Người phương Đông

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT) (Trang 42 - 48)

- Tạo chất: là thêm vào để tạo ra những thứ khác.

4.3.3.1. Người phương Đông

Bản tính tâm lý, tư duy, lối sống, tập quán, truyền thống của người phương Đông khác người phương Tây. Tư tưởng phương Đông cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau thì nhận thức sẽ dễ dàng. Tư duy của người phương Đông thiên về kiểu tư duy cầu tính, mang tính chất phức hợp giữa trực giác và lý tính, vô thức và hữu thức, tiềm thức và ý thức. Vì vậy, cách ứng xử của người phương Đông thường nặng về tình cảm hơn là lý trí, thường đặt đức cao hơn tài, hay chữ tài bao giờ cũng phải đứng sau chữ tâm. Các quan niệm về “tam tài” (thiên - địa – nhân), "vạn vật tương đồng”, “thiên nhân hợp nhất”… thực chất là sự đề cao tính cộng đồng, tính tập thể, coi con người là bình đẳng với vạn vật.

Đối với người phương Đông, cảnh vật tự nhiên chỉ là đối tác, lấy tâm hồn là nội hàm. Từ ngàn xưa, họ không có tư tưởng cho mình với vũ trụ, thiên nhiên có gì ngăn cách xa lạ nên người nghệ sỹ thường mượn cảnh nói tình, lấy núi sông trời đất để biểu hiện tư tưởng của mình. Vì vậy, tranh phong cảnh người phương Đông mở ra cho chúng ta một thế giới đầy mơ mộng nhưng được xây dựng bằng trí tuệ, không vay mượn hiện thực mà là những điều được gợi lên từ cái nhìn bên trong của người họa sỹ. Người nghệ sỹ phương Đông coi tâm hồn của một người là tâm hồn của trời đất. Cái lý của một vật là cái lý chung cho cả vạn vật. Vận chuyển của một hơi thở cũng như vận chuyển của một ngày. Do vậy, trước cảnh vật thiên nhiên, người nghệ sỹ có 3 kiểu bộc lộ tình cảm: Đối cảnh sinh tình, mượn cảnh tả tình, tình cảnh giao hòa.

Đứng trước một cái cảnh sắc nào đó người ta có một cái tình tương ứng chứ không phải ta tự nảy sinh ra một cái tình. Đứng trước một cảnh buồn, cảnh hoang tàn ta cũng thấy có tâm trạng... Đấy gọi là đối cảnh sinh tình. Người họa sỹ nhìn thấy được là do nhìn thấy mối tương quan. Cái nhìn thấy ở mối tương quan giữa các yếu tố tạo hình (tương quan màu sắc, đường nét, chất cảm...). Nếu nhìn ra tương quan thì họa sỹ tìm ra được cảm xúc.

Tình và cảnh luôn là một cặp gắn bó. “Người ta có sẵn bảy tình: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục; bị sự vật xúc động thì gây cảm xúc”. Cảm xúc trước sự thật thì nói lên cái chí. Cái đó là tự nhiên”.

Điều quan trọng hơn cả đối với họa sỹ là thông qua bức tranh rõ ràng của các động tác biểu hiện và thông qua sự tập trung tư tưởng vào các cảnh tượng và các lý do gây nên những tình cảm hoặc nuôi dưỡng trong các say mê, họa sỹ khôi phục lại một cách hết sức rõ ràng những gì đã thấy được ở những cảnh sắc, hoàn toàn nhập thân vào đó. Làm được điều này, họa sỹ sẽ sẵn sàng miêu tả các trạng thái mà đối với chúng không hề có những nguyên nhân riêng tư, các trạng thái đang được rung động theo thiện cảm nghệ thuật mà thôi.

Chỉ cần nghệ sĩ có được những mầm mống, những khả năng để có được tâm trạng, tình cảm, ham thích, say mê và các cách suy nghĩ và một lối hiểu rất rõ về các sự vật, để họa sỹ có một tình cảm vững chắc khi tái hiện chúng.

Xuân của cảnh vật, xuân của tình người đẹp tươi như mộng là thế nhưng trong cõi người, đôi khi tâm trạng lại có thể đối nghịch với cảnh vật.

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai cũng đều có tâm tư và tình cảm, thêu dệt và làm thành đời sống nội tâm của mỗi con người. Từ xa xưa, người ta vẫn tin rằng trái tim con người là trung tâm của mọi xúc cảm. Con người có hoạt động tinh thần (tâm) thì lời nói xuất hiện, lời nói xuất hiện thì cái văn sáng lên. Đó là cái đạo tự nhiên vậy. Bên cạnh con người, bất kỳ vật gì, trong động vật cũng như trong thực vật cũng đều có văn cả.

Người phương Đông quan niệm thời gian là một diễn biến tuần hoàn theo chu kỳ. Đối với người Việt Nam, mỗi năm có bốn mùa, mỗi mùa lại có những đặc trưng thời tiết, cảnh quan, khí hậu nhất định. Thời gian bốn mùa đó không chỉ là thời gian vật lý lưu chuyển một cách tuần tự, khách quan mà còn là thời gian tâm lý chủ quan, được đo bằng ấn tượng, biểu thị cảm xúc và mang nhiều tâm trạng. Con người ta có khả năng nhận biết, và đặc biệt có khả năng cảm nhận thời gian qua mỗi mùa. Cùng với sự biến đổi tuần hoàn như vậy, cảnh sắc tự nhiên cũng đổi thay theo. Do vậy, tình cảm của con người liên quan đến mùa, xúc cảm “theo mùa”: mùa - thời gian vật lý chuyển thành mùa - thời gian tâm lý; và xưa nay, cảnh sắc bốn mùa trở thành thi hứng của biết bao thi sĩ, nghệ sĩ.

Mượn tình tả cảnh

Ở phương Đông, dù cái đẹp của hiện thực khách quan là một hiện tượng hay một sự vật tồn tại độc lập với ý thức của con người nhưng tính chất của cái đẹp đó không thể không do con người quyết định được. Những cái đẹp trong con mắt người họa sĩ luôn được ảnh hưởng qua lại giữa cái nội tâm và ngoại cảnh… Và những cái đẹp ấy được họ thể hiện trên những quan điểm tình cảm như thế, chứ không phải người họa sỹ săn tìm; cái đẹp ấy được tái hiện qua sự nhạy cảm của người sáng tác. Đồng thời, ở đó còn mang tới cho ta khả năng liên tưởng tới nhiều yếu tố khác như không gian, thời gian, nhân quả, mâu thuẫn… Như khi đứng trước một không gian người ta lại có thể liên tưởng tới một không gian tương tự gắn bó với mình. Khi bất chợt nhìn thấy một cảnh tượng làm cho ta nhớ tới những thời khắc tương tự đang tác động tới tâm tư tình cảm hay những truyền thống, bản sắc văn hóa của một dân tộc hay một quốc gia được thừa hưởng…

Nghệ thuật hội họa và thi ca thường đi đôi với nhau, tuy rằng ý nghĩa của hai từ rất xa nhau. Khi nói về nghệ thuật thì người ta thường nhắm đến tinh thần sáng tạo của con người hay tính sáng tác, hoạt động sáng tạo ra tác phẩm. Khi nói đến hội họa và thi ca, không phải chỉ là nghệ thuật đặc biệt viết nên những câu thơ, vẽ nên những bức tranh mà là một sự kiện vừa khá phổ thông vừa mang tính nguyên thủy; tức là sự tồn tại bên trong của sự vật, và là sự liên hệ trong nội bộ của con người tự thân.

Một mục đích chủ yếu nữa là tác dụng quan hệ căn bản giữa tri tính hay lí tính trong thi ca và nghệ thuật hội họa, đặc biệt là chứng minh trong thi ca có cội nguồn thực sự liên quan đến tiền khái niệm sinh sống của tri tính. Hai từ tri tính và lí tính là để chỉ lực lượng hay năng lực đơn thuần trong tâm hồn con người.

Thi sĩ, họa sĩ người vẽ nên những nét đậm đà của cảnh sắc, thể hiện được cái tôi hòa quyện giữa nội tâm và lòng chân thành đối với công chúng. Cái tâm hồn tình cảm cá nhân thi sĩ, họa sỹ còn luôn gắn bó với tâm hồn dân tộc và hòa đồng được với mọi người.

Bài bát cú “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ở Việt Nam thế kỷ XIX: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa… Dừng chân đứng lại trời non nước

Còn mảnh tình riêng ta với ta”.

Chính tính chất giàu hình ảnh, đường nét đã khiến cho thơ ca gần với hội hoạ. Nhiều bài thơ đã được những hoạ sĩ sau này chuyển thể thành các bức tranh đặc sắc. Dù rằng hội hoạ khó thể hiện được “tiếng nước”, “tiếng chuông”, hay nỗi “nhớ nước”, “thương nhà” trong thơ, nhưng điều đó cũng chứng minh rằng ranh giới giữa thơ ca và hội hoạ chưa bị xoá nhoà. Thực tại thiên nhiên vật chất và tinh thần được con người xâm nhập “thực tại vật chất và tinh thần” là chỉ vào ý nghĩa nội tại đầy đủ của thiên nhiên. Và chính vì vậy mà cái đẹp của thiên nhiên mới được phát hiện một cách tối ưu.

Tâm hồn mà bị nỗi buồn xâm chiếm, thì ngay cả ánh mùa xuân ta cũng thấy đục ngầu, u ám. Khi đó mà vẽ cảnh vật thì họa sỹ sẽ làm cho niềm vui của thiên nhiên trở thành thảm đạm. Thế nên người ta mới bảo rằng tâm hồn đã nhuộm sầu tất cả bức tranh, mà con mắt thì chỉ thấy cái vẽ hớn hở của một cảnh vật mùa xuân mà thôi.

Hoạ sỹ cũng không chỉ nhằm tái hiện lại hình ảnh sự vật sao cho “giống như thật” với sự vật bên ngoài, mà còn chú ý đến cái thần, gửi gắm tâm tình của mình qua đường nét và màu sắc vào bức tranh. Cho nên trong tranh phong cảnh luôn có hai phần: tình và cảnh, mà thông qua đó người ta dùng cảnh để ngụ tình.

Chính xuyên qua lịch sử khiến giữa thiên nhiên và con người có sự kết hợp chặt chẽ, và từ đó thiên nhiên mới phát tán ra những phù hiệu và ý nghĩa. Nếu không có những thế hệ thi nhân và họa sĩ phản ảnh cái đẹp của thiên nhiên, thì chúng ta không thể xâm nhập được vào cái đẹp thiên nhiên.

Khả năng truyền cảm vào tranh vẽ trước hết là sự tự nguyện trên cơ sở những say mê của người họa sỹ. Khi đã có cảm xúc trong trái tim, trí tuệ trong khối óc, hai thứ đó hợp với bàn tay tài hoa, khéo léo của một tài năng thì họa sỹ tự nhiên muốn vẽ, muốn những rung động tình cảm sẽ được biểu đạt đầy đủ trong các tác phẩm của mình”.

Tình cảnh giao hòa

Tình và cảnh là hai khái niệm rất thường gặp trong sáng tác nghệ thuật và cũng là một phạm trù quan trọng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Theo Lục Cơ là nỗi lòng buồn vui của nhà thơ, ấy là khi nhìn thấy lá rụng mùa thu và cây xanh mùa xuân mà nảy ra. Còn Lưu Hiệp thì tình cảm nhà thơ nảy sinh ra thường gửi gắm ở nơi vách non mặt biển mà chính mắt mình nhìn thấy. Vương Phu Chi sau này đã vượt lên trên, đã trình bày mối quan hệ giữa tình và cảnh một cách thấu đáo, lấp lánh ánh sáng của tư tưởng biện chứng pháp. Vương Phu Chi nói: ”Tình, cảnh tuy có chia ra ở tâm vật khác nhau, nhưng cảnh sinh tình, tình sinh cảnh, buồn vui tiếp xúc với nhau, tươi khô nghênh đón nhau, đều ở lẫn với nhau một chỗ vậy”. Có khi phải nói rõ một mặt nào đó của vấn đề thì mới chia ra “tình” và “cảnh” mà thôi. “Ở trong lòng” là tình, “Ở nơi vật” là cảnh. Thực ra tình và cảnh, hai cái đó rất khó tách rời nhau. Tình và cảnh là dựa lẫn nhau mà tồn tại, là “cùng chứa ở một nơi”.

Tương giao ở đây có nghĩa là họa sỹ và cảnh vật thiên nhiên giao cảm, đồng điệu, được tự do phóng khoáng hiểu biết lẫn nhau, giao tiếp, trao đổi chia sẻ, thông đạt một cách trực tiếp.

Trái tim người xưa đã trùm phủ lên muôn vật. “Tình cảnh giao dung”, (tình cảnh lồng vào nhau) và “tình cảnh tương sinh”, (tình cảnh giúp nhau cùng nảy nở). Cảnh và tình, vật và hứng thú tác động chuyển hóa qua lại tinh tế trong tranh phong cảnh. “Vị tình” mà ra tạo thi, tạo

ra họa. Nhưng tình do “quan vật”, “nhập cảnh” mà có, nên trong tranh cảnh vật thường thấm đậm tình người. Ở Trung Quốc, Trịnh Khang Thành viết: “Hứng giả thác sự vu vật”, còn Vương Xương Linh bảo: “Tâm nhập vu cảnh”: cảnh phải hợp với tình, và tình phải được khơi nguồn từ cảnh.

Chỉ có tâm là nhìn thấy vạn vật dưới hình sắc thực đúng. Con mắt có thể lầm lẫn, chứ tâm thì không bao giờ, bởi nó có cái nhìn sắc sảo hơn. Nếu nơi con mắt chỉ nhìn thấy hình sắc thì tâm tiên đoán được cả sự hài hòa và hương thơm của cảnh vật. Họa sĩ tiếp cận với sự vật mà chỉ ở bên ngoài sự vật một cách vật chất, vốn chỉ chứa chất những đổi thay nông nổi, giả tạm thì họa sĩ chưa nắm chút gì sự thật cả, vì thần tướng bên trong mới là “sự sống” của tác phẩm bởi nó hàm chứa tư tưởng, thần thái là giá trị vĩnh cửu và siêu việt. Như Sadanga trong nghệ thuật Ấn Độ đã chỉ rõ, thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật đều bằng “tâm”. Đối với phương Tây khái niệm “tâm” là khái niệm ngông tưởng và mờ nhạt nhưng đối với người phương Đông, “tâm” là tư tưởng vô hạn, là thái độ sống và triết lý về cái chết, nó vượt ra ngoài lẽ tử sinh.

Khi đề cập đến cái đẹp, sự kiện đầu tiên được quan sát đến là sự thâm nhập lẫn nhau giữa thiên nhiên và con người. Sự thâm nhập lẫn nhau ấy là bản chất đặc biệt, bởi vì nó không phải là sự hấp thụ lẫn nhau. Trong khi thiên nhiên và con người thâm nhập lẫn nhau mỗi bộ phận vẫn bảo vệ duy trì được bản chất đồng nhất, thậm chí nó còn đủ sức lực để bảo vệ sự đồng nhất. Nhưng cả hai đều không phải ở trong trạng thái tồn tại độc lập, mà chúng nó được hòa hợp một cách đầy thần bí.

Vương Giả ở ẩn nơi khoảng giữa sông Hồng Hà và Phần Thủy, nói rằng bạn của ông có cảm thụ sâu sắc với khí tượng tươi đẹp của núi sông vùng này, do vậy đã viết ra được những vần thơ ngũ ngôn rất có “ý cảnh”, khiến người đọc “vui thích hớn hở”, nhiệt liệt cổ vũ. “Tứ và cảnh hài hòa” tức là vấn đề nói “ý cảnh”. Tứ và cảnh hài hòa, thống nhất thì sẽ nảy sinh ý cảnh. Tứ là tư tưởng tình cảm, cảm thụ chủ quan của nghệ sỹ. “Cảnh” là đối tượng được miêu tả, tức sự vật khách quan. Tình và cảnh chan hòa vào nhau, cảm thụ chủ quan và đối tượng khách quan hòa vào nhau thì sẽ tạo thành một ý cảnh. Tứ và cảnh không phải kết hợp với nhau một cách máy móc, mà là một sự thống nhất chan hòa vào nhau thành một chất. Cảnh do tứ thẩm thấu vào mà hiện ra một màu độc đáo, tứ từ cảnh hiện ra, biến thành cái cụ thể có thể cảm thụ được. “Ý cảnh” không phải chỉ là một yêu cầu bức thiết trong sáng tác văn nghệ mà còn là một tiêu chuẩn thẩm mỹ rất được coi trọng trong việc thưởng thức, đánh giá văn nghệ truyền thống của Trung Hoa. Mọi người đều xem có “ý cảnh” hay không và lấy đó là thước đo cho việc đánh giá một tác phẩm hay dở.

Thế nào là có ý cảnh? Tả tình thì như thấm vào tận ruột gan người ta, tả cảnh thì như ngay bên tai, trước mắt người ta, kể chuyện thì như miệng người ấy nói ra vậy”.

Ta thấy khi xem tranh phong cảnh thì ý cảnh quan trọng như thế nào.

Một bên là họa sỹ, một bên là núi và nước, các bên cùng chia sẻ các trách nhiệm, còn những trách nhiệm này cứ tiếp sức cho nhau như người ta thấy và núi và nước đều được đầu tư bằng những khả năng của con người bởi vì cả con người lẫn sơn thủy đều xuất phát từ vốn tự tại gọi là trời, chúng hợp tác với nhau để phát triển thế gian.

Cảnh sinh tình”, “tình sinh cảnh”, “tình cảnh tương sinh”, đó là một mặt của mối quan hệ giữa tình và cảnh mà Vương Phu Chi trình bày. Theo ông, tình là do tiếp xúc với cảnh, nhờ có sự dung hòa của tình cảm của tác giả mà cảnh trở thành một hình tượng nghệ thuật đầy sức sống. Tình do cảnh mà nảy sinh, cảnh nhờ tình mà truyền cảm, tình- cảnh tương sinh lẫn nhau, đó là tình trạng của nhà thơ khi tiến hành cấu tứ nghệ thuật.

Như vậy, cái ánh sáng của thế giới trong quan niệm hội họa phương Đông có được là nhờ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT) (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w