quả giống thực và làm cho tượng có vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng và linh thiêng hơn. 1.2.3. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa 1.2.3.1. Khái niệm Đồ họa là một trong những loại hình nghệ thuật xuất hiện từ lâu đời nhất. Nếu như ta bắt gặp những hình vẽ hội họa trong các hang động từ khi con người biết làm đẹp cho cuộc sống của mình, thì đồ họa dường như cũng xuất hiện đồng thời. Ở nước ta, ngay từ thời xa xưa, tranh khắc gỗ dân gian đã gắn bó với cuộc sống của người lao động, nó là tiếng nói về những ước mơ nguyện vọng của con người, là vũ khí đấu tranh chống áp bức, bóc lột, phê phán kẻ thống trị, phê phán thói hư tật xấu của đồng loại và nó sống mãi, tồn tại mãi trong các tầng lớp nhân dân. Ngày nay, đồ họa vẫn giữ một vai trò quan trọng và đáng kể trong sáng tác nghệ thuật và trong đời sống nhân dân, nó góp phần giáo dục thẩm mĩ, góp phần phát triển trí tuệ và là điểm gốc, chỗ dựa cho một số ngành khoa học kỹ thuật khác: thiết kế kiến trúc, công nghiệp, sơ đồ cho khảo cổ học, bản đồ cho địa lý, lịch sử, quân sự… Khả năng nhân bản (sản xuất ra hàng loạt) là thế mạnh của đồ họa, bởi vậy nó giúp đắc lực cho các ngành thông tin, tuyên truyền, cổ động, quảng cáo, 7 trong sáng tác in ấn xuất bản sách báo nó dựng trong phác thảo hình tượng, tái tạo các tác phẩm hội họa, điêu khắc và giúp ích cho các ngành nghệ thuật khác. 1.2.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa Đường nét, chấm, vạch Những nét vạch khắc trên các vách hang động từ thời tiền sử đã khẳng định vai trò của ngôn ngữ này đối với đồ họa. Trong hội họa, đường và nét luôn đi song hành với nhau, đường chỉ ra một hướng, đường làm nên nét, tập hợp của nhiều đường đơn lẻ tạo ra nét vẽ và ngược lại sự tập hợp của nhiều nét vẽ cũng tạo ra một đường hướng nhất định trong tranh. Cũng tương tự như vậy, đồ họa sử dụng đường, nét, chấm, vạch là ngôn ngữ chính, chủ yếu và cơ bản để thể hiện. Theo tiếng Hi Lạp “graphich” (graphique) có nghĩa là viết còn “graphic” trong tiếng Anh lại là từ chỉ nghệ thuật viết và vẽ. Từ những khái quát trên mà yếu tố mảng, màu trong đồ họa trở lên thứ yếu trong một số loại đồ họa, hay nói cách khác có một số loại đồ họa như: tranh khắc gỗ, áp phích, cổ động, minh họa sách báo… đường nét trở thành cơ sở ban đầu, đường viền bao cho các mảng màu. Nét trong đồ họa không hoàn toàn là nét vẽ, mà có khi còn là những nhát khắc, những nét vạch, nét chấm to nhỏ, nông sâu, mau thưa… để dựng lên hình tượng. Tranh đồ họa là loại tranh được tạo ra gián tiếp từ bản khắc. Việc tạo dựng nét từ bút lông sẽ không giống với cách tạo đường nét từ những kỹ thuật đồ họa như khắc hoặc ăn mòn kim loại… Trong kỹ thuật đó, muốn tạo đậm nhạt, khối… nét đóng một vai trò quan trọng. Bên cạnh nét, các tác giả còn sử dụng các yếu tố tạo hình khác nh những chấm., vạch… để tạo hình. Cũng chính vì vậy, khi mới xuất hiện chỉ có đồ họa đen trắng. Mãi sau này mới có thể loại đồ họa màu. Nét, chấm, vạch chính là đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật đồ họa. Mảng, màu Song song với các đường nét, chấm, vạch, đồ họa còn dùng mảng, màu, các mảng trong đồ họa có khi do đường nét bao quanh mà thành, có khi mảng do tập hợp của nhiều chấm, nhiều nét tạo nên, mảng tạo cho hình tượng sự vững chãi, tạo nên độ đậm nhạt, khả năng diễn tả nông sâu, khả năng tạo khối và trong nhiều hình tượng, mảng kết hợp với đường, nét tạo ra tiếng nói hình thức cho tác phẩm. Đồ họa đen trắng hay đơn màu được coi là đặc điểm cơ bản của đồ họa, song đồ họa có thể dùng màu, mà có thể dùng nhiều màu. Màu sắc có tác dụng làm lên tiếng nói mạnh mẽ ở một số thể loại đồ họa như đồ họa giá vẽ hay đồ họa sách báo. Trong tranh áp phích hay tranh cổ động, yếu tố hình họa, màu sắc và chữ là những yếu tố hết sức quan trọng. Nếu yêu cầu về hình họa là điển hình, dứt khoát, khỏe khoắn thì màu sắc là phải rõ ràng, mạnh mẽ, trong sáng và gợi cảm. Như vậy, với những ngôn ngữ riêng biệt của mình, với cách xây dựng hình tượng điển hình, chắt lọc, với khả năng phục vụ cuộc sống con người một cách tích cực, kịp thời với tiếng nói cô đọng, mạnh mẽ của mình, với khả năng nhân bản, chất lượng, đồ họa trở thành một loại hình nghệ thuật luôn gắn bó, gần gũi với quần chúng nhân dân, là loại hình nghệ thuật phổ biến và đại chúng. Nó có từ lâu đời và ngày càng phát triển cao hơn, phong phú hơn với nhiều thể loại, góp tiếng nói chung với nhiều loại hình nghệ thuật khác làm đẹp cho cuộc sống con người. Đường nét và màu sắc là những yếu tố tạo hình gắn liền với thị giác. Hai yếu tố tạo hình này đã tạo nên đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ mĩ thuật. Màu sắc mang lại cho người xem sự hứng khởi, niềm vui thích, lạc quan, yêu đời sự yên tĩnh, cảm giác thư thái, bình yên và cũng chính màu sắc có thể mang đến cho người xem cảm giác ngột thở, sự sợ hãi, cảm giác buồn bã, lạnh lẽo, cô đơn chán nản. Màu sắc có nguồn gốc tự nhiên và cũng chứa trong mình ý nghĩa xã hội. Theo phân tích của vật lý thì ánh sáng trắng chính là sự tổng hợp của bảy màu: đỏ - da cam - vàng – lục – lam - chàm – tím. Trong thực tế ta vẫn quen gọi đó là 7 sắc cầu vồng. Màu sắc có thể tạo cảm giác về gần xa, nóng lạnh, nặng nhẹ… nhờ những tương quan. Những màu nóng, đậm dễ gợi cảm giác gần, những màu lạnh, sáng gây cảm giác ngược lại…Những màu đối chọi như lam với vàng hay lục với cánh sen, đỏ và xanh lục… cho chúng ta cảm giác mạnh mẽ. Nếu trên tranh sử dụng những màu cùng sắc độ dễ gây cảm giác đều đều, buồn bã hay êm ái, nhẹ nhàng… Màu sắc là một trong những yếu tố ngôn ngữ biểu đạt đóng vai trò quan trọng của mĩ thuật. 8 Hình khối Đối với cảm thụ của thị giác thì hình khối chính là do đường nét và đậm nhạt tạo thành dưới tác động của ánh sáng. Như vậy, hình là đường viền của khối do đường nét tạo thành, còn khối là do đậm nhạt tạo ra và được thị giác chấp nhận. Trong hình học có những hình cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Từ các hình cơ bản ta có những hình biến dạng như hình chữ nhật, hình elip, hình thoi, hình thang khi các hình kết hợp với nhau tạo ra thể tích, không gian, đó chính là khối như khối lập phương, khối chữ nhật, khối tam giác, khối chóp Nếu ta nhìn các khối ở một hướng mắt ta sẽ cảm nhận được một hình. Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật tạo hình, phản ánh thế giới hiện thực bằng các hình tượng cụ thể, trực tiếp. Mỗi vật thể có một hình dáng nhất định. Vì vậy, trong các tác phẩm mĩ thuật hình- khối đóng một vai trò quan trọng. Ngoài tính chất vật lý, khoa học các hình đều mang trong nó tính biểu cảm, biểu đạt nhất định như tạo các cảm giác mạnh mẽ- nhẹ nhàng, thế động- tĩnh Các nghệ sĩ tạo hình sẽ khai thác tính biểu cảm của hình khối để tạo hình trong tác phẩm của mình. Bố cục, nhịp điệu Ở trên đã nói đến các yếu tố ngôn ngữ cơ bản của mĩ thuật: đó là đường nét, hình khối và màu sắc. Ngôn ngữ nghệ thuật chưa phải là hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ đó chỉ trở thành hình thức nghệ thuật khi nào nó được sắp đặt trong một tác phẩm nhằm phản ánh một nội dung cụ thể nào đó. Như vậy, tuỳ theo nội dung chủ đề, các yếu tố ngôn ngữ tạo hình được người nghệ sỹ bố trí, sắp đặt sao cho phù hợp, tạo ra tác phẩm đó chính là bố cục. Bố cục cũng có nhiều hình thức biểu hiện: bố cục các nhân vật theo kiểu dàn đều hoặc theo tầng lớp, hàng nọ không che khuất hàng kia. Thời kỳ Phục hưng người ta lại thích những bố cục theo kiểu cân đối chặt chẽ. Các hình tượng trong tranh được sắp xếp trong các hình cơ bản, đặc biệt là hình tam giác tạo vẻ chắc chắn hoặc bố cục tự do, đa dạng và rất phong phú. Khi sắp xếp các yếu tố đường nét, hình khối, màu sắc đã tạo nên nhịp điệu trong tranh, ngược lại chính nhịp điệu sẽ tạo nên sự sống động cho các hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Nhịp điệu của các mảng màu hay đường nét, hình khối càng phong phú bao nhiêu thì tác phẩm càng đẹp và hấp dẫn bấy nhiêu. Vì vậy đối với mĩ thuật, nhịp điệu cũng là một yếu tố ngôn ngữ. Nhịp điệu phản ánh sự vận động của các yếu tố ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm, nó ẩn sau các yếu tố ngôn ngữ. C. TÀI LIỆU HỌC TẬP 1. Phạm Đức Cường (2004), Kỹ thuật sơn mài, Nxb VH Thông tin. 2. E.H. Gom brích (Lê Sĩ Tuấn biên dịch) (1998), Câu chuyện nghệ thuật, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. 3. Đặng Bích Ngân (2002), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Trân (1995), Nghệ thuật đồ họa, Nxb Mỹ thuật. 5. Nguyễn Thụ (2004), Giáo trình tranh lụa, Nxb Mỹ thuật. D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG THẢO LUẬN 1. Vai trò trị giác trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình. 2. Các yếu tố và vai trò của ngôn ngữ mỹ thuật trong việc thể hiện hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. 3. Các thể loại, chất liệu căn bản của hội họa, đồ họa, điêu khắc. 9 CHƯƠNG 2: Thể loại, chất liệu hội họa, đồ họa, điêu khắc Số tiết: 13 (Lý thuyết: 10 tiết; bài tập, thảo luận: 3 tiết) _________________________________________ A) MỤC TIÊU Kiến thức: - Sinh viên nắm vững khái niệm, phân biệt được các thể loại và chất liệu mỹ thuật. Kỹ năng: - Biết đặc điểm của từng thể loại và chất liệu mỹ thuật. Thái độ: - Hiểu đúng đắn được lịch sử phát triển của các thể loại và chất liệu trong mỹ thuật. B) NỘI DUNG 2.1. Khái niệm nghệ thuật hội họa Hội họa là một loại hình nghệ thuật tạo hình. Tuy vậy, để tìm hiểu sâu hơn về một loại hình nghệ thuật, người ta thường phân chia thành nhiều thể loại nhỏ hơn. Sự phân chia này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể căn cứ vào nội dung đề tài, tác phẩm thể hiện. Ví dụ những bức tranh vẽ về con người nhưng ở đó bộc lộ rõ cá tính, tính cách, đặc điểm riêng về ngoại hình, nội tâm được gọi là thể loại tranh chân dung. Cũng về con người, nhưng những con người chung chung đặt trong các sinh hoạt, hoạt động, công việc thì lại được xếp vào thể loại tranh sinh hoạt Khi phân loại người ta còn có thể căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình thức thể loại của bức tranh hay khuôn khổ. Với tiêu chí này, hội họa có thể được chia thành các thể loại như: tranh giá vẽ, tranh tường, theo cách hiểu thông thường tranh giá vẽ là thể loại tranh được thực hiện trên giá vẽ, còn tranh tường là tranh vẽ trên tường hay còn gọi là bích họa. Ngoài hai cách phân loại trên, chúng ta còn thấy có một số cách phân chia thể loại hội họa khác. Cách phân loại này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, châu lục hoặc phương Đông, phương Tây Với phương Tây, hội họa bao gồm năm thể loại chính: tranh chân dung, tranh sinh hoạt, tranh lịch sử, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật. Đối với Trung Hoa, hội họa lại bao gồm tranh cuộn, tranh trục và tranh tường. Ngoài ra, căn cứ vào nội dung, đề tài, tranh Trung Hoa được chia thành các thể loại như: Tranh sơn thủy, tranh thảo trùng, tranh hoa điểu, tranh phong tục, tranh nhân vật, tranh tôn giáo (tranh Đạo - Thích) tranh yên mã và tranh lâu các và nhiều thể loại tranh khác. Mặc dù vậy, khi vẽ sơn dầu thì các hoạ sĩ Trung Quốc lại theo các thể loại Châu Âu. Nhìn chung, cách phân chia nào cũng không hoàn toàn chính xác và hoàn thiện, có thể trùng lặp mà cũng có thể chưa kể hết các thể loại. 2.2. Các thể loại hội họa châu Âu 2.2.1. Tranh sinh hoạt Sinh hoạt (Life; Activities) là cuộc sống, đời sống hàng ngày. Tranh sinh hoạt là thể loại tranh diễn tả về những hoạt động trong cuộc sống của con người. Đề tài sinh hoạt rất phong phú, đa dạng. Tất cả mọi khía cạnh, mọi hoạt động làm ăn, sinh sống, tình cảm, vui chơi, lễ hội, của con người trong đời sống hàng ngày đều được các họa sĩ khai thác và xây dựng thành các tác phẩm tranh sinh hoạt. Lịch sử phát triển và sự phân loại tranh sinh hoạt Tranh sinh hoạt có lẽ là thể loại tranh ra đời sớm nhất. Ngay từ thời nguyên thủy đã có rất nhiều tranh mô tả các hoạt động trong đời sống của con người như săn thú, đánh cá vẽ trên 10 [...]... nhiều chất liệu vẽ khác C TÀI LIỆU HỌC TẬP 1 Tạp chí văn hóa nghệ thuật (2008), Trước hêt là giá trị con người, Nxb VHTT, Hà Nội 2 Nguyễn Trân (1993), Lịch sử mỹ thuật thế giới, Nxb Mỹ Thuật, 3 Nguyễn Quân- Phan Cẩm Thượng (1991), Mỹ thuật ở làng, Nxb Mỹ Thuật Hà Nội, 4 Nguyễn Bá Vân- Chu Quang Trứ (1984), Tranh dân gian Việt Nam, Nxb Văn Hóa, 5 Phạm Công Thành (2009), Mỹ thuật học, Đề cương bài giảng 6... các sinh hoạt, hoạt động trong đời sống của con ngời còn có các sinh hoạt thần thánh, sinh hoạt tôn giáo Xuất phát từ những nội dung trên, tranh sinh hoạt có thể được chia thành các loại chính: - Tranh sinh hoạt hiện thực - Tranh sinh hoạt thần thánh - Tranh sinh hoạt tôn giáo - Tranh sinh hoạt lịch sử Trong loại tranh sinh hoạt hiện thực, có thể thấy bao gồm ba mảng đề tài: sinh hoạt cung đình sinh. .. sánh hoặc có thể dùng bột tẻ (bột lọc) quấy loãng, một cục phèn chua nhỏ bằng hạt ngô cho vào chén nhỏ, đổ một chút nước sôi cho phèn tan ra rồi đổ nước phèn lẫn vào nước cơm, dùng bút sạch khuấy đều cho nước phèn tan đều trong nước cơm (trên lưng bát cơm cho một khuôn khổ lụa 80 x 60) Chú ý: Không nên cho nhiều phèn chua, mặt lụa sẽ bị đanh lại khó bắt màu Dùng bút lông rộng bản quét đều nước cơm lên... cổ đại, nhất là trong nghệ thuật Ai cập, tranh tường về đề tài sinh hoạt càng được thể hiện nhiều hơn Trong các lăng mộ, đền thờ thể loại tranh này thường làm nhiệm vụ minh họa, tả kể về cuộc sống lao động, các sinh hoạt tinh thần, tôn giáo gắn liền với cuộc sống của chủ nhân các ngôi mộ Mặc dù đã có nhiều tác phẩm thành công về đề tài sinh hoạt song ở thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, thậm chí cả trong đại. .. Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người việt, Nxb Mỹ Thuật Hà Nội D CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1 Trình bày khái niệm, đặc điểm các chất liệu mỹ thuật phân tích tác phẩm 2 Những khả năng biểu đạt của các chất liệu hội họa, điêu khắc? 3 Vẻ đẹp của tranh lụa, tranh sơn mài, tranh khắc gỗ Việt Nam 35 CHƯƠNG 3: Phân tích tác phẩm Số tiết: 11 (Lý thuyết: 7 tiết; bài tập, thảo luận: 4... A) MỤC TIÊU + Kiến thức - Giúp sinh viên nắm được qui trình viết bài phân tích tác phẩm, giới thiệu tác giả, tác phẩm - Biết cách tổng hợp kiến thức về ngôn ngữ mỹ thuật, thể loại, chất liệu để áp dụng vào phân tích tác phẩm + Kỹ năng - Đánh giá được giá trị tác phẩm mỹ thuật + Thái độ - Biết cách viết và thực hành phân tích một số tác phẩm do sinh viên tự chọn và giới thiệu B) NỘI DUNG 4.1... nguyên liệu làm tranh, kỹ thuật phức tạp, đôi khi còn lệ thuộc vào thời tiết đã phần nào hạn chế đến sự phổ biến rộng rãi chất liệu trong công chúng Hạn chế - Chất liệu đắt, kỹ thuật khá phức tạp - Khả năng tả thực bị hạn chế, không phong phú, đa dạng như các chất liệu khác, nhất là trong tả khối và tả chất 2.4.2 Sơn dầu 2.4.2.1 Khái niệm Nếu như sơn mài đặc biệt là ở kỹ thuật, thì cái tạo nên đặc điểm cho. .. (1467) Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam còn rất trẻ Nó là sự tiếp thu những phương pháp khoa học của châu Âu, kết hợp với sự thừa kế những di sản nghệ thuật dân tộc, mà có được phương pháp sáng tác và phương pháp xử lý kỹ thuật riêng Ở Việt Nam đã có rất nhiều hoạ sĩ vẽ lụa Kỹ thuật vẽ tranh lụa cũng phát triển qua quá trình sáng tác của nhiều thế hệ hoạ sĩ 2.4.3.5 Chất liệu, dụng cụ dùng cho vẽ tranh... XVII đã rất thành công trong những đề tài tranh sinh hoạt Tuy vậy phải đến thế kỷ XIX với họa sĩ người Pháp Gutstavơ Cuốc Bê, hội họa mới đề cập đến mọi mặt sinh hoạt đời thường của mọi tầng lớp người lao động trong xã hội Đó cũng là lúc tranh sinh hoạt hiện thực, đời thường xuất hiện và thắng thế Từ thế kỷ XIX, tranh sinh hoạt hầu như diễn tả về những đề tài, hoạt động, sinh hoạt hiện thực, thường ngày... khi lại dùng cả xơ bút nhằm diễn tả linh hoạt làm cho hình và nét trên tranh phong phú sinh động Hoạ sĩ có thể dùng cả bút 24 vẽ sơn dầu hoặc bột màu, thậm chí cả những bút đã mòn lông Loại bút này không chưa nhiều màu nước, dùng để vẽ những điểm nhỏ không cần ướt lụa, màu không bị sũng lại và không đóng lại thành cạnh sắc cứng Cũng có thể dùng bút cùn để cọ những đoạn nhỏ cần sửa chữa làm cho mềm . các loại hình mỹ học. Mỹ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữ của nó. Một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác: hội họa nghệ thuật tạo hình. 1 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT) Mã số môn học: MT2338 Số tín chỉ: 03 (45 tiết) Lý thuyết: 35 tiết Bài. và chất liệu mỹ thuật. Kỹ năng: - Biết đặc điểm của từng thể loại và chất liệu mỹ thuật. Thái độ: - Hiểu đúng đắn được lịch sử phát triển của các thể loại và chất liệu trong mỹ thuật. B) NỘI

Ngày đăng: 04/01/2015, 17:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan