- Về chiến lược phát triển con người: Cùng với khoa học công nghệ, vốn
3.2.4. Giải pháp tăng cường phối hợp với cơ quan khuyến nông và hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ công trong hoạt động cung ứng chè nguyên
chính sách đầu tư công, dịch vụ công trong hoạt động cung ứng chè nguyên liệu cho công ty
3.2.4.1. Giải pháp tăng cường phối hợp với cơ quan khuyến nông địa phương
Công ty cần tăng cường sự hợp tác, đầu tư liên kết nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ khuyến nông, khuyến công cơ sở vùng cung ứng chè nguyên liệu: Trước hết, khi được cung cấp tài chính các tổ chức khuyến nông có điều kiện nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác khuyến nông ở các xã và thôn bản, thông qua mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày và thường xuyên đổi mới kiến thức. Đồng thời có chế độ chính sách thoả đáng để đảm bảo đời sống cho các cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến công tại cơ sở. Từ đó, giúp toàn bộ các hộ trồng chè thuộc vùng cung ứng chè của công ty được các cán bộ khuyến nông thay mặt công ty cung cấp các kiến thức, kỹ thuật, quy trình trồng và sản xuất nguyên liệu chè búp tươi theo quy trình, tiêu chuẩn đặt ra.
Tuy vậy, để đáp ứng được các yêu cầu của công ty, các cán bộ khuyến nông cơ sở phải được tập huấn đầy đủ các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè an toàn, về kỹ thuật sử dụng cân đối phân bón hoá học thuốc bảo vệ thực vật,... đối với cán
bộ khuyến công phải được tập huấn cách thức áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất, từ đó tập huấn, hướng dẫn, lại tới các hộ sản xuất chè, cụ thể:
Đối với chè trồng mới và trồng thay thế: phải triệt để thực hiện quy trình thiết kế nương đồi, làm đất bằng cơ giới, trồng cây cải tạo đất, bón đủ phân hữu cơ trước khi trồng chè, trồng cây che bóng, chống xói mòn và thực hiện canh tác nông lâm kết hợp. Áp dụng quy trình trồng chè cành bằng bầu kích thước lớn, trồng tăng mật độ hợp lý và chăm sóc tập trung để rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Đối với chè kinh doanh: Áp dụng các quy trình hái dãn lứa, sửa tán và bón thúc đủ và cân đối các loại phân bón ngay sau lứa hái, nơi có điều kiện kết hợp tưới giữ ẩm tăng hiệu quả của phân bón.
Những nương chè cằn cỗi phải tăng cường bón bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh, phân bón lá để chè nhanh phục hồi và sinh trưởng tốt. Những nơi sản xuất chè xanh chất lượng cao và có điều kiện tưới thực hiện phương thức đốn trái vụ (đốn vào cuối vụ chè Xuân) để giải vụ và tăng hiệu quả kinh tế.
Xây dựng, cải tạo các công trình giữ nước và dẫn nước để phục vụ cho trồng và chăm sóc chè. Triệt để áp dụng các biện pháp giữ ẩm nương chè. Những nơi có điều kiện nên áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước để tăng năng suất và chất lượng chè. Từng bước hình thành các tổ chức liên kết sản xuất, đảm bảo sản xuất chè an toàn có chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ.
Sử dụng cân đối thuốc bảo vệ thực vật: Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên chè, đảm bảo có nguồn chè nguyên liệu an toàn. Hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học cho chè, trường hợp thật cần thiết phải sử dụng, phải thực hiện nghiêm ngặt quy định về sử dụng thuốc BVTV cho chè, phòng trừ sâu bệnh hại theo phương pháp sinh học.
Tăng cường sử dụng các loại thuốc thảo mộc và thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng loại thuốc đặc hiệu, không sử dụng các loại thuốc thuộc danh mục thuốc cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng, đảm bảo thời gian cách ly an toàn đối với từng loại thuốc.
Tăng cường quản lý việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV tại các vùng chè, các doanh nghiệp chế biến chè có cơ chế đầu tư, giám sát quá trình sản xuất và kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong nguyên liệu, định giá thu mua hợp lý để khuyến khích người trồng chè nguyên liệu sản xuất chè an toàn.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp các địa phương trong việc xây dựng các tổ chức liên kết sản xuất chè an toàn với việc hình thành quy định giám sát cộng đồng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn khi sử dụng thuốc cấm, hay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp trong sản xuất chè.