Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển việt nam - CN sở Giao Dịch 1 (Trang 48)

b Nguồn ngoai tê quy đổi 696.156 30,77 735,634 27,6 56.478 8,

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện nhanh, có hiệu quả chương trình cải tổ, cơ cấu lại ngành ngân hàng Việt Nam tạo uy tín cho các ngân hàng thương mại.Thu hút các dự án chương trình quốc tế, hỗ trợ ngành ngân hàng Việt Nam về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn trình độ quốc tê; đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định dự án, đánh giá dự án, phân tích rủi ro cho cán bộ ngân hàng; trang bị công nghệ ngân hàng hiện đại.

Sửa đổi cơ chế chính sách về cho vay, bảo lãnh theo hướng nâng cao trình độ tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM, tăng thu nhập cho cán bộ ngân hàng.

Hỗ trợ việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lý cho các NHTM quốc doanh. Có thể nói toàn bộ hệ thống thông tin quản lý hiện tại của các NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về cung cấp thông tin kế toán, tài chính của Ban quản lý điều hành của NHTM và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi chi phí rất lớn và vượt quá khả năng tài chính của các NHTM quốc doanh. Bởi vậy Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các NHTM quốc doanh để đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ khai thác và xử lý theo yêu cầu quản lý.

Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin cho các NHTM, mà trước hết là đưa ra một số thông số tài chính của các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình thực tế của ngành ngân hàng nói chung. Điều này không chỉ giúp các NHTM tự nhìn nhận, đánh giá bản thân mình so với hệ thống ngân hàng cũng như so với các đối thủ cạnh tranh, mà còn giúp cho Ngân hàng Nhà nước kiểm soát từng hoạt

động của các ngân hàng, nhằm phục vụ tốt cho công tác dự báo, xu hướng phát triển của các NHTM, điều chỉnh kịp thời các quy định và biện pháp giám sát, đặc biệt là công tác hoạch định chiến lược phát triển toàn ngành trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Thực hiện đúng lộ trình mở của hoạt động ngân hàng với nước ngoài, bãi bỏ các quy định hạn chế hoạt động của ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, theo cam kết tại hiệp định thương mại Việt Mỹ, AFTA, cho phép thêm một số ngân hàng của Nhật, Mỹ, EU mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.

Sớm ban hành nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh thương phiếu thúc đẩy hoạt động tín dụng thương mại phát triển.

Thứ nhất :NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về CVTD

Hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động CVTD sẽ tạo nền tảng cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động này phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ CVTD , các phương thức , quy định, nguyên tắc trong cho vay đồng thời cũng ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với CVTD .

Thứ hai: Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng

NHNN phải cùng với các NHTM phối hợp xây dựng và tham gia hệ thống thông tin liên lạc liên ngân hàng, phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng. Nó sẽ giúp cho các NHTM trong việc truy cập thông tin kinh tế -xã hội liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, các thông tin về khách hàng, đánh giá rủi ro và quyết định cho vay một cách nhanh chóng.

Việc này sẽ giúp cho các NHTM tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, trong đó có họat động CVTD. Từ đó, giúp các NHTM có điều kiện đẩy mạnh hoạt động này.

Thứ tư: Thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ.

Khi trung tâm thanh toán liên hàng về thẻ được thành lập thì nó sẽ hướng người tiêu dùng vào việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Một mặt, sẽ giúp cho NHTM thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ, mặt khác tăng khả năng tạo tiền của các NHTM, đồng thời tạo điều kiện phát triển CVTD qua thẻ. Tạo ra mối quan hệ liên kết giữa các ngân hàng, là cơ sở để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động về thẻ của các ngân hàng.

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng ĐT &PT Việt Nam

Ngân hàng DDT &PTVN là cơ quan quản lí trực tiếp mọi hoạt động của SGD.Vì vậy, cần có những sự quan tâm, hướng dẫn cụ thể mọi hoạt động của SGD:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng, tạo hành lang pháp lí thuận lợi đối với kinh tế ngoài quốc doanh thông qua việc chỉ đạo hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của ngành và của Chính phủ.

- Cần xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn. - Quan tâm giải quyết các khoản nợ làm trong sạch hệ thống.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển việt nam - CN sở Giao Dịch 1 (Trang 48)