- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
2.2.1.1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
hàng
Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo đối tượng tại Chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trưởng
2011/2010
Tăng trưởng 2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Huy động từ dân cư 1.205,64 77,12 1.608,05 70,14 2.155,18 61,83 402,41 33,37 547,13 Huy động từ tổ chức 357,76 22,88 684,70 29,84 1.330,27 38,14 326,94 91,39 645,57 Tổng huy động 1.563,40 100 2.292,75 100 3.485,45 100 729,35 46,65 1192,70 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Chương Dương)
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy lượng vốn huy động từ dân cư tăng trưởng khá ổn định trong 3 năm. Năm 2010 đạt 1.205,64 tỷ đồng, năm 2011 đạt 1.608,05 tăng 33,37% so với năm 2010 đến năm 2012 đạt 2.155,18 tỷ đồng tăng 34% so với năm 2011. Đây là nguồn vốn huy động chủ yếu trong địa bàn do vậy Chi nhánh luôn có kế hoạch duy trì mức tăng trưởng hợp lý. Tuy nhiên ở giai đoạn này, lượng vốn huy động từ các tổ chức tăng trưởng rất nhanh cả về tốc độ và giá trị. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chủ yếu là ngắn hạn và không kỳ hạn. Tuy vậy, nó giúp NH nắm chắc được tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế trong địa bàn, tìm các đối tác lớn chiến lược, từ đó có những quyết định kinh doanh đúng đắn, đẩy mạnh khai thác phát triển các hoạt động dịch vụ. Tốc độ vốn huy động từ các tổ chức tăng rất nhanh, mỗi năm tăng trên 90% so với năm trước. Năm 2010 đạt 357,76 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 684,70 tỷ đồng tăng thêm 326,94 tỷ đồng và đến năm 2012 đã đạt 1.330,27 tỷ đồng, tăng thêm 645,57 tỷ vượt mức tăng
của nguồn vốn huy động dân cư. Chi nhánh đang ngày càng khẳng định uy tín của mình trong địa bàn, trở thành một sự lựa chọn tin cậy và an toàn cho các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế còn nhiều bất ổn hiện nay.
Trong tổng lượng vốn huy động của Chi nhánh, lượng vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn nhưng đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2010, lượng vốn huy động từ dân cư chiếm 77,12% tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 giảm xuống còn 70,14% và đến 2012 chỉ còn 61,83% tổng nguồn. Ngược lại, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các tổ chức lại có xu hướng tăng. Năm 2010 nguồn vốn huy động từ tổ chức chiếm 22,88%, đến năm 2011 chiếm 29,84% và chiếm 38,14% tổng nguồn trong năm 2012. Chi nhánh hiện nay đã tạo được quan hệ tín dụng và dịch vụ với nhiều doanh nghiệp lớn trong địa bàn như công ty Nhất Nam, tập đoàn điện lực Staley… Nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư là nguồn vốn khá ổn định của Chi nhánh nhưng nó lại có chi phí cao còn nguồn vốn từ các tổ chức lại có chi phí huy động thấp. Do vậy trong quá trình huy động Chi nhánh luôn chú ý cân đối giữa hai nguồn huy động này để đảm bảo chi phí huy động hợp lý.
Nhận xét
Dựa vào các bảng số liệu trên có thể thấy sự tăng trưởng ổn định của Chi nhánh trong 3 năm vừa qua. So với năm 2010 nguồn vốn huy động của Chi nhánh vào năm 2011 ở tất cả các loại hình huy động đều tăng trên 30% đặc biệt là huy động tiết kiệm trung và dài hạn tăng 138% so với 2010. Đây là một bước tiến rất có ý nghĩa của Chi nhánh, khẳng định sự uy tín và lòng tin của khách hàng .
Năm 2012, Công tác huy động vốn của Chi nhánh Chương Dương tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, huy động vốn đến 31/12/2012 đạt 3.485 tỷ đồng tăng 52% so với cùng kỳ năm 2011, vượt 22,45% kế hoạch được giao. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng 34% so với năm 2011, đây là nguồn vốn ổn định của Chi nhánh. Huy động vốn đối với kỳ hạn trung, dài hạn cũng có bước phát triển đột biến tăng 158,61% so với 2011.
Như vậy, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Vietcombank Chương Dương luôn tìm ra được các chính sách tốt để thu hút được nguồn vốn trong địa bàn và không ngừng tăng trưởng quy mô.
Trong năm 2013, Chi nhánh định hướng tiếp tục phát triển nguồn huy động từ dân cư nhằm xây dựng cơ sở nguồn vốn ổn định, bền vững, đảm bảo việc thự hiện kế hoạch cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh luôn tuân thủ mọi quy định về lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước cũng như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.