CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT) (Trang 35 - 40)

1. Trình bày khái niệm, đặc điểm các chất liệu mỹ thuật phân tích tác phẩm. 2. Những khả năng biểu đạt của các chất liệu hội họa, điêu khắc?

CHƯƠNG 3:Phân tích tác phẩm Phân tích tác phẩm

Số tiết: 11 (Lý thuyết: 7 tiết; bài tập, thảo luận: 4 tiết) __________________________________________

A) MỤC TIÊU

+ Kiến thức

- Giúp sinh viên nắm được qui trình viết bài phân tích tác phẩm, giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Biết cách tổng hợp kiến thức về ngôn ngữ mỹ thuật, thể loại, chất liệu để áp dụng vào phân tích tác phẩm.

+ Kỹ năng

- Đánh giá được giá trị tác phẩm mỹ thuật.

+ Thái độ

- Biết cách viết và thực hành phân tích một số tác phẩm do sinh viên tự chọn và giới thiệu.

B) NỘI DUNG

4.1. Những yếu tố cơ bản để phân tích đánh giá tác phẩm

4.1.1. Khái niệm về phân tích tác phẩm

Tác phẩm mỹ thuật là tổng hòa của các yếu tố về ngôn ngữ, nội dung, hình thức, tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ lịch sử... Phân tích tác phẩm đồng nghĩa với việc nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các yếu tố đó, bằng cách cảm thụ đánh giá được đúng mức các giá trị của tác giả, tác phẩm. Hay nói cách khác, phân tích tác phẩm là một bộ môn nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên tác phẩm nhằm mục đích hiểu được ý tưởng, cảm xúc và tài năng của tác giả bộc lộ qua tác phẩm của họ.

4.1.2. Những yếu tố cơ bản trong phân tích tác phẩm

Trong một tác phẩm hội hoạ có: + Tính biểu tả

+ Tính biểu cảm + Tính biểu đạt

Giới thiệu tác phẩm, tác giả

- Giới thiệu cái hay, cái đẹp của bức tranh và đưa lại những thông tin về tác phẩm, tác giả: Xem xét tác phẩm đó thuộc chất liệu gì, năm sáng tác, tác giả (tiểu sử, sở trường năng lực, quan niệm thẩm mỹ).

- Thể loại tác phẩm, nêu đặc trưng thể loại

- Cuộc đời tác giả, sự nghiệp sáng tác, phong cách, cá tính sáng tạo

Phân tích nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức là một thể thống nhất không thể chia cắt. Nói đến cái gì tức nội dung tác phẩm, nó như thế nào tức hình thức tác phẩm. Từ hình thức nghệ thuật người ta liên tưởng tới nội dung hiện thực mà nghệ sỹ muốn truyền đạt, diễn đạt và biểu đạt giá trị của tác phẩm.

- Miêu tả từ toàn bộ đến chi tiết nhằm làm cho người xem cảm nhận được nội dung tác phẩm và dẫn dắt nội dung để nêu bật chủ đề tư tưởng tác phẩm, tức là toàn bộ những gì quan sát được trên tranh.

Phân tích những giá trị biểu đạt của tác phẩm

- Thể loại tác phẩm, chất liệu sáng tác.

- Bố cục: Tính biểu hiện của nội dung, ý đồ sắp đặt của tác giả - Màu sắc: Liên quan đến vấn đề biểu cảm nội dung tác phẩm.

- Phân tích các cấu trúc mảng hình, nhịp điệu, ánh sáng... trong tổng thể tác phẩm - Phân tích những yếu tố chủ đạo của ngôn ngữ tạo hình.

(Các ý phân tích về ngôn ngữ được thể hiện rõ nét, hoà quyện với nhau, không tách rời, tách bạch, tập trung khai thác nội dung, chủ đề, ý tưởng tác phẩm).

- Phân tích những cách xử lý chất liệu, phong cách tạo hình của tác giả. - Sự cuốn hút của tác phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thủ pháp diễn tả

- Sự liên tưởng của bản thân.

Đánh giá về nội dung và hình thức

- Vị trí, vai trò của tác phẩm trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. - Nghệ sĩ vận dụng hình thức nào để xây dựng hình tượng nghệ thuật.

- Suy nghĩ của bản thân về tác phẩm đã phân tích và môn học trong chương trình.

4.2. Khái niệm thể loại hội họa và những yếu tố hợp thành tác phẩm hội họa4.2.1. Khái niệm 4.2.1. Khái niệm

Khi phân loại người ta có thể căn cứ vào nhiều yếu tố: nội dung đề tài, tác phẩm thể hiện, đặc điểm, tính chất, hình thức thể loại hay khuôn khổ bức tranh... Với tiêu chí này, hội hoạ có thể được chia làm nhiều thể loại như tranh giá vẽ, tranh tường.

- Hội hoạ giá vẽ: không bị hạn chế bởi kích thước, hoạ sĩ có thể tự do lựa chọn đề tài, khuôn khổ tranh.

- Hội hoạ hoành tráng: hoạ sĩ phụ thuộc vào bức tường, nơi mà bức tranh sẽ được thể hiện. Do đó hoạ sĩ khi vẽ phải lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện cho phù hợp với kiến trúc... Ngoài ra, người ta còn phân chia hội hoạ theo các thể loại như ở phương Tây: Chân dung, phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt và lịch sử. Đối với Trung Hoa, nghệ thuật hội hoạ lại bao gồm tranh cuộn, tranh trục và tranh tường. Căn cứ vào nội dung, đề tài, tranh Trung Hoa còn được chia theo các thể loại như: sơn thuỷ, thảo trùng, hoa điểu, phong tục, nhân vật, tôn giáo, yên mã, lầu các và nhiều loại nữa. (Ví dụ minh họa)

4.2.2.Một tác phẩm được hợp thành bởi nhiều yếu tố. Những yếu tố cơ bản là : Chất liệu tạora bức tranh, tâm trạng của người sáng tác, ngôn ngữ, kỹ thuật thể hiện. Việc sử dụng hài hoà ra bức tranh, tâm trạng của người sáng tác, ngôn ngữ, kỹ thuật thể hiện. Việc sử dụng hài hoà các yếu tố trong tranh sẽ tạo nên chất lượng tác phẩm. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối liên quan giữa những yếu tố được gọi là tương quan, nếu như một trong những yếu tố đó thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của những yếu tố khác.

Trong tương quan giữa những yếu tố trong tranh sẽ quyết định hiệu quả bức tranh. Ví dụ như trong tác phẩm, hoạ sĩ phải biết cân nhắc tương quan giữa các mảng mầu, giữa độ to nhỏ của các hình thể xem chỗ nào nên vẽ mờ đi chỗ nào phải nhấn đậm hoặc thêm, giảm bớt mầu. Tất cả những yếu tố này tạo nên sự hài hoà thuận mắt cho tranh. Vì vậy khi sáng tác một bức tranh, tượng nghệ sỹ phải biết cách nhìn, so sánh, cân nhắc để tìm ra tương quan tốt và thể hiện được nó trong tác phẩm.

Quan hệ giữa mảng hình, mảng trống, giữa chiều cao, chiều rộng, chiều sâu, độ dày mỏng, nông sâu, sự thay đổi giữa sáng và tối, giữa màu nóng, màu lạnh...Tìm sự tương phản nhưng hài hoà, tìm sự thay đổi về nét, mảng, khối, màu sắc phong phú không đơn điệu. Sự cân đối về tỷ lệ lớn và tỷ lệ các bộ phận đem lại sự hài hoà, mang tính thống nhất, đồng bộ trong một tổng thể tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mang giá trị thẩm mỹ. Đó là cái đẹp mang tính tuyệt đối.

Nhờ bố cục mà người sáng tạo mỹ thuật mới xây dựng được ý tưởng ý đồ sáng tạo theo cách của riêng mình. Đó chính là hình thức thể hiện, từ việc lựa chọn bố cục cho tác phẩm của

mình người sáng tác mới chọn phương pháp thể hiện, bút pháp thể hiện, các công cụ, phương tiện cần thiết, để biểu đạt tình cảm của chính tác giả khi phản ánh đối tượng.

Nhịp điệu: Trong một tác phẩm mỹ thuật việc sắp xếp các yếu tố tạo hình chính là hình thức thể hiện trong một tác phẩm. Vì vậy không thể tách rời, bất cứ một yếu tố nào mà phải biết kết hợp hài hoà các yếu tố coi đó là các bộ phận để cấu thành một mặt quan trọng (hình thức đẹp) trong một tổng thể đẹp.

Nhờ có nhịp điệu mà ta không cần sử dụng nhiều màu mà vẫn cảm nhận được sự phong phú của màu sắc. Nhịp điệu trong điêu khắc, nhịp điệu của một pho tượng là đường nét tạo nên sự diễn biến của vật thể trong không gian. Nhịp điệu trong tác phẩm điêu khắc quyết định sự cân bằng, tư thế, động tác và cả nội tâm của các tác phẩm.

Với hội hoạ, nhịp điệu có tác dụng giữ cho bố cục tranh được chặt chẽ và hài hoà. Các yếu tố xây dựng nên nhịp điệu trong tranh là: đường chéo và đường nằm ngang, đường cong và khối nổi, tối và sáng. Một tác phẩm hội hoạ đẹp phải có nhịp điệu tức là sự vận động của các yếu tố trong tranh và sự quyện chặt vào nhau một cách hợp lý của các yếu tố đường nét, điểm nhấn, vị trí người vật, độ sáng tối...

Một tác phẩm mỹ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố. Những yếu tố cơ bản là chất liệu tạo ra bức tranh, tâm trạng của người sáng tác, ngôn ngữ, kỹ thuật thể hiện. Việc sử dụng hài hoà các yếu tố trong tranh sẽ tạo nên chất lượng tác phẩm. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối liên quan giữa những yếu tố được gọi là tương quan, nếu như một trong những yếu tố đó thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của những yếu tố khác. Trong tương quan giữa những yếu tố trong tranh sẽ quyết định hiệu quả bức tranh. Ví dụ như trong tác phẩm, hoạ sỹ phải biết cân nhắc tương quan giữa các mảng mầu, giữa độ to nhỏ của các hình thể xem chỗ nào nên vẽ mờ đi chỗ nào phải nhấn đậm hoặc thêm, giảm bớt mầu. Tất cả những yếu tố này tạo nên sự hài hoà thuận mắt cho tranh.Vì vậy khi sáng tác một bức tranh, tượng nghệ sỹ phải biết cách nhìn, so sánh, cân nhắc để tìm ra tương quan tốt và thể hiện được nó trong tác phẩm.

Không gian: khoảng cách giữa các vật thể trong tranh theo chiều ngang, dọc, sâu. Các hoạ sĩ đã có nhiều cách chia không gian trong tranh:

- Dùng các đường kẻ ngang, dọc. - Chia tranh thành các ô khác nhau. - Chia theo luật xa gần

- Dùng tổng hợp các cách chia không gian theo kiểu ước lệ (sử dụng nhiều điểm nhìn tưởng tượng gây ảo giác cho vật thể đứng trong không gian.

Thời kỳ cổ đại, nguyên thuỷ không gian thể hiện sơ lược. Người ta bị chi phối bởi cách nhìn hình, mới chú trọng những cái ở gần, còn cái ở xa thì chỉ có tính chất ước lệ, mức độ còn sơ lược. Thời kỳ Trung cổ, hội hoạ không tuân thủ theo phương thức ước lệ mà khai thác diễn đạt không gian bằng yếu tố tâm lý. Các màu sắc đan xen, chồng chéo lên nhau để tạo cảm giác mông lung, huyền bí, sâu thẳm, mang đầy sắc thái tôn giáo. Thời kỳ Phục hưng đã phát minh ra luật viễn cận.

4.2.3. Tính cân bằng trong tác phẩm mỹ thuật

Cân bằng là một khái niệm rộng lớn.

- Lực hút của trái đất: cân bằng lực hấp dẫn từ phía các hành tinh khác.

- Vòng tuần hoàn của nước từ lúc bay hơi, ngưng tụ, rồi trở lại thẩm thấu vào đất đá, chảy ra suối rồi lại bay hơi.

- Một hạt giống từ khi nảy mầm, bén rễ xuống lấy chất dinh dưỡng từ lòng đất để nuôi thân, rồi khi cây chết, chính nó trở thành nguồn dinh dưỡng cho đất...

- Con người ta tin vào kiếp luân hồi, tin vào cuộc sống mai hậu.

Và tương tự như vậy, hội họa có một quá trình sáng tạo mà người họa sĩ phải đắn đo cân chỉnh trong bố cục, đường nét, màu sắc, đậm nhạt, sáng tối... để cốt làm sao cho bức vẽ của mình khi hoàn tất có đủ mọi yếu tố như mong muốn. Những yếu tố đó trong một bức tanh sẽ tạo nên vẻ hài hòa đói xứng, vẻ choáng ngợp, gây sốc hay nhiều hiệu quả thẩm mỹ khác... tùy thuộc vào tính cân bằng của nó.

Cân bằng trong tranh có thể là cân bằng tĩnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nó là hệ quả của sự phối hợp nhịp nhàng uyển chuyển giữa các yếu tố tạo hình được điều tiết theo cách hợp lý nhất để không có gì là quá nhiều hay quá ít.

Ví dụ: bức “Chơi ô ăn quan” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã lấy gam màu nâu, đen làm chủ đạo tạo không khí trầm lắng. Vẻ yên tĩnh trong dáng ngồi thu gọn với nét mặt hiền hòa của các nhân vật đã tạo nên vẻ tĩnh lặng, phù hợp với nội dung mà ông định biểu đạt.

Cân bằng trong tranh có thể là cân bằng động

Dạng cân bằng này đòi hỏi sự tương hỗ về nhiều mặt: chiều hướng chuyển động với cường độ mạnh hay yếu, sự chênh lệch giữa các nhân tố ở mức độ nhiều hay ít... Chính nhờ những khía cạnh đó mà người xem vẫn có thể cảm nhận được sức sống đang được trào dâng ở các vùng quê dù chỉ được quan sát ở một góc nhỏ (tp: Bên bếp lửa - Lụa - Nguyễn Thụ). Các cặp đối lập về chiều hướng thể hiện rõ nét ở đây: địu quàng qua ngực với chiều con ngước lại của lưng người thiếu phụ, hình chõ xôi hướng chuyển động lên cao ngược chiều với dáng ngồi ổn định của nhân vật. Sự biến đổi về chất cũng được thể hiện bằng những khác biệt giữa những mảng nhòe và sắc nét, giữa chỗ gợi và chỗ tả, giữa chỗ đậm và chỗ nhạt trên gam màu đen, vàng.

Cân bằng không chỉ đơn thuần là do nghệ sĩ sáng tạo nên. Cân bằng còn phụ thuộc vào chính cách tiếp cận và cảm thụ của người xem. Mà chính cái cảm giác cân bằng của mỗi người mỗi khác do qui định bởi các vấn đề khách quan như đặc điểm về địa lí, dân cư, văn hóa của từng nơi sinh sống. Ví dụ: người Ai Cập cổ đại đề cao bố cục ngang bằng, sổ thẳng hết sức rành mạch và khúc chiết để tạo nên không khí nghiêm trang. Ở người Trung Quốc, thì phức tạp hơn. Nho sĩ có học cao, hiểu rộng, viết chữ đẹp, biết làm thơ hay và tâm hồn nghệ thuật nhạy cảm. Họ thường vẽ tranh rồi đề thơ trên tranh. Mượn cảnh tả tình là cách lấy thăng bằng trong tâm hồn. Các họa sĩ thường dồn trung tâm hứng thú vào một góc tranh, sử dụng cực độ sự đối lập giữa các mảng đặc và mảng rỗng, lập ra cái thế cân bằng không đối xứng làm cho tiếng nói tạo hình và giá trị gợi cảm của mảng trống trong tranh tăng lên mạnh mẽ.

Hình trước mắt, hình trong đầu

Hình ảnh trong đầu chỉ có khi có hình ảnh ở trước mắt rồi mới đọng lại thành hình ảnh sáng tạo. Hoạ sĩ phải hiểu được nó mới là hình ảnh trong đầu. Từ quan sát, con mắt thưởng thức, bộ óc suy ngẫm rồi tái hiện lại bằng tay. Hình trước mắt đọng lại trong đầu.

Nhìn ở mắt, hiểu ở lòng, ứng ra tay, hiện ra bút”.

Nếu ta vẽ cái ta thấy, ta hiểu, ta cảm thấy, ta suy nghiệm ra, ta tưởng tượng ra, mường tượng ra, bịa ra thì người ta cha chắc đã hiểu, đã thấy.

“Anh nghĩ thế nào về hình ảnh anh đưa vào tranh? Tôi làm gì hiểu được nó, tôi chỉ biết đưa lên, giống như đứa con mẹ nó sinh ra sau này không biết nó như thế nào”.

Vấn đề công chúng góp ý, số đông và cá nhân phải có một kiến thức nhất định về thưởng thức, đánh giá mỹ thuật.

Hônben, hoạ sĩ thời Phục hưng vẽ trước mắt như máy ảnh. Đó là tài năng hội hoạ được vua Saclơcanh ưu ái nhất. Ông có thể thay tất cả vị trí của các thành phần trong cung vua nhưng không thể thay được một Hônben thứ 2.

Hình ảnh cô đọng trong đầu vẽ ra có sinh khí

Tề Bạch Thạch, một hoạ sĩ nổi tiếng Trung Quốc đã phải quan sát, nhập tâm hàng ngàn các con tôm các loại để có hình nhập tâm. Các hình vẽ cho người xem rất cụ thể, chi tiết nhưng cô đọng và khái quát.

Hoạ sĩ Giêlicôn trong bức “Phi ngựa ở Espxông” và David với “Những cô gái Salbin” đều thể hiện vẽ bằng hình ảnh cô đọng trong đầu.

Hình ở trước mắt

- Trông: tự thị giác cho những thông tin về sự vật, hiện tượng. - Nhìn: đã có ý, có nhận thức, hiểu.

- Xem xét (quan sát): tập trung sâu vào nó. - Thưởng thức.

- Suy ngẫm (suy nghiệm): sau khi không có nó. - Tái hiện: cường điệu, phải đơn giản hoá.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT) (Trang 35 - 40)