Nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên và các hộ trồng chè nguyên liệu của công ty

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ BỀN THANH BA, PHÚ THỌ (Trang 73)

- Về chiến lược phát triển con người: Cùng với khoa học công nghệ, vốn

3.2.5.Nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên và các hộ trồng chè nguyên liệu của công ty

nguyên liệu của công ty

Hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung. Để từng bước khắc phục tồn tại này, giúp người sản xuất chè nguyên liệu có cơ hội nắm bắt được kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới, nhà nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp:

Công ty cần tăng cường công tác hỗ trợ cho nông dân tiếp cận với các thông tin thị trường các yếu tố sản xuất: Thông qua các cuộc tiếp xúc với các hộ trồng chè có thể khẳng định rằng, nông dân rất khao khát được học hỏi, được tiếp nhận thông tin về những tiến bộ kỹ thuật như: Thay đổi giống chè mới, kỹ thuật chăm sóc, giá cả thị trường, cũng như nguồn cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất. Vì vậy, cần tăng cường trợ giúp nông dân tiếp cận với các thông tin về sản xuất, thị trường dưới nhiều hình thức như các mô hình trình diễn, thăm quan,

học tập, các trang thông tin, sách hướng dẫn kỹ thuật và các hình thức khác. Có được thông tin thường xuyên sẽ là cầu nối bền chặt giữa các hộ sản xuất chè nguyên liệu với công ty.

Công ty cần tổ chức các lớp bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho các hộ nông dân, các trang trại. Mở rộng các hình thức tư vấn, nhất là tư vấn đầu tư, pháp lý, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ tư vấn, nhằm nâng cao sự hiểu biết của các hộ, các trang trại, tạo điều kiện cho họ học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Khuyến khích họ liên kết với nhau hình thành nên các tổ hợp tác trong sản xuất, chế biến và tự kiểm tra, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho nhau.

Công ty cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của từng địa phương trong vùng: Xuất phát từ thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho công ty, tăng cường đào tạo tại chỗ là con đường cơ bản, lâu dài và quan trọng nhất. Tuy nhiên, xuất phát từ thực trạng trình độ, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên và xã hội vùng cao, miền núi, trung du, công ty cần có chính sách đào tạo thích hợp, phải có những chuẩn mực đặc thù, không nên áp dụng đồng loạt như hiện nay.

Cần tăng cường việc tổ chức dạy nghề cho nông dân nhất là đội ngũ lao động trẻ có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu đó, trước mắt, cần khuyến khích các trường trung học, dạy nghề mở thêm các lớp kỹ thuật ngắn hạn tới từng huyện và nếu được là tới các cụm xã.

Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng thu hút đầu tư cho nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời phải ra sức phát huy tiềm lực xã hội hóa, kêu gọi và tạo môi trường thuận lợi nhất để liên kết và hợp tác thành công với các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ BỀN THANH BA, PHÚ THỌ (Trang 73)