công tác xã hội trong bệnh viện

70 1.7K 6
công tác xã hội trong bệnh viện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CTXH TRONG BỆNH VIỆN MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. TÀI LIỆU VỀ BỆNH( Bệnh Gout ) II.TÓM TẮT TỔNG QUAN VỀ BỆNH ( tổng hợp từ tài liệu) III. TRƯỜNG HỢP BỆNH 1, Trường hợp cụ thể 2,Hồ sơ bệnh nhân, lịch sử chữa trị 3, Tình hình bệnh 4, Những nhu cầu thiết yếu của thân chủ 5, Mục tiêu CTXH can thiệp với trường hợp bệnh IV.CÁC LIỆU PHÁP VÀ KỸ THUẬT CÓ THỂ ỨNG DỤNG CAN THIỆP CHO TRƯỜNG HỢP BỆNH 1,Liệt kê các liệu pháp 2,Tóm Tắt các liệu pháp và kỹ thuật can thiệp: (7 liệu pháp, can thiệp ngắn gọn) V., LỰA CHỌN LIỆU PHÁP CAN THIỆP ( liệu pháp kỹ thuật tâm lý học hành vi) 1, Lý do lựa chọn 2. Dự kiến điều trị 3, Kế hoạch trị liệu C. KẾT LUẬN NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 1 CTXH TRONG BỆNH VIỆN BÀI LÀM A.LỜI MỞ ĐẦU Bệnh gút là căn bệnh được mệnh danh là bệnh của nhà giàu và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Bệnh gút nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể (crystalline deposition disease), mà cụ thể là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng axit uric tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên, tức viêm các khớp chân tay – đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái. Tình trạng viêm này có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây biến dạng khớp nếu không điều trị. Nếu mọi việc chỉ diễn tiến như vậy cũng đâu nghiêm trọng! Tuy nhiên tại hội nghị thấp khớp học của Mỹ năm 2011 (diễn ra từ ngày 4 đến 9/11 tại Chicago, Mỹ, với khoảng 16.000 bác sĩ đến từ các nước trên thế giới), các chuyên gia đầu ngành dẫn nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ axit uric cao trong máu sẽ là tác nhân gây các bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch vành, bệnh lý trên thận và axit uric còn gây ra tình trạng tăng mỡ trong máu. Những nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy nếu kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ suy thận. Mặc dù không phải ai có axit uric cao trong máu là bị gút, tuy nhiên nếu nồng độ axit uric trong máu cao và càng kéo dài thì càng có nguy cơ bị gút, người bệnh càng có nguy cơ tử vong vì các bệnh lý tim mạch, thận do axit uric gây ra. NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 2 CTXH TRONG BỆNH VIỆN Bệnh gút thường không khó chẩn đoán và thường có thể được đẩy lui bằng các thuốc. Nếu bệnh nhân chấp nhận điều trị và ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh. Nhưng đây là bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời. Việc điều trị gút gồm đẩy lui các cơn gút cấp, ngăn ngừa các cơn gút xảy ra bằng các loại thuốc như colchicine, kháng viêm giảm đau, thuốc ức chế sự hình thành axit uric, chế độ ăn kiêng các loại thực phẩm có quá nhiều đạm như đồ biển, gan, thận, rượu bia…, uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat (sodium bicarbonate). Tuy nhiên không nên quá hạn chế ăn uống vì thuốc có thể kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, cần theo dõi nồng độ axit này định kỳ. Đáng suy ngẫm là ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân mắc bệnh gút ngày càng trẻ hơn, đồng thời nhiều người bệnh này nghĩ rằng gút chỉ gây đau ở khớp và như vậy không có gì quan trọng. Họ không biết hai cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể là tim và thận cũng đang bị tấn công. Và điều khác cần suy ngẫm là bệnh này có thể ngăn ngừa bằng cách bớt… nhậu. Nhưng nếu chúng ta vẫn tiêu thụ hàng tỉ lít rượu bia như hiện nay thì trong tương lai sẽ có nhiều thế hệ người trẻ tàn phế vì gút, tỉ lệ tử vong do tim mạch và bệnh thận sẽ cao hơn. NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 3 CTXH TRONG BỆNH VIỆN B.NỘI DUNG: I, TÀI LIỆU VỀ BỆNH ( BỆNH GOUT ) 1, Tài liệu 1: Gout là gì? (Tài liệu tham khảo tại: benhgout.com, khamchuabenh.com, khoemoingay.com ) Bệnh gút (tiếng Anh là gout, tiếng Pháp là goutte, nghĩa là giọt nước) hay còn gọi theo cách Hán Việt làthống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường xuyên. a, Nguyên nhân gây bệnh: - Bệnh Gout do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó,chế độ ăn uống là một nguyên nhân gây nên bệnh gout và thúc đẩy bệnh gout phát triển. Ngoài ăn uống thì hai yếu tố vô cùng quan trọng đó là sự rối loạn chuyển hóa acid uric và rối loạn quá trình đào thải acid uric ở thận. Qua nghiên cứu, có tới 95% bệnh nhân gout có lượng acid uric (muối urat) đào thải 24 giờ ít hơn người bình thường mặc cho nồng độ acid uric máu của họ cao hơn bình thường. Cua đồng là thực phẩm chức năng chứa nhiều purin nhưng thực tế ở riêu uca, canh cua thì khối lượng đưa vào cơ thể không cao do một bát canh cua có khối lượng thịt cua không nhiều. Với một cơ thể bình thường không có rối loạn chuyển hóa, chức năng đào thải acid uric tốt thì với một chế độ ăn uống điều độ, hợp lý bạn hoàn toàn có thể tránh xa được bệnh gout. - Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định: 5mg% NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 4 CTXH TRONG BỆNH VIỆN ở nam và 4mg% ở nữ, tùy độ tuổi và có sự thay đổi. Để mức acid uric cân bằng hàng ngày, acid uric được thải ra ngoài chủ yếu theo đường thận - Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric: + Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. Bệnh này rất hiếm và rất nặng. + Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh. + Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau : - Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp. - Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính. - Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh: NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 5 CTXH TRONG BỆNH VIỆN - Vai trò của acid uric trong viêm khớp: Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng: - Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch. - Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh. - Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng. - Gia đình có tiền sử người bị Gout thì bạn rất có nguy cơ bị bệnh. - Nam giới có nguy cơ bị bệnh Gout nhiều hơn nữ giới. - Uống quá nhiều những đồ uống có cồn cũng dễ mắc Gout. NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH Acid uric lắng tụ tại khớp dưới dạng muối urat gây tổn thương khớp 6 CTXH TRONG BỆNH VIỆN - Những người có vấn đề về cân nặng dễ bị Gout. Càng những người béo phì thì khả năng mắc bệnh càng cao. - Dùng thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. - Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị Gout nhiều hơn những người bình thường. - Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì tăng nguy cơ nhiễm Gout. - Cơ thể tự sản sinh ra lượng axit uric vượt mức. - Một vài loại thuốc làm tăng nguy cơ bị Gout như thuốc lợi tiểu, thuốc chữa bệnh Packinson,thuốc aspirin. - Uống vitamin có chứa niacin làm tăng nguy cơ mắc Gout. b, Triệu chứng chuẩn đoán: + Triệu chứng Gout đặc trưng : Bệnh gút (gout) có đặc trưng là viêm, sưng, nóng, tấy đỏ, đau ở khớp. Thường gặp nhất là khớp ngón chân, cổ chân, gối, khớp bàn tay. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Chế độ ăn uống không hợp lý và ít vận động đang là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể sốt cao, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, thời gian này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Sau vài năm, bệnh trở thành mạn tính. Ở giai đoạn này, khớp có thể bị biến dạng, hạn chế vận động các khớp, các u cục nổi lên ở khớp, gọi là cục tophi. Nhiều trường hợp gây ra biến chứng sỏi thận, suy thận, bệnh tim mạch. Phần lớn những người bị gút thường bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, do vậy, nguy cơ tim mạch là rất lớn. Những biểu hiện bệnh của anh cần đi làm xét nghiệm xem lượng acid uric trong máu như thế nào mới xác định có bị gút hay không. Nếu đúng là bệnh gút thì cần có chế độ ăn giảm đạm, tăng rau xanh, không nên dùng rượu bia, uống nhiều nước. - Cơn gút cấp tính điển hình gồm các đặc điểm sau: NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 7 CTXH TRONG BỆNH VIỆN + Viêm khớp xảy ra đột ngột, thường hay xảy ra vào ban đêm. + Các triệu chứng viêm khớp đạt đến mức tối đa sau vài giờ. + Cường độ đau dữ dội, tăng cảm khi sờ mó, những cử động dù nhỏ cũng có thể gây đau tăng. + Thời gian cơn gút cấp tính kéo dài vài ngày đến 10 ngày. Biểu hiện viêm khớp dần mất đi, đôi khi diễn biến của viêm khớp không liên quan đến các thuốc điều trị. + Da vùng khớp viêm sưng, nề, nóng, đỏ, căng bóng, tăng nhạy cảm do giãn mạch máu ở lớp nông. + Triệu chứng đi kèm: sốt vừa hoặc sốt cao, bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng cao. Dịch khớp có nhiều bạch cầu, soi tìm thấy các tinh thể urat trong các bạch cầu, đôi khi thấy các tế bào hình chùm nho. - Cơn gút không điển hình: + Đau khớp nhẹ, kéo dài nhiều năm, nhiều tháng. + 20% số trường hợp viêm khớp mở đầu ở khớp khác không phải viêm khớp ngón I bàn tay: viêm khớp ngón, cổ chân, đôi khi ở chi trên. + 5% số trường hợp viêm nhiều khớp chi dưới, không đối xứng có kèm theo sốt cao, bạch cầu tăng, viêm khớp nhạy cảm với colchicine. + Đôi khi có viêm bao hoạt dịch, viêm gân, viêm bao cân, viêm các tổ chức cạnh khớp. Viêm mống mắt, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tinh hoàn. NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 8 CTXH TRONG BỆNH VIỆN + Giữa các đợt viêm khớp cấp tính không có biểu hiện gì tại khớp, chỉ có tăng axit uric trong máu. + Bệnh diễn biến lâu ngày hoặc bệnh nặng thì các đợt viêm khớp cấp tính xuất hiện dày hơn, mức độ viêm nặng hơn. + Triệu trứng Gout mãn tính : Gout mãn tính biểu hiện bằng dấu hiệu nổi các cục u (tôphi) và viêm đa khớp mạn tính, do đó còn được gọi là “gout lắng đọng”. Gout mạn tính có thể tiếp theo gout cấp tính. Nhưng phần lớn là bắt đầu từ từ tăng dần không qua các đợt cấp. * Triệu chứng lâm sàng ở khớp: - Nổi u cục (tophi): là hiện tượng lắng đọng urat ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương, sụn + Vị trí: u cục (tôphi) thấy ở trên các khớp bàn ngón chân cái, các ngón khác, cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay và đốt ngón gần, có một vị trí rất đặc biệt là trên sụn vành tai. Chưa thấy ở háng, vai và cột sống. + Tính chất: kích thước to nhỏ không đồng đều, từ vài milimet đến nhiều centimet đường kính, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không di động do dính vào nền ở dưới, không đối xứng (2 bên) và không cân đối, ấn vào không đau, được bọc bởi một lớp da mỏng, phía dưới thấy cặn trắng như phấn, đôi khi da bị loét và dễ chảy nước vàng và chất trắng như phấn. - Viêm đa khớp: Các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm là bàn ngón chân và tay, đốt ngón gần, cổ tay, gối, khuỷu, viêm có tính chất đối xứng, biểu hiện viêm thường nhẹ, NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH Bàn tay bệnh nhân Gout mạn tính 9 CTXH TRONG BỆNH VIỆN không đau nhiều, diễn biến khá chậm, các khớp háng, vai và cột sống không bị tổn thương. - Biểu hiện ngoài khớp : + Urat có thể lắng đọng ở thận dưới hai hình thức : Lắng đọng rải rác ở nhu mô thận: hoặc không thể hiện triệu chứng gì, chỉ phát hiện qua giải phẫu bệnh, hoặc gây viêm thận bể thận. Gây sỏi đường tiết niệu: sỏi acid uric ít cản quang, chụp thường khó thấy, phát hiện bằng siêu âm, chụp U.I.V. Sỏi thận dễ dẫn tới viêm nhiễm, suy thận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tiên lượng của bệnh. + Urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như: Gân, túi thanh dịch, có thể gây đứt hoặc chèn ép thần kinh (hội chứng đường hầm). Ngoài da và móng tay móng chân: thành từng vùng và mảng dễ nhầm với bệnh ngoài da khác (vẩy nến, nấm). Tim: urat có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có khi cả van tim nhưng rất hiếm. * Xét nghiệm và X quang: - Xét nghiệm: + Tốc độ lắng máu tăng trong đợt tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm khác không có gì thay đổi. + Acid uric máu tăng trên 7mg% (trên 416 micromol/l). + Acid uric niệu/24h: bình thường từ 400-450mg, tăng nhiều trong gout nguyên phát; giảm rõ với gout thứ phát sau bệnh thận. Dịch khớp có biểu hiện viêm rõ rệt (lượng muxin giảm, bạch cầu tăng nhiều). Đặc biệt thấy những tinh thể urat monosodic nằm trong hoặc ngoài tế bào. + X quang: Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là khuyết xương hình hốc ở các đầu xương, hay gặp ở xương đốt ngón chân, tay, xương bàn tay, chân, đôi khi ở cổ tay, chân, khuỷu và gối. Khuyết lúc đầu ở dưới sụn khớp và vỏ xương, như phần vỏ được thổi vào, bung ra (hình lưỡi liềm), khe khớp hẹp rõ rệt. Sau cùng hình NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 10 [...]... bởi một số bệnh như bệnh thận, bệnh máu, do sử dụng một số thuốc, hay do nhiễm độc chì Có 5 yếu tố thuận lợi gây bệnh chính Thứ nhất là yếu tố gia đình Có tới 30% bệnh nhân gút có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này Thứ hai là yếu tố nghề nghiệp Đa số bệnh nhân là trí thức, thương gia, chủ doanh nghiệp Vì vậy có câu gút là vua của các bệnh và là bệnh của các vua Nói là vua của các bệnh vì gút... khó khăn cho công tác chẩn đoán - Thứ nhất, đây là bệnh khá mới nên ngay cả cán bộ y tế vẫn còn lúng túng khi NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 15 CTXH TRONG BỆNH VIỆN chẩn đoán và điều trị bệnh Nhiều cơ sở y tế lại chưa có khả năng làm các xét nghiệm cần thiết như chọc dịch khớp, xét nghiệm acid uric máu… nên bỏ qua, không chẩn đoán được bệnh - Thứ hai là bệnh có rất nhiều biểu hiện và nhiều thể bệnh khác... thường là cách ngăn ngừa bệnh Gout lâu dài và hiệu quả nhất - Để điều trị bệnh, trong giai đoạn cấp người ta sử dụng thuốc Tây y Giai đoạn mạn tính, tuỳ từng thể bệnh mà người ta đưa ra nhiều biện pháp chữa bệnh bằng đông y Trước tiên cho người bệnh uống đủ từ 8 – 10 ly nước hằng ngày (2 – 2,5 NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 11 CTXH TRONG BỆNH VIỆN lít) để tăng bài tiết axit uric Người bệnh cần hạn chế rượu,... điện tử, giúp bệnh nhân vượt qua những khó khăn của giai đoạn đầu điều trị khi thuốc phát huy tác dụng, kiểm soát các bệnh mới phát sinh để bệnh nhân được điều trị trong một đợt liên tục đảm bảo hiệu quả điều trị Sau đợt điều trị bệnh nhân có thể trở lại chế độ ăn uống như người bình thường Hơn 2 năm qua, gần 4 ngàn bệnh nhân Gout trong và ngoài nước đã tham gia điều trị, 90% trong số những bệnh nhân tuân... gút nhập viện tại khoa nội cơ - xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy đều là những bệnh nhân nặng, có biến chứng Phần lớn NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 32 CTXH TRONG BỆNH VIỆN bệnh nhân nhập viện đều đã uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc với “quảng cáo chữa được bệnh gút” Ngày 2-7, nằm trên giường bệnh tại khoa xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy với bàn chân nổi đầy những hạt tophi (cục u), ông T.N.H., 59 tuổi,... khớp NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 33 CTXH TRONG BỆNH VIỆN Theo bác sĩ Anh Thư, nguyên nhân gây bệnh gút là do tăng axit uric Cách điều trị đúng là phải dùng thuốc để trung hòa, giảm tổng hợp axit uric Điều trị bệnh gút đơn giản và dễ chữa nhất trong những loại bệnh viêm khớp Tuy nhiên, quá trình điều trị chỉ kiểm soát được bệnh chứ không chữa khỏi bệnh Nhiều người bệnh không hiểu điều này, họ cứ nghĩ phải... (FDA), cho thấy trong vòng sáu giờ, sau khi tiêm Pegloticase vào tĩnh mạch, lượng acid uric ở tất cả các bệnh nhân đã giảm xuống mức mục tiêu đề ra Các nhà khoa học cho biết thuốc còn có tác dụng trong vòng 6 tháng với khoảng 40% bệnh nhân NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 34 CTXH TRONG BỆNH VIỆN Chuyên gia thấp khớp tại Đại học Duke, John Sundy, chủ nhiệm công trình nghiên cứu trên, cho biết trong vòng 40... máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 26 CTXH TRONG BỆNH VIỆN Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gút cũng cần tránh các nguy cơ có thể làm xuất hiện bệnh như: làm việc quá sức, nhiễm lạnh, đi giày quá chật, bị nhiễm khuẩn cấp tính hoặc phẫu thuật Gút được xếp vào bệnh của thời đại văn minh Nó thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh và là sự báo hiệu nguy cơ bệnh mạch vành,... trọng trong điều trị truyền thống là bệnh nhân phải thực hiện một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt Tuy nhiên trong thực tế, bệnh nhân Gout cũng khó lòng làm chủ được chế độ sinh hoạt, ăn uống của mình, nên việc điều trị Gout nói chung vẫn trong một vòng luẩn quẩn và con đường phía trước của bệnh nhân vẫn là nguy cơ bệnh ngày càng nặng hơn Khảo sát 15 ngàn bệnh nhân Gout khám và điều trị tại Viện. .. corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 21 CTXH TRONG BỆNH VIỆN chọn hàng đầu Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng - Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân Tuy nhiên, đối với người cao tuổi và người có bệnh kèm theo, . ÁNH_K53CTXH 1 CTXH TRONG BỆNH VIỆN BÀI LÀM A.LỜI MỞ ĐẦU Bệnh gút là căn bệnh được mệnh danh là bệnh của nhà giàu và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Bệnh gút nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh. CTXH TRONG BỆNH VIỆN MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. TÀI LIỆU VỀ BỆNH( Bệnh Gout ) II.TÓM TẮT TỔNG QUAN VỀ BỆNH ( tổng hợp từ tài liệu) III. TRƯỜNG HỢP BỆNH 1, Trường hợp cụ thể 2,Hồ sơ bệnh. khăn cho công tác chẩn đoán. - Thứ nhất, đây là bệnh khá mới nên ngay cả cán bộ y tế vẫn còn lúng túng khi NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH 15 CTXH TRONG BỆNH VIỆN chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhiều

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • +  Bệnh gút: Kinh nghiệm chữa trị dân gian :

    • 1.Bệnh gout là gì?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan