Theo Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp baogồm: + Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thành lập hoặc góp vốn: Nhà đầu tư bỏ vốn thành lậpmới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều l
Trang 1MỤC LỤC
UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGLUẬT ĐẦU TƯ
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ)
Mã số môn học: KT2246
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 20 tiết Bài tập, thảo luận: 10 tiết
Phú Thọ, năm 2014
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 1
1.1 Khái quát chung về đầu tư 1
1.1.1 Khái niệm đầu tư 1
1.1.2 Phân loại đầu tư 1
1.1.3 Hình thức đầu tư 1
1.2.1 Khái niệm Luật đầu tư 2
1.2.2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư 2
1.2.3 Chủ thể của Luật đầu tư 3
1.3 Lịch sử xây dựng Luật đầu tư ở Việt Nam 3
1.3.1 Pháp luật đầu tư trước năm 2005 3
1.3.2 Pháp luật đầu tư sau năm 2005 4
Chương 2 CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ 5
2.1 Nguyên tắc chung chính sách Nhà nước về đầu tư 5
2.1.1 Các nguyên tắc trong chính sách Nhà nước về đầu tư 5
2.1.2 Các chính sách của Nhà nước về đầu tư 5
2.2 Các biện pháp bảo đảm đầu tư 5
2.2.1 Khái niệm 5
2.2.2 Vai trò của các biện pháp bảo đảm đầu tư 6
2.2.3 Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư 6
2.3 Các biện pháp khuyến khích đầu tư 7
2.3.1 Khái niệm 7
2.3.2 Vai trò của các biện pháp khuyến khích đầu tư 7
2.3.3 Nội dung của các biện pháp khuyến khích đầu tư 7
2.4 Lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư 9
2.4.1 Lĩnh vực đầu tư có điều kiện 9
2.4.2 Lĩnh vực cấm đầu tư 9
Chương 3 QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 11
3.1 Khái niệm và phân loại dự án đầu tư 11
3.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 11
3.2.2 Phân loại dự án đầu tư 11
3.2 Nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư 12
3.2.1 Chuẩn bị đầu tư 12
3.2.2 Thủ tục đầu tư 14
3.2.3 Triển khai thực hiện dự án đầu tư 16
Chương 4 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP THEO HỢP ĐỒNG 17
4.1 Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 17
Trang 34.1.1 Khái niệm, đặc điểm 17
4.1.2 Quan hệ pháp luật đầu tư theo hợp đồng BCC 17
4.1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 18
4.2 Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT); Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO); Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) 19
4.2.1 Khái niệm, đặc điểm 19
4.2.2 Quan hệ pháp luật đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT 19
4.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT 20
Chương 5 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 23
5.1 Khái quát về đầu tư ra nước ngoài 23
5.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư ra nước ngoài 23
5.1.2 Khái quát về tình hình đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam 23
5.1.3 Vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài 23
5.2 Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài 24
5.2.1 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài 24
5.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài 24
Chương 6 ĐẦU TƯ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 29
6.1 Khái quát chung về đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 29
6.1.1 Khái niệm, đặc điểm về đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 29
6.1.2 Các loại vốn được Nhà nước sử dụng để đầu tư, kinh doanh 29
6.1.3 Vai trò của đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 29
6.1.4 Yêu cầu đối với việc quản lý đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 29
6.2 Nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 30
6.2.1 Chủ thể đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 30
6.2.2 Đối tượng được đầu tư vốn nhà nước 30
6.2.3 Phương thức đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 30
6.2.4 Thu hồi vốn đầu tư 30
6.3 Trình tự đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 31
6.3.1 Xây dựng kế hoạch đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 31
6.3.2 Phê duyệt kế hoạch đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 31
6.3.3 Thực hiện kế hoạch đầu tư 31
6.3.4 Thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư 31
Chương 7 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT 33
7.1 Khái quát chung về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế 33
7.1.1 Sự cần thiết phải hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế ở Việt Nam 33
7.1.2 Khái niệm và đặc trưng của các khu kinh tế đặc biệt 33
7.2 Trình tự, thủ tục thành lập các khu kinh tế đặc biệt 35
Trang 47.2.1 Thành lập khu công nghiệp 35
7.2.2 Thành lập khu kinh tế 35
7.3 Những quy định cơ bản về hoạt động đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt 36
7.3.1 Quy định về nhà đầu tư 36
7.3.2 Quy định về các doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế đặc biệt 36
7.3.3 Quy định về lĩnh vực đầu tư 37
7.3.4 Quy định về thủ tục đầu tư 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 7Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ LUẬT ĐẦU TƯ
Số tiết: 2 (Lý thuyết: 2 tiết)
1.1 Khái quát chung về đầu tư
1.1.1 Khái niệm đầu tư
- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hìnhthành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư (K1, Điều 3 Luật đầu tư 2005)
- Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâuchuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư
- Phân biệt khái niệm đầu tư và khái niệm kinh doanh
1.1.2 Phân loại đầu tư
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích đầu tư
- Đầu tư phi lợi nhuận
- Đầu tư kinh doanh
1.1.2.2 Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư
- Đầu tư trong nước
- Đầu tư nước ngoài
1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất của nhà đầu tư với vốn đầu tư
- Đầu tư trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp
1.1.3 Hình thức đầu tư
1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư nắm quyền quản trị kinh doanh:người đầu tư vốn đồng thời là người sử dụng vốn Theo Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp baogồm:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn): Nhà đầu tư bỏ vốn thành lậpmới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ để nắm quyền quản trị của đơn vị kinhdoanh đang hoạt động
Trang 8+ Đầu tư theo hợp đồng: Việc đầu tư vốn để kinh doanh của nhà đầu tư được tiến hànhtrên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa các nhà đầu tư hoặc giữa nhà đầu tư với Nhà nước (các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền)
+ Đầu tư phát triển kinh doanh: Hình thức đầu tư này nhà đầu tư bỏ vốn để mở rộng quy
mô hoặc nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh
+ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp: Sápnhập được thực hiện bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp bị sáp nhập sang doanh nghiệp nhận sáp nhập và chấm dứt tồn tại của doanhnghiệp bị sáp nhập Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là việc nhà đầu tư nhậnchuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có thanh toán
1.1.3.2 Các hình thức đầu tư gián tiếp
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung giankhác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Các hình thức phổ biến: đầu tư thông qua mua chứng khoán; đầu tư thông qua quỹ đầu
tư chứng khoán; đầu tư thông qua ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm
1.2 Khái quát về Luật đầu tư
1.2.1 Khái niệm Luật đầu tư
- Theo nghĩa rộng, Luật đầu tư bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động đầu tư
- Theo nghĩa hẹp, Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện
và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.
1.2.2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư
1.2.2.1 Đối tượng điều chỉnh
- Đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổchức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh
- Đối tượng điều chỉnh bao gồm các nhóm quan hệ xã hội chủ yếu sau:
+ Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các nhà đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiệnhoạt động đầu tư Ví dụ: Quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện hợp đồng BOT,quan hệ giữa các thành viên công ty TNHH 2 thành viên trong việc góp vốn thành lập doanhnghiệp…
+ Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩmquyền Ví dụ: quan hệ giữa các nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp Giấychứng nhận đầu tư, quan hệ giữa cơ quan thuế trong việc kiểm tra hoạt động thuế của các nhàđầu tư…
1.2.2.2 Phương pháp điều chỉnh
- Do đối tượng điều chỉnh thuộc cả hai nhóm quan hệ nên phương pháp được sử dụng đểđiều chỉnh là sự kết hợp của cả phương pháp hành chính và phương pháp dân sự
Trang 91.2.3 Chủ thể của Luật đầu tư
1.2.3.1 Nhà đầu tư
* Khái niệm: Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân được thực hiện hoạt động đầu tư
theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Bao gồm:
+ Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2005
+ Hợp tác xã, Liên hiệp HTX
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư 2005
+ Hộ kinh doanh, cá nhân
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người VN định cư ở nước ngoài; người nước ngoàithường trú tại VN
+ Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật VN
1.2.3.2 Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Theo Luật đầu tư 2005, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư được phân cấp như sau:+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước;
+ Bộ Kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về hoạt động đầu tư
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư với lĩnh vực được phân công
+ UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theophân cấp của Chính phủ
1.3 Lịch sử xây dựng Luật đầu tư ở Việt Nam
1.3.1 Pháp luật đầu tư trước năm 2005
- Sau khi giành được chính quyền năm 1945, điều kiện kinh tế, chính trị còn nhiều khókhăn, các quy định liên quan đến đầu tư chủ yếu là việc thành lập các đơn vị kinh tế quốc doanh
Do vậy, pháp luật đầu tư thể hiện sự ổn định không cao, chưa có văn bản pháp luật của Nhà nước
về hoạt động đầu tư
- Từ 1975 đến trước năm 1986, hoạt động đầu tư cũng chỉ tồn tại trong phạm vi quốcdoanh, Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của kinh tế nhà nước
- Từ sau Đại hội Đảng VI (1986), hoạt động đầu tư phát triển hơn với đa dạng các thànhphần đầu tư Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý an toàn, thôngthoáng cho các nhà đầu tư
- Hiến pháp 1992 đã tạo cơ sở để Nhà nước ban hành một loạt các văn bản pháp luật vềđầu tư: Luật Công ty, Luật DNTN 1990 (được thay thế bằng Luật DN 1999 và Luật DN 2005),Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1993 (sau đó là Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003), Luật khuyếnkhích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 1998), Luật đầu tư nước ngoài 1987 (sau đóthay thế bằng Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000)…
Trang 101.3.2 Pháp luật đầu tư sau năm 2005
- Việt Nam ngày một phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, chính vì vậy để cải thiệnmôi trường đầu tư Quốc hội thông qua Luật đầu tư ngày 29/11/2005, cùng với đó là các văn bảnhướng dẫn của Luật đầu tư 2005
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đầu tư, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà
Nội, 2011
2, Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Pháp luật kinh tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008.
3 Luật Đầu tư 2005
D) CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN
1 Thế nào là đầu tư? Có những loại đầu tư nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?
2 Anh/chị hãy làm rõ hình thức đầu tư trực tiếp? Liên hệ tình hình đầu tư trực tiếp vào Việt Namhiện nay?
3 Trình bày khái niệm Luật đầu tư? Phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luậtđầu tư?
4 Phân tích về vấn đề chủ thể trong Luật đầu tư? Cho ví dụ minh họa?
Trang 11Chương 2 CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
Số tiết: 3 (Lý thuyết: 2 tiết, Thảo luận: 1 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
+ Sinh viên tìm hiểu về các chính sách của nhà nước về đầu tư, các biện pháp bảo đảm vàkhuyến khích đầu tư đồng thời nắm được những lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định củapháp luật Việt Nam
- Về kỹ năng:
+ Sinh viên có kỹ năng tư vấn một số vấn đề cụ thể có liên quan đến chính sách cho cácnhà đầu tư
+ Sinh viên có kỹ năng xử lý và phân tích tài liệu
- Về thái độ học tập: Sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái xây dựng bài
B) NỘI DUNG
2.1 Nguyên tắc chung chính sách Nhà nước về đầu tư
2.1.1 Các nguyên tắc trong chính sách Nhà nước về đầu tư
- Thừa nhận hoạt động đầu tư
- Đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế
- Nhà nước có các biện pháp khuyến khích và ưu đãi đầu tư
- Cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà VN là thành viên
2.1.2 Các chính sách của Nhà nước về đầu tư
- Nhà đầu tư được tự chủ hoạt động đầu tư trong khuôn khổ pháp luật
- Đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế
- Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi íchhợp pháp khác của nhà đầu tư
- Cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên
- Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãiđầu tư
2.2 Các biện pháp bảo đảm đầu tư
2.2.1 Khái niệm
- Các biện pháp bảo đảm đầu tư là các cam kết của Nhà nước về việc bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành dự án đầu tư tại VN
- Các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhàđầu tư; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấpphát sinh từ hoạt động đầu tư; bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của
Trang 12nhà đầu tư ra nước ngoài; bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi bất thườngcủa chính sách, pháp luật và một số biện pháp bảo đảm đầu tư khác.
2.2.2 Vai trò của các biện pháp bảo đảm đầu tư
2.2.2.1 Góp phần tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
- Môi trường đầu tư tốt bao gồm cả việc nhà nước có các biện pháp bảo đảm đầu tư sẽ tăngkhả năng thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
2.2.2.2 Công cụ thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các nhà đầu tư
- Cùng với các biện pháp khuyến khích đầu tư, các biện pháp bảo đảm đầu tư là một trongnhững công cụ thể hiện rõ thái độ của Nhà nước về mục đích thu hút vốn đầu tư và điều này gópphần tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào chính quyền ngay từ khi chuẩn bị tiến hành đầu tư
2.2.2.3 Thể hiện tính nhất quán của các hệ thống pháp luật
- Pháp luật đầu tư ghi nhận các biện pháp bảo đảm đầu tư và để thực thi một cách có hiệuquả nhất thì các quy phạm pháp luật của các ngành luật khác cũng phải nhất quán với các biệnpháp trong luật đầu tư
2.2.3 Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư
2.2.3.1 Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp
- Quy định của Luật đầu tư tại Điều 6
- Biện pháp này áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật
VN và bắt đầu có hiệu lực ngay từ khi triển khai dự án đầu tư mà không phải thông qua thêm cứthủ tục hành chính nào
2.2.3.2 Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư
- Nội dung của biện pháp này rất rộng
- VN đảm bảo đối xử bình đẳng theo các nguyên tắc của các điều ước quốc tế mà VN làthành viên như Hiệp định khung khu vực đầu tư ASEAN
2.2.3.3 Bảo đảm có chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư
- Nếu có tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư, nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiềubiện pháp để giải quyết bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án (K1, Điều 12)
2.2.3.4 Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài
- Nhà nước VN không những cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với phần lợinhuận của các nhà đầu tư tạo ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư mà còn cam kết bảo đảmquyền được chuyển phần lợi nhuận đó ra nước ngoài (Điều 9 Luật đầu tư 2005)
2.2.3.5 Bảo đảm về quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách, pháp luật
- Theo tinh thần của Điều 11 Luật đầu tư 2005, trong mọi trường hợp, nếu có sự thay đổi
về chính sách hay pháp luật của Nhà nước VN liên quan trực tiếp tới quyền lợi của nhà đầu tư thìnguyên tắc duy nhất được thực hiện là cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư
2.2.3.6 Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác
- Nhà nước VN còn có các biện pháp bảo đảm đầu tư mang tính chất hỗ trợ đầu tư baogồm: việc cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; cam kết mở cửa thị trường đầu tư liên quan đếnthương mại
Trang 132.3 Các biện pháp khuyến khích đầu tư
2.3.1 Khái niệm
- Các biện pháp khuyến khích đầu tư được hiểu là những quy định do nhà nước ban hànhnhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư khi tiến hànhhoạt động đầu tư
- Các biện pháp khuyến khích đầu tư bao gồm: biện pháp ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
2.3.2 Vai trò của các biện pháp khuyến khích đầu tư
2.3.2.1 Thu hút vốn đầu tư
- Những nhà đầu tư thuộc đối tượng được khuyến khích sẽ được hưởng những ưu đãinhất định trong lĩnh vực tài chính như thuế, thủ tục hành chính, Nhờ đó, các nhà đầu tư sẽ đưavốn vào đầu tư nhất là trong các lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư
2.3.2.2 Nhà nước chủ động cơ cấu lại nền kinh tế thông qua việc ban hành và áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư
- Những lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích sẽ có số lượng vốn đầu tư nhiều hơn lĩnhvực, địa bàn không được khuyến khích đầu tư Do vậy, Nhà nước chủ động xem ngành nào cầnphát triển, địa bàn nào cần tập trung vốn đầu tư thì Nhà nước đặt ra các biện pháp khuyến khíchđầu tư
2.3.2.3 Tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế
- Khuyến khích đầu tư tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia và tạo cơ hội để gia nhậpcác tổ chức thương mại quốc tế, tiến gần đến đích của quá trình hội nhập kinh tế Hệ thống phápluật đầu tư của VN đã ghi nhận các biện pháp khuyến khích đầu tư trên cơ sở phù hợp với cáccam kết quốc tế mà VN là thành viên
2.3.3 Nội dung của các biện pháp khuyến khích đầu tư
2.3.3.1 Các biện pháp ưu đãi đầu tư
a Ưu đãi về tài chính
- Một số địa bàn, lĩnh vực đầu tư được coi là địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư (Điều
27, 28 Luật đầu tư 2005), nếu chủ đầu tư tiến hành đầu tư vào đó thì sẽ được hưởng những ưuđãi về thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 17 Luật đầu tư 2005)
- Những dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuấtmới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sảnxuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối
đa là 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là 7 năm tiếp theo
- Nhà đầu tư còn được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bao gồm các thiết bị, máymóc, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại VN (Điều 33,khoản 3 Luật đầu tư 2005)
- Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quảđược áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định, mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấuhao theo chế độ khấu hao tài sản cố định (Điều 35 Luật đầu tư 2005)
b Ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển
Trang 14- Nhà đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư tại địabàn được khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng một số điểm ưu đãi liên quan đến việc sử dụng đấttheo các văn bản pháp luật có liên quan.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên hợp doanh trong hợp đồng hợp táckinh doanh có quyền sử dụng đất thông qua quan hệ thuê đất của Nhà nước VN hoặc thông quaviệc bên VN góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồnghợp tác kinh doanh
- Nhà nước ban hành khung giá đất tạo sự ổn định và rõ ràng đối với các nhà đầu tư
- Đối với việc sử dụng mặt nước, mặt biển, Chính phủ VN cũng ban hành những khunggiá tương đối ổn định và có những ưu đãi cụ thể, đặc biệt là với những dự án thuộc đối tượng đặcbiệt khuyến khích đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư
2.3.3.2 Các biện pháp hỗ trợ đầu tư
- Ngoài các biện pháp ưu đãi đầu tư, Nhà nước ta còn có các biện pháp hỗ trợ các nhà đầu
tư khi tiến hành hoạt động đầu tư tại VN, nhất là trong lĩnh vực thủ tục hành chính
- Chính phủ đã và đang cải thay đổi những quy định liên quan đến đầu tư, kinh doanh màtheo đó sẽ tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, đặc biệt là giảm các rào cản hành chính tạođiều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nước ngoài vào VN
- Nhà nước tạo ra đầu mối duy nhất để các nhà đầu tư nước ngoài có thể liên hệ để xincấp phép đầu tư Ở một số tỉnh Sở kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ tham vấn cho UBND tất cả cácvấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài và thay mặt UBND nhận cũng như trả lời về việc cấpgiấy phép đầu tư
- Từng bước rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư trực tiếp từ nướcngoài Ví dụ: Quảng Nam cấp phép đầu tư trong vòng 24h, Hải Phòng cấp phép đầu tư trongvòng 3h,
- Các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ, việc cấpphép đầu tư có thể được thực hiện thông qua internet Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹthuật nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã giúp các nhà đầu tư tiếtkiệm được thời gian, chi phí không cần thiết cho các thủ tục hành chính
- Chính phủ thành lập Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư nước ngoài muốn tìm hiểu về thị trường VN, tìm kiếm các thông tin về tập quán kinh doanhhoặc hướng phát triển kinh tế của VN
- Nhà nước cũng loại bỏ một loạt các “giấy phép con” không cần thiết đối với một số lĩnhvực cụ thể
- Đồng thời, Nhà nước cũng chú trọng tạo ra những ưu đãi theo hướng ban hành quy địnhmới hoặc sửa đổi các quy định cũ theo hướng thông thoáng hơn như lĩnh vực quản lý ngoại hối,quản lý giá,
- Nhà nước cam kết hỗ trợ chuyển giao công nghệ đối với các dự án tiến hành chuyểngiao các công nghệ tiên tiến, các công nghệ nguồn, các công nghệ tạo ra sản phẩm mới, nâng cao
Trang 15năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quảnguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên vào VN (Điều 40 Luật đầu tư 2005).
- Nhà nước hỗ trợ các nhà đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực bằng cách tínhchi phí đào tạo của doanh nghiệp vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệphoặc cung cấp nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước (Điều 41 Luật đầu tư 2005)
2.4 Lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư
2.4.1 Lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Lĩnh vực đầu tư có điều kiện phụ thuộc nhiều vào chính sách của nhà nước trong mỗithời kỳ, khi nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải đảm bảo một số yêu cầunhất định
- Trong giai đoạn hiện nay, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và để phù hợp với thông lệ quốc
tế, Nhà nước VN đưa ra một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện: Lĩnh vực tác động đến quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Lĩnh vực tài chính, ngân hàng; Lĩnh vực tác động đếnsức khỏe cộng đồng; Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản; Dịch vụ giải trí; Kinh doanh bất độngsản; Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái; Pháttriển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực có điều kiện các lĩnh vực đầu tư
có điều kiện ngoài các lĩnh vực trên còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện camkết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với cáccam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chínhphủ quy định Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập
tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực đối với đầu tư nướcngoài
2.4.2 Lĩnh vực cấm đầu tư
- Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng
- Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tụcViệt Nam
- Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môitrường
- Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóachất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế
Trang 16C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đầu tư, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà
Nội, 2011
2, Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Pháp luật kinh tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008.
3 Luật Đầu tư 2005
4 Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/09/2006 hướng dẫn chi tiết một số điềucủa Luật đầu tư 2005
D) CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN
1 Phân tích các nguyên tắc chung trong chính sách của Nhà nước về đầu tư?
2 Anh/chị hãy cho biết các chính sách của Nhà nước về đầu tư theo quy định của pháp luật hiệnhành?
3 Phân tích vai trò của các biện pháp đảm bảo đầu tư?
4 Phân tích vai trò của các biện pháp ưu đãi đầu tư?
5 Đánh giá thực tiễn thực hiện các biện pháp đảm bảo đầu tư và ưu đãi đầu tư hiện nay ở ViệtNam?
6 Trình bày về các lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư?
Trang 17Chương 3 QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Số tiết: 4 tiết (Lý thuyết: 3 tiết; Thảo luận: 1 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
+ Sinh viên nắm được các quy định của pháp luật đầu tư hiện hành về việc triển khai dự
án đầu tư khi tham gia vào hoạt động đầu tư tại VN
- Về kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình vấn đề; thành thạotrong việc phân tích và xử lý tình huống cụ thể
- Về thái độ học tập: Sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái xây dựng bài
B) NỘI DUNG
3.1 Khái niệm và phân loại dự án đầu tư
3.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
- Theo Luật đầu tư 2005: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn đểtiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định
* Đặc điểm:
- Nội dung của dự án đầu tư chỉ mang tính đề xuất
- Dự án đầu tư luôn xác định về mặt không gian và thời gian
- Dự án đầu tư luôn gắn với các quan hệ đầu tư cụ thể
3.2.2 Phân loại dự án đầu tư
3.2.2.1 Theo tiêu chí nguồn vốn đầu tư
- Dự án đầu tư bằng vốn nhà nước
- Dự án đầu tư bằng vốn của các tổ chức, cá nhân khác
- Dự án đầu tư bằng vốn hỗn hợp
3.2.2.2 Theo tiêu chí nội dung hoạt động đầu tư
- Dự án đầu tư thành lập mới tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế
- Dự án đầu tư phát triển kinh doanh
- Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT
- Dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
- Dự án mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Dự án đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
- Dự án mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
- Dự án đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và các chế định tài chính trung gian khác
3.2.2.3 Theo tiêu chí lãnh thổ đầu tư
- Dự án đầu tư nước ngoài
- Dự án đầu tư trong nước
Trang 18- Dự án đầu tư ra nước ngoài
3.2.2.4 Theo tiêu chí thủ tục đầu tư
- Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
- Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
- Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư
3.2 Nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư
3.2.1 Chuẩn bị đầu tư
- Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn khởi đầu của một dự án đầu tư, nó ảnh hưởng đến chấtlượng, hiệu quả và giá thành của dự án đầu tư
3.2.1.1 Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư
- Nhà đầu tư cần có kế hoạch cụ thể và sự đầu tư thỏa đáng cho việc điều tra, khảo sát thịtrường thì mới có thể thu được những thông tin đáng tin cậy làm cơ sở cho việc phân tích thịtrường
- Phương pháp điều tra và phân tích thị trường phải thật sự khoa học
- Nhà đầu tư quan tâm đến nhiều khía cạnh bao gồm:
+ Môi trường chính trị: Sự ổn định chính trị, uy tín, năng lực điều hành của Chính phủ;
sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại;
+ Môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng; các nguồntài nguyên, khoáng sản và khả năng khai thác; mức độ ô nhiễm môi trường;
+ Môi trường quốc tế: Nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực; quan hệ ngoại giao vớicác nước; sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với chính sách ngoại giao và phát triển kinh tế;
+ Môi trường kinh tế: Dung lượng và sức mua của thị trường; năng lực cạnh tranh củatoàn nền kinh tế và của ngành, lĩnh vực đầu tư; năng lực điều tiết thị trường, chính sách bảo hộcủa chính phủ đối với các ngành sản xuất trong nước; mức độ mở cửa thị trường ra bên ngoài; sựhợp tác kinh tế thông qua các diễn đàn song phương và đa phương;
+ Môi trường hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống đường sá, cầu cống, sân bay; hệ thống thông tinliên lạc, viễn thông; các dịch vụ cần thiết cho sản xuất như điện, nước; khả năng thuê đất và sởhữu nhà của người nước ngoài
+ Môi trường tài chính: Chính sách thuế; chính sách tiền tệ và tín dụng của ngân hàngtrung ương; tỉ giá hối đoái và khả năng điều tiết của nhà nước; tính thanh khoản của các loại vốn;
+ Môi trường văn hóa xã hội: Truyền thống lịch sử và văn hóa; trình độ dân trí; phong tụctập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân; tình hình an ninh trật tự, tình trạng tội phạm và các
Trang 19- Sau khi tìm hiểu kỹ các khía cạnh trên, nhà đầu tư sẽ phân tích, đánh giá môi trườngđầu tư Môi trường đầu tư tốt là môi trường hội tụ đủ các thuận lợi về chính trị, kinh tế, xã hội vàpháp lý, hứa hẹn mức sinh lời cao và mức độ rủi ro thấp nhất.
3.2.1.2 Xác định sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
- Nhà đầu tư xác định cơ hội đầu tư đã thuận lợi hay chưa có nghĩa là khi đó dự án đầu tư
có chi phí thấp nhất và khả năng sinh lời cao với mức độ an toàn vốn cao
- Đồng thời nhà đầu tư cũng cần xác định quy mô của dự án đầu tư Quy mô dự án đầu tưđược xác định dựa trên các yếu tố sau:
+ Dung lượng của thị trường
+ Chu kỳ sống của sản phẩm
+ Kinh nghiệm của nhà đầu tư đối với các dự án tương tự
+ Năng lực về vốn và khả năng quản lý của nhà đầu tư
+ Triển vọng mở rộng sản xuất kinh doanh của dự án
+ Khả năng huy động vốn
+ Tiến độ thu hồi vốn và nguy cơ rủi ro trong hoạt động đầu tư
3.2.1.3 Lựa chọn hình thức đầu tư
- Theo Luật đầu tư 2005, nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư sau:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốncủa nhà đầu tư nước ngoài
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tưnước ngoài
+ Đầu tư phát triển kinh doanh
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT+ Mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
+ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
- Khi lựa chọn hình thức đầu tư nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố như: mức độ phứctạp của dự án đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh định tiến hành; tư cách pháp lý, năng lực tàichính của nhà đầu tư,…
3.2.1.4 Tiến hành khảo sát và lựa chọn địa điểm đầu tư
- Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, nhà đầu tư cần quan tâm đến một số vấn đề:
+ Sự thuận lợi về tự nhiên
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng
+ Chi phí địa điểm
+ Khả năng giải phóng mặt bằng
+ Khả năng cung ứng lao động
+ Mức độ ô nhiễm môi trường
+ Các quy định về thủ tục hành chính, bảo vệ môi trường và ưu đãi đầu tư của chínhquyền địa phương
Trang 20+ Mức độ phù hợp với quy hoạch không gian kiến trúc, quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội, quy hoạch của địa phương
- Đặc biệt, nhà đầu tư cần quan tâm đến nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thị trườngtiêu thụ sản phẩm
3.2.1.5 Lập dự án đầu tư
- Sau khi tiến hành hoàn tất các công việc trên, nhà đầu tư lập hoặc thuê các tổ chức tưvấn lập các văn kiện của dự án đầu tư
* Báo cáo tiền khả thi
- Báo cáo tiền khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích đánh giá sơ bộ về các nộidung của dự án, làm cơ sở để chủ đầu tư nghiên cứu và lựa chọn phương án đầu tư phù hợp,tránh rủi ro, thiệt hại cho việc nghiên cứu khả thi và làm căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi của
dự án
- Báo cáo tiền khả thi sẽ cung cấp thông tin tổng quan về dự án giúp chủ đầu tư dự đoánđược sự thành công hay thất bại của dự án, làm căn cứ để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhấttrong các phương án đưa ra
* Báo cáo khả thi
- Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức vềcác nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn, làm cơ sở cho người cóthẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư dự án
- Nội dung của báo cáo khả thi phải đảm bảo các yêu cầu: Tính hợp lý, tính hợp pháp,tính khả thi, tính hiệu quả, tính tối ưu của phương án được chọn
3.2.2 Thủ tục đầu tư
- Theo Luật đầu tư 2005, các thủ tục pháp lý cần thiết được quy định theo 3 nhóm dự ánđầu tư là dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, đầu tư là dự án đầu tư phải làm thủtục đăng ký đầu tư và dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư
3.2.2.1 Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
- Các dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộcdanh mục đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
3.2.2.2 Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
- Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng VN đến dưới 300
tỷ đồng VN và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tụcđăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp tỉnh nơi thực hiện dự án đầutư
Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
+ Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
+ Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường;
+ Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có)
Trang 21Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư và yêu cầu xác nhận ưuđãi đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp căn cứ trên nội dung đăng ký trong thời hạn
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký đầu tư
- Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng VN và khôngthuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫuđăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đầu tư trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu)
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinhdoanh
Đối với dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ nói trên, nhà đầu
tư còn phải nộp kèm: Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp địnhthành lập theo quy định của pháp luật có liên quan; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu
tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
3.2.2.3 Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư
* Những dự án đầu tư phải thẩm tra đầu tư
- Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng VN trở lên và không thuộc danh mục lĩnhvực đầu tư có điều kiện;
- Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
* Hồ sơ thẩm tra
- Đối với Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng VN trở lên và không thuộc danhmục lĩnh vực đầu tư có điều kiện hồ sơ thẩm tra bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật về mục tiêu, địa điểm đầu tư; nhu cầu sử dụng đất; quy môđầu tư, vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; giải pháp công nghệ; giải pháp về môi trường
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinhdoanh
Đối với dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ nói trên, nhà đầu
tư còn phải nộp kèm: Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp địnhthành lập theo quy định của pháp luật có liên quan; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu
tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
- Đối với Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
+ Nếu dự án có quy mô đầu tư dưới 300 tỷ đồng VN thì hồ sơ gồm có: Giải trình điềukiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng; Các giấy tờ khác như hồ sơ đăng ký đầu tư
Trang 22+ Nếu dự án có quy mô đầu tư trên 300 tỷ đồng VN trở lên, hồ sơ gồm: Giải trình điềukiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng; Các giấy tờ khác như hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư có quy môvốn từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
* Cơ quan thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư với:
+ Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao đối với những địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế thực hiệnviệc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao và khu kinh tế
3.2.3 Triển khai thực hiện dự án đầu tư
- Trong giai đoạn này việc triển khai dự án đầu tư của nhà đầu tư phải theo đúng mụctiêu, tiến độ đã cam kết và các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời phải tuân thủ cácquy định của pháp luật
- Thủ tục triển khai có thể bao gồm:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất thực hiện dự án đối với các dự án có sử dụng đất;
+ Xin giấy phép xây dựng (đối với dự án có công trình xây dựng phải xin phép);
+ Xin giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản (nếu có);
+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
+ Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng;
+ Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng, dự toán và tổng dự toán công trình…
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đầu tư, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà
Nội, 2011
2, Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Pháp luật kinh tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008.
3 Luật Đầu tư 2005
4 Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/09/2006 hướng dẫn chi tiết một số điềucủa Luật đầu tư 2005
D) CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN
1 Thế nào là dự án đầu tư? Có những loại dự án đầu tư nào?
2 Muốn chuẩn bị đầu tư nhà đầu tư phải làm gì?
3 Anh/chị hãy cho biết quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư?
4 Để triển khai dự án đầu tư nhà đầu tư cần tiến hành những hoạt động nào?