Nhóm giải pháp về quản lý sản xuất

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ BỀN THANH BA, PHÚ THỌ (Trang 63)

- Về chiến lược phát triển con người: Cùng với khoa học công nghệ, vốn

3.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý sản xuất

3.2.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách của công ty với các hộ trồng chè nguyên liệu búp tươi

Nguồn chè nguyên liệu của công ty hầu hết tập trung ở các nông trường và hộ gia đình. Và muốn có nguyên liệu tốt và kịp thời gian để chế biến chè thì công ty phải có chính sách giúp đỡ các hộ gia đình, người trồng chè về vốn, kỹ thuật trồng chè và thu hái chè.

Trước hết phải nói đến nguồn vốn cho các hộ gia đình. Vì cây chè phân bố tại các vườn chè, đồi chè của các bà con nông dân nghèo, họ thường không có vốn để đầu tư mua giống mới và các phương tiện phục vụ cho việc trồng cây chè nguyên liệu. Vì vậy, công ty cần hỗ trợ vốn cho họ từ mua giống cây trồng mới, cấp phân bón nhằm đảm bảo chất lượng chè và làm cho người dân có trách nhiệm hơn với chất lượng của chè nguyên liệu và giúp hộ trồng chè nguyên liệu yên tâm cung ứng.

Có thể nói kỹ thuật trồng chè có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chè mà hầu như người dân trồng chè ở nước ta thường không được học các kỹ thuật tiên tiến để chăm sóc và trồng cây chè, chỉ dựa vào kinh nghệm từ xa xưa đã mai một dần và đã quá lạc hậu, vì vậy công ty cần đưa các cán bộ kỹ thuật tham gia phổ biến, mở các lớp bổ túc kiến thức cho các hộ trồng chè vùng nguyên liệu.

Nhiều năm nay công ty đã ký hợp đồng thu mua chè nguyên liệu cho người dân trước vụ thu hái. Nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè khá tốt, cả hai bên đều có lợi. Tuy nhiên, các chính sách trong hợp đồng phải thường xuyên được cập nhật và điều chỉnh theo thời giá, bởi sự tác động của lạm phát và các chỉ số giá cả tiêu dùng làm cho giá của các yếu tố đầu vào cho quá

trình trồng, chăm sóc, thu hái chè tăng lên rõ rệt. Chi phí lương thực, thực phẩm, niên yếu phẩm tăng cao làm cho giá công lao động tăng cao. Nếu công ty không điều chỉnh hợp đồng giá thu mua kịp thời phù hợp với thời giá sẽ khiến các hộ trồng chè thu hái chè và bán cho các thương lái lẻ tẻ khi họ trả với giá cao mà không thu hái và bán cho công ty theo đúng thời gian qui định.

3.2.3.2. Tổ chức cung ứng chè nguyên liệu

Yếu tố con người cũng rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của công ty chè nói chung và công ty chè Phú Bền nói tiêng. Công ty cần có sự đào tạo chính quy cơ bản đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, sự hạch toán của nền kinh tế thị trường. Về tổ chức bộ máy trong cung ứng chè nguyên liệu: Công ty cần có sự thống nhất về việc ban hành các tiêu chuẩn, quy trình giám sát từ trên xuống các hộ dân trồng chè, có sử dụng nhân lực chéo, tức là người quản lý kiểm soát ở vùng này đồng thời cũng phải luân chuyển đi kiểm soát vùng chè nguyên liệu bên cạnh tránh tình trạng người dân cần tiền cho chi tiêu hàng ngày mà bán chè nguyên liệu của công ty, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty. Công ty phối hợp cùng các nhà máy và các nông trường và các cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ chất lượng chè nguyên liệu nhằm ngăn chặn kịp thời những hiện tượng đưa chè nguyên liệu không đảm bảo chất lượng vào sản xuất làm giảm uy tín của công ty trên thị trường chè thế giới đang cạnh tranh rất khắc nghiệt hiện nay.

Hiện tượng thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cũng như nguyên nhân làm chất lượng chè thấp. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học, số lượng kỹ sư chế biến ít, thậm chí thiếu cả cán bộ chế biến có trình độ trung cấp. Công nhân lành nghề được đào tạo dần đã về hưu, thay thế là thế hệ công nhân trẻ thiếu kinh nghiệm và tay nghề thấp. Do thiếu cán bộ có trình độ đại học nên việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho công nhân cũng hạn chế.

Công ty cần xây dựng một cơ cấu tổ chức phòng quản lý chất lượng trong đó có kiểm định chất lượng nguyên liệu chè búp tươi đủ sức đảm nhiệm toàn bộ công việc quản lý chất lượng sản phẩm và nguyên liệu trong toàn công ty. Để có thể xây dựng phòng quản lý chất lượng công ty có thể thực hiện theo quy trình sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện

- Lập kế hoạch: Việc cần xác định việc thành lập phòng quản lý chất lượng cung ứng chè nguyên liệu từ các nông trường ,công tác quản lý chất lượng được thực hiện ra sao, tỷ lệ sản phẩm nguyên liệu hỏng có khống chế được không… Để đạt được cần tổ chức như thế nào, tuyển dụng điều khiển như thế nào.

- Tổ chức: Các cách tổ chức phòng có thể phân theo các chức năng của công tác quản lý chất lượng cung ứng chè nguyên liệu. Do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất nên phòng quản lý chất lượng chè nguyên liệu tổ chức theo khu vực các nông trường.

- Tuyển dụng và chọn lựa nguồn nhân lực: Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty việc chọn lựa và tuyển dụng nhân viên mới cho phòng quản lý chất lượng chè nguyên liệu có thể được lấy một phần từ phòng kỹ thuật và một phần được tuyển dụng từ nguồn nhân lực bên ngoài công ty.

- Bộ máy quản lý chất lượng cung ứng chè nguyên liệu của công ty phải có trách nhiệm thực hiện các chiến lược, mục tiêu, biện pháp quản lý chất lượng đã xây dựng. Cho nên trong cơ cấu tổ chức phòng quản lý chất lượng phải lập kế hoạch chi tiết và bảng phân công trách nhiệm công việc cụ thể.

- Điều khiển: Để có thể lãnh đạo tốt cần phải thiết kế công việc hợp lý, đánh giá và khen thưởng hợp lý nhằm tạo động lực cho nhân viên trong phòng cố gắng và thực hiện tốt công việc được giao.

- Kiểm tra: Đây là công tác quan trọng nhằm theo dõi kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện công việc của nhân viên kiểm tra hoạt động cung ứng chè nguyên liệu cho công ty.

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng quản lý chất lượng của công ty

Như vậy, nếu thành lập phòng quản lý chất lượng ta cần 8 nhân viên. Trong đó có thể điều động từ phòng kỹ thuật 2 người và tuyển dụng thêm 6 người. Quá trình tuyển dụng có thể tiến hành thông qua các quá trình tuyển dụng thông thường.

Quá trình chọn lựa và tuyển dụng cần đảm bảo các yêu cầu mà vị trí tuyển dụng đảm nhận:

* Chọn lựa: Vào vị trí trưởng phòng và phó phòng (2 người) phải là người:

Trưởng phòng

Ban kiểm tra chất lượng nguyên liệu

tại nông trường Hạ Hòa

Ban kiểm tra chất lượng nguyên liệu tại nông trường

Phú Thọ Phó phòng

Ban kiểm tra chất lượng nguyên liệu tại nông trường

- Hiểu rõ về qui trình công nghệ của các hộ trồng chè nguyên liệu, hiểu rõ về các đặc tính kỹ thuật chăm sóc cây chè nguyên liệu am hiểu về công nghệ áp dụng cho vườn, đồi chè.

- Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng. - Có khả năng thu thập dữ liệu, thu thập ý kiến từ người trồng chè trực tiếp từ đó phân tích các sai sót trong quá trình sản xuất để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

* Tuyển dụng nhân viên: Nhân viên phòng quản chất lượng (6 người) yêu cầu: - Có kiến thức về quản lý chất lượng, có kinh nghiệm trong sản xuất chè nguyên liệu.

- Đã được đào tạo về quản lý chất lượng tại các khoa chuyên ngành.

- Năng động, sáng tạo trong công việc, biết xử lý thông tin thu thập được để đưa các giải pháp mới nhằm phát hiện sai phạm trong hoạt động cung ứng chè nguyên liệu.

3.2.3.3. Lãnh đạo, kiểm tra, giám sát trong hoạt động cung ứng chè nguyên liệu của công ty

Doanh nghiệp sản xuất chè nói chung và công ty chè Phú Bền nói riêng giống nhừ một "Nhà nước nhỏ" thực hiện chức năng điều tiết thị trường, phân phối lại thu nhập, tạo động lực cho quá trình xây dựng các vùng chè nguyên liệu tập trung”. Hiện nay, khi đồi chè đã được giao khoán cho người lao động, họ có quyền thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế. Do đó, sản xuất nguyên liệu phân tán hơn, doanh nghiệp không còn dễ dàng can thiệp vào việc và chăm sóc chè bằng các chỉ thị, mệnh lệnh như trước đây nữa. Để thực hiện được vai trò "Nhà nước nhỏ", công cụ của các doanh nghiệp bây giờ là một chính sách giá mua nguyên liệu ổn định và có tính cạnh tranh, cùng với những định hướng sản xuất, những

hỗ trợ về mặt vốn kỹ thuật... Sao cho người trồng chè nguyên liệu có thể thu được lợi nhuận lớn nhất từ tài sản được giao.

Giải quyết triệt để tình trạng buông lỏng, khoán trắng. Ngoài việc cung cấp giống, phân bón... Còn phải kiểm tra, đôn đốc để người lao động thực hiện đúng quy trình canh tác. Phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, kể cả dùng các biện pháp mạnh như xử phạt hành chính, xử phạt theo hợp đồng...

Khuyến khích phát triển các mô hình trang trại và tiểu trang trại nhằm xoá bỏ thế độc canh, thực hiện đa dạng cây, con, hoa màu để phân tán rủi ro cho các hộ cung ứng chè nguyên liệu của công ty.

Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển các vùng cung ứng chè nguyên liệu và đổi mới thiết bị công nghệ thu hái, vận chuyển và bảo quản chè nguyên liệu đến nơi chế biến thì nhu cầu về vốn đầu tư cho vùng sản xuất chè nguyên liệu khá lớn từ vốn trồng mới thay thế vườn chè già cỗi, thoái hóa, chăm sóc vườn chè...Do đó việc tranh thủ các nguồn vốn trong nước rất quan trọng như vốn của dân, vốn từ các chương trình dự án của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhà nước về chế độ chính sách cụ thể như: Về vay vốn trồng mới chè, hộ dân trồng chè nguyên liệu được vay vốn đầu tư trồng mới trong 15 năm, trong đó 7 năm đầu là ân hạn, trả vốn và lãi từ năm thứ 8 lãi suất 0,45%/tháng; về vốn vay xây dựng và cải tạo nhà máy chế biến chè; Nhà nước cho phép các doanh nghiệp chè được vay vốn trong 10 năm, trong đó 3 năm đầu ân hạn, trả vốn và lãi từ năm thứ 4 trở đi, lãi suất 0,65%/tháng.

* Về đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở: Doanh nghiệp cần tranh thủ sự đầu tư của nhà nước cho hệ thống tưới tiêu, điện, đường giao thông và các cơ sở phục vụ công cộng như: nhà trẻ, trường học, bệnh viện… Thông qua các dự án, chương trình của Chính Phủ như chương trình nông thôn mới, các chương trình

xóa đói, giảm nghèo bền vững rất chú trọng đến việc cải tạo hạ tầng cơ sở nông thôn trong đó có vùng chè nguyên liệu của công ty.

Công ty cần cam kết và thành lập quỹ bình ổn giá tính trong giá thành sản phẩm sản xuất chè, quỹ bảo hiểm rủi ro để bảo trợ cho các hộ dân trồng chè nguyên liệu khi gặp rủi ro, thiên tai, lũ quét, bệnh dịch phá hoại vườn chè, đồi chè. Việc tạo các quỹ hỗ trợ và bảo hiểm giúp cho người trồng chè nguyên liệu yên tâm sản xuất và nhanh chóng phục hồi trong sản xuất, cung ứng chè nguyên liệu khi chẳng may gặp phải các sự cố từ môi trường khí hậu, thời tiết.

Trên cơ sở quy hoạch các vùng chuyên canh chè của công ty, cần kết hợp với chính quyền địa phương để có kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình trên địa bàn để phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và sản xuất, coi trọng các công trình giao thông thuỷ lợi trong các vùng chè nguyên liệu tập trung. Công ty dành một phần vốn đầu tư để phát triển các công trình thuỷ lợi nhỏ, giao thông trong nội bộ vùng nguyên liệu. Trong đó, công ty cần coi trọng việc đầu tư để rút ngắn thời gian vận chuyển chè búp tươi từ vườn chè về cơ sở chế biến.

Đối với hệ thống giao thông, công ty cần phối hợp với địa phương nhằm tập trung mở đường đảm bảo 100% các xã trong vùng đều có đường ô tô đến các trung tâm xã. Huy động sức mạnh tổng hợp theo phương thức nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm để mở các đường liên xã, liên bản để nhân dân đi lại được dễ dàng. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng chống sạt lở đường gây ách tắc vào mùa mưa. Đảm bảo giao thông thông suốt từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống các cụm kinh tế xã hội.

*Vận chuyển:

Khi búp chè đã hái ra khỏi cây thì dù muốn dù không công đoạn chế biến cũng đã được bắt đầu, đó là quá trình héo. Từ đây, búp chè tươi đã phải tham gia

vào quá trìnhvới những đòi hỏi khắt khe về thời gian và điều kiện bảo quản. Chính vì vậy, vận chuyển chè búp tươi có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Khi vận chuyển chè búp tươi cần khắc phục tình trạng chè búp tươi thường bị lèn chặt ở sọt hái trong thời gian dài, dẫn đến bị ngốt, nhất là vào mùa hè. Trong khi đó, khoảng cách vận chuyển xa làm kéo dài thời gian vận chuyển. Công ty cần điều phối xe chuyên dùng chở chè kịp thời gian nhằm thực hiện đúng quy trình vận chuyển cũng tránh gây ôi ngốt dập nát, giảm tổn thất về chất lượng và tỷ lệ giữa chè khô và chè nguyên liệu – chè búp tươi.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ BỀN THANH BA, PHÚ THỌ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w