- Về chiến lược phát triển con người: Cùng với khoa học công nghệ, vốn
3.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật
* Cải tạo giống chè nguyên liệu tại các nông trường chè của công ty
Cải tiến kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguyên liệu cung ứng giúp nâng cao chất lượng chè thành phẩm là vấn đề quyết định cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ chè thành phẩm của công ty. Tuy nhiên điều đó phụ thuộc nhiều vào công tác đầu tư, mà việc đó bắt đầu từ khâu giống, gieo trồng chăm sóc chế biến ra thành phẩm. Bên cạnh việc đưa 11 giống mới có năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất (đó là giống TH1, TH2, Ph1, 1A. 777, BT95, OL93, KX94,DLP1- 2.BT11- 14…) cần phải nhập một số giống từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đoài Loan… Đồng thời bảo đảm đúng quy trình canh tác từ
việc xây dựng các đồi nương chè, chăm sóc, diệt trừ sâu bệnh, đến kỹ thuật hái chè… Nhanh chóng đầu tư các thiết bị mới vào chế biến để tạo ra sản phẩm chè có chất lượng tốt, giá trị cao, tạo được uy tín với khách hàng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trong số 11 giống chè của công ty đang sở hữu thì có giống PH1 cho năng suất khá cao, nhưng chất lượng không cao, vị chè hơi đắng, hương kém thơm. Trong những năm qua, phối hợp cùng với Viện nghiên cứu chè đã có nhiều cố gắng trong việc nhập nội thuần hoá, chọn lọc cá thể và lai tạo giống nhằm tạo ra một tập đoàn giống tốt và phong phú, tuy nhiên công tác này diễn ra còn chậm. Giống chè ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chè nguyên liệu cho xuất khẩu, hiện nay công ty vẫn chưa có nhiều giống chè có năng suất và chất lượng cao. Do đó, cần có sự đầu tư hợp tác, tăng cường liên kết giữa công ty với các trung tâm, viện và các trường Đại học nhằm cải tạo và thử nghiệm các giống chè cho năng suất cao, chất lượng tốt không ngừng nâng cao chất lượng nguồn cung ứng cho sản xuất.
- Quá trình chăm sóc thâm canh cây chè: Thực hiện sử dụng phân bón một cách hợp lý, nhiều yếu tố bằng các dạng phân đa yếu tố (hỗn hợp, phức hợp) trên nền phân hữu cơ đầy đủ vừa đảm bảo năng suất, chất lượng cao, an toàn thực phẩm và hiệu quả cao trên cơ sở hiệu suất sử dụng phân bón cao.
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, hoá học trên cây chè, đẩy mạnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM ), áp dụng các chế phẩm thảo mộc. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc cấm, thuốc có tồn dư lâu ngày, tuân thủ thật tốt thời gian cách ly cần thiết khi thu hái chè. Thuốc trừ sâu sẽ do công ty cung cấp, dân thực hiện phun khi có sâu.
+ Xây dựng bổ sung và hoàn thiện các công trình phụ trợ trên đồi chè, đảm bảo các điều kiện sinh thái như bể nước, cây che bóng và tưới tiêu nước trên đồi chè. Riêng thuỷ lợi trên đồi chè rất cần co sự hỗ trợ đầu tư của ba bên: Nhà
nước, công ty và hộ dân về các công trình đầu mối và tuyến trục đến đầu mối nương đồi, giúp giảm chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm chè.
- Thu hái và bảo quản: Trước đây khi cần nhân nguyên liệu không có tình trạng ngyên liệu trong cấp này lại có tỷ lệ phần trong cấp kia, chẳng hạn trong loại 2 có 1 có 3 hay trong 1 có 2, 3. Nay thu hái bằng máy nên việc lẫn loại không còn. Xong, tình trạng tranh chấp thu mua nguyên liệu của công ty vẫn còn, phát sinh dần việc thu hái khi chưa đủ ngày do có người đến mua nguyên liệu với giá cao. Do đó, công ty cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm khắc việc tuân thủ qui trình kỹ thuật thu hái chè nguyên liệu, giúp đảm bảo chất lượng nguyên liệu, tiết kiệm, hiệu quả.
Có thể coi thu hái là khâu cuối cùng trong công đoạn sản xuất nông nghiệp, sản phẩm của công đoạn này là những búp chè tươi sẽ được dùng làm nguyên liệu cho công đoạn sau. Để đảm bảo chất lượng, việc hái chè phải tuân thủ nguyên tắc “một tôm hai lá” nghĩa là chỉ hái 1 búp và 2 lá non nhất. Trong những năm gần đây, việc hái chè và thu mua chè búp tươi không theo tiêu chuẩn đã diễn ra trong hầu hết ở các vùng cung ứng chè nguyên liệu của công ty. Ở những vùng này, vào thời điểm chính vụ, nhiều khi công ty thiếu chè nguyên liệu loại 2, thậm chí cả chè nguyên liệu loại 3 nếu xét đúng tiêu chuẩn. Nhiều nơi không có khái niệm chè nguyên liệu loại 1, 2. Chè búp tươi hái quá già ( 5 – 7 lá) và lẫn loại đã gây trở ngại cho quá trình chế biến, thiết bị chóng hư hỏng và tất cả dẫn đến chất lượng thấp, hàng kém sức cạnh tranh.
* Chương trình cải tạo đất, giữ ẩn cho vườn chè:
Làm cho đất mầu mỡ trở lại: Bằng cách bón phân sinh hoá tổng hợp, phân vi sinh, ép xanh , tủ cỏ, trồng cây phân xanh, cây bóng mát để tạo mùn và giữ ẩn cho vườn chè, hạn chế bón phân vô cơ đơn lẻ. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện khử chua cho đất, làm rãnh thoát nước cho vườn chè, tỉa chè tươi theo thước...Thực hiện tưới cho cây chè bằng biện pháp hợp lý, phù hợp với từng điều kiện như:
Tạo hợp thuỷ, đắp hồ ngăn nước, đào giếng, khoan giếng, làm hồ trên đồi..., sử dụng nhiều hình thức tưới phun khác nhau: Tưới bằng nước tự nhiên, phân bón hoà nước vào gốc chè …Thực hiện khử chua cho đất bằng cách bón vôi.