ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐỘNG VẬT RỪNG (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP)

52 2.4K 6
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG  ĐỘNG VẬT RỪNG  (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐỘNG VẬT RỪNG (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) Số tín chỉ: 02 Lý thuyết: 20 tiết Bài tập, thảo luận: 5 tiết Thực hành: 5 tiết 1 CHƯƠNG 1 Lớp ếch nhái và ếch nhài rừng Việt Nam Số tiết: 3 tiết (Lý thuyết: 2 tiết; BT, TL: tiết; Thực hành: 1 tiết) A) MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Hiểu được đặc điểm chung của lớp ếch nhái và tài nguyên ếch nhái rừng Việt Nam + Biết được đặc điểm, giá trị và tình trạng của một số loài ếch nhái điển hình ở Việt Nam - Kỹ năng: Nhận dạng và phân biệt được một số loài ếch nhái rừng điển hình ở Việt Nam - Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, quan sát thực tế B) NỘI DUNG: 1.1. Đặc điểm chung - Lớp ếch nhái hay Lưỡng thê gồm các động vật có xương sống ở cạn đầu tiên nhưng còn giữ nhiều nét tổ tiên ở nước. - Trong sự phát triển cá thể ếch nhái đã có sự thay đổi môi trường sống. Trứng và nòng nọc sống trong nước, sau biến thái thành con non và sống ở cạn. - Thích nghi với đời sống cạn, ếch nhái có một số nét cấu tạo tiến bộ - Ngoài những đặc điểm tiến bộ, ếch nhái còn giữ một số nét nguyên thủy của tổ tiên sống dưới nước như: da trần, dễ thấm nước, trứng không có vỏ, thiếu màng dai,… 1.2. Đặc điểm giải phẫu 1.2.1. Hình dạng cơ thể ếch nhái Ếch nhái có ba hình dạng cơ bản - Ếch nhái có đuôi: Thân dài, có đuôi, có chi chẵn (cá cóc) - Ếch nhái không chân: Thân dài hình giun, không chân (ếch giun) - Ếch nhái không đuôi: Thân ngắn, không đuôi, bốn chân. Đây là dạng phổ biến thường gặp ở Việt Nam (Nhái, ngóe,…) 1.2.2. Da ếch nhái - Da ếch nhái là cơ quan trao đổi nước và hô hấp quan trọng. Da trần, nhờn và ẩm. - Da ếch nhái chỉ bám vào mặt cơ bên trong theo một số đường nhất định nên tạo ra những khoảng giữa da và cơ những túi hạch huyết lớn. - Da ếch nhái được cấu tạo từ hai phần: Biểu bì có nhiều tuyến nhờn. Bì có nhiều mao mạch, nhiều tế bào sắc tố và nhiều đầu mút dây thần kinh. 1.2.3. Hệ cơ: Gồm nhiều cơ riêng biệt, cơ chi phát triển. Tính phân đốt mờ dần. Bộ xương: Gồm ba phần: Xương đầu, xương cột sống và xương chi - Sọ nguyên thủy của ếch nhái cơ bản là sụn, về sau hóa xương phần lớn. có hai lồi cầu chẩm làm hộp sọ khớp với cột sống cổ và cử động được trong mặt phẳng đứng. - Cột sống có số lượng đốt sống khác nhau và gồm 4 phần: Cổ, mình chậu và đuôi. Ếch nhái không đuổi không có xương sườn, có xương mỏ ác. Bọn không chân có hai đôi sườn và không có xương mỏ ác. - Chi ếch nhái là chi 5 ngón điển hình đã biến đổi. Chi trước gồm 1 xương cánh tay, 2 xương ống tay, 9 xương cổ tay, đến xương bàn và xương ngón. Chi sau gồm 1 xương đùi, 2 xương ống chân, 5 xương cổ chân, 5 xương bàn chân và 5 xương ngón chân. 1.2.4. Hệ tiêu hóa Ếch nhái là lớp động vật có lưỡi chính thức đầu tiên và đầu lưỡi gắn với thềm miệng, gốc lưỡi tự do. Răng giống nhau hình nón, chỉ có hàm trên (đa số ếch nhái) hoặc thiếu cả hai hàm (Cóc Bufo) 2 1.2.5. Hệ hô hấp - Ếch nhái hô hấp bằng phổi và da. - Phổi có hai lá, mỏng, thành có ít nếp nhăn và nhiều mao mạch. Cuống phổi không phân nhánh vào trong phổi. Phổi không cung cấp đủ khí cho cơ thể nên hô hấp bằng da rất quan trọng. - Trao đổi khí ở da nhờ có hệ mao mạch rất phát triển. Nòng nọc thở bằng mang và da. 1.2.6. Hệ tuần hoàn - Tim ếch nhái có 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) hai vòng tuần hoàn (một vòng nhỏ, một vòng lớn). - Máu động mạch và tĩnh mạch còn pha trộn. - Hệ bạch huyết rất phát triển với nhiều túi huyết lớn ở dưới da, sự phát triển này liên quan đến hô hấp qua da. 1.2.7. Hệ bài tiết: Thận là trung thận, màu đỏ nâu, nằm sát cột sống. Có hai liệu quản dẫn nước tiểu sống huyệt, cạnh huyệt có bóng đái. 1.2.8. Hệ sinh dục - Lưỡng thê đực có hai tinh hoàn. Trên tinh hoàn có thể mỡ vàng có chức năng nuôi tinh hoàn, có ống dẫn tinh (chung với niệu quản). - Lưỡng thê cái có hai buồng trứng, ống dẫn trứng riêng (không chung với ống dẫn nước tiểu), dài, cuộn khúc, đi tới huyệt. 1.2.9. Hệ thần kinh và giác quan: - Não ếch nhái bắt đầu có tính chất thần kinh làm thành vòm não cổ. - Thùy khứu giác không phân biệt rõ với bán cầu não. - Não trung gian có đỉnh và mấu não dưới. - Não giữa có hai thùy thị giác lớn. - Tiểu não kém phát triển. Có 10 đôi dây não. - Cơ quan cảm giác nhìn chung kém phát triển so với chim, thú. Ếch nhái chỉ có tai giữa và tai trong. Lưỡng thê có đuôi chỉ có tai trong. Mắt ở nong nọc không có mí và không có tuyến mắt. Mắt trưởng thành có mí và thủy tinh thể. Điều tiết mắt bằng cách di chuyển vị trí thủy tinh thể về phía trước do các cơ đặc biệt co lại. 1.3. Sinh thái học ếch nhái 1.3.1. Sự thích nghi với môi trường sống - Ếch nhái là động vật biến nhiệt nên đời sống lệ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường. - Ếch nhái không sống ở sa mạc và vùng cực nhưng rất phong phú ở vừng nhiệt đới nóng ẩm. - Ếch nhái có môi trường sống khác nhau và gồm nhóm: Sống ở cây, đất và ở nước. 1.3.2. Thức ăn của ếch nhái - Thức ăn là động vật như: giun, thân mềm, kiến, mối, giáp xác,… - Thức ăn thay đổi theo loài và theo tầm vóc cơ thể. 1.3.3. Sinh sản của ếch nhái - Phần lớn ếch nhái đẻ trứng và với số lượng lớn, trứng được đẻ trong nước, trên lá cây, - Số lứa đẻ trứng hàng năm thay đổi tùy vùng. 1.4. Ếch nhái rừng Việt Nam Ở nước ta đã ghi nhận được 82 loài thuộc 9 họ, 3 bộ 1. Bộ có đuôi (Caudata): Họ Cá cóc (Salamandridae); Họ Cóc bùn (Pelobatidae); Họ Cóc (Bufonidae) 2. Bộ Không chân (Apoda): Họ ếch giun (Coecillidae) 3. Bộ Không đuôi (Anura): Họ Cóc tía (Discoglossidae); Họ Nhái bén (Hylidae); Họ Ếch nhái (Ranidae); Họ Ếch cây (Rhacophoridae); Họ Nhái bầu (Microhylidae) 3 1.4.1. Bộ có đuôi (Caudata) - Gồm những loài ếch nhái có nhiều đặc điểm nguyên thủy, có mang. Thân dài, đuôi dẹp, thích nghi bơi lội. - Cơ quan giao cấu thiếu, nhưng nhiều loài thụ tinh trong, con cái tiếp nhận vào huyệt khối tinh dịch của con đực tiết ra. Số trứng đẻ ra ít và có hiện tượng chăm sóc trứng - Ở nước ta có ba loài là cá cóc Tam Đảo (Paramesontriton deloustali) và Cá cóc Mẫu Sơn (Echinotriton asperrimus) và Cá cóc Xuân Sơn (Tylototriton Vietnamensis sp.n.). * Cá cóc Tam đảo (Paramesontriton deloustali Bourret, 1934) Tên khác: Các cóc bụng hoa, sa giông bụng hoa, tắc kè nước, cá sấu cảnh, bào chiên (Dao), súi tắc ke sa (Sán Dìu), tắc kè nậm (Tày) Đặc điểm nhận biết - Dài 144-206mm, nặng 18-35gam. - Thân dài, đuôi dưới hẹp. - Da xù xì, bụng màu đỏ với những đường đen tạo thành mạng. Sinh thái và tập tính - Sống ở các suối có nước trong, chảy chậm. - Kiếm ăn ban ngày. - Thức ăn gồm thực vật, nhện, con trùng, giun đất, trứng nhuyễn thể, ếch nhái con (Đào Văn Tiến, 1964). - Sinh sản vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, mỗi lần đẻ 2-36 trứng Phân bố Chỉ có ở các khe suối Tam Đảo – Vĩnh Phúc – Việt Nam Giá trị sử dụng Là loài đặc hữu của Việt Nam, có giá trị khoa học và thương mại, người Dao dùng làm thuốc. Trước đây bị săn bắt mạnh, buôn bán để làm cảnh Tình trạng - CITES (2000): Không - Nghị định 48 (2002): Nhóm IB – Cấm săn bắt - IUCN (2003): Bậc UV – Sẽ nguy cấp - Sách đỏ Việt Nam (2007): Bậc EN – Nguy cấp 1.4.2. Bộ không đuôi (Anura) - Là bộ có đông loài nhất, gồm các loài có thân ngắn, rộng, cổ không rõ ràng. - Chi phát triển, chi sau dài và lớn hơn chi trước. - Không có đuôi. Trứng và nòng nọc sống trong nước, cá thể trưởng thành sống ở cạn. Nước ta có 78 loài. - Đại diện: Ếch vạch (Rana microlineta Bourret, 1937), Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus Wiegmann, 1835) * Ếch vạch (Rana microlineta Bourret, 1937) Tên khác: Ếch ang, ếch núi (Việt), Đồi (Mường) Đặc điểm nhận biết - Là loài ếch lớn nhất, có cá thể dài tới 160mm - Cơ thể to mập. - Mắt lồi rõ, sau mí trên mắt có một số mấu nhỏ. Một nếp gấp da đi từ mắt tới vai. - Đùi có nhiều nếp da dọc, cẳng chân có nhiều lớn da xiên. - Lưng có nhiều vạch xám đen pha những vệt màu vàng nhạt. Mặt dưới đùi trắng đục. Sinh thái và tập tính - Sống trong hốc đá, gốc cây ven suối - Kiếm ăn ban đêm - Thức ăn là dán rừng, chuồn chuồn, sâu non, kiến đen và nhiều loài côn trùng khác - Đẻ trứng tháng 11-12 ở nơi nước suối chảy chậm hoặc vùng nước trũng. Đám trứng từ 40-50 quả, màu vàng nhạt 4 Phân bố Chỉ có ở Việt Nam: Lào Cai, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thanh Hóa Giá trị sử dụng Là nguồn thực phẩm của nhân dân vùng núi Tình trạng - CITES (2000): Không - Nghị định 48 (2002): Không - IUCN (2003): Không - Sách đỏ Việt Nam (2007): Bậc EN – Nguy cơ tuyệt chủng 1.4.3 Bộ không chân (Apoda) Bộ này chỉ có một họ là họ ếch giun (Coceiliidae) * Ếch giun (Ichthyophis bannacus Yang, 1984) Đặc điểm nhận biết - Cơ thể là một con giun lớn khoảng 360 ngấn, chiều dài cơ thể là 325- 430mm - Đầu nhỏ, hơi dẹp, mắt nhỏ không có mí. - Mõm tương đối nhọn và có hàm rõ. - Da trơn mầu nâu thẫm, bụng hơi nhạt. - Hai bên có một dải màu vàng chạy dọc từ góc hàm đến gốc đuôi - Nòng nọc có khe mang ở hai bên cổ Sinh thái và tập tính - Sông chui luồn dưới hang sâu, khoảng 20-30 cm nơi đất ẩm, ven các suối nhỏ trên núi. - Nòng nọc mới nở ăn tảo và vi sinh vật, lớn lên ăn các loài động vật không xương sống. Trong điều kiện nuôi, con trưởng thành chỉ ăn giun đất - Đẻ trứng vào mùa hè, mỗi lứa 20-30 quả, được nối với nhau bởi chất nhày, nòng nọc phát triển ngay trong trứng. Khi nở vào trong nước mang tiêu biến và thở bằng phổi Phân bố Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ Giá trị sử dụng Là loài hiếm, đôi khi săn bắt nuôi làm cảnh. Tình trạng - CITES (2000): Không - Nghị định 48 (2002): Không - IUCN (2003): Không - Sách đỏ Việt Nam (2007): VU C. TÀI LIỆU HỌC TẬP 1. Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng, NXB Nông nghiệp 2. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996). Danh lục Bò sát và ếch nhái Việt Nam. NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sách đỏ Việt Nam, Tập 1 Phần Động vật. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG *) Câu hỏi ôn tập: 1. Anh chị hãy nêu những đặc điểm thể hiện sự tiến hóa của ếch nhái so với các lớp động vật trước đó? 2. Đặc điểm chung và đặc điểm giải phẫu của ếch nhái và cho biết những đặc điểm tiến hóa? 3. Sự phong phú của ếch nhái rừng Việt Nam? Sắp xếp một số loài ếch nhái thường gặp vào vị trí phân loại? 4. Đặc điểm chung của bộ không đuôi và mô tả một số loài đặc trưng? 5. Đặc điểm chung của bộ có đuôi và mô tả một số loài đặc trưng? 6. Đặc điểm chung của bộ không chân và mô tả một số loài đặc trưng? 5 *) Thực hành: Bài thực hành số 1: Nhận biết và phân biệt các loài sau: - Cá có Tam Đảo và Cá cóc Mẫu sơn - Cóc rừng, cóc tía và cóc nhà * Mục đích: Củng cố kiến thức lý thuyết đã học, trang bị cho sinh viên cách mô tả, nhận biết và phân biệt loài trong lớp ếch nhái. * Yêu cầu: - Mô tả đặc điểm hình thái của các loài nêu trên - Vẽ và chỉ ra những đặc điểm khác biệt của các loài trên * Dụng cụ: - Mẫu vật khô, tươi sống - Giấy vẽ, bút chì * Tổ chức thực hiện: - Từng sinh viên quan sát, vẽ và ghi chép các đặc điểm hình thái của mẫu vật - Đối chiếu kết quả mô tả với kiến thức lý thuyết để xác định vị trí phân loại của chúng, rồi đặt tên chúng. - Xác định các đặc điểm khác biệt (khóa định loại) để phân biệt các loài. - Đại diện sinh viên báo cáo kết quả mô tả và tên loài, các sinh viên còn lại bổ sung - Giáo viên nhận xét và tổng kết. - Thu bài thực hành để chấm điểm 6 CHƯƠNG 2 Lớp bò sát và bò sát rừng Việt Nam Số tiết: 5 tiết (Lý thuyết: 3 tiết; Thảo luận: 1 tiết; Thực hành: 1 tiết) A) MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Hiểu được đặc điểm chung của lớp bò sát và tài nguyên bò sát rừng Việt Nam. + Biết được đặc điểm, giá trị và tình trạng của một số loài bò sát rừng điển hình ở Việt Nam - Kỹ năng: Nhận dạng và phân biệt được một số bò sát rừng điển hình ở Việt Nam. - Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, quan sát thực tế B) NỘI DUNG: 2.1. Đặc điểm chung - Thân nhiệt không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường - Vách ngăn tâm thất chưa hoàn chỉnh, cường độ trao đổi chất thấp - Thụ tinh trong, đẻ trứng, trứng có vỏ cứng, ngàng dai và nhiều noãn hoàng. Đa số các loài trứng thiếu lòng trắng (trừ rùa và cá sấu) 2.2. Cấu tạo giải phẫu bò sát 2.2.1. Hình dạng và kích thước cơ thể Bò sát hiện đại có ba dạng chính: - Dạng thằn lằn cá sấu có sự phân biệt rõ các phần đầu, cổ, thân, đuôi và bốn chi. Chi ngắn, khớp nằm ngang với cơ thể. - Dạng rắn khó phân biệt phần cổ, phần thân dài, không có chân - Dạng rùa có cổ dài, thân ngắn, lớn nằm giữa mai và yếm. Chân và đuôi ngắn. Cổ và chân có thể rụt vào. - Kích thước bò sát biến đổi từ ba bốn centimét đến bảy tám mét. Trọng lượng từ năm sáu gam đến hàng trăm kilogam. 2.2.2. Da bò sát - Da bò sát khô vì ít tuyến da - Ngoài da phủ một lớp vẩy sừng khô có tác dụng bảo vệ và chống thoát hơi nước - Da có nhiều sắc tố, sắc tố làm cho da thay đổi màu sắc để trốn tránh kẻ thù. 2.2.3. Bộ xương - Các xương sọ gắn chặt với nhau (như sọ chim) - Số lượng xương đốt sống thay đổi từ 300-400 đốt. Giữa các đốt sống phần đuôi có đĩa sụn mỏng không hóa sườn. các đốt sống còn lại mang có thể mang xương sườn. Trừ rùa và rắn, các loài bò sát khác đều có xương ức. - Chi cấu tạo kiểu 5 ngón nhưng xương cổ chân và xương bàn chân ngắn. Chi khớp nằm ngang với đai. Các loài rắn thiếu chi sau. 2.2.4. Hệ cơ - Cơ lưng phát triển - Là động vật trên đầu tiên có cơ gian sườn 2.2.5. Hệ tiêu hóa - Khoang miệng có răng đồng hình (không phân hóa như thú), chức năng chủ yếu là bắt mồi. - Dạ dày đơn (một buồng) ở hầu hết các loài. Cá Sấu có phần dạ dày giống như mề chim chứa sỏi đá. 2.2.6. Hệ hô hấp - Có đủ các bộ phận như chim và thú nhưng đơn giản hơn 7 - Khí quản của đa số các loài không phân nhánh hoặc đơn giản đi vào phổi - Phổi có túi phế nang - Cơ chế hô hấp ngoài thay đổi thể tích lồng ngực, bò sát còn phải cử động thêm đầu và chi. 2.2.7. Hệ tuần hoàn - Tim bò sát có 3 ngăn: hai tâm nhĩ và một tâm thất, vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn, trừ cá sấu. - Hai cung chủ động mạch trái và phải hợp lại thành động mạch lưng, có một tĩnh mạch lớn ở phái bụng thu nhận máu từ các nội quan. - Có một vòng tuần hoàn lớn (máu đi từ tim đến cơ thể về tim) và một vòn tuần hoàn nhỏ (máu đi từ tim đến phổi về tim) 2.2.8. Hệ bài tiết - Thận là hai khối lớn nằm hai bên cột sống và nối với hai ống dẫn nước tiểu đổ thẳng vào huyệt và thải ra ngoài. - Bóng đái chỉ có ở thằn lằn và rùa 2.2.9. Hệ sinh dục - Bò sát đực có một đôi tinh hoàn, hai mào tinh, ống dẫn tinh và cơ quan giao cấu. - Bò sát cái có hai buồng trứng nằm trong xoang bụng, hai ống dẫn trứng với một đầu mở to trong xoang bụng và đầu kia thông với huyệt. 2.2.10. Hệ thần kinh - Bán cầu não bò sát đã bắt đầu hình thành phản xạ có điều kiện - Não trung gian có mắt đỉnh là cơ quan cảm giác về ánh sáng và nhiệt độ - Tiểu não là một tấm mỏng - Dây thần kinh có 11 đôi - Cơ quan cảm giác kém phát triển, thiếu vành tai ngoài, thu nhận âm thanh kém 2.3. Sinh thái học bò sát 2.3.1. Sự thích nghi với môi trường sống - Khả năng thích nghi của bò sát với môi trường sống kém vì thân nhiệt không ổn định, rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ xuống dưới 18 0 C, bò sát ngừng hoạt động, dưới 3 0 C, bò sát ngủ đông. - Bò sát phân bố gần như khắp bề mặt trái đất trừ vùng cực, nhờ có lớp da dày và phủ lớp vẩy sừng để hạn chế mất nước, mặt khác bò sát đẻ trứng trên cạn, có nhiều noãn hoàng, vỏ cứng bao bọc nên có môi trường sống đa dạng hơn ếch nhái. - Sự thích nghi của bò sát với môi trường sống rất khác nhau. 2.3.2. Thức ăn của bò sát - Hầu hết ăn động vật, trừ một số loài rùa ăn thực vật. Chủng loại thức ăn phụ thuộc vào môi trường sống, các loài sống ở nước ăn cá, tôm, các loài sống trên cây, vách đá ăn côn trùng. Trăn ăn các loài động vật có xương sống - Bò sát có khả năng nhịn đói trong một thời gian dài, ví dụ: Trăn nhịn ăn một năm. - Nhu cầu thức ăn của bò sát tăng và giảm theo nhiệt độ môi trường. 2.3.3. Chu kỳ hoạt động của bò sát - Chu kỳ hoạt động của bò sát phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thường hoạt động trong giới hạn 18-40 0 C. - Chu kỳ hoạt động của bò sát không những phụ thuộc vào mùa mà còn phụ thuộc vào khả năng kiếm mồi. Ví dụ: Trăn, Rắn ăn no nê thì sau 4-7 ngày chúng mới đi kiếm ăn. 2.3.4. Sinh sản của bò sát - Bò sát thụ tinh trong và đẻ trứng, đa số loài không biết ấp trứng, trứng nở nhờ nhiệt độ môi trường, do vậy thời gian trứng nở trong loài cũng khác nhau. 8 - Một số loài sau khi thụ tinh, trứng nằm trong ống dẫn trứng một thời gian, có thể nở tại đó rồi chui ra ngoài hoặc đẻ ra trứng nở con ngay. Đây được gọi là hiện tượng noãn thai sinh. - Số lượng trứng trong một lứa và số lứa đẻ trong một năm khác nhau tùy loài. 2.4. Bò sát rừng Việt Nam Ở Việt Nam đến nay đã phát hiện được 258 loài bò sát thuộc 23 họ của 3 bộ và sống ở các môi trường khác nhau từ miền biển đến vùng rừng. 2.4.1. Bộ có vẩy (Aquamata) - Gồm các loài có thân được phủ một lớp vẩy sừng, răng mọc trên xương hàm. Khe khuyết ngang. Con đực có cơ quan giao cấu chẻ đôi - Đẻ trứng, một số loài noãn thai sinh, trứng có vỏ cứng, màng dai, không có lòng trắng - Bộ có vẩy gồm 16 họ, chia làm hai bộ phụ: Bộ phụ Thằn lằn (Lacertilia), gồm những loài có vẩy, có bốn chân và bộ phụ Rắn (Opidia) với những loài bò sát thiếu chân. 2.4.1.1. Họ Tắc kè (Gekkonidae) Gồm những loài thằn lằn nhỏ sống trên cây hay vách đá, chân có giác bám, hoạt động ban đêm và ăn côn trùng. - Đại diện: Tắc kè (Gekko gekko Linnaeus, 1758) * Tắc kè (Gekko gekko Linnaeus, 1758) Tên khác: Tu tắc ké (Tày), cắt kè (Mường), tu chà kỷ (Thái) Đặc điểm nhận biết - Kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài thân tới 180mm, chiều dài đuôi tới 170mm, trọng lượng tới 90gam - Đầu dẹp gần dạng hình tam giác, phủ vẩy nhỏ dạng hạt. - Mí mắt là một hàng trong suốt không cử động được. - Lưng phủ vảy dạng hạt có nhiều nốt sần lớn. Mặt lưng màu xám có nhiều chấm màu cam hoặc đỏ - Chân có 5 ngón, có giác bám, trừ ngón thứ nhất, các ngón còn lại có vuốt - Con đực kêu “Tắc kè”, con cái không kêu Sinh thái và tập tính - Sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau: rừng cây gỗ, bụi dậm, vách đá, Ngủ theo đàn, kiếm ăn đơn lẻ - Kiếm ăn từ xẩm tối tới nửa đêm quanh khu vực chúng sống - Thức ăn là côn trùng nhỏ - Đẻ trứng tháng 5-8 ngay trong hang hốc chúng sống, mỗi năm đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa 2 trứng. Có hiện tượng đẻ trứng tập thể và sau 90-120 ngày thì nở. Phân bố Đông Bắc Ấn độ, Miến Điện, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Dương. Việt Nam phân bố khắp cả nước Giá trị sử dụng Dược phẩm, thực phẩm, thương mại, thiên địch Tình trạng - CITES (2000): Không - Nghị định 48 (2002): Không - IUCN (2003): Không - Sách đỏ Việt Nam (2007): VU – Sẽ nguy cấp 2.4.1.2. Họ Kỳ đà (Varadinae) Gồm những loài cỡ lớn nhất trong bộ phụ Thằn lằn. Sống trên cạn, kiếm ăn dưới nước, ở nước ta gặp 2 loài là kỳ đà hoa (Varanus salvator) và kỳ đà vân (Varanus nebulosue) * Kỳ đà hoa (Varanus salvator Laurenti, 1786) Tên khác: Kỳ đà nước (Việt), Tua Khẻ, Tu cà làn (Tày), Bù đầm (Mường), thàn xề (Hoa) 9 Đặc điểm nhận biết - Kích thước cơ thể lớn, có con dài tới 2,5m, nặng 15kg - Đầu, lưng đuôi màu xám vàng. - Bụng, họng màu vàng sáng. - Lưng và hai bên hông có nhiều hoa màu vàng, hoa ở hông lớn - Đuôi hẹp kiểu thân cá, sống đuôi có gờ - Mõn dài, chân 5 ngón, ngón có vuốt lớn. Lỗ mũi tròn hay hình bầu dục Sinh thái và tập tính - Thường sống ở ven các vực nước như sông, suối, hồ, trong rừng. Kiếm ăn ban đêm và chủ yếu dưới nước, bơi lặn giỏi - Thức ăn chính là cá, tôm, cua và một số loài động vật thủy sinh khác - Đẻ trứng vào mùa hè tháng 4-8, khoảng 15-20 trứng trong một hốc. Đẻ xong thường phủ lên một lớp cát mỏng. Phân bố Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin và Đông Dương. Kỳ đà gặp khắp các miền trung du và miền núi Việt Nam Giá trị sử dụng Thực phẩm, dược phẩm, da làm đồ mỹ nghệ thương mại Tình trạng - CITES (2000): Phụ lục II - Nghị định 48 (2002): Nhóm IIb - IUCN (2003): Không - Sách đỏ Việt Nam (2007): EN – Nguy cấp 2.4.1.3. Họ Rắn hổ (Elapidae) Gồm các loài rắn độc sống ở cạn. Đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt với các loại rắn lành là: - Đầu hình bầu dục, không phân biệt rõ với cổ, trên đầu có phủ vảy hình tấm, ghép sát nhau. - Thiếu tấm gian đỉnh, tấm má và hố má. - Trong bộ răng thường có hai răng (móc) độc ở phía trước hàm trên. Móc độc thường lớn hơn hẳn các răng khác và có rãnh hoặc hình ống. - Họ rắn hổ ở Việt Nam có 9 loài, đại diện: Hổ mang (Naja naja Linnaeus, 1758), Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah Cantor, 1836), Cạp nong (Bungarus fasciatus Schneider, 1801) * Hổ mang (Naja naja Linnaeus, 1758) Tên khác: Hổ mang bạnh, Rắn mang bành (Việt), Tu háu tha, Tu ngu hố (Tày), Ngù hố (Thái), Hu háu (Dao) Đặc điểm nhận biết - Dài trên 1m, có thể bạnh cổ to phun phì phì - Lưng màu nâu sẫm hay vàng lục. - Bụng trắng đục, đôi lúc phớt vàng. - Có một vòng tròn trắng khi cổ bạnh ra - Vẩy môi trên 7 tấm, tấm thứ 3 và thứ 4 chạm hố mắt, môi dưới 8 tấm, 2 tấm giữa mũi, 1 tấm trước mắt, 2-3 tấm sau mắt - Vẩy thân 21 hàng, cổ 25 hàng, trước hậu môn 15 hàng Sinh thái và tập tính - Sống ở các sinh cảnh khác nhau: nương rẫy, đồng ruộng, thảm cây bụi, rừng. Thường ở hang song không phải chúng đào, trong hang chuột, hang tê Sống đơn, hoạt động mạnh từ tháng 3 đến tháng 11. Kiếm ăn cả ngày lẫn đêm, chủ yếu từ chập tối đến nữa đêm - Thức ăn là các động vật có xương sống nhỏ (chuột, cóc, ếch nhái,…) - Mùa sinh sản từ tháng 5 đến tháng 8, mỗi lứa đẻ 8-20 quả, sau 2-3 tháng thì nở. Phân bố Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Mianma và Đông Dương. Việt Nam rắn hổ mang gặp khắp cả nước Giá trị sử dụng Thực phẩm, dược phẩm, thương mại 10 [...]... trong nhiều kiểu rừng, thích hợp nhất là rừng thứ sinh hay rừng gỗ pha nứa Kiếm ăn ngày, sống theo đàn - Thức ăn là các loại quả mềm, hạt cỏ dại, hạt cây lương thực, các loài Sinh thái và tập tính động vật nhỏ - Mùa sinh sản của gà rừng bắt đầu từ tháng 3, mỗi lứa đẻ 5-10 trứng, ấp 21 ngày, con non khỏe 21 Nam Trung Quốc, Bắc Miến Điện, Lào, Campuchia Nước ta gà rừng gặp khắp các vùng trung du, miền núi... cụ: - Mẫu vật khô, hình vẽ - Giấy vẽ, bút chì * Tổ chức thực hiện: - Từng sinh viên quan sát, vẽ và ghi chép các đặc điểm hình thái của mẫu vật - Đối chiếu kết quả mô tả với kiến thức lý thuyết để xác định vị trí phân loại của chúng, rồi đặt tên chúng - Xác định các đặc điểm khác biệt (khóa định loại) để phân biệt các loài - Đại diện sinh viên báo cáo kết quả mô tả và tên loài, các sinh viên còn lại... cấp C TÀI LIỆU HỌC TẬP 1 Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng, NXB Nông nghiệp 13 2 Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) Danh lục Bò sát và ếch nhái Việt Nam NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 3 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sách đỏ Việt Nam, Tập 1 Phần Động vật NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội D CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG *) Câu hỏi ôn tập: 1 Anh chị hãy cho biết... cụ: - Mẫu vật khô, hình vẽ - Giấy vẽ, bút chì * Tổ chức thực hiện: - Từng sinh viên quan sát, vẽ và ghi chép các đặc điểm hình thái của mẫu vật - Đối chiếu kết quả mô tả với kiến thức lý thuyết để xác định vị trí phân loại của chúng, rồi đặt tên chúng - Xác định các đặc điểm khác biệt (khóa định loại) để phân biệt các loài - Đại diện sinh viên báo cáo kết quả mô tả và tên loài, các sinh viên còn lại... mỏ đen - Da trần quanh mắt đỏ thẫm, châm xám - Sống định cư ở rừng già nhiều cây gỗ lớn, thích hợp nhất là rừng trên núi đá, nhiều cây cao cho quả mềm - Hoạt động ngày, sống đôi Thức ăn là các loại quả mềm Sinh thái và tập tính - Mùa sinh sản từ 4, tổ làm trong hốc cây, mỗi lứa đẻ 2-4 trứng, ấp 30 ngày Chim mái bắt đầu ấp trứng, chim đực dùng bùn hay nhựa cây bịt kín tổ, chỉ để chừa một lỗ nhỏ để tiếp... theo tuổi và theo mùa 4.3.3 Chu kỳ hoạt động của thú - Hoạt động của thú rừng thể hiện nhịp điệu theo ngày, theo mùa và phụ thuộc vào khả năng kiếm mồi - Thú ăn thực vật thường ăn ngày, các loài ăn thịt nhỏ ăn đêm Quy luật hoạt động ngày đêm của nhiều loài thú phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào tính an toàn nơi kiếm ăn - Nhịp điệu hoạt động theo mùa của thú rừng thể hiện qua sự di cư, chuyển chỗ để... rừng, thích hợp là rừng nhiều cây gỗ lớn, nhiều cây cho quả và dây leo - Sống đàn 5-30 con, đầu đàn là con đực Hoạt động imn lặng - Kiếm ăn hai buổi sơm, chiều, leo trèo giỏi - Cách ngủ của chà vá là nằm sấp, ôm lấy cành cây, con cái có con ngồi Sinh thái và tập tính tựa ở chạc cây to, tay ôm con và không thay đổi tư thế ngủ - Thức ăn là quả, đã thống kê được 63 loài thực vật chúng ăn và không ăn động. .. vàng và nâu - Chim mái không có mào và không có lông đuôi trang hoàng - Chim đực và chim mái đều có cựa - Sống ở rừng, thích hợp với rừng thưa xen vạt cỏ, không sống trong rừng rậm Định cư ở độ cao dưới 1000m - Kiếm ăn ngày, trưa bay lên cây nghỉ Sinh thái và tập tính - Thức ăn là cỏ dại, côn trùng, ếch nhái - Mùa sinh sản của công bắt đầu từ tháng 4, mỗi lứa đẻ 5-6 trứng, ấp 27-30 ngày, Công con sau một... lớn, cánh dài 600-675mm 22 Sinh thái và tập tính Phân bố Giá trị sử dụng Tình trạng - Đầu và phần trên cổ trụi lông (trừ đám lông xám ở má) - Phần dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám - Khi bay cổ và chân duỗi thẳng - Mắt vàng cam, mỏ xám lục, da cổ và đầu đỏ - Là chim di cư trú đông, sống ở vùng đất ngập nước rộng lớn Sinh cảnh thích hợp là rừng tràm có nhiều sinh vật thủy sinh - Sống đôi, kiếm ăn... rét di cư vào phương nam 3.3.4 Sinh sản của chim - Đặc điểm sinh sản của chim là làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con - Tuổi thành thục sinh dục của chim khác nhau và thường tỷ lệ với kích thước cơ thể - Mùa sinh sản của chim rừng khác nhau phụ thuộc vào cường độ, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí và nguồn thức ăn - Chim có hiện tượng ghép đôi vào mùa sinh sản (trừ các loài sống đôi . kiếm ăn dưới nước, ở nước ta gặp 2 loài là kỳ đà hoa (Varanus salvator) và kỳ đà vân (Varanus nebulosue) * Kỳ đà hoa (Varanus salvator Laurenti, 1786) Tên khác: Kỳ đà nước (Việt), Tua Khẻ, Tu cà. một hốc. Đẻ xong thường phủ lên một lớp cát mỏng. Phân bố Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin và Đông Dương. Kỳ đà gặp khắp các miền trung du và miền núi Việt Nam Giá trị sử dụng Thực phẩm, dược. quanh tổ, trứng nở sau 75- 90 ngày. Phân bố Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái lan, Mianma, Malaysia, Đông Dương. Việt Nam, Trăn đất gặp ở hầu hết các vùng trung miền núi. Giá trị sử dụng Thực phẩm, dược

Ngày đăng: 25/02/2015, 11:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỘNG VẬT RỪNG

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan