1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ BỀN THANH BA, PHÚ THỌ

82 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 735 KB

Nội dung

+ Thời gian thực hiện đề tài: Năm 2013.- Về nội dung: + Nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động cung ứng chè nguyên liệubúp tươi tại công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ từ khâu quy

Trang 1

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ BỀN THANH BA, PHÚ THỌ

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, cung ứng luôn làhoạt động không thể thiếu Xã hội càng phát triển, cung ứng càng khẳng định rõhơn vai trò quan trọng của mình Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nềnkinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cung ứng đã thực sự trở thành vũkhí chiến lược sắc bén, giúp tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường nội địa và quốc tế

Cây chè là một loại cây công nghiệp đặc trưng và là thế mạnh trong kinh

tế nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và vùng Trung du miền núi phía Bắc nóiriêng Phú Thọ được chọn là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm để phát triểncác loại sản phẩm chè theo hướng sản xuất hàng hóa Cụ thể như: Quyết định số99/2008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/7/2008, Phú Thọ cần chuyểndịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợpvới tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong đó có ưu tiên phát triển cây chè tạiThanh Ba, Đoan Hùng và một số huyện trên địa bàn tỉnh

Sản phẩm chè ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, đồng thời lànguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như một số thị trường lớntrên thế giới như Châu Âu và Hoa Kỳ Cùng với sự phát triển của các ngànhcông nghiệp, sản phẩm chè ở Việt Nam ngoài việc sử dụng tươi, còn là nguyênliệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu Trong đó, công ty chè Phú Bền làcông ty có 100% vốn nước ngoài, đặt nhà máy tại thị trấn Thanh Ba, Phú Thọ làmột trong những doanh nghiệp điển hình tại Phú Thọ hoạt động trong lĩnh vựcchế biến và xuất khẩu chè

Công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ là công ty chuyên sản xuất kinhdoanh chè để xuất khẩu, trong những năm gần đây sản phẩm của công ty bị trả

Trang 6

lại và gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm chè xuất khẩu Phảichăng chất lượng của sản phẩm chè xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi nguồn chènguyên liệu cung ứng cho công ty? Vì vậy, nhóm nghiên cứu khoa học đã lựa

chọn đề tài “Quản lý hoạt động cung ứng chè nguyên liệu tại công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ” là công trình nghiên cứu khoa học năm 2013.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu chung

Nhằm nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiệnviệc quản lý hoạt động cung ứng chè nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu chètại công ty Chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cung ứng chè nguyên liệucho sản xuất và xuất khẩu chè tại công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 7

+ Thời gian thực hiện đề tài: Năm 2013.

- Về nội dung:

+ Nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động cung ứng chè nguyên liệubúp tươi tại công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ từ khâu quy hoạch vùngnguyên liệu và tổ chức sản xuất chè nguyên liệu búp tươi…

+ Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý hoạt độngcung ứng chè nguyên liệu cho xuất khẩu tại công ty chè Phú Bền Thanh Ba, PhúThọ trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm định hoàn thiện hoạt động cungứng chè cho công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.1 . Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Thực trạng hoạt động quản lý nguyên liệu chè búp tươi của công ty củacông ty ra sao? Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng, giá bánnguyên liệu chè búp tươi của các hộ trồng chè tại vùng cung ứng nguyên liệunhững năm vừa qua diễn biến như thế nào? Những giải pháp chủ yếu nào và giảipháp nào là tốt nhất nhằmhoàn thiện hoạt động cung ứng chè nguyên liệu tạicông ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ?

4.2 . Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp tiếp cận

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong khuôn khổ đề tàinày, chúng tôi sử dụng các phương pháp tiếp cận sau:

- Tiếp cận hệ thống: Đề tài sử dụng cách nhìn hệ thống nhằm xem xét việc

quản lý hoạt động cung ứng chè nguyên liệu của công ty là hệ thống (hệ thốngchính với nhiều hệ thống phụ, các giới hạn của các hệ thống, liên hệ giữa cáchợp phần trong hệ thống Xem xét mối liên hệ của vấn đề này với vấn đề khácnhư: Thu nhập của hộ trồng chè, sản lượng thành phẩm,

Trang 8

- Tiếp cận theo hai khu vực công và tư: đầu tư công và tư nhân cho sự phát

triển sản xuất tại khu vực vùng cung ứng chè nguyên liệu cho công ty vai trò khuvực công tác động vào khu vực tư, các chính sách phát triển vùng chè của tỉnh vàvùng chè nguyên liệu của công ty Dự án đầu tư công nhằm phát triển cơ sở hạtầng như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, thủy lợi, các công trình giảmthiểu rủi ro, năng lực kiểm soát dịch bệnh cho vùng trồng chè Hay các chươngtrình khuyến nông, đào tạo người nông dân trồng chè, chương trình giáo dục phổthông tại địa phương

- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia vàđánh giá của các tác nhân cung ứng đầu vào cho sản xuất, người nông dân trồngchè nguyên liệu và các cán bộ phòng ban và sự góp ý kiến của các chuyên giakinh tế - kỹ thuật nhằm đưa ra các gợi ý giải pháp phù hợp

4.2.2 Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu

- Thu thập số liệu: Đề tài chủ yếu thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài

đã được công bố từ các cơ quan thống kê các cấp, các báo cáo tổng kết, báo cáotài chính hàng năm của công ty, kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quanqua các năm từ 2010 đến năm 2012 nhằm phục vụ cho từng nội dung của đề tài:

bổ sung hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin chung của vùngnghiên cứu nhằm hệ thống hóa tài liệu trong vùng nghiên cứu, làm cơ sở đưa rađịnh hướng và giải pháp

- Số liệu thu thập được sàng lọc và tính toán qua bảng tính Excel

- Phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu các hiện tượngkinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Phương phápnày chúng tôi sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất kinh doanh của công

ty qua các năm có liên quan chặt chẽ đến việc cung ứng chè nguyên liệu củacông ty giai đoạn 2010 – 2012

Trang 9

- Phân tích bằng phương pháp thống kê so sánh được áp dụng để so sánhkết quả sản xuất kinh doanh, diện tích, năng suất, chất lượng và sự điều chỉnh giáthu mua nguyên liệu chè búp tươi ảnh hưởng đến quy hoạch và tạo vùng nguyênliệu cung ứng ổn định cho công ty.

- Phương pháp minh hoạ bằng sơ đồ: Phương pháp sơ đồ hóa được ứngdụng để thể hiện mô tả về bộ máy quản lý của công ty và bộ máy quản lý hoạtđộng cung ứng chè nguyên liệu cho công ty

- Ngoài ra, đề tài phân tích và luận giải vấn đề bằng lối diễn dịch và quynạp, tìm ra các hạn chế, nguyên nhân hạn chế của việc quản lý hoạt động cungứng chè nguyên liệu cho công ty và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các hạnchế đã nêu ra

5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, có thể trởthành nguồn liệu tham khảo giúp các công ty Chè thuộc loại hình công ty 100%vốn nước ngoài nói chung và công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ nói riêngxây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý hoạt động cung ứng chè nguyên liệu để

ổn định sản xuất Đề tài nghiên cứu tương đối toàn diện về hệ thống, không chỉ

có ý nghĩa thiết thực cho việc quản lý hoạt động cung ứng chè nguyên liệu chocông ty, mà còn có thể áp dụng đối với các đơn vị có điều kiện tương tự

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cung ứng nguyên liệu trongdoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động cung ứng chè nguyên liệu tạicông ty Chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ

Chương 3: Giải Pháp hoàn thiện quản lý hoạt động cung ứng chè nguyênliệu tại công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG

ỨNG NGUYÊN LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Cung ứng và quản trị cung ứng

1.1.1 Khái niệm về hoạt động cung ứng

Khi đề cập đến hoạt động cung ứng, người ta có thể dùng các từ như muahàng, thu mua, quản trị cung ứng Tuy vậy, đây là ba bước phát triển của hoạtđộng cung ứng

Mua hàng/Mua sắm (Purchasing) là một trong những chức năng cơ bản,không thể thiếu của mọi tổ chức Mua hàng gồm những hoạt động có liên quanđến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, các dịch vụ…để phục vụcho hoạt động của tổ chức Các hoạt động đó gồm:

- Phối hợp với các phòng ban, bộ phận để xác định nhu cầu nguyên vậtliệu, máy móc cần cung cấp;

- Tổng hợp nhu cầu của toàn bộ tổ chức, xác định lượng hàng hóa thực sựcần mua;

- Xác định nhà cung cấp tiềm năng;

- Thực hiện nghiên cứu thị trường

1.1.2 Quản trị cung ứng

Quản trị (Management) là hoạt động không thể thiếu trong mọi doanhnghiệp, mọi tổ chức Theo Stoner và Robbins “Quản trị là tiến trình bao gồmviệc hoạch định, tổ chức, quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong mộtđơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó” Trongmỗi tổ chức quản trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, các tác giả của giáo trình “Những vấn đề căn bản về quản trị”, Koontz và O’Donnell, đã viết: “có lẽ không

có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn công tác quản trị, bởi vìmọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là

Trang 11

thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhautheo nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” Như vậyquản trị được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động, mọi bộ phận của tổ chức,doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả (Đoàn ThịHồng Vân, 2011)

Quản trị cung ứng là chuỗi hoạt động phức tạp, trong đó các nhà quản trị

tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động của

tổ chức diễn ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả Nói cách khác, quản trị cungứng là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểmsoát toàn bộ hoạt động cung ứng của đơn vị nhằm đạt được mục tiêu đề ra mộtcách có hiệu quả nhất

Quản trị cung ứng là tiếp cận một cách khoa học – toàn diện và có hệthống quá trình cung ứng, nhằm thực hiện cung ứng một cách có hiệu quả

1.2 Quản lý cung ứng nguyên vật liệu

1.2.1 Khái niệm quản lý cung ứng nguyên vật liệu

Quản lý cung ứng nguyên vật liệu (NVL) là hoạt động của các nhà quảntrị nhằm làm cho NVL được đưa vào quá trình sản xuất được đều đặn và thuậnlợi Mục tiêu của việc quản lý này nhằm tạo ra nhiều giá trị và tạo ra lợi thế sosánh của công ty với mức chi phí thấp nhất

Giảm chi phí thông qua việc quản lý một cách chặt chẽ và khoa học cácNVL là con đường giúp công ty đạt hiệu quả cao trong sản xuất Trong các công

ty sản xuất, chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng cao, trong khoảng 50% đến 70%tổng doanh số Bởi vậy, chỉ cần giảm một phần nhỏ chi phí này thì cũng đã cóảnh hưởng lớn đến các lợi nhuận của công ty

Quản lý cung ứng NVL là nhiệm vụ quan trọng của công ty kinh doanhquốc tế Công ty cần phải kết hợp các dòng cung ứng các bộ phận của sản phẩmđồng bộ để bảo đảm cho hệ thống sản xuất hoạt động thông suốt Công ty cũng

Trang 12

phải dự đoán thời gian sản phẩm dừng ở khâu phân phối Những nhiệm vụ nàyrất phức tạp do yếu tố không gian và việc thực hiện các thủ tục hải quan là đadạng và phức tạp Mục đích của việc quản lý này là giảm chi phí, nâng cao hiệuquả sử dụng NVL để đạt các lợi thế cạnh tranh.

1.2.2 Các phương pháp quản lý nguyên vật liệu

1.2.2.1 Phương pháp quản lý NVL không có dự trữ (Just-in- time)

Phương pháp quản lý NVL không có dự trữ (JIT) do người Nhật khởixướng từ những năm 50 và 60 Hiện nay phương pháp này được ứng dụng rộngrãi ở các công ty sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong sự thành côngcủa công ty Phương pháp JIT là phương pháp tiết kiệm chi phí trong việc dự trữNVL bằng cách dùng hệ thống tính toán và hoạt động sao cho chỉ chuyển NVLđến nơi sản xuất vào thời điểm cần cho quá trình chế tạo chứ không chở đếntrước và chờ đợi Làm như vậy sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí nhờ tăng vòngvốn lưu động và chi phí bảo quản NVL dự trữ

Tuy nhiên, dùng phương pháp JIT này cũng có thể gặp phải tình trạngthiếu NVL do những nguyên nhân không được tính trước đối với nhà cung cấp.Hơn nữa, thực hiện phương pháp này làm cho công ty phụ thuộc vào nhà cungcấp bán thành phẩm quan trọng Trong trường hợp nhu cầu trên thị trường về sảnphẩm đột ngột tăng nhanh thì việc áp dụng phương pháp này cũng gây khó khăn

1.2.2.2 Tổ chức hợp lý quá trình di chuyển nguyên vật liệu

Khi tham gia vào thị trường quốc tế thì sự đa dạng của thị trường vànguồn cung cấp NVL sẽ tăng lên Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽnhững vấn đề liên quan đến NVL vì có rất nhiều yếu tố chi phí liên quan đếnmua NVL như: Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, vận chuyển, sản xuất NVL, thôngtin liên lạc, thuế, các nghĩa vụ xuất nhập khẩu và quản lý Do các mối quan hệ vềmặt tổ chức tăng lên nhanh chóng nên chúng ta cần phải quản lý và kiểm soátchúng Những mối quan hệ này có sự tham gia của các yếu tố vật chất, vốn,

Trang 13

thông tin và con người mà công ty cần phải tổ chức phối hợp trong quá trình sảnxuất ra sản phẩm và tạo ra giá trị.

Như chúng ta biết, việc mua NVL, sản xuất và phân phối không phải làcác vấn đề riêng lẻ mà là 3 mặt của một vấn đề cơ bản; đó là kiểm soát dòngNVL và sản phẩm mua từ nhà cung cấp, qua chế tạo và sau đó phân phối đến tayngười tiêu dùng Phương pháp quản lý NVL truyền thống là phương pháp không

có sự quản lý thống nhất giữa các khâu mua NVL, lập kế hoạch, kiểm soát sảnxuất và phân phối sản phẩm Trong phương pháp này, kế hoạch và kiểm soátthuộc chức năng của khâu sản xuất, phân phối sản phẩm thuộc chức năng củakhâu marketing Phương pháp quản lý mới chú trọng sự thống nhất của các hoạtđộng nói trên Các hoạt động mua NVL, kế hoạch và kiểm soát sản xuất, phânphối sản phẩm đều thuộc chức năng của khâu quản lý NVL Phương pháp tổchức này phát huy vai trò quản lý NVL trong quá trình sản xuất sản phẩm

Một vấn đề cần quan tâm trong quản lý NVL là lựa chọn giữa quản lý tậptrung hay không tập trung ở cấp công ty Nếu chức năng này được tập trung tạicấp công ty thì sẽ tạo hiệu quả trong quá trình thực hiện mục tiêu của côngty.Tuy nhiên, đối với những nhà kinh doanh trên phạm vi quốc tế rộng lớn baogồm nhiều nhà máy sản xuất ở các nước khác nhau thì việc tập trung quản lý sẽdẫn đến các trường hợp quá tải và không hiệu quả kinh tế Nên chức năng nàykhông tập trung tại cấp công ty mà nên phân cho các cấp nhà máy trong công tynhưng vẫn có sự kiểm soát của công ty để quản lý tập trung thống nhất Ưu thếcủa hình thức quản lý không tập trung trong chức năng này là vận dụng nhữnghiểu biết và kỹ thuật đặc thù của từng nhà máy đối với các nhà cung cấp trongcác khu vực lãnh thổ khác nhau để có những quyết định phù hợp

Tuy vậy, khiếm khuyết của hình thức quản lý không tập trung là thiếu sựhợp tác của các chi nhánh và các nhà máy nên không thể quản lý thống nhấttrong phạm vi quốc tế để lựa chọn nguồn NVL Phương pháp quản lý không tập

Trang 14

trung cũng dẫn đến không tiết kiệm chi phí vì hoạt động lặp lại của các nhà máyriêng biệt Tuy nhiên, các khiếm khuyết kể trên sẽ được khắc phục nếu công ty

có hệ thống thông tin kết nối tốt giữa lãnh đạo công ty và các nhóm thực hiệnchức năng này ở cấp nhà máy

1.3 Vai trò, ý nghĩa của quản trị cung ứng nguyên liệu cho công ty sản xuất

1.3.1 Vai trò của quản trị cung ứng trong kinh doanh

1.3.1.1 Quản trị cung ứng là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong mọi

tổ chức

Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều cần có các hoạt động sau:

* SÁNG TẠO (Creation) – phải có ý tưởng và khả năng sáng tạo không ngừng

* TÀI CHÍNH (Finance) – thu hút vốn và quản lý nguồn vốn

* NHÂN SỰ (Personel) – quản lý nguồn nhân lực

* MUA HÀNG (Purchasing) – thu mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch

vụ để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

* SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN (Conversion) – tổ chức sản xuất chế biến nguyên vậtliệu thành sản phẩm

* PHÂN PHỐI (Distribution) – tiếp nhận và bán hàng hóa, dịch vụ do doanhnghiệp làm ra

Như vậy mọi doanh nghiệp không thể tồn tại, phát triển, nếu không đượccung cấp các yếu tố đầu vào: Nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch vụ… Cungứng là hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu đó của doanh nghiệp – cung ứng làhoạt động không thể thiếu trong tổ chức

1.3.1.2 Quản trị cung ứng là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tạo ra nhiều lợi nhuận Để đạt đượcmục tiêu đó, cần có:

Trang 15

1.3.1.3 Quản trị cung ứng đóng vai trò người quản lý hoạt động sản xuất từ bên ngoài

Để đáp ứng nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc cho sản xuất,

có 2 nguồn: Doanh nghiệp tự sản xuất hoặc thu mua, đặt hàng từ bên ngoài

Nếu cung ứng làm tốt chức năng của mình: Cung cấp nguyên vật liệu

đúng tên gọi và chất lượng, đủ số lượng, kịp thời gian và với chi phí thấp, thì sản

xuất sẽ tiến hành liên tục, nhịp nhàng, mang lại hiệu quả cao: Còn ngược lại thìsản xuất sẽ bị gián đoạn và hiệu quả thấp Cung ứng không chỉ điều phối hoạtđộng sản xuất - kinh doanh của chính doanh nghiệp của mình mà còn có khảnăng can thiệp, chi phối hoạt động sản xuất – kinh doanh của các nhà cung cấp(hỗ trợ tài chính, cung cấp trang thiết bị phù hợp, hướng dẫn kỹ thuật…) Dovậy, cung ứng chính là người điều phối sản xuất từ bên ngoài

Trang 16

1.3.2 Ý nghĩa của quản trị cung ứng

Cung ứng có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:

- Đảm bảo cho sản xuất tiến hành nhịp nhàng, liên tục

- Tạo điều kiện nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, kích thích cáchoạt động sáng tạo, áp dụng các kỹ thuật mới, tạo ra các năng lực sản xuất mới

- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm

- Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị

1.4 Mục tiêu của quản lý hoạt động cung ứng

1.4.1 Ở cấp cao

Các nhà lãnh đạo yêu cầu bộ phận cung ứng phải đạt được mục tiêu “5đúng”: Đó là đúng chất lượng, đúng nhà cung cấp, đúng số lượng, đúng thờiđiểm và đúng giá

1.4.2 Ở bộ phận chiến lược quản trị cung ứng

Tại đây người ta đặt ra tám mục tiêu gồm (1) Đảm bảo cho hoạt động củacông ty được liên tục, ổn định; (2) Mua được hàng với giá cạnh tranh; (3) Muahàng một cách khôn ngoan; (4) Dự trữ ở mức tối ưu; (5) Phát triển những nguồnlực cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy; (6) Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với cácnhà cung cấp hiện có; (7) Tăng cường hợp tác với các phòng ban khác trongcông ty; (8) Thực hiện mua hàng một cách có hiệu quả

Ngoài ra, ở bộ phận nghiệp vụ cung ứng mục tiêu phải hoàn thành tốt các

kế hoạch mua hàng/cung ứng đã đặt ra

1.5 Nội dung của công tác quản lý cung ứng nguyên liệu trong doanh nghiệp

1.5.1 Qui hoạch vùng cung ứng nguyên liệu

1.5.1.1 Xác định nhu cầu nguyên liệu

a Nhu cầu nguyên liệu và ý nghĩa của việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu

Kế hoạch cung ứng NVL là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong

kế hoạch toàn bộ hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Kế hoạchcung ứng NVL phản ánh toàn bộ các giải pháp cung cấp NVL nhằm đảm bảo

Trang 17

cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng theo đúngtiến độ đã định

Nếu kế hoạch sản xuất – kinh doanh là phương hướng hoạt động củadoanh nghiệp, thì kế hoạch cung ứng NVL chính là điều kiện, biện pháp để kếhoạch sản xuất – kinh doanh được thực hiện Vì vậy, kế hoạch cung ứng đượclập một cách khoa học, đúng đắn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sản xuấtđược đều đặn, nhịp nhàng, đồng thời giảm được chi phí, đem lại hiệu quả kinh tếcho doanh nghiệp

Xác định nhu cầu NVL là bước đầu tiên của việc lập kế hoạch cung ứng,nên nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Ông cha ta đã dạy: “Vạn sự khởi đầunan”, việc đảm bảo NVL cho sản xuất có được kịp thời, đầy đủ, đúng yêu cầu về

số lượng, chất lượng, chủng loại… hay không, một phần lớn do việc tính toánnhu cầu nguyên NVL quyết định

Xác định nhu cầu NVL là một việc rất phức tạp Để quá trình sản xuất cóthể diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thì cần xác định chính xác nhu cầu và cung ứngNVL đầy đủ cho nhiều mục đích khác nhau Chỉ tính riêng cho việc hoàn thànhnhiệm vụ sản xuất chính, thì ngoài nhu cầu NVL cho sản xuất sản phẩm, cònphải tính đến nhu cầu NVL cho xây dựng cơ bản, nhu cầu NVL cho hoạt độngnghiên cứu và phát triển, nhu cầu NVL cho dự trữ…

Đối với mỗi loại nhu cầu, có nghiệp vụ và phương pháp tính toán riêng.Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, những công thức tính riêng biệt, nhưng nhìnchung, muốn xác định nhu cầu NVL đều phải dựa vào hai căn cứ: kế hoạch sảnxuất và mức sử dụng NVL

b Căn cứ để xác định nhu cầu nguyên liệu

* Kế hoạch sản xuất – kinh doanh

Kế hoạc sản xuất là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch cung ứng NVL.Mục tiêu của kế hoạch sản xuất là sắp xếp sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lựccủa công ty, phối hợp hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong công ty để thực

Trang 18

hiện quá trình sản xuất đạt chất lượng tốt, đúng lịch trình đã định, với tổng chiphí thấp nhất

Lập kế hoạch sản xuất và quản trị sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt,quyết định sự sống còn của doanh nghiệp nên trong mọi thời đại người ta đều hếtsức quan tâm đến lĩnh vực này Nếu như trước đây, các công ty đều lập kế hoạchsản xuất “bằng tay” với việc sử dụng sơ đồ Gantt và các bảng lịch trình làm việc

cụ thể, thì ngày nay, hầu hết các công ty đều sử dụng máy vi tính để công việcnày ngày một chính xác hơn, khoa học hơn

* Mức và định mức sử dụng nguyên liệu

Lượng nguyên vật liệu (NVL) cần thiết được xác định một cách khoa học

và hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể để làm ra một đơn vị sản phẩm(hay hoàn thành một công việc) được gọi là mức sử dụng NVL

Muốn xây dựng và thực hiện được mức sử dụng NVL trong thực tế người

ta phải trải qua các bước dự thảo và tính toán mức; xét duyệt mức; ban hànhmức; tổ chức áp dụng mức trong điều kiện sản xuất cụ thể

c Dự báo nhu cầu nguyên liệu

Dự báo là báo trước khả năng sẽ xảy ra cho kì tương lai bằng một số liệuthống kê cụ thể, hay bằng một viễn cảnh được mô tả bằng lời văn hoặc bằng mộtcách mô tả nào khác trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của hiện tượngnghiên cứu trong quá trình và hiện tại

Dự báo trong hoạt động cung ứng giúp nhận biết được nhu cầu nguyên vậtliệu trong khi chưa biết chính xác kế hoạch sản xuất và mức sử dụng nguyên vậtliệu để sản xuất sản phẩm Giúp công ty lập được kế hoạch cung ứng nguyên vậtliệu, tính toán được lượng nguyên vật liệu cần dự trữ nhằm giảm chi phí, tăngnăng suất lao động, tăng hiệu quả của hoạt động cung ứng, tăng hiệu quả củahoạt động sản xuất kinh doanh

Để dự báo nhà dự báo cần được cung cấp thông tin, số liệu có thể được lấy

từ nguồn sơ cấp đó là các thông tin số liệu lần đầu tiên thu thập được chưa qua

xử lý hoặc số liệu lấy từ nguồn thứ cấp do kế thừa từ các công trình nghiên cứu,

Trang 19

các báo cáo tổng kết, các kết quả của công trình, đề tài Từ đó, dựa trên các giátrị thống kê đo lường mức độ phân tán, tập trung để đưa ra bản dự báo.

1.5.1.2 Nguồn cung cấp và lựa chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu

a Nguồn cung cấp nguyên vật liệu

- Xác định đúng nhu cầu vật tư có tầm quan trọng đặc biệt, đó là khâu mởđầu của toàn bộ quá trình cung ứng vật tư Nhưng nếu nhu cầu được xác địnhchính xác, mà không có nguồn cung cấp thích hợp, thì quá trình cung ứng khôngthể thực hiện tốt được, việc xác định nhu cầu trở thành vô nghĩa Vì vậy phải hếtsức chú ý đến khâu chọn nguồn cung cấp

Vật tư để đảm bảo cho sản xuất, có thể đến từ hai nguồn:

- Tự làm lấy (nguồn nội bộ công ty)

- Đi mua (nguồn cung cấp bên ngoài)

Để chọn được nguồn cung cấp thích hợp, câu hỏi đầu tiên được đặt ra: tựlàm hay đi mua? (Make or Buy?) Lời đáp khoa học cho câu hỏi này sẽ tìm đượctrên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của doanhnghiệp Nếu việc sản xuất những mặt hàng doanh nghiệp có nhu cầu phù hợp vớithế mạnh, tiềm năng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, thì nên tự sản xuất.Còn nếu ngược lại thì nên đi mua Khi đã quyết định đi mua, thì cần chọn chođược các nhà cung cấp tiềm năng Cần có sự so sánh, phân tích khĩ lưỡng về ưu,nhược điểm của các nhà cung cấp, về chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian giaohàng… của các hàng hóa họ có thể cung cấp

b Phát triển và duy trì nguồn cung cấp nguyên vật liệu bền vững

Xây dựng được nguồn cung cấp tốt, bền vững là điều tối cần thiết đảm bảocho sự tồn tại và phát triển của một công ty trong điều kiện hội nhập toàn cầu vàcạnh tranh gay gắt hiện nay Nguồn cung cấp tốt là tài sản vô giá của công ty, nócũng có vị trí quan trọng không hề thua kém vai trò của các kỹ sư thiết kế và độingũ công nhân lành nghề Đặc biệt đối với các công ty công nghệ cao, kỹ thuậthiện đại, nguyên liệu đầu vao khan hiếm, thì nguồn cung cấp lại càng có ý nghĩa

Trang 20

to lớn hơn Chính vì lẽ đó, mà giờ đây các công ty, tập đoàn lớn đều hết sức quantâm xây dựng nguồn cung cấp bền vững.

1.5.2 Tổ chức trong quản trị cung ứng nguyên liệu

Tổ chức trong quản trị cung ứng nguyên liệu là hệ thống những hoạt độnghay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thứcnhằm đạt mục tiêu chung

Công tác tổ chức cung ứng nguyên liệu là việc nhóm gộp các hoạt độngcần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một ngườiquản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó và là việc tạo điều kiện cho sựliên kết ngang và liên kết dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức cung ứng nguyên liệu là tổng hợp các bộ phận khác nhauđược chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bốtrí theo nhiều cấp nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của quản trị và phục vụmục tiêu chung đã xác định

Nếu cơ cấu tổ chức cung ứng nguyên liệu càng khoa học, hợp lý thì càng

có tác dụng tốt đối với kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức Ngược lại, nếu

cơ cấu tổ chức cung ứng nguyên liệu càng cồng kềnh, phức tạp, thiết kế khôngphù hợp với nhu cầu thực tế, bố trí nhân viên không đúng chỗ nó sẽ trở thànhyếu tố kìm hãm sự phát triển của tổ chức

Thực tế đã xuất hiện nhiều kiểu cơ cấu tổ cung ứng nguyên liệu chức khácnhau như cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, cơ cấu trực tuyến chức năng, cơcấu theo kiểu ma trận, cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, cơ cấu tổ chức theo vị tríđịa lý, cơ cấu tổ chức theo khách hàng Nhưng hiện nay ở nước ta chủ yếu tồn tại

cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng vì nó vừa tận dụng được ưu điểm của cở cấutrực tuyến và cơ cấu chức năng đó là tận dụng được sự chuyên môn hóa cao

Trang 21

1.5.3 Lãnh đạo cung ứng nguyên liệu

Quản trị nguyên liệu cũng chính là quản trị vật liệu (NVL) cho công ty , làchuỗi hoạt động phức tạp, trong đó các nhà quản trị lãnh đạo cung ứng NVLnhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng vàhiệu quả Nói cách khác, quản trị nguyên vật liệu là quá trình hoạch định, tổ chứcthực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động cung ứng NVL của đơn vịnhằm đạt được hiệu quả cao nhất Mục tiêu của quản trị NVL thường gắn liềnvới mục tiêu của doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận có thể chấp nhận được

và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt

Quản trị NVL hướng đến mục tiêu chủ yếu là tối ưu hóa các chi phí cơ bảnchi phí NVL, nâng cao chất lượng NVL, quản lý dòng lưu chuyển NVL trongtoàn bộ hệ thống từ khâu thu mua, sản xuất, vận chuyển nhằm đáp ứng tốt nhucầu thị trường

Quản trị cung ứng nguyên vật liệu nhằm hỗ trợ cho bộ phận sản xuất vànhững khách hàng nội bộ khác mà không phải là người tiêu dùng cuối cùng nên

nó khác với quản trị quá trình phân phối sản phẩm

Nội dung quy trình cung ứng NVL bao gồm: Xác định nhu cầu NVL, lựachọn nhà cung cấp, lập đơn hàng, ký hợp đồng cung ứng, tổ chức đơn đặt hàng

và nhập kho – bảo quản – cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu

1.5.4 Kiểm tra hoạt động cung ứng nguyên liệu

Sau khi đã đề ra những mục tiêu, xác định những kế hoạch, vạch rõ việcxếp đặt cơ cấu, tuyển dụng, huấn luyện và động viên nhân sự, công việc còn lạivẫn còn có thể thất bại nếu không kiểm tra Công tác kiểm tra bao gồm việc xácđịnh thành quả, so sánh thành quả thực tế với thành quả đã được xác định và tiếnhành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm bảo đảm tổ chức đang trênđường đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu

Trang 22

Quản lý hoạt động cung ứng nguyên liệu không những kiểm tra về mặt sốlượng, cách thức và mặt hàng cung ứng mà còn kiểm tra nghiêm ngặt về quytrình tạo ra nguyên liệu tại các hộ dân tạo vùng nguyên liệu cho công ty Bởi lẽnếu không kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu từ khâu tạo ra nguyên liệu sẽ ảnhhưởng lớn tới nguyên liệu thành phẩm sau này và không thể khắc phục nổi, ví dụnhư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trong, nguyên liệu bị nhiễm tạpchất

Bên cạnh đó, việc dự trữ nguyên vật liệu giúp công ty chủ động trong sản xuất

Dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ phụ tùng, thành phẩm

dự trữ… Nguyên vật liệu dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản củadoanh nghiệp Do vậy, việc quản lý, kiểm soát tốt nguyên vật liệu dự trữ rất quantrọng và góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, có hiệu quả

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động cung ứng nguyên liệu trong doanh nghiệp

1.6.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có tácđộng rất lớn tới công tác quản lý hoạt động cung ứng nguyên vật liệu trong cácdoanh nghiệp Các yếu tố này có thể tác động theo chiều hướng khác nhau, ởmức độ khác nhau vào những thời điểm có thể không giống nhau Vì vậy, doanhnghiệp phải luôn chủ động trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến côngtác quản lý hoạt động cung ứng nguyên liệu trong doanh nghiệp nguyên liệu đểtác động kịp thời, tạo điều kiện để công tác cung ứng nguyên vật liệu được diễn

ra thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong bao gồm: Mục tiêu, chiến lược,chính sách của doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài chính, nguồnnhân lực hiện tại và sự thực hiện các chức năng khác của quản trị hoạt động cungứng nguyên vật liệu…

Trang 23

1.6.1.1 Mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp.

Mục tiêu, chiến lược kinh tế là vẫn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.Nhưng mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiêptrong đó có quản trị hoạt động cung ứng nguyên vật liệu Tuỳ vào từng giaiđoạn, doanh nghiệp muốn mở rộng mô hình sản xuất hay thay đổi hình thức kinhdoanh … Thì quản trị hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cần phải được quantâm thỏa đáng phù hợp với những thay đổi để duy trì hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình

Ngoài ra, những chính sách, triết lý quản lý, quan niệm của người lãnh đạo

về quản trị hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp cũng ảnhhưởng lớn đến hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp Doanh nghiệp có nhữngchính sách tốt quan tâm đến quản trị hoạt động cung ứng nguyên vật liệu thì hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở nên ổn định về chất lượng sảnphẩm hơn

1.6.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt doanh nghiệp đó sẽ có điều kiện thuậnlợi để đầu tư cho hoạt động cung ứng nguyên liệu tốt hơn Ngược lại nếu hoạtđộng cung ứng chè nguyên liệu được đầu tư thỏa đáng là cơ sở giúp doanhnghiệp chè thu lợi nhuận cao, uy tín với khách hàng và có điều kiện mở rộng sản

xuất, kinh doanh

Điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến công táccung ứng nguyên liệu trong doanh nghiệp Bởi vì khi điều kiện cơ sở vật chất vàcông nghệ được đảm bảo thì công ty mới có đủ điều kiện thuận lợi để kiểm tra,giám sát sự chuẩn hóa sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào, từ công tác quyhoạch vùng cung ứng nguyên liệu đến hệ thống máy móc, trang thiết bị để cơgiới hóa cũng như sử dụng các giống mới nhằm nâng cao năng suất và chấtlượng vùng cung ứng nguyên liệu cho công ty

Trang 24

1.6.1.3 Cơ cấu của tổ chức và lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, sựtrao đổi thông tin thuận lợi và mức độ gắn kết các bộ phận càng cao Ngược lại,

tổ chức bộ máy càng cồng kềnh, phức tạp thì quản lý càng khó, dẫn đến trongcông tác quản trị hoạt động cung ứng nguyên vật liệu sẽ khó thực hiện một cáchđồng bộ và linh hoạt Ngoài ra sự thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đếnhoạt động quản trị các yếu tố đầu vào nói chung trong doanh nghiệp và nguyênvật liệu nói riêng Do vậy, đối với doanh nghiệp lớn công tác quản trị hoạt độngcung ứng nguyên vật liệu là rất cần thiết và phải được thực hiện một cách đồng

bộ linh hoạt

Ngoài ra các yếu tố về trình độ chuyên môn của người lao động, nguồn tàichính chi cho hoạt động đầu tư cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nóichung và nguyên liệu cho công ty chè nói riêng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới

sự tồn tại và phát triển bền vững của các công ty

1.6.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Chủtrương, chính sách của Nhà nước; Môi trường pháp lý của doanh nghiệp; Khoahọc công nghệ…

1.6.2.1 Môi trường pháp lý của doanh nghiệp và các chính sách của Nhà nước.

Chủ trương, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạtđộng của doanh nghiệp nói chung cũng như công tác quản lý hoạt động cung ứngnguyên vật liệu trong doanh nghiệp Trong đó có những chính sách về giá trần,giá sàn, các quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông và những công cụ đượcNhà nước đưa ra để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Chẳng hạn như

“Chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách thấtnghiệp….”, nó được thể chế bằng pháp luật của Nhà nước để nâng cao đời sốngcho người lao động tại các vùng chè nguyên liệu là cơ sở giúp doanh nghiệp có

Trang 25

được vùng cung ứng nguyên liệu ổn định sản xuất Bên cạnh đó, Nhà nước còn

có những chính sách nhằm thu hút, ưu đãi để các chủ đầu tư mở rộng sản xuấtkinh doanh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động có tầm quan trọngkhông nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

* Môi trường kinh tế

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, người lao động trồng chè muốnthu nhập cao hơn, vị trí tốt hơn trong xã hội thì việc nâng cao kiến thức, tay nghềchuyên môn là cần thiết bao giờ hết Nguồn kinh phí hỗ trợ của doanh nghiệpcho người lao động đi đào tạo về quy trình trồng, chăm sóc chè sẽ có tác dụngkich thích họ tham gia đào tạo, học tập nhiều hơn Góp phần tăng năng suất laođộng và đảm bảo quy trình kĩ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm về chènguyên liệu

* Môi trường văn hoá xã hội

Môi trường văn hoá trong và ngoài doanh nghiệp đều có tác động khôngnhỏ đến việc tạo ra chè nguyên liệu và quản lý hoạt động cung ứng chè nguyênliệu Tập quán canh tác và trình độ nhận thức của người trồng chè ảnh hưởng rấtlớn đến chất lượng chè búp tươi thu hoạch Bởi lẽ, sự tự do trong việc chăm sóc,chăm bón, sự không định lượng chính xác lượng thuốc kích thích, thuốc bảo vệthực vật chỉ áng chừng làm cho dư lượng tồn đọng trong sản phẩm chè gây nguyhại đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của sản phẩm, uy tín của công ty

* Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển hiện đại, điều này đã kéo theo

sự thay đổi của hàng loạt các hoạt động trong tổ chức như thay đổi về dâychuyền công nghệ, máy móc thiết bị, các giống chè được cải tạo cả về năng suất

và chất lượng Hoạt động chăm sóc và thu hoạch chè búp tươi đã dần được cơgiới hóa giúp tăng năng suất lao động, giảm tổn thất khi thu hoạch và tạo ra độđồng đều của sản phẩm tốt hơn khi sử dụng các biện pháp thủ công

Trang 26

1.7 Bài học kinh nghiệm quản lý hoạt động cung ứng nguyên liệu công ty Vinamilk và Ford

1.7.1 Công ty Vinamilk

Sau hơn 30 năm tồn tại và phát triển, đến nay Vinamilk đã xây dựng được

9 nhà máy hiện đại, 5 trang trại, 1 tổng kho, sản xuất được hơn 200 mặt hàng sữa

và các sản phẩm từ sữa Bên cạnh cung cấp cho thị trường nội địa, Vinamilk đãxuất khẩu sang nhiều nước như: Mỹ, Pháp, Cannada, các nước Trung Đông,Đông Nam Á

Để có được những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêudùng, Vinamilk rất chú trọng đến nguồn nguyên liệu sữa, đặc biệt rất quan tâm đếncác nhà cung cấp Nguyên liệu sữa của Vinamilk được cung cấp từ ba nguồn:

- Các trang trại của Vinamilk: Hiện công ty có 5 trang trại nuôi bò sữa

hiện đại với nguồn bò giống từ Úc và Newzealand Tiêu chuẩn để tuyển chọntheo một số tiêu chí của Vinamilk Tiêu chuẩn để chọn các nhà cung cấp bògiống: Chất lượng sản phẩm (bò sữa, sữa) tốt – Bò thuộc giống Holstein Friesianthuần, có gia phả lý lịch ba đời và được cấp giấy chứng nhận của hiệp hội Giống

bò sữa Holstein Friesian; Trình độ kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến; Khả năng cungcấp ổn định; Đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật cho Vinamlk

- Các hộ nông dân chăn nuôi trong nước: Hiện Vinamilk đã ký hợp đồng

thu mua sữa tươi trực tiếp với hơn 5.000 hộ nông dân Các hộ được tuyển chọntheo một số tiêu chí của Vinamilk về chuồng trại, đồng cỏ kỹ thuật và thiết bị.Sau khi được tuyển chọn sẽ ký hợp đồng, trong đó có một số tiêu chuẩn nghiêmngặt để đảm bảo chất lượng sữa Sau khi ký hợp đồng, người nuôi bò sẽ nhận hỗtrợ vốn từ công ty để cải tạo chuồng trại, đồng cỏ… Phối hợp với tổ chức khuyếnnông địa phương tập huấn cho nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, vắt sữa, bảo quảnsữa nằm đảm bảo chất lượng; Vinamilk tham gia tài trợ cho các hội thi bò sữa;Xây dựng tài liệu kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tóm tắt cho các hộ nông dân; Phối

Trang 27

hợp với công ty thức ăn cho bò ổn định về chất lượng và giá cả (công tyProconco, công ty Anderson cung cấp cỏ khô, Olsson cung cấp đá liếm, thức ăn

bổ sung dinh dưỡng ; Tổ chức tham quan các trang trại chăn nuôi công nghệcao, các hộ chăn nuôi theo kiểu mẫu

- Nhập khẩu sữa từ nước ngoài: Để đảm bảo nguồn sữa cung cấp cho sản

xuất, công ty nhập khẩu sữa bột từ nước ngoài gần 50% nguồn nguyên liệu sữacủa công ty Công ty Vinamilk chọn các nhà cung cấp uy tín, như Fonterra – tậpđoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cung cấp sữa và các sản phẩm

từ sữa; Hoogwegt International – một tập đoàn có gần nửa thế kỷ hoạt độngtrong lĩnh vực cung cấp sữa bột cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng Châu

Âu và thế giới

Tuy nhiên, Vinamilk với mục tiêu từng bước chủ động nguồn nguyên liệutrong nước, công ty tiếp tục phát triển các trang trại chăn nuôi bò sữa với quytrình khép kín, kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, tiên tiến theo đúng tiêu chuẩn quốc tế(hiện các trang trại rất hiện đại được công ty xây dựng ở Nghệ An), đồng thờicủng cố và mở rộng hệ thống chăn nuôi bò sữa nông hộ

1.7.2 Công ty Ford

Những năm 1980, nhờ áp dụng phương pháp JIT mà Ford đã tiết kiệmđược 3 tỷ USD Như vậy, nhờ cách này mà Ford đã tăng chu chuyển của vốnmua NVL từ 6 lần lên hơn 9 lần trong 1 năm, do đó giảm chi phí dự trữ NVLkhoảng một phần ba Một lợi ích khác của hệ thống JIT là có thể giúp công tyhoàn thiện hệ thống chất lượng sản phẩm Trong JIT, NVL được đưa vào hệthống chế tạo ngay chứ không chờ dự trữ trong kho Điều này cho phép nhữngNVL hỏng được loại bỏ ngay, nhờ đó mà loại trừ việc sản xuất sản phẩm hỏng

do dùng những NVL không đúng tiêu chuẩn Nếu không dùng phương pháp JITthì những NVL không đủ tiêu chuẩn được dự trữ ở kho sẽ không được phát hiện

để báo lại cho nhà cung cấp sửa chữa kịp thời

Trang 28

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ BỀN THANH BA, PHÚ THỌ

2.1 Khái quát chung về công ty chè Phú Bền Thanh Ba, Phú Thọ

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

2.1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp

- Tên công ty: Công ty chè Phú Bền

- Địa chỉ: Thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

- Điện thoại: 84-210.3.885.076 Fax: 84-210.3.885.076

- Tài khoản ngân hàng: 102010000250081

- Tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Phú Thọ

- MST: 2600110110

- Vốn điều lệ: 6.250.000 USD

2.1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của công ty Chè Phú Bền

* Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của công ty

Công ty chè Phú Bền được thành lập ngày 8.3.1995 sau lễ ký Biên bản ghinhớ giữa Tổng công ty chè Việt Nam và tập đoàn S.A SIPEF, vương quốc Bỉngày 17.4.1994 Khi đó Công ty chè Phú Bền gồm hai thành viên: SIPEF nắmgiữ 60% vốn đầu tư, Vinatea nắm giữ 40%

Khi mới thành lập công ty chè Phú Bền chỉ có nhà máy chè Phú Thọ bắtđầu sản xuất chè CTC vào ngày 01.4.1996 Sau khi được chuyển đổi từ côngnghệ Othodox, ngày 3.3.1998 liên doanh tiếp quản nhà máy chè Hạ Hoà

Ngày 9.6.2000 tiếp quản thêm Nông trường Vân Lĩnh và Vân Hùng nay làNông trường Phú Thọ và Nông trường Hạ Hoà nhập vào nhà máy chè Phú Thọ

Trang 29

và Hạ Hoà Đến 7.11.2001, tiếp quản tiếp Nhà máy chè Đoan Hùng và Nôngtrường Đoan Hùng

Thực hiện chính sách Cổ phần hoá của chính phủ, ngày 30.11.2003 tổngcông ty chè Việt Nam đã bán nốt 40% cổ phần của mình cho SIPEF và như vậyCông ty Liên doanh chè Phú Bền được chuyển đổi thành Công ty Chè Phú Bền100% vốn nước ngoài vào

Nhà máy chè Đoan Hùng được chuyển đổi thành nhà máy sản xuất 100%chè CTC và bắt đầu sản xuất vào 10.6.2004

Sản phẩm chè đen CTC của công ty đã được cấp thương hiệu quốc gia chèViệt Nam, các sản phẩm chè xanh, chè đen xuất khẩu của Phú Bền đã chiếm lĩnhđược nhiều thị trường chè Pakistan, Afghanistan, Nga, Mỹ…

Ngày 31.12.2008 tập đoàn SIPEF - Vương quốc Bỉ đã ký Hợp đồngchuyển nhượng vốn với Borelli Tea Holdings Ltd - công ty con của Công tyMcLeod Russel India Ltd Từ 01/2009 Công ty chè Phú Bền trở thành một thànhviên của tập đoàn Mcleod Russel India Ltd

Đến tháng 12 năm 2009 Công ty đã tiếp quản thêm Nhà máy chè VânLĩnh tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

*Ngành nghề kinh doanh

Ngành kinh doanh của công ty là sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu chèđen, chè xanh Mặt hàng chủ yếu tại công ty chè Phú Bền là sản phẩm chè đenCTC, chè xanh CTC, chè xanh Othodox

2.1.1.3 Đặc điểm của kinh tế kỹ thuật về cây chè nguyên liệu

- Tính thời vụ: cũng như tất cả các loại nông sản khác thì cây chè cũng

mang tính thời vụ rõ ràng, cây chè cung có thời gian sinh trưởng theo mùa,thường thì cây chè cho thu hoạch vào mùa hè, không phải mùa nào cây chè cũngcho chúng ta thu hoạch Do vậy, chúng ta cần nắm rõ các quy luật sản xuất mặthàng chè mới có thể tạo ra vùng cung ứng chè ổn định về năng suất, chất lượng

Trang 30

Do đó, hộ trồng chè cần làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳgặt hái phải chuẩn bị đầy đủ lao dộng nhanh chóng triển khai công tác thu mua

và tiêu thụ sản phẩm

- Tính khu vực: Cây chè không phải là cây trồng ở đâu cũng có thể sống

và cho chất lượng tốt Ở nước ta thì cây chè tập trung ở vùng núi phía Bắc và Trung

Du, nói chung là tập trung ở những vùng cao, và được trồng ở các nông trường và

do nông dân tự trồng hay trồng theo kiểu giao khoán của công ty chè Phú Bền Do

đó, vùng trồng chè nguyên liệu đòi hỏi phải có công tác quy hoạch vùng sản xuất,thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển phải phù hợp

- Tính tươi sống: Cây chè là một loài thực vật nên dễ bị hỏng, kém chất

lượng Hơn nữa chủng loại chất lượng chế biến kịp thời không nên để số lượngnguyên vật liệu tồn đọng quá nhiều, cũng rất khác biệt, tuỳ theo địa hình và khíhậu ở các nơi khác nhau mà cho chất lượng chè nguyên liệu của các hộ trồng chècũng khác nhau.Vì vậy, khi công ty thu mua cần lưu ý phân loại và tốt nhất làchế biến ngay sau khi thu hoạch

- Tính không ổn định: Chè giống như lúa và nhiều loại nông sản khác

năng suất thường không ổn định, sản lượng lên xuống thất thường, vùng nàyđược mùa vùng kia mất mùa Bởi vậy, cây chè còn phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên, vào năm khí hậu không phù hợp với cây chè thì nó sẽ cho chất lượng kém

và sản lượng không cao

- Cây chè thường phân bố ở các đồi núi và cao nguyên Do đặc điểm này

mà Phú Thọ có thể nói có điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất và trồng câychè Do đó, yêu cầu đối với các hộ trồng chè phải có một trình độ thâm canh tốt

và phải phù hợp với điều kiện khí hậu tại các vùng có lợi thế

- Vùng trồng chè đòi hỏi phải có một hệ thống thuỷ lợi phải rất tốt và hiện đại làm sao có thể đưa nước lên cao để tưới tiêu cho cây chè, phải có hệ thống

tưới tiêu phù hợp

Trang 31

- Công nghệ chế biến chè phải hiện đại, đảm bảo được hàm lượng chè

theo đúng tiêu chuẩn không giống như các mặt hàng nông sản khác như lúa,bông chè cần phải có một quy trình chế biến và bảo quản đúng quy cách vàđúng kỹ thuật và nguyên liệu phải đưa vào chế biến ngay nếu để lâu gây ra chấtlượng chè không cao, lãng phí nguyên liệu

- Kỹ thuật chăm sóc cây chè cũng rất phức tạp từ khâu chọn giống tốt đến

làm đất trồng hom, đều phải đúng theo quy trình kỹ thuật và điều này ảnh hưởng

đến sự phát triển của cây chè về sau Cây chè không giống như nhiều cây nôngsản khác chỉ trồng một vụ, vụ sau lại trồng lại, nhưng cây chè là cây lưu niên, cótuổi thọ cao thường vài chục năm, nên nếu làm tốt công đoạn gieo trồng thì câychè sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, tuổi thọ được kéo dài

2.1.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty

Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty được tiến hành từng bước, vớinhững thao tác kỹ thuật khác nhau, toàn bộ quy trình chế biến được thể hiện qua

sơ đồ: nguyên liệu được chuyền liên tục trên dây chuyền khép kín từ khâu cânnhận cho đến đóng thùng đựng chè thành phẩm xuất kho

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ sơ lược dây chuyền công nghệ chế biến sản phẩm chè CTC

Phòng cân

nhận, phân

loại búp tươi Phòng có các hộc héo chè

Dàn máy CTC cắt và tạo hình sản phẩm

Dàn CFM lên men chè

Hệ thống băng tải chuyển chè sang sấy

Trang 32

- Cụ thể quy trình sản xuất được tiến hành như sau:

+ Khâu chế biến thành phẩm: Chè tươi được vận chuyển về nhà đựng trong

các sọt có kích cỡ 40x45x45 cm, mỗi sọt đựng không quá 15kg, tránh chè chở về bịdập nát, ôi ngốt, sau đó hệ thống sọt chạy bằng băng chuyền lên hộc héo

+ Phần héo: Phụ thuộc vào thời tiết, sau khi nhận chè tươi đưa về cho rải

đều vào hộc héo, trong hộc búp chè được héo bằng cách cho 1 luồng khí nóngchạy qua, tỷ lệ rải chè thường dày 25cm và cứ 1kg chè tươi sau khi héo chỉ còn0,72kg đối với chè non và 0,73kg đối với chè già

Nếu thời tiết bình thường trong khoảng 17giờ đến 18 giờ với nhiệt độ từ27-28 độ sẽ héo tự nhiên

Nếu thời tiết không bình thường mà bị nóng khoảng 30-35 độ trong thờigian khoảng 14 giờ đến 16 giờ cũng có thể làm héo tự nhiên bằng cách chỉ rảichè trên các hộc héo hoặc không thì phải can thiệp bằng cách sử dụng các loạiquạt làm mát để đảm bảo nhiệt động từ 27 đến 28 độ

Nếu thời tiết mưa hoặc có nhiệt độ thấp thì phải có sự can thiệp của lò héovới nhiệt độ của lò đốt khảng 90 độ kết hợp dùng quạt héo có động cơ 5,5KW đểhéo chè với điều kiện cho gió hơi nóng của lò héo và gió làm mát của quạt theo

tỷ lệ nhất định (1:10)

+ Bộ phận CTC bao gồm:

 Các máy cắt búp chè CT C máy sàng lắc tạo viên ủ và lên men

 Các máy cắt chè CTC cắt theo công suất cắt:

Đối với chè búp non thì công suất cắt là 800kg/giờ

Đối với loại chè búp già thì công suất cắt là 600kg/giờ

Đối với loại chè búp trung bình thì công suất cắt là 650-700kg/giờ

+ Bộ phận lên men:

Trang 33

Chè sau khi được viên hạt chuyển sang ủ lên men trên băng tải có độ dày100-150mm tuỳ theo công suất Nếu nhiệt động phòng > 34 độ phải phun ẩm đểduy trì nhiệt độ trung bình từ 26-34 độ Độ ẩm trong phòng khoảng từ 74-98%.

+ Bộ phận sấy chè:

Chè sau khi được ủ lên men sẽ được đưa đi sấy khô, việc theo dõi nhiệt độsấy là yếu tố rất quan trọng Không được để tình trạng chè bị sấy quá lửa haynon lửa Nhiệt độ sấy chè tuỳ thuộc vào tình trạng nguyên liệu

+ Khâu chế biến thành phẩm:

Bộ phận sàng: Chè sau khi đã sấy theo băng truyền về các máy sàng phânloại theo các loại hạt chè thành phẩm có kích cỡ và loại khác nhau sau đó được

đi qua quạt để tách râu sơ theo từng loại sản phẩm

Bộ phận đấu trộn và đóng gói: Mặt hàng chè phải được trộn đều, chèthành phẩm sau khi được phân loại thì được đưa vào đựng trong các thùng trộn lớnbằng băng tải gầu, chè được khử ẩm thuỷ phần không vượt quá 3,7% và được trộnbằng máy, đấu trộn theo mẫu mã sản phẩm, sau đó đóng bao bì và kẻ mác bao chè

2.1.2 Tình hình lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Tình hình biến động về lao động của công ty được điều tra và phản ánhqua bảng 2.1

Công ty chè Phú Bền đã có sự đổi mới trong tất cả các mặt về số lượngcũng như chất lượng lao động Đối với công ty nguồn nhân lực có vị trí quantrọng trong sản xuất Việc tổ chức đúng người, đúng việc phù hợp với trình độchuyên môn của người lao động luôn được đặt lên hàng đầu (Bảng 2.1)

Số lượng và chất lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên quatừng năm với tốc độ phát triển bình quân tăng 14,8% trong giai đoạn 2009 –

2012 Trong đó, năm 2012 số lượng lao động lớn nhất với 2.379 người, lao độngtrực tiếp 2.208 người và lao động gián tiếp là 171 người Tuy vậy, lao động cótrình độ đại học chiếm tỷ lệ thấp với 3% năm 2012 Do vậy, trong thời gian tới,

Trang 34

công ty cần chú trọng nâng cao trình độ đào tạo cho cán bộ công nhân viên trongdoanh nghiệp.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty chè Phú Bền qua năm 2009 - 2012

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng (%)

Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Trang 35

quan tâm đến chế độ sức khỏe và nghỉ ngơi của nữ giới khác với nam giới nhằmkhai thác một cách có hiệu quả nguồn lực lao động này

Bên cạnh đó công tác tổ chức lao động trong công ty được bố trí theo kiểukết hợp trực tuyến – chức năng có mô hình theo sơ đồ 2.2

Phòng HCNS, lái xe, phiên dịch

Phòng kỹ thuật:

Cơ điện, nhân viên môi trường, thử chè, thủ kho

Phòng vật tư

Phòng xuất nhập khẩu

Xí nghiệp

Xí nghiệp Đoan Hùng

Nông

trường Phú

Thọ

Nhà máy Phú Thọ

Nông trường

Hạ Hoà

Nhà máy Hạ Hoà

Nông trường Đoan Hùng

Nhà máy Đoan Hùng

Nhà máy chè Vân Lĩnh

Quản lý

nông

trường

Quản đốc, phó quản đốc, KCS

Quản

lý nông trường

Quản đốc, phó quản đốc, KCS

Quản

lý nông trường

Quản đốc, phó quản đốc, KCS

Quản đốc, phó quản đốc, KCS

Tổng giám đốc

Trang 36

Nguồn lao động của công ty hàng năm có sự biến động lớn cụ thể: Số laođộng gián tiếp năm 2010 tăng hơn năm 2009, 26 người, tương ứng 26,5%, năm

2011 tăng hơn năm 2010, 35 người tương ứng 28,6 %, tính đến thời điểm báocáo năm 2012 tăng hơn năm 2011, 12 người tương ứng 7,5% Nguyên nhân docông ty đã tuyển dụng thêm cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn bổ sungcho bộ máy quản lý của công ty

Công ty đã từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ, tuyển dụngthêm nhiều cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực đáp ứng nhu cầuquản lý Lao động có trình độ đại học, cao đẳng các năm tăng lên do công ty mởrộng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên toàn công ty

2.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Qua thời gian dài xây dựng và phát triển đến nay cơ sở vật chất công ty đãđầy đủ và ổn định, kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất tại công ty Cơ sở vật chấtcủa công ty qua ba năm 2010-2012 được thể hiện qua bảng 2.2

Qua điều tra thực tế cho thấy, tổng tài sản của công ty tăng với tốc độ bìnhquân 2,8%, trong đó nguyên nhân do tài sản dài hạn của công ty lên với tốc độphát triển bình quân tăn 7,05%, trong khi đó tài sản ngắn hạn của công ty có xuhướng giảm với tốc độ bình quân qua ba năm 2010 đến năm 2012 là 96,96% tứcgiảm 3,04% Điều này cho thấy, công ty đã giải quyết tốt số hàng tồn kho củamình giúp giá trị hàng tồn kho giảm mạnh Năm 2010 giá trị hàng tồn kho là75,55 tỷ, đến năm 2012 chỉ còn 50,94 tỷ đồng Chứng tỏ lượng hàng của công tyngày càng được tiêu thụ tốt hơn

Trang 37

Bảng 2.2: Báo cáo tình hình tài sản của của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Trang 38

là 46,45% Các khoản chi phí này ngoài việc mở rộng thêm việc xây dựng hoànthiện các nhà máy, thì phần chi phí xây dựng cơ bản dở dang tập trung lớn ởphần xây dựng các vườn, đồi chè cành thay thế diện tích chè hạt đã thoái hóa.

2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2010 - 2012

Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty một cách toàn diện vàchính xác, để từ đó xác định được nguồn thu chủ yếu của công ty cũng như xácđịnh được hiệu quả của từng hoạt động trong công ty Ta phân tích một số chỉ tiêuđược thể hiện qua bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2012 là năm có nhiều biến động trong sản xuất kinh doanh của công

ty Mà trong đó sự biến động nhiều nhất là yếu tố lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh doanh Năm 2012 lợi nhuận thuần đạt 17.976.768.862 đồng, năm 2011 lợinhuận thuần là - 896.223.664 đồng Như vậy, năm 2012 tăng lên so với năm

2011 là 18.872.992.526 đồng Nguyên nhân của việc lợi nhuận thuần tăng chủyếu là do doanh thu thuần tăng:

- Doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 là 74.550.592.203 đồngvới tỷ lệ tăng 41,70% Doanh thu thuần tăng cho thấy năm 2012 số lượng đơnđặt hàng của công ty tăng mạnh, giá bán tăng hơn, việc sản xuất kinh doanh đạthiệu quả

-Trong năm 2012 lợi nhuận gộp đạt 69.180.170.658 đồng, tăng17.683.312.824 đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 34,33% Trongkhi các yếu tố về chi phí như: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệpnăm 2012 tăng ít so với năm 2011, bên cạnh đó doanh thu bán hàng chỉ đạt trên

178 tỷ đồng vào năm 2011, năm 2012 tăng khoảng 75 tỷ đồng góp phần làm cholợi nhuận năm 2012 tăng mạnh

Trang 39

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

1 Doanh thu thuần

Qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy năm 2012tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao so với năm 2011 Điều nàynói lên Công ty đã chú trọng sản xuất và bán hàng, bên cạnh đó đã kiểm soátchặt chẽ các chi phí hơn so với năm 2011

Trang 40

Công ty mẹ Mcleod Russel chịu trách nhiệm cử ra tổng giám đốc điềuhành cùng 03 phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, nông nghiệp, công nghiệp

và bán hàng để thay mặt công ty điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty chè Phú Bền trên cơ sở thực hiện sự chỉ đạo theo kế hoạch của công

ty mẹ Công ty mẹ có quyền ra mọi quyết định có liên quan đến mọi vấn đề hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty chè Phú Bền và ban giám đốc điều hànhcủa công ty đều phải thực hiện theo Hàng tháng công ty lập báo cáo về mọi quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh để gửi về công ty mẹ kiểm duyệt, ngoài ra

họ cũng thuê công ty kiểm toán để kiểm toán, kiểm tra mọi hoạt động tài chính ởtổng công ty

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty một cách toàn diện vàchính xác là cơ sở giúp xác định được nguồn thu chủ yếu của công ty cũng nhưxác định được hiệu quả của từng hoạt động trong công ty Ta phân tích một sốchỉ tiêu được thể hiện qua bảng “Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh”

Năm 2012 là năm có nhiều biến động trong sản xuất kinh doanh của công

ty Mà trong đó sự biến động nhiều nhất là yếu tố lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh doanh Năm 2012 lợi nhuận thuần đạt 17.976.768.862 đồng, năm 2011 lợinhuận thuần là - 896.223.664 đồng Như vậy năm 2012 tăng lên so với năm 2011

là 18.872.992.526 đồng Nguyên nhân của việc lợi nhuận thuần tăng chủ yếu là

do doanh thu thuần tăng:

- Doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 là 74.550.592.203 đồngvới tỷ lệ tăng 41,7% Doanh thu thuần tăng cho thấy năm 2012, lý do số lượngđơn đặt hàng của công ty tăng mạnh, giá bán tăng hơn giúp cho việc sản xuấtkinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn

Ngày đăng: 22/12/2014, 20:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 về việc quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau quả và chè an toàn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ề việc quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rauquả và chè an toàn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2008
2. Trần Văn Giá (2009), Chè Việt Nam thách thức và giải pháp, Báo cáo tại hội nghị tổng kết của hiệp hội chè Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chè Việt Nam thách thức và giải pháp
Tác giả: Trần Văn Giá
Năm: 2009
3. Trần Quang Huy (2010), Những giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp táctrong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Trần Quang Huy
Năm: 2010
4. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và các cộng sự (2013), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý học
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Huyền và các cộng sự
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2013
5. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt nam - năng lực canh tranh xuất khẩu và phát triển, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây chè Việt nam - năng lực canh tranh xuất khẩuvà phát triển
Tác giả: Nguyễn Hữu Khải
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2005
6. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số: 1831/QĐ/2010- TTg, ngày 01/10/2010 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2010 - 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiếnbộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn vàmiền núi giai đoạn 2010 - 2015
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010
7. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số: 107/2008/QĐ - TTg ngày 30/7/2008, về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêuthụ rau, quả, chè an toàn đến 2015
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2008
9. Trung tâm nghiên cứu và Phát triển CNCB chè (2009), Dự án điều tra hiện trạng sản xuất chế biến chè và đề xuất các giải pháp phát triển 2011 - 2020 và định hướng 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án điều tra hiệntrạng sản xuất chế biến chè và đề xuất các giải pháp phát triển 2011 - 2020và định hướng 2030
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu và Phát triển CNCB chè
Năm: 2009
10. Đoàn Thị Hồng Vân và các cộng sự (2011), Quản trị cung ứng, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị cung ứng, NXB Tổnghợp Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân và các cộng sự
Nhà XB: NXB Tổnghợp Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 2011
11. Trần Đức Vui (2007), Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngành chè Viêt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngành chè Viêt Nam
Tác giả: Trần Đức Vui
Năm: 2007
8. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và cộng sự (2008), Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w