Sinden định nghĩa “Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối của các phương án có tính cạnh tranh lẫn nhau, trong đó sự mongmuốn được đo lường bằng g
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Chuyên đề 1 Giới thiệu chung về CBA và các khái niệm cơ bản liên quan 2
1.1 Giới thiệu chung 2
1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến CBA 3
1.3 Đối tượng sử dụng CBA chuẩn 6
Chuyên đề 2 Xác định chi phí, lợi ích và tỷ lệ chiết khấu xã hội 8
2.1 Xác định chi phí 8
2.2 Xác định lợi ích 8
2.3 Tỷ lệ chiết khấu xã hội 9
Chuyên đề 3 Phân tích tài chính CBA, kinh tế CBA và kinh tế mở rộng CBA 15 3.1 Phân tích tài chính CBA 15
3.2 Phân tích kinh tế CBA 15
3.3 Phân tích kinh tế mở rộng CBA 16
Chuyên đề 4 Phân tích CBA trong một số trường hợp cụ thể 19
Trang 2Chuyên đề 1 Giới thiệu chung về CBA và các khái niệm cơ bản liên quan
Số tiết: 3 (Lý thuyết)
A) MỤC TIÊU
- Về kiến thức: Sinh viên nắm chắc khái niệm về CBA.
- Về kỹ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng khái niệm CBA vào phân tích lợi ích
chi phí
- Về thái độ: Sinh viên yêu thích bài học, ham thích tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
CBA
B) NỘI DUNG
1.1 Giới thiệu chung
Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem đây có nêntiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án được
đề xuất hay không Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn
giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau
Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũngnhư đầu ra của dự án Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra Cơ bản mà nói,
nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là
đáng giá và nên được triển khai
Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án cho
đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng Trong trường hợp phải chọn một dự án trong số
nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại lợi ích ròng lớn nhất Cũng
có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong dự án đối với rủi ro vàbất chắc
Mặc dù ý tưởng thì đơn giản song trong thực tế sẽ có nhiều khó khăn để có thể tiến
hành được một CBA có chất lượng Chỉ đơn giản là việc xác định đâu là chi phí, đâu là lợi ích
cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng Cũng có thể có nhiều ý kiến khác nhau xoayquanh vấn đề này Trong khi một số đầu vào, đầu ra có thể có các mức giá phổ biến và ổn
định thì một số khác lại có mức giá biến đổi trong quá trình triển khai dự án Và có thể có một
số đầu vào, đầu ra không được đưa ra buôn bán trên thị trường Điều này khiến cho chúng tacần phải đưa ra những phương pháp định giá khác nhau
CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định Điều này
là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem liệu một dự án có khảthi về mặt kinh tế hay không Trong khi chúng ta có những kỹ năng thích hợp để quy ra tiềnvới phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể làm như vậy với một số mặt hàng nhất định
Trang 3lớn để có thể xác định chính xác lợi ích ròng của một chương trình mang lại không khí tronglành và sức khỏe tốt cho mọi người Tuy nhiên, ta có thể xác định được một khoảng chi phí
nào đó mà nếu chi phí của chương trình nằm trong khoảng đó thì chương trình là có giá trị vàngược lại
Cần phải nhận thấy một điều rằng người ta đưa các quyết định liên quan đến các dự ánkhông chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA Các tính toán chính trị và xã hội nằm ngoài CBA cóthể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích kinh tế trong việc quyết định cónên triển khai dự án hay không Điều này đúng nhất là trong trường hợp đưa ra các quyết định
công Lúc đó, các tài nguyên thường được phân bổ dựa trên các lý do khác chứ không phải là
hiệu quả kinh tế
Những vấn đề công bằng, bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế chỗ chothậm chí là những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế Nhưng ít nhất cũng có thể hy vọng rằng mộtCBA có thể tác động tới quyết định của một người còn đang do dự hay có thể đưa chúng ta
đến với lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội tương tự như nhau
1.2 Các khái ni ệm cơ bản liên quan đến CBA
Phân tích lợi ích-chi phí là việc xác định và so sánh lợi ích và chi phí của một chươngtrình, chính sách, dự án để đánh giá dự án, chương trình, chính sách làm tăng hay giảm phúclợi kinh tế của xã hội
Một số cách định nghĩa khác
Frances Perkins đưa ra định nghĩa phân tích lợi ích – chi phí từ góc độ phân tích tàichính: “Phân tích kinh tế, còn gọi là phân tích lợi ích – chi phí, là phân tích mơ rộng của phântích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế để xem xét
một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không” (Frances Perkins, 1994)
Tevfik F.Nas định nghĩa “Phân tích lợi ích – chi phí là một phướng pháp được dùng để
nhận dạng, lượng hóa bằng tiền tất cả cái ‘được’ và ‘mất’ tiềm năng từ một dự án nhất địnhnhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã hội nói chung”(Tevfix F.Nas, 1996)
Boardman định nghĩa “Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá chínhsách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối
với tất mọi thành viên trong xã hội nói chung Lợi ích xã hội ròng (NSB = B – C) là thước đogiá trị của chính sách” (Boardman, 2001)
J.A Sinden định nghĩa “Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá sự
mong muốn tương đối của các phương án có tính cạnh tranh lẫn nhau, trong đó sự mongmuốn được đo lường bằng giá trị kinh tế đối với xã hội nói chung” (Giáo trình, 2003)
2
Trang 4Harry Campbell định nghĩa “Phân tích lợi ích – chi phí là một quá trình nhận dạng, đolường và so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một dự án đầu tư hay một chương trình”
quả kinh tế; và (4) Phân tích lợi ích – chi phí xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung
Các bước tiến hành CBA
Phân tích lợi ích chi phí có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành trong đó cómột số bước nổi bật Không phải phân tích nào cũng yêu cầu phải thực hiện đầy đủ tất cả các
bước đi này Một dự án ngắn hạn sẽ không đòi hỏi phải chiết khấu lợi ích trong tương lai Một
dự án đã triển khai nhiều lần có thể sẽ không gặp phải rủi ro hay bất chắc Tuy nhiên, trongphần lớn các trường hợp, để cân nhắc có nên triển khai một dự án hay không hay nên chọntriển khai dự án nào giữa các dự án được đề xuất, chúng ta cần bám theo các bước sau:
1 Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế
Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí ai phảichi, lợi ích ai được hưởng Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất quán trong việc giải quyếtnhững vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi ích và chi phí cho những người/nhóm
người khác nhau
2 Xác định những phương án thay thế
Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét Chúng
có loại trừ lẫn nhau hay không Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào phântích Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không tiến hành dự án Song đó có thể chỉ là một cơ
sở để so sánh Ví dụ như trong thảo luận về Đập Tellico, chính quyền Thung lũng Tennesee
đã không so sánh được việc xây đập với một lựa chọn thay thế khác là tận dụng dòng chảy
của con sông để vận hành một chiếc tuốc-bin phát điện Những thiếu sót kiểu này không phải
là hiện tượng hiếm khi xảy ra Khi chúng ta thay đổi quy mô, thời hạn thực hiện của một dự
án, chúng ta có thể có được những thay thế thích ứng Ví dụ như, một chương trình tiêmchủng có thể không qua được kiểm nghiệm CBA ở quy mô toàn quốc song lại có thể vượt quakiểm nghiệm CBA đối với một vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao liên quan đến loại vắcxin sẽ đượctiêm chủng
3 Đưa ra các giả định
Giả định là một phần thiết yếu của một phân tích Có thể giả định này tốt hơn giả định
Trang 5trường, thời hạn hay các mức lãi sất Trong một phân tích được tiến hành một cách có trách
nhiệm, những giả định này được nêu một cách rõ ràng Nếu có thể chúng được phân bổ chonhững nguồn lực đáng tin cậy Nếu đưa ra một diện giá trị giả định thì phải có quy định rõràng về diện giá trị được đưa ra
4 Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế
Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất có thể Có thểliệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét cũng như tác động của các lựachọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ dự án nào
Điều quan trọng là tiến hành số lượng hóa các tác động nếu có thể Để đánh giá chuẩn
xác một dự án đòi hỏi phải biết được lượng đầu vào và đầu ra cần có Khi không thể số lượng
hóa được một tác động thì ít nhất ta cũng phải đề cập đến tác động đó Một dự án hạn chế
quyền tự do cá nhân nên đề cập đến tác động này ngay cả khi không có nỗ lực nào được đưa
ra để định giá quyền tự do cá nhân
5 Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này
Có thể quy mỗi tác động này ra một giá trị tiền tệ nhất định nếu có thể
6 Xử lý các tác động không được số lượng hóa
Cần phải kiệt kê rõ ràng bất kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trị vật chất cụ thể Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể cân nhắc giữa chúng với những chi phí và lợi ích đã
được định giá cụ thể
Một cách tiếp cận với các lợi ích phi số lượng hóa là tính toán xem các lợi ích này lớn
đến mức độ nào thì đủ để đảo ngược các kết quả của CBA Thông thường người ta có thể đưa
ra một đánh giá chung chung về việc những lợi ích này có khả năng đảo ngược quyết định haykhông Bằng cách xem xét rõ ràng những tác động như vậy theo cách này, chúng ta sẽ tránh
được tình trạng lâm vào phân tích bị chi phối bởi các dữ liệu cứng
Ví dụ như, khi cân nhắc một dự án hạn chế quyền tự do cá nhân, có thể dùng các lợi
ích và chi phí khác để tính mức lợi ích ròng của dự án đó, bỏ qua bất kỳ một cân nhắc về
quyền tự do cá nhân nào Sau đó, có thể dành cho độc giả quyền tự quyết định xem những lợiích ròng khác có đủ để bù đắp hạn chế về quyền tự do cá nhân hay không, việc tiến hành dự
án có phải là một quyết định đúng đắn hay không
7 Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại
Đối với phần lớn các dự án, cần phải tính chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những
thời điểm khác nhau Người ta thường thực hiện điều này bằng cách sử dụng biện pháp chiếtkhấu lũy thừa (exponential discounting) để tính giá trị hiện tại của chi phí lợi ích Rất khó để
có thể lựa chọn được một mức lãi suất chiết khấu đúng Tuy nhiên, nhiều tổ chức nghiên cứu
đưa ra những mức lãi suất chuẩn dùng cho các phân tích
4
Trang 68 Xác định và lý giải độ bất chắc
Có lẽ khiếm khuyết hay gặp nhất trong phân tích CBA là thất bại trong việc xử lý rủi
ro và bất chắc Bất chắc có thể tiềm ẩn trong nhiều khía cạnh của dự án Phải xác định được
đầy đủ nguyên nhân gây ra các bất chắc này một cách đầy đủ nhất có thể Chẳng hạn như kinh
phí dự toán cho một công trình xây dựng, điều kiện thời tiết bất ổn khiến cho các hoạt độngngoài trời trở nên khó khăn hơn hay mức tăng trưởng dân số dẫn đến mật độ sử dụng các thiết
bị tiện dụng tăng lên
Nên nỗ lực trong việc nhận thức được rủi ro hay bất chắc của dự án Có thể dùng cách
đơn giản như đưa ra một phân tích độ nhạy cảm Phân tích này sẽ tính toán giá trị của dự án
theo những kết quả dài hạn khác nhau Cũng có thể dùng cách phức tạp hơn như phân tích cáclựa chọn thực Phân tích này cố tìm cách tính được giá trị chính xác của dự án có tính đến yếu
tố rủi ro
9 So sánh lợi ích và lhi phí
Sau khi đã tính toán được (hay ít nhất là đã liệt kê ra được) các chi phí và lợi ích,
chúng ta phải so sánh chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện tại (Net Present Value ~NPV) của dự án có thể mang giá trị dương không Nếu đang xem xét lựa chọn giữa nhiều dự
án thì dự án có mức NPV cao nhất là dự án sẽ được chọn
10 Tiến hành phân tích sau khi dự án kết thúc
Khi có thể, nên tiến hành phân tích sau khi hoàn thành dự án nhằm đưa ra định hướng
cho các giám đốc dự án, xác định giá trị của phân tích gốc nhằm cải thiện các phân tích và các
dự án được tiến hành sau này
1.3 Đối tượng sử dụng CBA chuẩn
- Thẩm định các dự án tư nhân thuần túy theo quan điểm xã hội
- Thẩm định các dự án công: các dự án cung cấp vốn vật chất như cơ sở hạ tầng (cầu,
đường, thủy điện, truyền thông), phát triển nông nghiệp; các dự án làm tăng trữ lượng vốnmôi trường (cải tạo đất, kiểm soát ô nhiễm, quản lý và khai thác thủy sản, xây dựng các công
viên quốc gia); các dự án đầu tư phát triển vốn nhân lực như sức khỏe, giáo dục, kỹ năng; vàphát triền vốn xã hội như ngăn chặn tội phạm, cai nghiện ma túy, và giảm thất nghiệp
- Ảnh hưởng của những thay đổi chính sách, chương trình của chính phủ như bãi bỏ
quy định của ngành, chính sách phi tập trung hóa, kế hoạch đào tạo, tái định cư, kiểm soátmôi trường, thuế, trợ cấp, …
C TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] Allen S Bellas và Richard O Zerbe (2006), A Primer for Benefit-cost Analysis (Giới
Trang 7[2] Phùng Thanh Bình và Trương Đăng Thụy (2006), Phân tích lợi ích – chi phí, trường Đạihọc Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
6
Trang 8Chuyên đề 2 Xác định chi phí, lợi ích và tỷ lệ chiết khấu xã hội
Khi dự án ra đời gây ra tác động: Làm tăng cầu yếu tố đầu vào; Giá thị trường của yếu
tố này tăng lên; Lượng cung tăng; Lượng cầu của những người tiêu dùng cũ giảm
Tổng chi phí kinh tế của dự án (dt QD1AE0E1QS1) = Chi phí nguồn lực xã hội tăng thêm (sxnhiều) (dt Q0E0E1QS
1) + Lợi ích những người tiêu dùng cũ bị giảm (dt QD
Trang 9Tổng lợi ích kinh tế của dự án (dt QS
1AE0E1QD
1) = Tổng lợi ích tăng thêm của người tiêudùng (dt Q0E0E1QD1) + Tổng chi phí nguồn lực xã hội tiết kiệm được (dt QS1AE0Q0)
Tổng lợi ích kinh tế của dự án (dt QS1AE0E1QD1) = Tổng lợi ích tàichính của dự án (dt
QS1AE1QD1) +Thay đổi phúc lợi ròng của xã hội (dt AE0E1)
2.3 T ỷ lệ chiết khấu xã hội
Bản chất của các dự án đầu tư là lợi ích và chi phí của chúng thường xảy ra vào các
giai đoạn khác nhau Bởi vì một số tiền có được hiện tại được coi là có giá trị cao hơn cùng
một số tiền như vậy nhận được trong tương lai, các chi phí và lợi ích đến sớm hơn về mặt thờigian cần phải được được coi như có trọng lượng lớn hơn và các chi phí và lợi ích đến muộn
hơn có trọng lượng thấp hơn Sở dĩ giá trị lớn hơn được đặt vào có lợi ích và chi phí hiện tạihơn là tương lai là bởi vì tiền có được bây giờ cho phép sử dụng để đầu tư có lãi hay tiêu dùng
trong khoảng thời gian giữa hiện tại và tương lai Do đó, người đi vay sẵn sàng trả lãi suất
dương để có thể sử dụng được vốn, còn người cho vay đòi phải trả được lãi
Bởi vì $1, nếu đem đầu tư, sẽ tăng lên thành $(1+r) sau một năm, tức là một khoản tiền
B trong năm tới sẽ có giá trị hiện tại (hiện giá) là B/(1+r) Tương tư như vậy, một khoản đầu
tư trị giá $1 hiện nay sẽ tăng lên thành $(1+r)ntrong n năm, và một khoản tiền B sẽ nhận đượcvào n năm trong tương lai sẽ có hiện giá $B(1+r)n Suất chiết khấu r càng cao và thời gian có
được số tiền càng lùi xa vào tương lai, thì hiện giá của nó càng nhỏ
Hiện giá lợi ích ròng (Net Present Value, NPV) của một dòng các lợi ích ròng trong
tương lai, (B0 - C0), (B1 - C1), (B2 - C2), , (Bn- Cn) có thể được diễn tả bằng đại số như
sau:
8
Trang 10trong đó n là thời gian hoạt động của dự án Biểu thức 1/(1+r)t thường được gọi là hệ
số chiết khấu cho năm thời gian
Thay vì đem chiết khấu tất cả các dòng lợi ích ròng về năm đầu của dự án, chúng ta cóthể tính toán giá trị của dòng lợi ích ròng của một dự án vào năm k, mà năm này có thể nằmtrong hay ngoài thời gian hoạt động của dự án Trong trường hợp này, tất cả các lợi ích ròngphát sinh từ năm 0 đến năm k phải được chiết khấu ở mức r cho tới giai đoạn k Tương tự nhưvậy, tất cả các lợi ích ròng phát sinh từ k+1 đến năm n được chiết khấu về năm k cũng ở mức
r Công thức để tính hiện giá lợi ích ròng theo giai đoạn k là:
Phương trình 3 là một bội số bất biến của công thức hiện giá lợi ích ròng ở phương
trình 2 Đem nhân phương trình 2 với hằng số (1+r)kta được biểu thức:
mà đó chính là phương trình 3 Giá trị của hằng số (1+r)klà một hàm số của suất chiếtkhấu r, và giai đoạn k giữa hai thời điểm để tính hiện giá lợi ích ròng Bởi vì việc xếp hạngmột tập hợp các trị số sẽ không thay đổi nếu ta đem nhân tất cả các trị số đó với một hằng số,nên thời điểm dùng để chiết khấu lợi ích ròng của các dự án sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạngcủa hiện giá lợi ích ròng tương ứng của các dự án đó, với điều kiện là các dự án ta đem ra so
sánh được tính chiết khấu hiện giá lợi ích ròng về cùng một thời điểm
Tỷ lệ chiết khấu xã hội
Chi phí và lợi nhuận liên quan đến một dự án điển hình thường phát sinh tại nhữngthời điểm khác nhau Quan trọng là việc có thể so sánh các chi phí và lợi nhuận phát sinh tạinhững thời điểm khác nhau
Thực hiện điều này trong một nền kinh tế đơn giản, có một người và có hai giai đoạn
là tương đối dễ Một người sẽ có vài cơ hội tiêu dùng giữa hai giai đoạn và sẽ tối đa hoá độ
thoả dụng tiêu dùng giữa hai giai đoạn Tỷ lệ thay thế biên (Marginal Rate of Substituion ~MRS) sẽ bằng với Tỷ lệ chuyển đổi biên (Marginal Rate of Transformation ~ MRT) và đây sẽ
là tỷ lệ lãi suất phù hợp để áp dụng tính chiết khấu chi phí và lợi nhuận tương lai
Trang 11Nhìn từ góc độ quan điểm xã hội, tồn tại một đường biên các xác suất tiêu dùng liên
quan đến mức tiêu dùng giai đoạn này với mức tiêu dùng giai đoạn tiếp theo Độ dốc củađường cong này là Tỷ lệ chi phí cơ hội xã hội (Social Opportunity Cost Rate ~ SOCR)
Xã hội cũng sẵn sàng từ bỏ tiêu dùng hiện tại để đổi lấy đầu tư dẫn đến tiêu dùng lớn
hơn trong tương lai Sự sẵn lòng này được thể hiện bởi độ dốc của đường cong đẳng dụng xã
hội, độ dốc của đường cong này là Tỷ lệ ưu tiên thời gian của xã hội (Societal Rate of TimePrefence ~ SRTP)
Nếu tất cả các thị trường đều hoàn hảo, chúng ta có sự cân bằng liên thời gian xã hội(societal intertemporal equilibrium):
Tại một điểm giống như X, tỷ lệ chi phí cơ hội xã hội SOCR bằng với tỷ lệ ưu tiênthời gian của xã hội SRTP, do đó tỷ lệ mà tại đó xã hội có thể trao đổi cái này lấy cái kia giữa
XFuture Consumption
Current Consumption
Social Indifference Curve
ZConsumptionPossibilitiesFrontier
10
Trang 12mức tiêu dùng hiện tại và mức tiêu dùng tương lai chính xác bằng với tỷ lệ mà nó muốn để
trao đổi giữa hai thứ và đó là tỷ lệ mà tại đó mức tiêu dùng tương lai nên được chiết khấutương xứng với mức tiêu dùng hiện tại
Nếu xã hội có một khoản tiền tại một điểm giống như Z, thì xã hội nên giảm mức tiêudùng hiện tại để nhằm tăng mức tiêu dùng tương lai bởi vì chi phí biên của mức tiêu dùnghiện tại (xét về mức tiêu thụ tương lai dự tính trước) lớn hơn tỷ lệ biên mà tại đó xã hội sẵnlòng để trao đổi giữa hai thứ
Xét từ góc độ cá nhân, có một tỷ lệ ưu tiên thời gian của cá nhân (Private Rate of TimePreference ~ PRTP) biểu hiện cho tỷ lệ mà tại đó mọi người sẵn sàng thực hiện trao đổi thoảhiệp biên giữa mức tiêu dùng hiện tại và mức tiêu dùng tương lai
Những cá nhân này có cơ hội đầu tư vào các thị trường tín dụng trong đó có một tỷ lệ
chi phí cơ hội cá nhân (Private Opportunity Cost Rate ~ POCR) mà tại đó những nguồn lực
hiện tại có thể được đầu tư để đổi lấy mức tiêu dùng tương lai Tỷ lệ này chính là độ dốc của
đường thẳng ngân sách liên thời gian và cũng là tỷ lệ lãi suất
Một người có một khoản tiền T trong khoảng thời gian 0 sẽ lựa chọn để tiết kiệm mộtchút trong số đó (∆C0) để nhằm có mức tiêu dùng trong khoảng thời gian 1
Do đó, một lần nữa, nếu thị trường hoàn hảo thì độ dốc của đường cong đẳng dụng cá
nhân (PRTP) sẽ bằng với độ dốc của đường cong đẳng dụng xã hội (SRTP) và chúng sẽ bằngvới độ dốc của đường hạn chế ngân sách liên thời gian của cá nhân (POCR) và độ dốc của
đường giới hạn khả năng tiêu dùng (SOCR) Tuy nhiên, điều này không phải như thế
Trang 13Nếu chúng ta có hiệu dụng năng động (dynamic efficiency), thì tỷ lệ thay thế biên liênthời gian của các cá nhân sẽ bằng với tỷ lệ chuyển đổi biên liên thời gian của họ Điều này
tương ứng với việc nói rằng tỷ lệ này sẽ bằng nhau giữa tất cả các cá nhân Nói cách khác, tỷ
lệ mà mọi người mong muốn trao đổi mức tiêu dùng giữa hai khoảng thời gian bằng với tỷ lệ
mà tại đó họ có thể trao đổi thoả hiệp
Chúng ta có thể phân biệt giữa tỷ lệ cá nhân và tỷ lệ xã hội
Trong những thị trường vốn hoàn hảo :
Tỷ lệ ưu tiên thời gian cá nhân (PRTP) = Tỷ lệ chi phí cơ hội cá nhân (POCR)
Đối với tổng thể xã hội
Tỷ lệ ưu tiên thời gian xã hội (SRTP) = Tỷ lệ chi phí cơ hội xã hội (SOCR)
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao điều này có thể không đúng như vậy
a Những thị trường vốn có hoàn hảo không? Nghĩa là, PRTP=i=POCR hay không?
Có thể ở những thành phố lớn có nhiều khoản tiền lớn, nhưng không phải ở những thị
trường có số lượng hạn chế những phương tiện tài chính hay ngân hàng
Những người tiêu dùng tiết kiệm được thêm nhiều tiền cho đến khi tỷ lệ ưu tiên thời gian của họ bằng với tỷ lệ lãi suất họ có thể kiếm được từ các khoản tiền tiết kiệm của mình
(PRTP=itiền tiết kiệm ) trong khi đó các thể chế tài chính tiến hành cho vay bổ sung cho đến khi
chi phí cơ hội của họ bằng với lợi nhuận họ thu lại được từ các khoản cho vay đó
(POCR=ikhoản cho vay)
Nếu itiền tiết kiệm= ikhoản cho vay thì tính hiệu dụng năng động có giá trị Điều này không
đúng, nhưng đối với hầu hết người dân ở Mỹ và ở một số nước phát triển khác, điều này có
thể gần sát Đối với những người sống ở các thị trấn hay các nước nhỏ không có các thể chếtài chính vững chắc, đó có thể không phải là một phép xấp xỉ hợp lý Nghĩa là, tỷ lệ lãi suất ápcho các khoản vay có thể cao hơn nhiều tỷ lệ lãi suất mọi người nhận được từ tiền tiết kiệmcủa mình
Trên thực tế, đối với các thể chế tài chính đang hoạt động, có thể đúng là POCR=ikhoản cho vay> PRTP=itiền tiết kiệm
(TQ hiệu đính: vì các thể chế tài chánh và ngân hàng kiếm lời,tỷ lệ lợi nhuận cho vaylớn hơn tỷ lệ tiền tiết kiệm họ phải trả cho bà con Trong những thành phố có nhiều thể chế tài
12
Trang 14chánh cạnh tranh, thì hai tỷ lệ này sai biệt rất ít, như 6.5% và 5.7% Còn ở những thị trấn nhỏ,
tỷ lệ mượn nợ thì cao, trong khi tỷ lệ tiền tiết kiệm thì quá thấy, hay không đáng kể)
b SRTP=PRTP hay không?
Có thể không Nhìn chung, người ta cho rằng SRTP < PRTP
Chúng ta không quan tâm đúng mức đến các thế hệ tương lai
Mọi người đều cận thị, thiếu kiên nhẫn một cách vô lý
Nếu các thế hệ tương lai là "một hàng hoá công cộng", thì những thị trường tư nhân sẽ
cung cấp hàng hoá đó không đủ (TQ hiệu đính: thế hệ tương lai không chỉ con ruột của mình,
mà là tất cả mọi người đồng lứa tuổi con của mình Bao nhiêu người trong chúng ta lo chocon nhà hàng xóm)
c POCR=SOCR hay không?
Không nếu có thuế đánh vào lợi nhuận biên thu từ được việc bán các khoản đầu tư haytài sản POCR là tỷ lệ sau thuế trong khi SOCR là tỷ lệ trước thuế, hay
POCR = (1-t)SOCR
Do đó POCR < SOCR
Kết quả của tất cả những điều này là chúng ta có thể kết luận rằng:
SRTP < PRTP < POCR < SOCR
Do vậy, vì SRTP nhỏ hơn SOCR, chúng ta có thể đang đầu tư/tiết kiệm quá ít
Nếu bạn, vì một lý do nào đó, có tất cả những con số này, thì SRTP là tỷ lệ nên được
áp dụng để chiết khấu lợi nhuận ròng từ một dự án
(PRTP thường thì tỷ lệ này nhỏ hơn SOCR)
Nói chung, các tỷ lệ lãi suất thị trường (mà có thể bằng với các tỷ lệ chi phí cơ hội cánhân) sẽ quá cao Điều này có nghĩa là các tỷ lệ đó sẽ chiết khấu tương lai quá nhiều, hoặcgắn giá trị quá thấp cho các chi phí và lợi nhuận tương lai
C TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] Allen S Bellas và Richard O Zerbe (2006), A Primer for Benefit-cost Analysis (Giới
thiệu Phân tích Chi phí và Lợi ích)
[2] Phùng Thanh Bình và Trương Đăng Thụy (2006), Phân tích lợi ích – chi phí, trường Đạihọc Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Trang 15Chuyên đề 3 Phân tích tài chính CBA, kinh tế CBA và kinh tế mở rộng CBA
Số tiết: 3 (Lý thuyết)
A) MỤC TIÊU
- Về kiến thức: Sinh viên nắm chắc kiến thức về phân tích tài chính, kinh tế và kinh tế
mở rộng CBA
- Về kỹ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức về phân tích tài chính, kinh tế
và kinh tế mở rộng CBA vào phân tích lợi ích chi phí
- Về thái độ: Sinh viên yêu thích bài học, ham thích tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
CBA
B) NỘI DUNG
3.1 Phân tích tài chính CBA
Phân tích tài chính được sử dụng chủ yếu trong khu vực tư nhân để xác định xem kết
quả nào tốt nhất theo quan điểm tư nhân (quan điểm chủ sở hữu hoặc quan điểm tổng đầu tư).Các dòng tiền và doanh thu kỳ vọng được coi là các dòng lợi ích, và các khoản tiền chi trảtrực tiếp để mua các yếu tố sản xuất được xem như chi phí bất kể ảnh của xuất lượng ở cáckhu vực khác trong nền kinh tế Chi phí gây ra cho nhóm cá nhân thứ ba, như thiệt hại môi
trường, … không được tính đến
Phân tích tài chính chỉ đề cập đến lợi ích của cơ quan hay công ty thực hiện Đối vớimột doanh nghiệp trong khu vực tư nhân thì mục tiêu theo đuổi quan trọng nhất là tối đa lợinhuận, lợi tức cổ đông hoặc giá trị cổ phiếu Vì thế doanh nghiệp đánh giá một dự án chỉ dựa
trên cơ sở tác động của dự án lên các tài khoản tài chính của doanh nghiệp mình Nói cách
khác, doanh nghiệp thực hiện phân tích tài chính dự án
Trong phân tích tài chính, giá thị trường của các nhập lượng và xuất lượng được
sử dụng để tính lợi ích ròng của dự án đối với chủ đầu tư Không cần bất kỳ sự
điều chỉnh nào đối với các biến dạng trong các thị trường của các hàng hóa này vì
doanh nghiệp thực sự trả theo giá thị trường và doanh nghiệp chỉ đề cập đến việc lựa chọn dự
án có hiệu số doanh thu (thực thu) trừ các khoản chi (thực chi), kể cả thuế thu nhập doanhnghiệp, trả lãi và gốc (quan điểm chủ sở hữu) lớn nhất Tương tự, không cần quan tâm đến chiphí và lợi ích của dự án ảnh hưởng đến cộng đồng nếu như những lợi ích và chi phí này khôngthể hiện trong bảng cân đối của doanh nghiệp Một số cơ quan chính phủ có thể cũng theo
đuổi mục tiêu tài chính trong một số trường hợp giới hạn như cơ quan quản lý sản xuất điện
3.2 Phân tích kinh t ế CBA
Phân tích kinh tế của một dự án có nhiều điểm chung với phân tích tài chính Cả hai
đều liên quan đến việc ước tính các lợi ích và chi phí của dự án phát sinh trong suốt vòng đời
dự án để thiết lập dòng ngân lưu dự án Trong cả phân tích tài chính và phân tích kinh tế,
14
Trang 16dòng ngân lưu này sẽ được chiết khấu để xác định giá trị hiện giá ròng hay các thước đo kháccủa dự án Cả hai đều sử dụng phân tích độ nhạy để đánh giá tác động của sự không chắc chắnlên giá trị NPV của dự án.
Tuy nhiên, phân tích kinh tế còn đi xa hơn phân tích tài chính vì phân tích kinh tế đềcập đến những nội dung sau đây:
- Quan tâm tới toàn xã hội (người sản xuất, chính phủ, người tiêu dùng)
- Quan tâm tới phúc lợi kinh tế (phúc lợi được đo bằng mức sẵn lòng trả không phảibằng lợi ích của thị trường vì vậy phải điều chỉnh lợi ích của thị trường)
Mục tiêu tối đa hóa phúc lợi kinh tế rộng hơn nhiều so với mục tiêu tối đa hóa lợinhuận (mục tiêu tài chính), và việc theo đuổi mục tiêu này khó khăn và phức tạp hơn nhiều.Xét về bản chất, phân tích lợi ích – chi phí liên quan đến việc đo lường các lợi ích và chi phítheo cách sao cho phản ánh đầy đủ lợi ích và chi phí thực (true benefits and costs) Có nhưvậy mới có thể đánh giá xem dự án có thực sự đóng góp tích cực vào phúc lợi của một quốcgia hay không
- Chi phí được đo bằng chi phí cơ hội hoặc giá ẩn (giá bóng)
Đối với nhiều loại lợi ích và chi phí không có giá cả thị trường như ngoại tác, hàng
hóa công
Giá cả thị trường có thể bị biến dạng do thất bại thị trường hay các chính sách canthiệp của chính phủ nên chúng không phản ánh đúng giá trị thực của nguồn lực khan hiếm
Thậm chí nếu giá sẵn có và không có bất kỳ loại biến dạng nào, thì vẫn có thể có vấn
đề là liệu dự án có gây tác động không biên tế lên cung - cầu trong các thị trường liên quan
hay không (dự án lớn)
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả bằng chi phí xã hội biên (marginal socialcost) và bằng lợi ích xã hội biên (marginal social benefit) của một đơn vị hàng hóa và dịch vụ
tăng thêm Khi có thất bại thị trường hay không tồn tại thị trường sẽ có sự khác biệt giữa giá
thị trường với chi phí và lợi ích xã hội biên
Điều này có nghĩa khi giá cả thị trường không phản ánh đúng giá trị xã hội của hàng
hóa hoặc không tồn tại giá cả thị trường, thì phương pháp định giá ẩn (shadow pricing)
thường được sử dụng để đo lường các lợi ích và chi phí Định giá ẩn là việc điều chỉnh lại bất
kỳ sự khác biệt nào giữa giá thị trường và giá kinh tế do thất bại thị trường, can thiệp chínhphủ, ngoại tác, hàng hóa công, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất Giá được ước tính từ
phương pháp này gọi là giá ẩn
3.3 Phân tích kinh t ế mở rộng CBA
Là phân tích kinh tế nhưng bao gồm cả các vấn đề ngoại ứng của tài nguyên và môi
Trang 17Bảng 3.1 So sánh phân tích tài chính và phân tích kinh tế mở rộng
Chỉ tiêu Phân tích lợi ích chi phí (CBA) Phân tích tài chính (FA)
Lợi ích Lợi ích bằng tiền của toàn xã hội Doanh thu bằng tiền
Chi phí Chi phí thực tiễn và mất mát của
xã hội
Chi phí thực tế bằng tiền
Đo lường chi phí Chi phí bằng tiền hoặc quy ra tiền Chi phí bằng tiền
Đánh giá Thay đổi ròng trong phúc lợi Thay đổi doanh thu/lợi nhuận
Ưu điểm của CBA
Cung cấp thông tin giúp xã hội ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực hiệu quả giữacác mục tiêu sử dụng cạnh tranh lẫn nhau (sự rõ ràng và tin cậy cho việc ra chính sách)
Cung cấp khung phân tích vững chắc cho việc thu thập dữ liệu cần thiết
Giúp tổng hợp và lượng hóa bằng tiền các tác động khác nhau để có thể so sánh được
Được ứng dụng cho việc đánh giá nhiều loại tác động của dự án (có giá và không có
giá thị trường
Nguyên tắc xác định và quy đổi lợi ích – chi phí
Nguyên tắc 1: Tính những kết quả (lợi ích hoặc chi phí) tăng thêm
Lưu ý : Phân biệt giữa tổng lợi ích (chi phí) với thay đổi trong lợi ích (chi phí); So
với hiện trạng
Nguyên tắc 2 : Loại trừ các kết quả chìm
- Các chi phí đã phát sinh hoặc các lợi ích đã nhận được trước khi dự án bắt đầu thìkhông thể thay đổi được nữa nên không được tính trong chi phí, lợi ích của dự ánNguyên tắc 4 : Tính tất cả các thay đổi lợi ích
- Bao gồm lợi ích trực tiếp, gián tiếp
Nguyên tắc 5: Tính tất cả thay đổi về chi phí
- Bao gồm : chi phí trực tiếp của dự án, chi phí gián tiếp do tác động của dự án
- Lưu ý : sử dụng khái niệm chi phí cơ hội khi tính toán chi phí
Nguyên tắc 6: Kiểm tra các khoản lệ phí của dịch vụ độc quyền : thu gom rác, điện Cần tính
chi phí thực của các dịch vụ này
Nguyên tắc 7: Tránh tính trùng
Nguyên tắc 8 : Loại trừ chi phí và kết quả phát sinh ngoài biên giới quốc gia
Nguyên tắc 9 : Xem xét đến các thay đổi về giá trị tài sản như chi phí bảo trì, thay thế
16
Trang 18Nguyên tắc 10 : Tính đến các tác động ra ngoài ( ngoại ứng)
Nguyên tắc 11 : Xem xét các chi phí và lợi ích khi thị trường là độc quyền
Nguyên tắc 12 : Cân nhắc đến các chi phí – lợi ích không thể lượng hóa thành tiền
Nguyên tắc 13 : Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu
Lựa chọn lãi suất trái phiếu dài hạn hoặc lãi suất tiết kiệm dài hạn làm tỷ suất thamchiếu
Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các dự án tương tự
Nguyên tắc 14: Cơ sở quyết định:
NPV> 0 hay IRR > r ( dự kiến)
Lợi ích – Chi phí> 0 hoặc tính hệ số Lợi ích/ Chi phí> 1
C TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] Allen S Bellas và Richard O Zerbe (2006), A Primer for Benefit-cost Analysis (Giới
thiệu Phân tích Chi phí và Lợi ích)
[2] Phùng Thanh Bình và Trương Đăng Thụy (2006), Phân tích lợi ích – chi phí, trường Đạihọc Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Trang 19Chuyên đề 4 Phân tích CBA trong một số trường hợp cụ thể
Nhận dạng lợi ích và chi phí của dự án phát triển An Bình với các nội dung sau đây:
1 Xây dựng mỏ khai thác và chế biến quặng ilmenite (là một loại khoáng sản đen nặng trộnlẫn với đất bề mặt, thường được dùng để làm kem đánh răng, kẹo, sơn, kính râm…) trên mộtkhu vực rộng 700 ha với chi phí 55 triệu USD Quặng ilmenite sau khi chế biến sẽ được xuấtkhẩu, đem lại doanh thu 25 triệu USD/năm và chi phí vận hành (chưa kể lao động) là 10 triệu
USD/năm Khu vực khai thác hiện tại là một khu rừng đang bị khai thác gỗ trái pháp luật rất
trầm trọng Để xây dựng khu mỏ, khu rừng này sẽ bị chặt và sau đó được trồng lại bằng cácloại cây lâu năm Chi phí khai thác gỗ không đáng kể và doanh thu từ gỗ và một số sản phẩmkhác của khu rừng là 10 triệu USD
2 Một nhà máy nhiệt điện nhỏ cũng được xây dựng trong khu vực để tận dụng nguồn nguyênliệu thừa từ quặng Chi phí xây dựng là 30 triệu USD, trong đó một số chi phí để xây dựngnhà máy nhiệt điện đã được trợ cấp dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng ước tính chung là5% trên tổng chi phí này Sản lượng điện hàng năm là 40 triệu KWh Điện sản xuất ra được
bán cho cư dân trong vùng và các vùng lân cận với giá mỗi KWh là 05 USD Biết rằng người
tiêu dùng phải trả 10% thuế cho mỗi KWh sử dụng Nhờ có điện mà có nhiều cửa hàng bán đồ
điện, điện tử, hơn trước Doanh thu từ các cửa hàng này tăng thêm ước tính là 0.2 triệuUSD/năm
3 Hoạt động xuất khẩu ilmenite yêu cầu phải mở rộng cảng Hải Đăng (cách đó 40km) Việc
mở rộng cảng sẽ dẫn đến yêu cầu phải dời cảng cá và lấp đầy đầm lầy tại khu vực cảng Chiphí mở rộng cảng khoảng 74 triệu USD, chi phí xây dựng cảng 10 năm trước là 100 triệu
USD Chi phí trước đây xây dựng con đường từ mỏ than đến cảng là 120 triệu USD Chi phí
nâng cấp đường hiện nay là 80 triệu USD
4 Cảng được mở rộng cùng với việc nâng cấp đường tới cảng sẽ làm tăng khả năng vậnchuyển và marketing các sản phẩm nông nghiệp trong vùng Giá trị tăng thêm là 720.000USD mỗi năm Giá đất nông nghiệp trong vùng cũng tăng thêm 2000 USD/ha (diện tích đấtnông nghiệp là 3.000 ha)
5 Đường được nâng cấp và cảng được mở rộng giúp khách du lịch đến công viên quốc gia dễdàng hơn (con đường được nâng cấp đi qua trước cửa công viên) và đi tàu ra vùng đảo san hô
thuận tiện hơn Số lượng khách du lịch trung bình hàng năm được ghi nhận trong 3 năm qua
là 4.000 người Một cuộc khảo sát được tiến hành dự đoán khi dự án hoàn thành số lượng
khách du lịch đến vùng này là 22.000 người trung bình một năm Mỗi người chi tiêu trungbình khoảng 150 USD
18
Trang 206 Khấu hao máy móc thiết bị và cơ sở vật chất của dự án là 8 phần trăm một năm.
7 Nhiều lao động được tuyển dụng làm ở mỏ, vận chuyển và du lịch hơn trước Có hai loại
lao động: (1) 1.000 chuyên gia và nhân viên có trình độ chủ yếu đến từ các thành phố lân cận
với mức lương trung bình là 7.200 USD/người/năm; và (2) 6.000 lao đông phổ thông trongvùng và ở các vùng lân cận với mức lương trung bình 1.800 USD/người/năm, biết rằng trong
số này có 30% trước đây thất nghiệp, 40% làm trong lĩnh vực nông nghiệp
8 Chương trình phát triển làm thiệt hại rạn san hô vào khoảng 1000 USD/năm (rạn san hô
này là khu vực đa dạng sinh học biển được công nhận là di sản thế giới và thu hút lượng lớnkhách du lịch)
9 Khu vực đầm lầy xung quanh cảng Hải Đăng là nơi xuất phát của dịch bệnh sốt rét Chiphí phòng chống và chữa bệnh sốt rét cho dân cư địa phương hàng năm vào khoảng 1 triệu
USD Hàng năm Chính phủ hỗ trợ dân cư địa phương 0.5 triệu USD để phòng/chữa bệnh sốt
rét Khi có dự án, Chính phủ không còn tài trợ khoản tiền này nữa
10 Chất thải của mỏ khai thác đổ thẳng xuống sông Cái có hạ lưu gây thiệt hại ước tính 0.8triệu USD mỗi năm, trong đó 0.3 triệu USD là do dân cư xung quanh chịu (ô nhiễm một sốdòng kênh dẫn ra sông, giảm lượng cá đánh bắt do một số loài di chuyên đi nơi khác) và tại
dân cư nước láng giềng chịu thiệt hại ước tính là 0.5 triệu USD mỗi năm
Trang 21(1) ÁP DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CHO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1 Tác giả: Nguyễn Thế Chinh
2 Phương pháp nghiên cứu
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Phân tích chi phí-lợi ích-CBA (Cost-Benefit
Analysis) là công cụ kỹ thuật cho phép đưa ra một tính toán định lượng, quy đổi tất cả các chiphí và lợi ích về một đơn vị đo lường thống nhất là giá trị tiền tệ giúp cho người ra quyết định
dễ dàng lựa chọn phương án của mình trong quyết định chính sách công và đối với những
chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu Như vậy thông qua phân tích chi phí-lợi ích, một
chính sách hay một hoạt động được thực hiện khi và chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt
động đó thu về lớn hơn so với chi phí bỏ ra Trong trường hợp có nhiều chính sách hay hoạtđộng phải lựa chọn trong hoàn cảnh nguồn lực có hạn thì chính sách hay hoạt động nào có lợi
ích ròng lớn nhất sẽ được lựa chọn
Theo ông, đối với biến đổi khí hậu, CBA có thể đóng góp cho những câu hỏi trọng
tâm mà các nhà hoạch định chính sách đang đòi hỏi cần phải giải quyết như (1) Nên giảm bao
nhiêu lượng khí thải (GHGs) gây hiệu ứng nhà kính hiện nay để tránh những thiệt hại trongtương lai do biến đổi khí hậu? (2) Khi nào nên giảm bớt khí xả thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ
mang lại hiệu quả nhất?(3) Làm thế nào để giảm bớt xả thải khí gây hiệu ứng Nhà kính?
Trong trường hợp sử dụng CBA cho phân tích biến đổi khí hậu, về cơ bản các chỉ tiêu truyền
thống sau đây vẫn được sử dụng: Gia trị hiện tại ròng (NPV); Tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR);
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Ông cũng lưu ý, khi áp dụng CBA đối với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong đánh giáchính sách thay thế để tối ưu hoá lợi ích ròng sẽ xuất hiện một số dạng không chắc chắn mà
người làm CBA cần phải tính tới Điều này sẽ giúp hạn chế được những rủi ro và khả năng
phản hồi ngược của kết quả tính toán, giúp cho quyết định chính sách chính xác hơn
3 Kết luận
Áp dụng kỹ thuật phân tích chi phí-lợi ích đối với biến đổi khí hậu là nội dung đã
được các nhà kinh tế học môi trường bàn đến từ lâu, tuy nhiên việc vận dụng nó chưa nhiều
để quyết định chính sách lựa chọn phù hợp với thực tiễn của mỗi nước Sự hạn chế của vận
dụng CBA trong phân tích biến đổi khí hậu có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đếnnguyên nhân do tính không chắc chắn mà những người làm CBA chưa thể lường hết được
Hơn nữa CBA thường tiến hành ở 3 giai đoạn (trước, trong và sau quá trình diễn ra) để có sựđánh giá và so sánh, tuy nhiên đối với biến đổi khí hậu việc xác định 3 giai đoạn không hề dễdàng như một chương trình hay dự án Tuy nhiên CBA sử dụng cho phân tích biến đổi khí
hậu xét về mặt khoa học và thực tiễn hoàn toàn có cơ sở, chính vì vậy nội dung này cần đượctiếp tục nghiên cứu và mở rộng phạm vi cũng như phân nhánh trong những vấn đề liên quan
đến biến đổi khí hậu
20
Trang 22Áp dụng kỹ thuật phân tích chi phí - lợi ích cho biến đổi khí hậu
Thứ hai, 30 Tháng 11 2009 03:18
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mang tính đặc trưng riêng, đó là những vấn đề liên quan đến sựnóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, tính chất khắc nghiệt của thời tiết, làm đảo lộnmùa gây nhiễu loạn…
Đặt vấn đề.
Trong việc đưa ra các chính sách công, người ra quyết định thường phải cân nhắc lựachọn giữa cái giá phải trả cho thực hiện chính sách và lợi ích thu về từ chính sách đómang lại Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự lựa chọn quyết định của các nhà ra chính sáchgặp rất nhiều khó khăn vì những sự lựa chọn mang tính chất định tính hay trực quan,thiếu một tính toán có tính định lượng, cũng tương tự như vậy đối với vấn đề biến đổi khíhậu, để thích ứng với biến đổi khí hậu và đưa ra những chính sách nhằm giảm thiểu tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra và
lợi ích thu về, thường những đề xuất định tính khó thuyết phục người ra quyết định,
nhưng nếu có một tính toán cho thấy được lợi ích ròng của việc ra quyết định, hay hiệu
quả của việc chi phí đó sẽ dễ thuyết phục nhà quản lý hay người làm chính sách Phântích chi phí-lợi ích-CBA (Cost-Benefit Analysis) là công cụ kỹ thuật cho phép đưa ra một
tính toán định lượng, quy đổi tất cả các chi phí và lợi ích về một đơn vị đo lường thống
nhất là giá trị tiền tệ giúp cho người ra quyết định dễ dàng lựa chọn phương án của mìnhtrong quyết định chính sách công và đối với những chính sách liên quan đến biến đổi khíhậu Như vậy thông qua phân tích chi phí-lợi ích, một chính sách hay một hoạt động đượcthực hiện khi và chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt động đó thu về lớn hơn so với chiphí bỏ ra Trong trường hợp có nhiều chính sách hay hoạt động phải lựa chọn trong hoàncảnh nguồn lực có hạn thì chính sách hay hoạt động nào có lợi ích ròng lớn nhất sẽ đượclựa chọn
I Phân tích chi phí-lợi ích với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hâu.
Đối với biến đổi khí hậu, CBA có thể đóng góp cho những câu hỏi trọng tâm mà các nhà
hoạch định chính sách đang đòi hỏi cần phải giải quyết như (1) Nên giảm bao nhiêu
lượng khí thải (GHGs) gây hiệu ứng nhà kính hiện nay để tránh những thiệt hại trongtương lai do biến đổi khí hậu? (2) Khi nào nên giảm bớt khí xả thải gây hiệu ứng nhà
kính sẽ mang lại hiệu quả nhất?(3) Làm thế nào để giảm bớt xả thải khí gây hiệu ứng Nhàkính? (4) Những ai phải giảm bớt khí xả thải gây hiệu ứng nhà kính Như vậy để trả lời 4câu hỏi này, CBA có thể thực hiện 3 câu hỏi đầu và câu hỏi thứ tư CBA không có chức
năng vì nó mang tính công bằng và hiển nhiên ai xả thải nhiều thì người đó phải có trách
nhiệm giảm thải, nó mang tính nguyên tắc và không hề làm phức tạp hoá vấn đề CBA
liên quan đến biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mang tính đặc trưng riêng, đó là những vấn đề liên quan đến sựnóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, tính chất khắc nghiệt của thời tiết, làm đảo lộnmùa gây nhiễu loạn…và không còn tuân thủ những quy luật truyền thống mà trước đây
con người đã xác định, như vậy những đặc trưng đó liên quan đến những quyết sách mớiđòi hỏi con người phải thích ứng và có những biện pháp thích hợp để hạn chế tác động
tiêu cực, tận dụng những tác động có tính tích cực Nhìn nhận trên góc độ kinh tế, liên
quan đến CBA phân tích chi phí cơ hội cần được xem xét trong bối cảnh của biến đổi khí
hậu, ngoài ra những vấn đề liên quan khác như nguy cơ tiềm ẩn, tính không thể đảo
Trang 23ngược, tính bình đẳng và các bội số chuẩn cũng cần được tính đến trong phân tích.
Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) là một thuật ngữ rộng có tính kỹ thuật, trước đây nó chỉ
được giới hạn trong khuôn khổ phân tích kỹ thuật định lượng cho một dự án và được giới
hạn trong một phạm vi địa lý cũng như khoảng thời gian nào đó Hiện nay nó được pháttriển rộng hơn gồm hai khái niệm liên quan là phân tích tài chính và phân tích kinh tế.Phân tích tài chính chỉ liên quan đến dòng tiền vào và dòng tiền ra của nhà đầu tư, hayngười ta thường gọi dạng phân tích này là dựa trên quan điểm cá nhân Còn phân tíchkinh tế không chỉ tính toán đến dòng tiền vào và dòng tiền ra của nhà đầu tư mà còn liên
quan đến những tác động tiêu cực và tích cực tới môi trường và xã hội, do vậy dạng phântích này thường được gọi dựa trên quan điểm xã hội Như vậy đều là CBA nhưng kết quả
phân tích tài chính sẽ có sự khác biệt so với phân tích kinh tế, đây là điểm mấu chốt đòihỏi các nhà làm CBA cần hết sức lưu ý Đối với những vấn đề liên quan đến biến đổi khíhậu thường sử dụng phân tích kinh tế sẽ phù hợp hơn Mở rộng CBA, trong nhiều trườnghợp, việc định lượng lợi ích do đầu tư mang lại đối với môi trường và xã hội gặp rấtnhiều khó khăn, thậm chí không thể, để khắc phục tồn tại này người ta đã sử dụng
phương pháp phân tích đa mục tiêu và phân tích chi phí hiệu quả, trường hợp này vận
dụng rất tốt cho biến đổi khí hậu khi lựa chọn công nghệ cho giảm thiểu lượng khí thảigây hiệu ứng nhá kinh như CO2 và CH4, bởi lẽ việc tính toán cho giảm một đơn vị phátthải tiến hành dễ dàng nhưng lợi ích của việc giảm thải đó có tính xã hội không thể định
lượng được
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sử dụng CBA là kỹ thuật rất hiệu quả để đưa ra quyết
định chính sách ngay, chẳng hạn thông qua các kịch bản của biến đổi khí hậu đã được
khẳng định đối với mực nước biển dâng buộc chúng ta phải xây dựng hệ thống đê biển
ngăn sự xâm nhập của nước biển trong dài hạn, chi phí và lợi ích cho mỗi kịch bản đều có
thể xác định được về giá trị tiền tệ, từ đó chúng ta có thể quyết định nên chọn phương ánnào là hiệu quả nhất cho nhà ra quyết định về mặt chính sách
Trong trường hợp sử dụng CBA cho phân tích biến đổi khí hậu, về cơ bản các chỉ tiêu
truyền thống sau đây vẫn được sử dụng:
Gia trị hiện tại ròng (NPV)
Chỉ tiêu này hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng (Net Present
Value) Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi
ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất) Hai công thức được sử dụng:
Trang 24Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu Trong trường hợp này, lợi ích
được xem là lợi ích thô bao gồm cả lợi ích môi trường và xã hội, còn chi phí bao gồm
vốn cộng với các chi phí vận hành, bảo dưỡng và thay thế cũng như những chi phí cho
môi trường và xã hội
Phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1, trong trường hợp có nhiềuphương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định là phương án có BSR
lớn hơn 1 lớn nhất
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ k (Internal Rate of Return - IRR) được định nghĩa như là hệ số
mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau Hệ số k tương đương với
tỷ lệ chiết khấu (r), có thể xác định bằng cách suy diễn khi thoả mãn biểu thức sau:
Hoặc
IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi
Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ lệ chiếtkhấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án
Tỷ suất này rất nhạy cảm với biến thiên của lãi suất ngân hàng trong ngắn hạn cũng nhưdài hạn, chính vì vậy nó thường được sử dụng cho phân tích đô nhạy trong CBA
II Tính rủi ro, không chắc chắn và không đảo ngược cần lưu ý khi thực hiện CBA đối với biến đổi khí hậu.
Vấn đề cơ bản nhất can thiệp của con người đối với biến đổi khí hậu là giảm khí thải nhàkính thông qua các biện pháp khác nhau như sử dụng năng lượng thay thế, năng lượng táitạo, duy trì và phát triển trồng rừng Người ta cho rằng với việc giảm khí thải nhà kính
sẽ hạn chế được sự nóng lên toàn cầu, tuy nhiên mức giảm như thế nào và hiệu quả manglại vẫn còn là bài toán khó Những hệ quả kinh tế và xã hội trong tính toán giảm thiểu-phần quyết định trong tính toán chi phí và lợi ích vẫn tồn tại nhiều rủi ro Chính vì vậytrong việc đánh giá, dự báo những biến đổi khí hậu cần phải xem xét tới tính không chắcchắn, từ đó sẽ có những chiến lược và chính sách hợp lý hơn Đối với những phân tíchkinh tế có tính tới cả tính không chắc chắn sẽ giúp cho thực hiện kế hoạch ứng phó vớibiến đổi khí hậu trong tưong lai giảm bớt những rủi ro Thông thường rủi ro trong đầu racủa biến ngẫu nhiên thường được mô tả bởi một xác suất gắn với đầu ra đó Trong một số
trường hợp, sự phân phối xác suất được biểu hiện khách quan, trong đó thường đề cập tới
rủi ro Phân phối xác suất chủ quan được thừa nhận nhiều hơn, trong đó đề cập tới tính
Trang 25không chắc chắn.
Khi áp dụng CBA đối với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong đánh giá chính sách thay thế đểtối ưu hoá lợi ích ròng sẽ xuất hiện một số dạng không chắc chắn mà người làm CBA cầnphải tính tới như sau
Thứ nhất, tính không chắc chắn trong việc xem xét tỷ lệ khí thải thực tế Các nghiên cứu
về mặt kỹ thuật đều giả thiết về tỷ lệ khí thải hiện nay so sánh với tương lai và cho thấy
có sự tiến triển thông thường ngày càng tăng xét từ điểm khởi đầu Những tính toán về
lượng khí CO2 hiện nay do sử dụng nhiên liệu hoá thạch, hay nạn phá rừng giảm khảnăng hấp thụ CO2 là nguồn gôc làm cho tăng lượng khí nhà kinh trong bầu khí quyển
Vậy đối với CBA chọn phương án tỷ lệ nào cần phải xem xét kỹ lưỡng
Thứ hai, tính không chắc chắn về giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính Liên quan
tới vấn đề này là tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa việc ước lượng chi phí trong hệ thốngsản xuất điện sử dụng phổ biến nhiên liệu hoá thạch và việc tái tạo rừng
Thứ ba, tính không chắc chắn về sự liên kết khoa học Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay
trong giới khoa học còn có nhiều tranh cãi, tuy nhiên những biểu hiện thực tế của biến
đổi khí hậu đều được xã hội thừa nhận Do vậy việc thực hiện CBA cũng cần phải lưu ý
tới tính khẳng định và tranh luận của các nhà khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu để
có tính toán phù hợp
Thứ tư, tính không chắc chắn trong đánh giá chi phí và lợi ích Đây là vấn đề cần phải
xem xét kỹ lưỡng và có phương pháp xác định và tính toán phù hợp Ví dụ như việc tínhtoán tác động của mực nước biển dâng và sự cần thiết phải xây dựng hệ thống đê điều để
ngăn chặn dâng cao của nước biển dễ dàng hơn so với tính toán ảnh hưởng tới nông
nghiệp hay đa dạng sinh học Mặt khác việc tính toán thiệt hại do thời tiêt khắc nghiệt vàbão lũ đảm bảo chính xác là không đơn giản
Thứ năm, tính không chắc chắn trong những giả thiết và lựa chọn chính sách Điều này
liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế như ước tính ảnh hưởng của việc thải khí nhà kinh liênquan đến trợ cấp than đá hay điện năng Đối với mô hình cân bằng chung, cần phải tính
tới độ co giãn của hàng hoá thay thế-giá trị của chúng cần sử dụng trong mô phỏng sốliệu hoặc dựa trên độ co giãn ước tính qua lịch sử hoặc phán đoán của người làm môhình Tính không chắc chắn và sự phù hợp với thực tế
Thứ sáu, tính không chắc chắn về hiệu quả của chính sách Điều này cần xem xét tới
những tác động của chính sách đưa ra, ví dụ khi sử dụng một mức thuế các bon nhất định
sẽ tác động tới sự thay thế nhiên liệu phù hợp hơn, từ đó ảnh hưởng tới biến động của thị
trường nhiên liệu liên quan đến khí hiệu ứng nhà kính
Thư bảy, tính Không chắc chắn trong chi phí và lợi ích tổng hợp Đối với chi phí và lợi
ích tổng hợp có thể là một nhân tố quan trọng trong việc đánh giá những sự lựa chọn củaviệc giảm thiểu khí nhà kính Tuy nhiên những chi phí và lợi ích tổng hợp này cũng cónhững sự lệ thuộc vào tính không chắc chắn đáng kể, do vậy ảnh hưởng tới sự tính toántrong CBA
Như vậy đối với việc thực hiện CBA liên quan đến biên đổi khí hậu, nếu chúng ta chú ý
tới những tính không chắc chắn có thể xảy ra sẽ giúp cho hạn chế được những rủi ro vàkhả năng phản hồi ngược của kết quả tính toán, giúp cho quyết định chính sách chính xác
hơn
24
Trang 26III Kết luận.
Áp dụng kỹ thuật phân tích chi phí-lợi ích đối với biến đổi khí hậu là nội dung đã đượccác nhà kinh tế học môi trường bàn đến từ lâu, tuy nhiên việc vận dụng nó chưa nhiều đểquyết định chính sách lựa chọn phù hợp với thực tiễn của mỗi nước Sự hạn chế của vậndụng CBA trong phân tích biến đổi khí hậu có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đếnnguyên nhân do tính không chắc chắn mà những người làm CBA chưa thể lường hết
được Hơn nữa CBA thường tiến hành ở 3 giai đoạn (trước, trong và sau quá trình diễnra) để có sự đánh giá và so sánh, tuy nhiên đối với biến đổi khí hậu việc xác định 3 giaiđoạn không hề dễ dàng như một chương trình hay dự án Tuy nhiên CBA sử dụng cho
phân tích biến đổi khí hậu xét về mặt khoa học và thực tiễn hoàn toàn có cơ sở, chính vìvậy nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu và mở rộng phạm vi cũng như phân nhánhtrong những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1 Anthony E.Boardman, David H.Greenberg, Aidan R.Vining, David L.Weimer Benefit Analysis, concepts and Practice Third Edition.2006
Cost-2 Caroline Dinwiddy & Francis Teal Principles of Cost-Benefit Analysis for
Developing Countries Cambridge University Press-1996
3 Mohan Munasinghe, Peter Meier, Michael Hoel, Sung Woong Hong, and Asbjorn Aaheim Applicability of Techniques of Cost-Benefit Analysis to Climate Change World Bank Environment Paper Number 12 The World Bank Washington, D.C-1995.
4 Nick Hanley and Clive L.Spash Cost-Benefit Analysis and the Environment.
Department of Economics, University of Stirling Scotland Edward Elgar-1993
ich-cho-bien-doi-khi-hau
Trang 27http://www.isponre.gov.vn/home/dien-dan/443-ap-dung-ky-thuat-phan-tich-chi-phi-loi-(2) ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY HƯƠNG BÀI Ở HUYỆN QUỲ CHÂU
1 Tác giả: Trần Thị Tuyến
2 Phương pháp nghiên cứu
Trong nông nghiệp, việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi đòi hỏi phải cân nhắc kỹ
lưỡng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về, đưa ra được lợi ích ròng của đối tượng sẽ
lựa chọn đưa vào sản xuất hay hiệu quả của chi phí đó thì mới thuyết phục được nhàquản lý hay người làm chính sách và đặc biệt là người dân Với những ưu thế như vậy,
CBA được ứng dụng để tính toán hiệu quả kinh tế của cây h ương bài tại huyện Quỳ
Châu, tỉnh Nghệ An
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trong đánh giá cảnh quan: (1) Trục thời
gian chọn để tính toán t = 1, 4; hệ số chiết khấu bằng lãi suất khi đem vốn đầu tư gửi
ngân hàng Thời điểm bắt đầu trồng thử nghiệm cây hương bài tại Quỳ Châu (năm
2006), giả thiết lãi suất gửi ngân hàng là 6% (2) Giá trị hiện tại ròng (NPV) dương.
Trong trường hợp có nhiều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất sẽ là
phương án được ưu tiên để quyết định (3) Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR) lớn hơn 1 Trong
trường hợp có nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định là
phương án có BCR lớn hơn 1 lớn nhất (4) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) sau khi tính toán
sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn vềtài chính hoặc kinh tế của dự án Tỷ suất này rất nhạy cảm với biến thiên của lãi suất ngânhàng trong ngắn hạn cũng như dài hạn, chính vì vậy thường được sử dụng cho phân tích độnhạy trong CBA
3 Kết luận
Hương bài là loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhiều mặt Qua phân tích và tính
toán cho thấy hiệu quả kinh tế của loài cây này rất cao, hứa hẹn là loài cây triển vọng giúp
người dân vùng cao làm giàu từ đất rừng Đặc biệt, có thể cho thu hoạch từ năm đầu gieo
trồng (khác với các loại cây dài ngày khác) Nếu đối với cây cà phê, cây chè giá trị hiện thời(PV) và giá trị hiện ròng (NPV) ở năm đầu và năm thứ 2 là âm và tỉ suất chi phí - lợi íchbằng 0 (vì chưa có doanh thu) thì cây hương bài đạt giá trị cao từ năm thứ nhất (bảng 1).Hiệu quả kinh tế của cây hương bài từ năm thứ 3, 4, 5 cũng cao hơn cây chè và cà phê rấtnhiều, điều đó thể hiện qua tỷ suất chi phí - lợi ích Trong khi đó, đầu tư ban đầu để trồng
cây hương bài không cao (chi phí đầu vào), năm thứ nhất chi phí trên 7 triệu đồng/ha, cácnăm sau chi phí ít hơn Đây là điều kiện thuận lợi khi đưa cây hương bài vào sản xuất ở
vùng cao Quỳ Châu, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số
Xét về mặt xã hội, việc trồng cây hương bài giải quyết đáng kể việc làm cho người
lao động Mặt khác, với yêu cầu kĩ thuật không quá phức tạp, việc trồng cây hương bài phù
hợp với trình độ kĩ thuật của nông dân ở huyện Quỳ Châu - những người bản địa và sốnggắn bó với nghề rừng Ngoài việc phục vụ nhu cầu làm hương, tăng thu nhập từ nghề thủcông cho nhân dân trong huyện, cây hương bài còn có giá trị xuất khẩu cao
26
Trang 28NGHEANDOST - KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trong đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Hương Bài ở huyện Quỳ Châu
Cây hương bài (còn gọi là cây rễ hương, hương lâu, huệ rừng ), tên khoa học là Dianella ensifolia Lam,
là một loài cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, là loại hương liệu quý (rễ khô đốt thay nhang trầm) Vốn được biết đến từ lâu trong dân gian với hương thơm mạnh, mùi đất và ấm áp dưới tên “dầu Trấn An” (Oil
of Tranquility) Hương bài tạo hương như mùi trầm và được dùng làm chất tạo hương cơ bản đặc biệt trong các nghi lễ Đông Phương .
Cây hương bài (còn gọi là cây rễ hương, hương lâu, huệ rừng ), tên khoa học làDianella ensifolia Lam, là một loài cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, là loại hươngliệu quý (rễ khô đốt thay nhang trầm) Vốn được biết đến từ lâu trong dân gian vớihương thơm mạnh, mùi đất và ấm áp dưới tên “dầu Trấn An” (Oil of Tranquility).Hương bài tạo hương như mùi trầm và được dùng làm chất tạo hương cơ bản đặcbiệt trong các nghi lễ Đông Phương Tại huyện Quỳ Châu, rễ hương bài được phơikhô trộn với nhiều vị có hương thơm khác như hồi, quế chỉ và bã mía để làm hươngthắp Hương bài còn là vị thuốc Đông y và thường được trồng làm cảnh Năm 2006,cây hương bài được đưa vào trồng thử nghiệm tại bản Hoa Hải, xã Châu Hạnh,huyện Quỳ Châu đến nay đã cho thu hoạch Bên cạnh việc đánh giá đất đai, xácđịnh mức độ thích nghi của cây trồng thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế phục vụ quyhoạch mở rộng diện tích loại cây này là việc làm cần thiết
Để đạt được hiệu quả cao trong đầu tư hoặc hành động phát triển, các nhà đầu
tư, nhà quản lí thường đứng trước nhiều phương án lựa chọn Tuy nhiên, thực tế
cho thấy quyết định của các nhà hoạch định chính sách gặp rất nhiều khó khăn vìnhững sự lựa chọn mang tính chất định tính hay trực quan, thiếu một tính toán cótính định lượng Phân tích chi phí - lợi ích viết tắt là CBA (Cost-Benefit Analysis)
là công cụ kỹ thuật cho phép đưa ra một tính toán định lượng, quy đổi tất cả cácchi phí và lợi ích về một đơn vị đo lường thống nhất là giá trị tiền tệ giúp chongười ra quyết định dễ dàng lựa chọn phương án của mình Phương pháp phântích chi phí - lợi ích cho phép xác định một chính sách hay một hoạt động đượcthực hiện khi và chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt động thu về lớn hơn sovới chi phí bỏ ra Trường hợp có nhiều chính sách hay hoạt động phải lựa chọntrong hoàn cảnh nguồn lực có hạn thì chính sách hay hoạt động nào có lợi íchròng lớn nhất sẽ được lựa chọn CBA có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn quyếtđịnh hay sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và đã được sử dụng vào việc đánhgiá cảnh quan Đây cũng là một trong những phương pháp đưa Địa lí học pháttriển theo hướng định lượng
Trong nông nghiệp, việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi đòi hỏi phải cân nhắc kỹlưỡng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về, đưa ra được lợi ích ròng của đốitượng sẽ lựa chọn đưa vào sản xuất hay hiệu quả của chi phí đó thì mới thuyếtphục được nhà quản lý hay người làm chính sách và đặc biệt là người dân Vớinhững ưu thế như vậy, CBA được ứng dụng để tính toán hiệu quả kinh tế của
Trang 291 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trong đánh giá cảnh quan
- Chọn trục thời gian và chiết khấu
Tuỳ dạng cảnh quan và loại hình khai thác, sử dụng cảnh quan để chọn khoảngthời gian (t) thích hợp Đối với loại hình khai thác đất đai để trồng cây hàng năm thìkhoảng thời gian là một năm, đối với cây lâu năm thì t = 1, n Cây hương bài làloại cây lâu năm, từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 14-18 tháng (tùy điều kiện đấtđai, chăm sóc), cho năng suất cao nhất ở năm thứ 2, 3, sau 4-5 năm thì năng suấtgiảm sút và cây già cỗi Như vậy, trục thời gian chọn để tính toán t = 1, 4
Hệ số chiết khấu có nhiều loại (hệ số chiết khấu do vay ưu đãi, hệ số chiết khấucủa các ngân hàng ) Ở đây, tác giả chọn hệ số chiết khấu bằng lãi suất khiđem vốn đầu tư gửi ngân hàng Thời điểm bắt đầu trồng thử nghiệm cây hươngbài tại Quỳ Châu (năm 2006), giả thiết lãi suất gửi ngân hàng là 6%
- Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng (NetPresent Value) Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiếtkhấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất)
Phương án được quyết định là phương án có NPV dương Trong trường hợp cónhiều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất sẽ là phương ánđược ưu tiên để quyết định
- Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR)
Tỷ lệ lợi ích - chi phí là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trịhiện tại của chi phí Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu Trongtrường hợp này, lợi ích được xem là lợi ích thô bao gồm cả lợi ích môi trường và
xã hội, còn chi phí bao gồm vốn cộng với các chi phí vận hành, bảo dưỡng và thaythế cũng như những chi phí cho môi trường và xã hội Phương án được quyết định
là phương án có BCR lớn hơn 1, trong trường hợp có nhiều phương án khác nhauphải lựa chọn thì phương án được quyết định là phương án có BSR lớn hơn 1 lớnnhất
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ k (Internal Rate of Return - IRR) được định nghĩa như là
hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau
IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi Giá trị IRR sau khi tính toán sẽđược so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấpdẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án Tỷ suất này rất nhạy cảm với biến thiêncủa lãi suất ngân hàng trong ngắn hạn cũng như dài hạn, chính vì vậy thườngđược sử dụng cho phân tích độ nhạy trong CBA
2 Kết quả nghiên cứu chi phí - lợi ích của cây hương bài tại huyện Quỳ Châu
Qua khảo sát tại huyện Quỳ Châu cho thấy, các thông số có tính thực tế cao đãđược chọn lọc để đưa vào tính toán nhằm đưa ra kết quả sát thực nhất với địa
28
Trang 30phương Chẳng hạn, trong các chi phí đầu tư cho cây trồng có chi phí cho phânchuồng nhưng thực tế nhân dân ở địa phương không mua phân chuồng mà chỉ tậndụng từ chăn nuôi nên không đưa vào; hoặc trong chi phí cho ngày công lao động,mặc dù định mức giá ngày công hiện tại cao hơn nhưng thực tế ở huyện miền núiQuỳ Châu mỗi ngày công lao động chỉ được trả từ 25-30 ngàn đồng.
Bảng 1: Hiệu quả kinh tế của cây hương bài (tính trên 1ha)
Chi phí (triệu đồng) 7,230 3,030 3,030 3,030
Giá trị hiện thời (PV)
Giá trị hiện tại ròng
(NPV) (triệu đồng) 67,770 87,707 82,742 60,427
Hệ số hoàn vốn (IRR) < 0,06 < 0,06 < 0,06 < 0,06
Tỉ suất chi phí - lợi ích 10,37 31,68 31,68 24,75
Kết quả tính toán cho phép kết luận giá trị kinh tế của cây hương bài rất cao So sánhvới một số cây công nghiệp dài ngày (cây cà phê, cây chè) cho thấy hiệu quả kinh tếvượt trội của cây hương bài
Bảng 2: Hiệu quả kinh tế của cây cà phê, cây chè (tính trên 1ha)
Trang 31Tỉ suất chi phí
Nguồn [2], trang 124
3 Kết luận
- Hương bài là loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhiều mặt Qua phân tích và tính
toán cho thấy hiệu quả kinh tế của loài cây này rất cao, hứa hẹn là loài cây triểnvọng giúp người dân vùng cao làm giàu từ đất rừng Đặc biệt, có thể cho thu hoạch
từ năm đầu gieo trồng (khác với các loại cây dài ngày khác) Nếu đối với cây càphê, cây chè giá trị hiện thời (PV) và giá trị hiện ròng (NPV) ở năm đầu và năm thứ
2 là âm và tỉ suất chi phí - lợi ích bằng 0 (vì chưa có doanh thu) thì cây hương bàiđạt giá trị cao từ năm thứ nhất (bảng 1) Hiệu quả kinh tế của cây hương bài từnăm thứ 3, 4, 5 cũng cao hơn cây chè và cà phê rất nhiều, điều đó thể hiện qua tỷsuất chi phí - lợi ích Trong khi đó, đầu tư ban đầu để trồng cây hương bài khôngcao (chi phí đầu vào), năm thứ nhất chi phí trên 7 triệu đồng/ha, các năm sau chiphí ít hơn Đây là điều kiện thuận lợi khi đưa cây hương bài vào sản xuất ở vùngcao Quỳ Châu, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số
- Xét về mặt xã hội, việc trồng cây hương bài giải quyết đáng kể việc làm chongười lao động Mặt khác, với yêu cầu kĩ thuật không quá phức tạp, việc trồng câyhương bài phù hợp với trình độ kĩ thuật của nông dân ở huyện Quỳ Châu - nhữngngười bản địa và sống gắn bó với nghề rừng Ngoài việc phục vụ nhu cầu làmhương, tăng thu nhập từ nghề thủ công cho nhân dân trong huyện, cây hương bàicòn có giá trị xuất khẩu cao./
Tài liệu tham khảo
1 Trần Ngọc Hải, Nguyễn Viết Khoa, Kĩ thuật trồng một số cây lâm sản ngoài gỗ, Nxb Nông Nghiệp, 2008.
2 Nguyễn Cao Huần, Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2005.
3 Vũ Quyết Thắng, Quy hoạch môi trường, Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2007.
4 Trung tâm khuyến nông - Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, Dự toán chi tiết kinh phí mô hình
kinh doanh rừng bền vững có giá trị kinh tế cao, 2008.
5 UBND huyện Quỳ Châu, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
1996-2010.
Trần Thị Tuyến
phuong-phap-phan-tich-chi-phi-loi-ich-trong-danh-gia-hieu-qua-kinh-te-cua-cay-huong-bai-o-huyen-quy-chau-p2t29c30a4418.aspx
http://www.ngheandost.gov.vn/vnn/%EF%BF%BD%EF%BF%BD%EF%BF%BDng-dung-30
Trang 32(3) LỢI THẾ SO SÁNH CỦA SẢN PHẨM THỊT LỢN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG
1 Tác giả: Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán, so sánh và phân tích lợi thế so sánh(thông qua các chỉ số DRC, DRC/SER, lợi nhuận thực tế và lợi nhuận xã hội…) Lợi thế sosánh của chăn nuôi lợn xuất khẩu vùng đồng bằng sông Hồng được xác định thông qua chỉtiêu chi phí các nguồn lực trong nước (DRC) Lợi thế so sánh của sản xuất thịt lợn xuất khẩu
được xem xét thông qua tỷ số DRC/SER Để đảm bảo tính xác thực của các kết quả tính toán,
nghiên cứu đưa ra một số bảng tính như sau: Tỷ giá hối đoái chính thức là OER=15,75/1US$;
Tỷ giá hối đoái bóng (tỷ giá hối đoái mờ) là SER=1,2*OER
3 Kết luận
Từ kết quả tính toán của tác giả cho thấy, khi giá thành sản xuất lợn xuất khẩu giảm sẽ
làm tăng lợi thế so sánh lên khá nhiều thông qua các chỉ tiêu DRC và DRC/SER Như vậy,
qua chỉ tiêu DRC cho thấy, chúng ta sẽ mất ít đồng nội tệ hơn để thu được một đồng ngoại tệthông qua hoạt động xuất khẩu cho cả 2 loại sản phẩm lợn choai và lợn sữa
Hình thức chăn nuôi lợn theo hướng trang trại bước đầu đạt được kết quả khá tốt, đặcbiệt là trang trại chăn nuôi lợn nái Sản phẩm thịt lợn xuất khẩu có lợi thế so sánh về nhâncông, nguồn giống chủ động…
Bên cạnh những ưu thế, chăn nuôi lợn vùng ĐBSH còn gặp một số trở ngại lớn nh
ư giá thức ăn công nghiệp cao, thiếu vốn đầu tư, kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, quy mô nhỏ
lẻ, thiếu thông tin về thị trường, chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều bất cập…
Để thấy được khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn vùng ĐBSH đề tài đã đưa ra
ba kịch bản: Giá FOB của sản phẩm xuất khẩu giảm 5%-10%-15%; Nguyên liệu chế biếnthức ăn chăn nuôi giảm 5%-10%-15%; Giá thành sản xuất giảm 5%-10%-15% so với ban đầunhờ tăng năng suất Kết quả cho thấy, với mỗi kịch bản độc lập, sản phẩm thịt lợn vẫn có lợithế so sánh
Từ những ưu thế và hạn chế trên, để chăn nuôi lợn vùng ĐBSH phát triển theo hướngsản xuất hàng hoá và sử dụng tốt lợi thế so sánh của mặt hàng thịt lợn xuất khẩu, cần giảiquyết triệt để những hạn chế nêu trên
Trang 33Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 4: 81-86 Đại học Nông nghiệp I
Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông hồng
Comparative Advantage of pork production in the Red River Delta
Vũ Đình Tôn * , Nguyễn Thị Thu Huyền ** và cộng sự
SUMMARY
Pig production plays an important position in the agricultural household’s economy in the Red River Delta and serves both domestic and foreign market The study evaluated pork’s comparative advantage in Red River Delta during the period 2003-2005, sampling in four representative provinces (Ha Tay, Hung Yen, Nam Dinh and Hai Duong) The results showed that with moderate variation of some factors (5%-15% decrease in export price of cut meat, or decrease in import price of pig’s feedstuffs, or 5%-15% improved productivity, other things remained constant), pork production in the Red River Delta had comparative advantage
Key words: Pig, economic efficiency, and comparative advantage
1 ĐặT VấN Đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn
nuôi lợn nước ta liên tục phát triển từ 20,19
triệu con năm 2000 tăng lên 27,34 triệu con
năm 2005, trong đó đàn lợn vùng đồng bằng
sông Hồng (ĐBSH) đạt 7,42 triệu con chiếm
27,1% tổng đàn lợn cả nước (Niên giám thống
kê, 2006)
Hiện nay, mặc dù có nhiều điều kiện thuận
lợi phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản
xuất hàng hoá, nhưng chăn nuôi lợn trong vùng
vẫn tập trung chủ yếu ở các nông hộ qui mô
nhỏ, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế
Ngoài ra, thị trường thịt lợn trên thế giới gần
đây đang có nhiều biến động đã có những ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển chăn
nuôi lợn của vùng
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra
nhiều cơ hội cho sản phẩm thịt lợn của vùng
Cùng với việc tận dụng những ưu thế có sẵn,
cần phân tích tìm ra những ưu nhược điểm của
ngành chăn nuôi lợn nhằm nâng cao năng lực
sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
thịt lợn trong vùng Vì vậy với mục đích trên
nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên
Các số liệu mô tả tình hình sản xuất chung của vùng nghiên cứu được thu thập từ các tạp chí, sách báo và số liệu thống kê của phòng ban các tỉnh nói trên
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua hình thức đặt sổ theo dõi 1080 hộ chăn nuôi, 30-33 trang trại có quy mô từ nhỏ đến lớn trên
4 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Nam Định Ngoài ra, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp 48 hộ thu gom, 72 hộ giết mổ và 4 xí nghiệp chế biến lợn choai và lợn sữa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Hải Phòng Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán, so sánh và phân tích lợi thế so sánh (thông qua các chỉ số DRC, DRC/SER, lợi nhuận thực tế và lợi nhuận xã hội…) Lợi thế
so sánh của chăn nuôi lợn xuất khẩu vùng đồng bằng sông Hồng được xác định thông qua chỉ tiêu chi phí các nguồn lực trong nước (DRC) Lợi thế so sánh của sản xuất thịt lợn xuất khẩu
được xem xét thông qua tỷ số DRC/SER Để
đảm bảo tính xác thực của các kết quả tính toán, nghiên cứu đưa ra một số bảng tính như sau: Tỷ giá hối đoái chính thức là OER=15,75/1US$; Tỷ giá hối đoái bóng (tỷ
* Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng thủy sản, Đại học Nông nghiệp I
**
32
Trang 34Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự
giá hối đoái mờ) là SER=1,2*OER.
3 KếT QUả NGHIÊN CứU
3.1 Tình hình chăn nuôi lợn của đồng bằng
sông Hồng
Sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSH đã
có sự phát triển nhanh trong quá trình thực hiện
chuyển đổi cơ cấu kinh tế Đặc biệt là sự thay
đổi đáng kể của ngành chăn nuôi, trong đó có
sự đóng góp rất lớn của ngành chăn nuôi lợn
Bởi vì chăn nuôi lợn luôn chiếm một phần rất
quan trọng ở vùng ĐBSH Hơn nữa, đàn lợn
của vùng luôn chiếm 26 - 27% trong tổng đàn
lợn của cả nước Những điều này cho thấy,
chăn nuôi lợn rất quan trọng trong xu hướng
phát triển nông nghiệp của vùng
Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người dân trong vùng, sản phẩm thịt lợn vùng
ĐBSH còn được chế biến phục vụ xuất khẩu
Giai đoạn 1991-1997, xuất khẩu thịt lợn của
ĐBSH phát triển khá mạnh Tốc độ tăng bình
quân hàng năm đạt 17% (Tổng công ty Chăn
nuôi Việt Nam, 2001) Trong khi đó, xuất khẩu
thịt lợn của cả nước có chiều hướng suy giảm
Rõ ràng, trong giai đoạn này, hoạt động xuất
khẩu thịt lợn của ĐBSH đang chiếm giữ vị thế
chủ đạo của cả nước Năm 1995, tỷ trọng xuất
khẩu thịt lợn của ĐH so với cả nước đạt gần
76%, sau đó giảm, song vẫn chiếm hơn 50%
tổng lượng thịt lợn xuất khẩu của cả nước Sản
lượng xuất khẩu của vùng đạt cao nhất ước
khoảng 17.000 tấn vào năm 2001, sau đó giảm
mạnh vào năm 2002 và 2003 (Cục Nông
nghiệp, 2004).Gần đây, hoạt động xuất khẩu
thịt lợn của ĐBSH đang vấp phải nhiều khó
khăn Bên cạnh vấn đề tiêu chuẩn sản phẩm,
kém, kim ngạch xuất khẩu thấp Đây cùng
chính là những khó khăn chung của chăn nuôi
lợn xuất khẩu trong cả nước
3.2 Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra
* Các hộ nuôi lợn thịt
Kết quả tính toán đã cho biết tổng thu và mức đầu tư của các hộ ở các tỉnh không có sự sai lệch lớn Chi phí trung gian tính bình quân cho 100 kg lợn hơi xuất chuồng của các hộ
điều tra là 1.288,6 ngàn đồng Trong đó, chi phí thức ăn chiếm gần 70% Tổng thu bình quân tính cho 100 kg lợn hơi xuất chuồng đạt 1.512,07 ngàn đồng Sau khi trừ đi tất cả các chi phí đầu tư, thu nhập thuần của các hộ nuôi lợn thịt đạt 192,4 ngàn đồng trên 100 kg lợn hơi xuất chuồng Trong 4 tỉnh điều tra, thu nhập từ chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Hưng Yên là lớn nhất nhưng với chi phí trung gian cao nhất nên giá trị gia tăng tạo ra lại thấp nhất chỉ đạt 189,1 ngàn đồng/100 kg lợn hơi xuất chuồng, giá trị gia tăng cao nhất là các hộ chăn nuôi ở
Hà Tây đạt 236,6 ngàn đồng/100 kg lợn hơi xuất chuồng
* Các hộ nuôi lợn nái
Không giống như các hộ nuôi lợn thịt, sản phẩm cuối cùng của hộ nuôi lợn nái là lợn con xuất chuồng Mức đầu tư và giá trị sản phẩm cho các hộ này cũng có sự khác biệt lớn hơn so với hộ nuôi lợn thịt Giá trị gia tăng của các hộ nuôi lợn nái bình quân của 4 tỉnh nghiên cứu chiếm tỷ lệ 38,2% tổng thu (giá trị gia tăng bình quân 4 tỉnh đạt 662,1 ngàn đồng/100 kg lợn con hơi xuất chuồng) Giá trị VA đạt cao nhất tại Nam Định, do đa số các hộ sử dụng nhiều nguồn thức ăn tận dụng làm cho chi phí thức ăn giảm (732,4 ngàn đồng/100 kg lợn con hơi xuất chuồng), giá trị VA thấp nhất ở các hộ nuôi lợn nái tại Hải Phòng (567,5 ngàn
đồng/100 kg lợn con hơi xuất chuồng)
Nếu so sánh giữa hộ nuôi lợn thịt với hộ nuôi lợn nái, thu nhập thuần của hộ nuôi lợn nái cao gấp gần 3 lần so với nuôi lợn thịt nếu tính trên 100 kg lợn hơi
* Các trang trại nuôi lợn thịt
Nhìn chung, hiệu quả kinh tế của các trang trại cao hơn so với các nông hộ Nguyên nhân
là các trang trại chủ yếu nuôi lợn ngoại thuần
có năng suất và chất lượng cao Tuy nhiên, mức đầu tư về thức ăn, chuồng trại, con giống
ở các trang trại đều cao hơn so với các nông
hộ Bình quân thu nhập thuần ở 4 tỉnh là 309.600 đồng/100kg lợn hơi, chiếm tỷ lệ 90,5% giá trị gia tăng, cao hơn so với nông hộ 117,2 ngàn đồng/100kg lợn hơi
* Các trang trại nuôi lợn nái
33
Trang 35Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông Hồng
Hầu hết các trang trại nuôi lợn nái đều
nuôi lợn thịt Do vậy, phần lớn lợn con sản xuất
ra đều được giữ lại nuôi thịt Kết quả điều tra
cho thấy, các đầu tư về giống, chuồng trại, thức
ăn và kỹ thuật ở các trang trại cao hơn nhiều so
với chăn nuôi qui mô nhỏ nông hộ Giá trị gia
tăng bình quân của 100kg lợn con tại các trang
trại thuộc 4 tỉnh điều tra đạt 586.000 đồng, cao
nhất tại các trang trại ở Hải Phòng (661.400
đồng/100kg lợn con) Nếu so sánh với nông hộ
nuôi nái, thu nhập thuần của trang trại thấp hơn
(93,7 ngàn đồng/100 kg lợn con)
3.3 Phân tích lợi thế so sánh và cơ hội của sản phẩm thịt lợn vùng đồng bằng sông Hồng
* Lợi nhuận thực tế và xã hội của ngành hàng sản xuất thịt lợn xuất khẩu
Quá trình sản xuất lợn xuất khẩu có thể phân làm 2 công đoạn chính, gồm:
Chăn nuôi lợn tại nông hộ và trang trại Thu gom, chế biến thịt lợn choai, lợn sữa
và bán sản phẩm ra nước ngoài
Để có được một phân tích tổng quát, đã
kết hợp 2 công đoạn trên và các số liệu tính toán được thể hiện trên bảng 1
Bảng 1 Lợi nhuận thực tế và xã hội của ngành hàng sản xuất lợn xuất khẩu
(Tính cho 1 tấn lợn hơi)
Chỉ tiêu Lợn choai (1.000 đ/tấn) Tỷ lệ (%) Lợn sữa (1.000 đ/tấn Tỷ lệ (%)
Lợi nhuận xã hội
I.Tổng chi phí xã hội 15.784,22 100,00 17.195,58 100,00
II Giá trị sản phẩm 20.029,80 100,00 24.277,58 100,00
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra hộ và cơ sở chế biến lợn xuất khẩu, 2004.
Kết quả phân tích kết hợp cả hai công
đoạn trên cho thấy: Lợi nhuận thực tế của
chuỗi ngành hàng lợn choai xuất khẩu đạt
được là 2.126,12 ngàn đồng/tấn còn lợi nhuận
thực tế của lợn sữa xuất khẩu đạt được là
4.787,01 ngàn đồng /tấn (Bảng 1) Như vậy,
lợi nhuận thực tế của ngành hàng lợn sữa cao
hơn lợi nhuận thực tế của ngành hàng lợn
choai Kết quả cũng chỉ ra rằng, lợi nhuận xã
hội của chuỗi ngành hàng lợn sữa cao hơn so
với lợi nhuận xã hội của ngành hàng lợn choai
xuất khẩu
* Lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn xuất
khẩu vùng đồng bằng sông Hồng
Bảng 2 Chi phí nguồn lực cho sản xuất lợn choai
và lợn sữa xuất khẩu
Loại sản phẩm Chỉ tiêu Lợn choai Lợn sữa 1.Giá trị sản phẩm
(1.000 đồng/tấn) 19.530,00 23.766,67 (USD/ tấn) 1.240,00 1.508,99
Trang 36Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự
Hệ số chi phí nguồn lực của sản xuất và
chế biến lợn choai và lợn sữa xuất khẩu đều
nhỏ hơn 1 (DRC/SER) (Bảng 2) Điều này
chứng tỏ 2 loại sản phẩm trên đều có lợi thế so
sánh trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu Nói
một cách khác, chăn nuôi lợn choai và lợn sữa
đều mang lại hiệu quả trong việc tạo ra ngoại
tệ thông qua xuất khẩu Kết quả cho thấy lợi
thế so sánh của sản xuất lợn sữa
(DRC/SER=0,57) cao hơn so với sản xuất lợn
choai (DRC/SER = 0,61)
3.4 Các kịch bản khi hội nhập kinh tế thế
giới
Hiện nay, ngành hàng thịt lợn là một trong
những ngành hàng nông nghiệp đang gặp rất
nhiều khó khăn, đặc biệt là thịt lợn chế biến
xuất khẩu đang có nguy cơ mất dần thị trường
do gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh về giá xuất
khẩu của các nước khác như Trung Quốc,
Braxin,… Nguyên nhân là chi phí thức ăn cho
chăn nuôi cao Thêm vào đó, hầu hết các thiết
bị dành cho chế biến thịt lợn của các nhà máy
đều lạc hậu, sản phẩm chủ yếu chỉ là thịt đông
lạnh và tập trung xuất khẩu cho 2 thị trường
chính là Nga và Hồng Kông
Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh của
ngành hàng lợn xuất khẩu, trong bối cảnh
chung của quá trình hội nhập chúng tôi đưa ra
một số kịch bản giả định như sau:
Kịch bản 1: Giá sản phẩm thịt lợn choai
và lợn sữa xuất khẩu giảm (các yếu tố khác
không đổi) thì lợi thế so sánh của ngành chăn
nuôi lợn tại vùng nghiên cứu sẽ thay đổi như
thế nào?
Kịch bản 2: Thuế nhập khẩu nguyên liệu
dành cho chế biến thức ăn được miễn hoàn
toàn (thuế nhập khẩu = 0) và giá thành sản xuất
giảm kéo theo chi phí trung bình của chăn nuôi
giảm (các yếu tố khác không đổi) thì điều gì sẽ
xảy ra đối với ngành chăn nuôi lợn xuất khẩu
của vùng nghiên cứu?
Kịch bản 3: Giả sử người chăn nuôi ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm
cho năng suất chăn nuôi tăng lên (các yếu tố
khác không đổi) thì điều gì sẽ xảy ra đối với
ngành hàng lợn xuất khẩu của vùng nghiên
cứu? trong khi các chi phí marketing và các chi
phí khác giữ nguyên như kịch bản ban đầu
xuất khẩu theo kịch bản 1
Tính cho 1 tấn lợn hơi Lợn choai Lợn sữa
1 Giá trị sản phẩm (USD/tấn hơi) 1.240,00 1.508,99 Giá xuất khẩu giảm 5% 1.178,00 1.433,54 Giá xuất khẩu giảm 10% 1.116,00 1.358,10 Giá xuất khẩu giảm 15% 1.054,00 1.282,65
2 Tổng chi phí (1.000đ/tấn) 15.284,42 16.770,0
Khi giá xuất khẩu giảm 5% 12,21 11,38 Khi giá xuất khẩu giảm 10% 13,09 12,06 Khi giá xuất khẩu giảm 15% 14,10 12,83
Khi giá xuất khẩu giảm 5% 0,65 0,60 Khi giá xuất khẩu giảm 10% 0,69 0,64 Khi giá xuất khẩu giảm 15% 0,75 0,68
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Theo kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy, khi giá sản phẩm xuất khẩu giảm 5%, 10%, 15% so với giá ban đầu, thịt lợn xuất khẩu vẫn có lợi thế so sánh, mặc dù lợi thế này
bị giảm đi rất nhiều Như vậy, trong quá trình hội nhập, nếu giảm giá sản phẩm xuất khẩu cao nhất là 15% so với hiện nay thì chúng ta vẫn có lợi thế so sánh với các nước cùng xuất khẩu các mặt hàng trên
Kịch bản 2
Giả sử thuế nhập khẩu các nguyên liệu dành cho chế biến thức ăn được miễn giảm hoàn toàn (thuế nhập khẩu =0) và giá thành sản xuất giảm kéo theo chi phí trung bình của chăn nuôi giảm (các yếu tố khác không đổi), điều gì
35
Trang 37Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông Hồng
sẽ xảy ra đối với ngành chăn nuôi lợn thịt xuất
khẩu của vùng nghiên cứu?
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá
nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn giảm 5%
so với giá thực tế ban đầu
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn giảm 10% so với giá thực tế ban đầu
Thuế nhập khẩu nguyên liệu = 0 và giá nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn giảm 15% so với giá thực tế ban đầu
Bảng 4 Lợi thế so sánh của ngành hàng lợn xuất khẩu theo kịch bản 2
Tính cho 1 tấn lợn hơi Lợn choai Lợn sữa
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5% 227,46 96,21
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10% 217,12 89,28
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15% 206,78 79,92
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5% 11,14 10,69
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10% 11,03 10,64
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15% 10,92 10,57
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 5% 0,589 0,566
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 10% 0,583 0,563
Thuế = 0 & giá nguyên liệu chế biến TĂ giảm 15% 0,578 0,559
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Theo kết quả bảng trên, nếu giảm giá
nguyên liệu thức ăn, chi phí cấu thành 1 tấn lợn
hơi xuất chuồng giảm đáng kể Để giải quyết
vấn đề này, nhà nước cần khuyến khích các
nhà sản xuất nguyên liệu trong nước tăng
cường đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, tăng
năng suất và chất lượng các nguyên liệu chính
Ngoài ra, cần ưu tiên khuyến khích các doanh
nghiệp trong nước đầu tư công nghệ sản suất
các nguyên liệu yêu cầu kỹ thuật cao, hạn chế
sự đầu tư hoàn chỉnh của các doanh nghiệp
nước ngoài Tóm lại, ngành hàng lợn xuất khẩu
muốn phát triển, không có con đường nào khác
là phải tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm
chăn nuôi để có được ưu thế của mình trên
trường quốc tế
Kịch bản 3
Giả sử người chăn nuôi ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm cho năng
suất chăn nuôi tăng lên (các yếu tố khác không
đổi), điều gì sẽ xảy ra đối với ngành hàng lợn
xuất khẩu ở vùng nghiên cứu?
- Giá thành sản xuất giảm 5% so với giá
thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất
- Giá thành sản xuất giảm 10% so với giá thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất
- Giá thành sản xuất giảm 15% so với giá thành sản xuất ban đầu nhờ tăng năng suất
Bảng 5 Lợi thế so sánh của ngành hàng lợn
xuất khẩu theo kịch bản 3
Tính cho 1 tấn lợn hơi Lợn choai Lợn sữa 1.Giá trị sản phẩm (US$/tấn hơi) 1.240,00 1.508,99
a Trong nước (000đ/tấn) 11.278,14 15.107,04 Giảm giá thành sản xuất 5% 10.714,23 14.351,69 Giảm giá thành sản xuất 10% 10.150,32 13.596,33 Giảm giá thành sản xuất 15% 9.586,42 12.840,98
b Nước ngoài (US$/tấn) 254,4 105,6
Giảm giá thành sản xuất 5% 10,87 10,23 Giảm giá thành sản xuất 10% 10,30 9,69 Giảm giá thành sản xuất 15% 9,73 9,15
Giảm giá thành sản xuất 5% 0,58 0,54 Giảm giá thành sản xuất 10% 0,54 0,51 Giảm giá thành sản xuất 15% 0,51 0,48 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
85
36
Trang 38Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự
áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
mới vào sản xuất là hướng đi rất khả quan
nhằm tăng năng suất sản xuất và chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và điều đó sẽ
dẫn đến tăng sức cạnh tranh trên thị trường
xuất khẩu
Từ kết quả tính toán cho thấy, khi giá
thành sản xuất lợn xuất khẩu giảm sẽ làm tăng
lợi thế so sánh lên khá nhiều thông qua các chỉ
tiêu DRC và DRC/SER Như vậy, qua chỉ tiêu
DRC cho thấy, chúng ta sẽ mất ít đồng nội tệ
hơn để thu được một đồng ngoại tệ thông qua
hoạt động xuất khẩu cho cả 2 loại sản phẩm
lợn choai và lợn sữa
4 KếT LUậN
ĐBSH có truyền thống chăn nuôi lợn lâu
đời với đặc trưng của kiểu canh tác nông
nghiệp lúa - lợn, việc tận dụng các phụ phẩm
nông nghiệp cho chăn nuôi lợn đã làm giảm
đáng kể chi phí cho nông hộ
Hình thức chăn nuôi lợn theo hướng trang
trại bước đầu đạt được kết quả khá tốt, đặc biệt
là trang trại chăn nuôi lợn nái Sản phẩm thịt
lợn xuất khẩu có lợi thế so sánh về nhân công,
nguồn giống chủ động…
Bên cạnh những ưu thế, chăn nuôi lợn
vùng ĐBSH còn gặp một số trở ngại lớn như
giá thức ăn công nghiệp cao, thiếu vốn đầu tư,
kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, thiếu thông tin về thị trường, chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều bất cập…
Để thấy được khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn vùng ĐBSH đề tài đã đưa ra ba kịch bản: Giá FOB của sản phẩm xuất khẩu giảm 5%-10%-15%; Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi giảm 5%-10%-15%; Giá thành sản xuất giảm 5%-10%-15% so với ban đầu nhờ tăng năng suất Kết quả cho thấy, với mỗi kịch bản độc lập, sản phẩm thịt lợn vẫn có lợi thế so sánh
Từ những ưu thế và hạn chế trên, để chăn nuôi lợn vùng ĐBSH phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và sử dụng tốt lợi thế so sánh của mặt hàng thịt lợn xuất khẩu, cần giải quyết triệt để những hạn chế nêu trên
Tài liệu tham khảo Niên giám thống kê (2006) NXB Thống kê -
2005
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (2001) Báo
cáo “Tình hình thị trường thịt lợn Hồng Kông, Trung Quốc và một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn sang Hồng Kông, Trung Quốc từ 2001-2010”
Báo cáo của Cục Nông nghiệp-Bộ NN&PTNT, 2003-2004.
37
Trang 39(4) XÂY DỰNG MÔ HÌNH BÀI TOÁN VAY VỐN TÍN DỰNG GẮN VỚI DÒNG TIỀN
THU CHI TRONG HỘ NÔNG DÂN
1 Tác giả: Lê Hữu Ảnh, Bùi Thị Lâm
2 Phương pháp nghiên cứu
Kinh tế hộ nông dân (hay hộ trang trại) có đặc điểm không giống doanh nghiệp nênthường gặp khó khăn trong phân định chính xác đầu tư, chi phí, kết quả sản xuất cũng như
đánh giá lợi ích Về giác độ tài chính, các vấn đề đang đặt ra với hộ nông dân là: 1) Làm thế
nào để xác định được đầy đủ dòng tiền thu chi cho các hoạt động kinh tế đan xen với hoạt
động tiêu dùng? 2) Làm thế nào để kết hợp được nhu cầu tín dụng phù hợp với tính chất dòng
thu chi của các hoạt động trong hộ? 3) Có thể mô hình hoá sự liên hệ giữa vốn vay và hoạt
động kinh tế của hộ thông qua dòng tiền thu chi của hộ?
Bài viết này góp phần xác định dòng tiền thu chi theo thời gian trong kinh tế hộ nôngdân, từ đó đề xuất mô hình toán kinh tế cho hộ nông dân nhằm giải quyết nhu cầu thiếu hụttrong thu chi gắn với các phương thức cho vay hiện hành của ngân hàng ở nông thôn
Mô hình bài toán dòng tiền trong kinh tế hộ thể hiện một phần tính chất động(dynamic) theo dòng tiền trong ngắn hạn (dòng tiền thu chi được xác định trên cơ sở luânchuyển theo các tháng trong năm) Giả định của bài toán là các yếu tố liên quan đến dòng thuchi của hộ đều có thể mua (hoặc thuê) hay bán (hoặc cho thuê) tại thị trường địa phươngkhông hạn chế
3 Kết luận
Phân tích kết quả kinh tế hộ theo dòng tiền thu chi (qua số liệu điều tra hộ) cho thấy rõ
được mức độ cân đối dòng tiền theo từng tháng trong năm, từ đó có thể xác định được nhu
cầu vay vốn cho các tháng
Mô hình bài toán vay vốn tín dụng có thể chỉ ra số lượng vốn vay cần thiết hàng thánggắn với dòng tiền thu chi của hộ Khả năng tư vấn của bài toán là đề xuất mức vay, phươngthức vay, từ đó xác định mức tiết kiệm so với dự kiến vay thông thường
38
Trang 40Tạp chớ Khoa học và Phỏt triển 2009: Tập 7, số 2: 212- 218 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NễNG NGHIỆP HÀ NỘI
212
XÂY DựNG MÔ HìNH BμI TOáN VAY VốN TíN DụNG GắN VớI dòNG TIềN THU CHI TRONG Hộ NÔNG DÂN
An Application of Mathematical Model for Households’ Borrowing Activities
Lờ Hữu Ảnh, Bựi Thị Lõm
Khoa Kế toỏn và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội
TểM TẮT
Hộ nụng dõn Việt Nam hiện đang là khỏch hàng quan trọng của cỏc tổ chức tớn dụng chớnh thống trong nụng thụn Trờn thực tế, hộ nụng dõn chỉ tiếp cận được với 4 trong 9 phương thức cho vay hiện hành, do đú chưa phự hợp với nhu cầu vốn ở từng thời điểm theo đặc thự sản xuất kinh doanh của
hộ Bài viết này trỡnh bày nghiờn cứu sử dụng phương phỏp toỏn học và tiếp cận dũng tiền thu chi trong hộ nụng dõn (theo thỏng) để xõy dựng mụ hỡnh bài toỏn vay vốn tớn dụng cấp hộ nụng dõn Qua thử nghiệm thực tiễn, mụ hỡnh đó xỏc định được lượng vốn cần vay theo từng thỏng trong năm phự hợp với cỏc phương ỏn sản xuất kinh doanh của hộ Nhờ đú, mụ hỡnh cú thể giỳp cỏn bộ tớn dụng, cỏn bộ quản lý nụng thụn tư vấn cho hộ nụng dõn vay vốn theo cỏc phương thức hợp lý và tiết kiệm
Từ khúa: Dũng tiền, hộ nụng dõn, mụ hỡnh, tổ chức tớn dụng.
SUMMARY
In rural of Vietnam, farming households have become important clients of formal financial institutions However, currently there are only 4 out of notable 9 credit modes were applied by farmers due to the mismatch between lending requirements and households’ conditions Farmers are difficult
in obtaining proper credit for their monthly cash shortage since financial institutions fix the credit amount for each household in a certain time To amend this limitation, the research has developed a mathematical model that enable farmers calculating accurately monthly credit loan for their production activities based on cash flow at households Empirical evidences have shown effectiveness of model in advising for borrowing and lending activities
Key words: Cash flow, farming households, financial institutions, model
1 ĐặT VấN Đề
Từ khi được coi lμ đơn vị kinh tế tự chủ
(NQ10/BCT), hộ nông dân đã trở thμnh chủ
thể chính thức trong quan hệ kinh tế với các
chủ thể khác trên thị trường Trong việc vay
vốn, Nghị định 14/CP (1993) đã chính thức
bảo đảm về mặt pháp lý cho hộ nông dân vay
vốn ngân hμng, đồng thời lμ thời điểm đánh
dấu lần đầu tiên hộ nông dân lμ khách hμng
của tín dụng chính thống ở Việt Nam
Kinh tế hộ nông dân (hay hộ trang trại)
có đặc điểm không giống doanh nghiệp nên
thường gặp khó khăn trong phân định chính
xác đầu tư, chi phí, kết quả sản xuất cũng như đánh giá lợi ích Về giác độ tμi chính, các vấn đề đang đặt ra với hộ nông dân lμ: 1) Lμm thế nμo để xác định được đầy đủ dòng tiền thu chi cho các hoạt động kinh tế
đan xen với hoạt động tiêu dùng? 2) Lμm thế nμo để kết hợp được nhu cầu tín dụng phù hợp với tính chất dòng thu chi của các hoạt
động trong hộ? 3) Có thể mô hình hoá sự liên
hệ giữa vốn vay vμ hoạt động kinh tế của hộ thông qua dòng tiền thu chi của hộ?
Bμi viết nμy góp phần xác định dòng tiền thu chi theo thời gian trong kinh tế hộ nông dân, từ đó đề xuất mô hình toán kinh