4.2.3.1. Lập quy hoạch và công bố danh mục dự án BOT, BTO, BT
- Việc xây dựng danh mục dự án phải được tiến hành từ các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với lĩnh vực dự án mà Chính phủ khuyến khích thực hiện.
- Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ công bố công khai danh mục dự án đầu tư.
4.2.3.2. Thể thức lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng BOT, BTO, BT
- Khi danh mục dự án đầu tư được lập và công bố các nhà đầu tư đều có cơ hội được lựa chọn thông qua cơ chế đấu thầu. Trừ một số trường hợp sau đây, Nhà nước có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu:
+ Trường hợp nhà đầu tư tự đề xuất dự án ngoài danh mục;
+ Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành sơ tuyển nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án nhưng chỉ có một số nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu sơ tuyển;
+ Dự án cần được thực hiện để đáp ứng nhu cầu cấp bách về sử dụng công trình kết cấu hạ tầng hoặc để đảm bảo tính liên tục trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà không thể tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án;
+ Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4.2.3.3 Đàm phán, ký kết và nội dung của Hợp đồng BOT, BTO, BT
* Đàm phán, ký kết hợp đồng
- Đây là khâu quan trọng nhằm xác định cho mỗi bên quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đầu tư. Việc đàm phán hợp đồng dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì. Cơ sở thực hiện đàm phán chính là hồ sơ dự thầu và báo cáo nghiên cứu khả thi.
* Nội dung của hợp đồng
- Hợp đồng dự án là văn bản ghi nhận kết quả của quá trình đàm phán, là cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng có thể thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải đảm bảo điều kiện không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp BOT, BTO, BT (gọi chung là doanh nghiệp dự án) để quản lý và điều hành dự án đầu tư.
4.2.3.4 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Hồ sơ bao gồm: + Hợp đồng dự án
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình; dự án khác
+ Hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có)
+ Các hợp đồng có liên quan đến việc thực hiện dự án đã được ký tắt hoặc có thỏa thuận sơ bộ về việc mua nguyên liệu, bán sản phẩm (nếu có)
- Giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận một số nội dung như: Tên, địa chỉ của nhà đầu tư và của doanh nghiệp dự án, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế); mục tiêu, địa điểm thực hiện dự án; tổng số vốn đầu tư của dự án; các ưu đãi đầu tư và bảo lãnh của Chính phủ (nếu có).
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư: Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án BOT, BTO, BT.
4.2.3.5 Thực hiện dự án
* Triển khai xây dựng công trình * Quản lý và kinh doanh công trình
* Chuyển giao công trình và kết thúc dự án
4.2.3.6. Ưu đãi và đảm bảo đầu tư đối với đầu tư theo hợp đồng dự án
- Khi các dự án xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng được thực hiện theo hình thức BOT, BTO, BT được hưởng các ưu đãi về thuế, ưu đãi về quyền sử dụng đất và nhiều biện pháp đảm bảo đầu tư nhằm tạo nhiều thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
- Ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp BOT và doanh nghiệp BTO như được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 4 năm kể từ năm đầu tiên có lãi và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo….
- Đảm bảo đầu tư với nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án: Bảo lãnh Chính phủ, quyền cầm cố, thế chấp tài sản, quyền mua ngoại tệ,…
- Ngoài ra Nhà nước bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ công cộng như sử dụng đất đai, đường giao thông, các công trình dịch vụ công cộng phục vụ cho việc thực hiện dự án.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đầu tư, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.
2, Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Pháp luật kinh tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008. 3. Luật Đầu tư 2005.
4. Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/09/2006 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật đầu tư 2005.
D) CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN
1. Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)? Đặc điểm của loại hợp đồng này? 2. Phân tích các thành phần của quan hệ pháp luật đầu tư theo hợp đồng BCC? 3. Nội dung cơ bản của pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BCC?
4. Trình bày khái niệm và đặc điểm của các hợp đồng BOT, BTO, BT? 5. So sánh hợp đồng BCC và các hợp đồng BOT, BTO, BT?
Chương 5
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Số tiết: 5 tiết (Lý thuyết: 3 tiết; Thảo luận: 2 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Về kiến thức: Sinh viên được cung cấp những kiến thức về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư: khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các quy định của pháp luật đầu tư về hoạt động này.
- Về kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình vấn đề; thành thạo trong việc phân tích và xử lý tình huống cụ thể.
- Về thái độ học tập: Sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái xây dựng bài.
B) NỘI DUNG