Xã hội ngàycàng phát triển kéo theo nhiều thay đổi trong đời sống con người, bên cạnhnhững mặt tích cực, hệ quả của nó làm phát sinh ngày càng nhiều những yếu tốtâm lý xã hội gây stress
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1- Bắc Ninh và đề xuất một số biện pháp hỗ trợ của công tác xã hội.”
Trang 3Bảng 2.3 Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh THPT Thuận Thành Số 1.
Bảng 2.4 Nguyên nhân từ việc học tập.
Bảng 2.5 Nguyên nhân từ gia đình.
Bảng 2.6 Nghề nghiệp của bố mẹ.
Bảng 2.7 Nguyên nhân liên quan đến các mối quan hệ xã hội.
Bảng 2.8 Nguyên nhân từ bản thân học sinh.
Bảng 2.9.Hậu quả của những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Bảng 2.10.Những mong muốn của các em học sinh.
Bảng 2.11 Những cách làm giảm căng thẳng, lo âu ở các em học sinh.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh.
Biểu đồ 2.2.Nguyên nhân từ việc học tập.
Biểu đồ 2.3 Nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh.
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trang 4Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định rằng sức khỏe con người baogồm sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội và không có bệnh tật trong đó sức khỏetinh thần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người Xã hội ngàycàng phát triển kéo theo nhiều thay đổi trong đời sống con người, bên cạnhnhững mặt tích cực, hệ quả của nó làm phát sinh ngày càng nhiều những yếu tốtâm lý xã hội gây stress làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con ngườinhư: Lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, hoang tưởng…Những vấn đề này gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của con người, đặc biệt làđối với trẻ em.Theo nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) có khoảng 15%dân số nói chung trong cuộc đời đã trải nghiệm các triệu chứng mang đặc trưngcủa rối loạn lo âu và 2,3- 8,1% có rối loạn lo âu hiện hữu.
Học sinh phổ thông là những nhân cách đang phát triển và trưởng thành,tâm lý luôn có nhiều biến động Do đó các em rất dễ bị ảnh hưởng, tổn thươngbởi những yếu tố tâm lý- xã hội- nhà trường, gia đình và vì thế nguy cơ dẫn đếnnhững vấn đề về sức khỏe tinh thần là rất lớn Theo thống kê trên thê giới, tỷ lệtrẻ em có rối loạn tâm lý là 5,7- 17,7% Ở Việt Nam, theo nghiên cứu củaPGS.TS Nguyễn Công Khanh (4/2000) trên 503 học sinh cấp 2, cấp 3 thuộc khuvực Hà Nội có ít nhất 17,47- 18,81 em học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu
Trong nhà trường luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tinhthần, số liệu 19,46% học sinh trong độ tuổi 10-16 tuổi gặp trục trặc về vấn đề sứckhỏe tinh thần là con số đáng lo ngại Những rối loạn cảm xúc sẽ làm giảm khảnăng học tập và phát triển của học sinh, phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển vềmặt xã hội Nếu không ngăn chặn, phát hiện và hỗ trợ kịp thời thì sẽ gây ranhững ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển tâm sinh lý, nhân cáchcủa các em
Trang 5Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em, đặc biệt là thực trạng sức khỏe tinhthần của học sinh lứa tuổi phổ thông đang làvấn đề đang lo ngại hiện nay, bởi lứatuổi học sinh THPT là lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt.Chính vìvậy, để giúp cho các em có một sức khỏe tinh thần tốt, nguồn lực để các emsống khỏe mạnh, nền tảng cho chất lượng cuộc sống, chúng ta cần quan tâm đếnvấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần của các em học sinh
Và công tác xã hội học đường đang là một đòi hỏi cấp thiết trong xã hộihiện nay Vai trò của nhân viên CTXH rất quan trọng và cần thiết, họ là nhữngngười giúp các em giải gỡ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống đồng thờicũng là cầu nối giữa các em với nhà trường, gia đình
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng
chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1
và đề xuất một số biện pháp hỗ trợ cuả công tác xã hội”.
Một số những công trình nghiên cứu ở Việt Nam và tác giả về vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em:
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Cẩm Tú và cộng sự trên hơn 1500 trẻ tại hai phường Kim Liên và Trung Tự (2000) cho thấy có tới 1,9%-3% các em có biểu hiện lo âu, trầm cảm.
Trong đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trung học phổ thông Đồng Nai” do BS Nguyễn Văn Thọ và cộng
sự thực hiện (1998- 2000) cho thấy 10- 21% có vấn đề sức khỏe tâm thần.[7;296]
Trang 6“Một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh THPT”, Tác giả
Nguyễn Thị Hằng Phương đã nghiên cứu đối tượng học sinh chuyên Quảng Bình
và chỉ ra rằng có khoảng 21,66% học sinh có vấn đề về rối loạn lo âu.[15]
“Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại Hà Nội”, Sở y tế
Hà Nội – Bệnh viện tâm thần Mai Hương và trường đại học của Úc tiến hànhtrên khuôn khổ dự án cho thấy có 15.94 % em có rối nhiễu tâm lý trong tổng họcsinh các cấp Trong số các ca tự sát có 10% ở độ tuổi 10- 16
Nhìn chung, ở Việt Nam những công trình nghiên cứu riêng biệt về vấn đềchăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe tinhthần học sinh THPT thì chưa nhiều Những công trình nghiên cứu đó chỉ nghiêncứu về những rối nhiễu tâm lý, rối loạn lo âu, một phần nhỏ của sức khỏe tinhthần Mặt khác, chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào về vấn đề chăm sóc sức khỏetinh thần của học sinh trườngTHPT Thuận Thành Số 1 – Huyện Thuận Thành –Tỉnh Bắc Ninh và sự trợ giúp của công tác xã hội Nên tôi chọn nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT
Thuận Thành Số 1- Bắc Ninh và đề xuất một số biện pháp hỗ trợ của công tác
xã hội”.
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần của học
sinh trường THPT Thuận Thành Số 1và đề xuất một số biện pháp của công tác
xã hội với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh THPT Thuận Thành Số1- Bắc Ninh
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1 lứatuổi từ 15-18 tuổi, giáo viên trong trường và phụ huynh của học sinh
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1- BắcNinh
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Trang 7- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thầncủa học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1 - BN và vai trò của công tác xã hộiđối với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần trong học đường, từ đó đề xuất nhữngbiện pháp nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT ThuậnThành Số 1.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
+ Nghiên cứu những biểu hiện tổn thương về sức khỏe tinh thần của các
em học sinh
+ Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả, những mong muốn, biện pháp làm giảmnhững vấn đề sức khỏe tinh thần của các em học sinh trường THPT ThuậnThành Số 1, thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em tại trường
+ Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ của công tác xã hội đối với việc chămsóc sức khỏe tinh thần của các em học sinh
5 Giả thuyết nghiên cứu.
Thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPTThuận Thành Số 1 còn nhiều hạn chế từ phía nhà trường, gia đình và bản thâncác em học sinh Phần lớn học sinh tại trường Thuận Thành Số 1 có nhiều nhữngbiểu hiện về vấn đề sức khỏe tinh thần
Nếu gia đình và nhà trường có nhận thức đúng đắn về vấn đề chăm sócsức khỏe tinh thần của các em học sinh, tìm hiểu được nguyên nhân, hậu quả,biện pháp, cùng với những mong muốn của các em thì chúng ta sẽ có những biệnpháp để can thiệp, hỗ trợ và phòng ngừa kịp thời giúp các em có một sức khỏetinh thần tốt để học tập có hiệu quả hơn
6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Trang 8- Tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đềchăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh THPT.
- Hệ thống hóa lý luận của vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận choviệc nghiên cứu thực tiễn
- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ, phương pháp nghiên cứu nhằm tiếnhành nghiên cứu đề tài
6.2 Nhóm nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1 Phương pháp quan sát:
Quan sát điều kiện học tập của các em trong nhà trường
Đối tượng quan sát: Cơ sở vật chất dành cho học sinh tại trường như: Nhà
đa năng, sân thể dục, vui chơi…thái độ đối xử của cán bộ nhân viên nhà trườngđối với các em
Mục đích quan sát nhằm tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thầncủa học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1
6.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Tiến hành phát 160 phiếu điều tra học sinh trường THPT Thuận Thành Số1với mục đích điều tra thực trạng chăm sóc SKTT của học sinh trong trường,160
em học sinh thuộc ba khối lớp 10, 11và 12
Phiếu điều tra được trình bày dưới dạng thăm dò ý kiến, đề nghị các em trảlời những câu hỏi có trong bảng hỏi Phiếu điều tra gồm các dạng câu hỏi như:Câu hỏi đóng, câu hỏi mở, trả lời nhanh bằng cách đánh dấu đáp án
Trong đó, các câu hỏi được xây dựng để nhận biết các yếu tố ảnh hưởng
đe dọa tổn thương đến SKTT của học sinh từ phía nhà trường, gia đình, bạn bèhay ngay chính bản thân của các em học sinh Những đề xuất, kiến nghị vànguyện vọng với nhà trường, gia đình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả vềSKTT của các em học sinh trong trường
6.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu:
Trang 9Tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên, phụ huynh, họcsinh của trường về vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần Phỏng vấn phụ huynh,tìm hiểu quan điểm của họ về vấn đề chăm sóc SKTT, ghi nhận những đóng góp,tâm tư nguyện vọng của phụ huynh đối với nhà trường để con em họ được họctập và sinh hoạt trong môi trường giáo dục thuận lợi để phát triển Phỏng vấnhiệu trưởng, hiệu phó, cán bộ nhân viên trong trường ( cán bộ y tế, văn thư ) đểtìm hiểu về vấn đề chăm sóc SKTT của học sinh trong trường.
6.2.4 Phương pháp phân tích và thống kê toán học.
7 Đóng góp khoa học của đề tài.
Những nghiên cứu về thực trạng sẽ góp phần xây dựng những kế hoạch
và giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần cho trẻ em tại địa phương nóiriêng và trẻ em Việt Nam nói chung Ngoài ra, những đóng góp của đề tài sẽ lànguồn tư liệu hữu ích cho những nghiên cứu sau này tại địa phương
8 Kết cấu của đề tài.
Đề tài gồm 3 phần:
Trang 10Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
+ Chương 2: Thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT Thuận Thành số 1 – Bắc Ninh
+ Chương 3: Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ của công tác xã hội đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT Thuận Thành số 1 – BắcNinh
Phần kết luận và Khuyến nghị
Trang 11Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em.
1.1.1 Khái niệm về sức khỏe.
Sức khỏe có nhiều định nghĩa khác nhau theo nhiều tổ chức khác nhau nhưngtrong đề tài này tôi sử dụng định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, cơ quan củaLiên Hợp Quốc, đặt tiêu chuẩn và cung cấp chương trình kiểm soát bệnh tật đã
định nghĩa sức khỏe là: “Tình trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần
và các quan hệ xã hội chứ không phải đơn giản là tình trạng không có bệnh hay
ốm yếu.”[25].
1.1.2 Khái niệm sức khỏe tinh thần.
Nói về sức khỏe tinh thần (SKTT), nhiều người có thể hiểu khái niệm mộtcách đại khái nhưng hiểu thuật ngữ SKTT như một phạm trù khoa học, thì chỉ cónhững chuyên gia, nhà khoa học mới hiểu được đầy đủ về khái niệm vì SKTT làmột vấn đề rất phức tạp Hiện nay, Tổ chức Sức Khỏe Thế Giới (World HealthOrganization – viết tắt là WHO) cũng thừa nhận rằng cho đến nay vẫn chưa cómột định nghĩa chính thức nào về sức khỏe tinh thần Theo giáo sư – viện sĩ (GS-VS) Phạm Minh Hạc, nên phân tích cặp phạm trù “Thể chất – Tinh thần”, đểhiểu sâu sắc hơn về sức khỏe tinh thần Thuật ngữ “tinh thần” là một bộ phậnvấn đề cơ bản trong triết học mà các nhà bác học từ xã xưa đã có nhiều côngtrình nghiên cứu Vấn đề quan hệ giữa tâm lý, tinh thần và cơ thể là một vấn đềphức tạp nhất trong tâm lý học Lý giải phạm trù này rất có ý nghĩa đối với vấn
đề sức khỏe tinh thần và đồng thời cần xem xét con người mà chúng ta nghiêncứu ở cấp độ nào: Con người - cá thể, con người- cá nhân, con người nhân cách.Sức khỏe tinh thần tiếng Anh là “Mental health, “Mental” trong từ điển Anh –
Việt[17] là: “Thuộc về tâm thần, tinh thần, tâm lý, trí tuệ; điên, mất trí”.Trong
các tài liệu tâm lý học bằng tiếng Anh không dùng chữ “spyche” tương đương
Trang 12với chữ “tâm lý” trong tiếng Trung Quốc, Việt, Nga thường cùng là “mind”.
“Mind” trong từ điển có rất nhiều ý nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “Khả năng hiểu biếtsuy nghĩ: Tâm lý, trí tuệ”, nhiều nhà tâm lý thường dịch là “Tâm trí” Chữ “Tâm
lý – cơ thể” trong tiếng Anh thường được viết là “Mind – body” [24;37] Người
ta thường nói, thân thể ở trong tâm trí hoặc một tâm hồn đẹp trong một thân thểkhỏe mạnh hoặc sự thống nhất giữa tinh thần và thể chất Chữ “Tinh thần” cóthể hiểu là tâm lý, tâm trạng, tâm thế, xúc cảm – tình cảm Như vậy hiểu kháiniệm sức khỏe tinh thần một cách đơn giản đó là tâm trạng thoải mái, thanh thản,vui vẻ “ăn ngon, ngủ yên”
Sức khỏe tinh thần là: “Tình trạng khỏe mạnh về nhận thức và xúc cảm,không bệnh tật gì về tâm lý, biểu hiện khả năng của con người ham sống giữđược sự cân bằng giữa các hoạt động và các cố gắng hồi phục” GS.VS PhạmMinh Hạch cho rằng, chúng ta nên sử dụng thuật ngữ “sức khỏe tinh thần” đểtương đương với thuật ngữ “Mental health” của thế giới [25]
Sức mạnh của con người tập trung ở sức mạnh tinh thần, từ đó khi nói đếnsức khỏe con người trước hết phải kể đến sức khỏe tinh thần – sức khỏe trí tuệ,đức độ tài năng và sáng tạo
Con người có sức khỏe tinh thần có nghĩa là: Sức khỏe ấy có thể tạo ra nhữnggiá trị nhất định – linh hoạt để vượt qua những thách thức, thể hiện khác nhautrong các hoàn cảnh khác nhau Theo tác giả người Mỹ( Myers, Sweeny,
Witmer) sức khỏe tinh thần của con người thể hiện trong lĩnh vực tâm linh, làm
việc, nghỉ ngơi hoặc quan hệ bạn bè, yêu đương và định hướng cá nhân , thể hiệntrong các công việc như: Coi trọng giá trị, khả năng kiểm soát, kiểm tra, niềmtin, xúc cảm; khả năng đương đầu trước những khó khăn, giải quyết vấn đề, tínhkhôi hài, sự sáng tạo, ăn uống, luyện tập, khả năng điều khiển tình trạng căngthẳng (stress), bản sắc giới, bản sắc văn hóa để có những kỹ năng giải quyết cáctình huống xảy ra trong xã hội, giữ một tinh thần khỏe mạnh
Trang 13Để có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt, giữ được một tinhthần khỏe mạnh, lối sống lành mạnh chúng ta cần phải nghiên cứu ngược lại vấn
đề đó là tình trạng sức khỏe tinh thần không tốt, không khỏe mạnh trong đó cócác bệnh tâm thần
Theo Tổ chức WHO (2002), sức khỏe tinh thần con người có thể ở mộttrong hai trạng thái: Hoặc là sức khỏe tinh thần bình thường khi con người có sựphát triển tâm lý cân bằng theo chuẩn mực chung đối với từng điều kiện, từngmôi trường sống và hoạt động sống khác nhau Hoặc trạng thái tinh thần bị tổnthương, phát triển tâm lý lệch lạc, không phù hợp với chuẩn mực chung, cónhững rối loạn ở các mức độ khác nhau trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và ứngxử
Một số chuyên gia ở Việt Nam có những nhận định về sức khỏe tinh thần.[8];[7] “về thuật ngữ, lĩnh vực sức khỏe tinh thần trong tiếng Việt, người ta còngọi là sức khỏe tâm thần, muốn thống nhất vào đây cả “tâm” và “trí” Theokhoahọc hiện đại chỉ ra rằng: Điều khiển cảm xúc, tư duy và hành vi là hệ thầnkinh còn thế giới bên ngoài và bên trong con người chia làm 2 phạm trù: Vật
chất và tinh thần, cho nên có thể gọi phần sức khỏe chúng ta đang bàn đến là sức
khỏe tinh thần
TS Bác sỹ Hoàng Cẩm Tú, giám đốc Trung tâm tham vấn tâm lý – giáo dụcsức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên, nguyên chủ nhiệm Khoa Tâm Thầnbệnh học, bệnh viện Nhi Quốc Gia có nêu một số khái niệm liên quan đến sứckhỏe tinh thần.[21]
- Sức khỏe toàn diện có 3 thành phần: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinhthần (SKTT) và sức khỏe xã hội Ba thành phần này quan hệ mật thiết với nhai
và có tác động qua lại lẫn nhau Cơ thể bị tổn thương (tổn thương thể chất hoặcbệnh thực thể) sẽ gây ra tâm trạng lo âu, bi quan, buồn phiền, cáu gắt, giảm hứngthú…) tức là gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần Ngược lại khi trạng thái tâm lý
Trang 14không thoải mái, sợ hãi, buồn phiền hoặc bị rối loạn tâm thần nặng … có thể kéotheo những rối loạn cơ thể (rối loạn thực vật – nội tạng, giảm miễn dịch…) Nhưvậy, trong sức khỏe của mỗi cá nhân đều có mặt sức khỏe tâm thần như một
thành phần chính yếu.[7;298]
-Sức khỏe tinh thần (SKTT): Là một trạng thái không chỉ không rối loạnhay dị tật tinh thần, mà còn là trạng thái tinh thần hoàn toàn thoải mái trong cuộcsống, cân bằng về tâm lý, có tâm trạng hợp hoàn cảnh, cân bằng về cảm xúc, hòahợp về các mối quan hệ gia đình xã hội, có cảm xúc tình cảm và hành vi ứng xửphù hợp với nhu cầu của xã hội
- Sức khỏe xã hội là trạng thái thể hiện khả năng hòa nhập của một cá thểvào môi trường xã hội (gia đình, nhà trường, xã hội) và khả năng tác động nhằmcải biến môi trường đó Không hòa nhập được hoặc khó hòa nhập thể hiện sứckhỏe xã hội yếu, nếu hòa nhập dễ dàng, phát huy được khả năng đóng góp tíchcực để phát triển xã hội thì sức khỏe xã hội tốt Nếu trạng thái xã hội ổn định,kinh tế, chính trị, văn hóa ít xung đột, biến động giảm stress thì tạo ra sự thoảimái, thuận lợi cho sự phát triển tiềm năng của từng cá thể Ngược lại nếu xã hộinhiều biến động, stress thì sức khỏe tinh thần của con người bị tổn thương.[21]
- Sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhaunên nhiều rối loạn tâm lý xã hội như nghiện hút, rượu, thuốc lá, rối loạn hành vi,
sự chống đối của thanh thiếu niên, các rối loạn liên quan đến stress Các rối loạntâm lý, xã hội có liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và antoàn xã hội Vì vậy hiện nay, chính phủ nhiều nước trên thế giới quan tâm đặcbiệt đến sức khỏe tinh thần và có những chính sách quốc gia đặc biệt về vấn đềsức khỏe tinh thần
Theo TS Nguyễn Thị Thanh Bình trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM đã viếttrong bài tham luận( 2007): “Sức khỏe tinh thần là sự hòa hợp giữa trạng thái
Trang 15khỏe mạnh về thể chất và tình cảm, là trạng thái tâm lý ổn định và vui vẻ của conngười”.
Theo Anderson,(1994): “Sức khỏe tinh thần là khả năng đương đầu và thíchứng với những căng thẳng của cuộc sống theo một cách có thể chấp nhận được”.Đánh giá về vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần ở Việt Nam hiện nay, PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho biết: “Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần ởnước ta chủ yếu do các bác sỹ tâm thần đảm nhiệm Nhưng thực tế thì việc thâmnhập của các bác sỹ vào các hệ thống trường học là vô cùng khó khăn và đội ngũcán bộ tâm thần cũng đang rất thiếu Thực tế ở Việt Nam thì các bác sỹ chỉ canthiệp khi đã có bệnh và chưa có biện pháp phòng ngừa.[4]
Quan niệm về sức khỏe tinh thần trẻ em ngày nay được xem là một thể liêntục từ phát triển tâm lý bình thường về các mặt đến bất thường bệnh lý, từ nhẹđến nặng, có tính chất nhất thời hay kéo dài bao gồm các trạng thái:
- SKTT tốt: Đạt các mốc phát triển tâm lý trong giai đoạn lứa tuổi mình
mà không có biểu hiện tâm lý nào lệch lạc
- SKTT bị tổn thương: Không chỉ bó hẹp ở một tỷ lệ nhỏ của các rối loạntâm thần (10- 20 %) như những bệnh nhân tâm thần nặng, mãn tính hoặc khuyếttật về tâm thần, mà còn bao gồm các trạng thái không thoải mái tâm lý do căngthẳng bởi các stress tâm lý từ môi trường sống, gia đình, trường học, cộng đồng
xã hội…như rối loạn ngủ, biếng ăn, mệt mỏi, học giảm sút, mất hứng thú, ngạigiao tiếp, lo sợ dẫn đến hành vi chống đối
Như vậy sức khỏe tinh thần của một người được đánh giá là tốt bao gồm:+ Có cảm giác sống thực sự thoải mái, tin vào giá trị của bản thân và phẩmchất, giá trị của người khác
+ Có khả năng kiểm soát được cảm xúc tình cảm, nhận thức hành vi, ứng
xử để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống
Trang 16+ Có khả năng tạo dựng cuộc sống, phát triển và duy trì các mối quan hệ
xã hội, có thể tự hàn gắn sau những rối loạn tâm lý, stress [8]
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống khiến cho conngười muốn được giải tỏa nhiều những vấn đề trong xã hội mà bản thân khôngđáp ứng được Sự giao lưu văn hóa ngày càng rộng rãi khiến cho một số quanniệm, tập quán thay đổi Điều đó càng đòi hỏi vấn đề chăm sóc sức khỏe tinhthần trở nên cần thiết hơn trong xã hội hiện nay
Công tác nghiên cứu giúp chúng ta có thể xác định chính xác những biểuhiện tổn thương sức khỏe tinh thần và tìm các biểu hiện đó, xác định nhữngnguyên nhân, những bất thường về SKTT
Những cuộc khảo sát nghiên cứu cho thấy những con số đáng lo ngại vềtình trạng SKTT trẻ em Việt Nam và trên thế giới Tiến hành ở Biên Hòa năm
2000 có 10- 24 % tỷ lệ trẻ em bị tổn thương SKTT Điều tra của Viện Nhi QuốcGia tại Hà Nội con số là 20- 30 % Những con số này đặt ra cho chúng ta nhữngthách thức cần phải có những biện pháp bảo vệ và chăm sóc SKTT trẻ em hợp lý
và kịp thời.[3;67].[7;296]
1.1.3 Khái niệm chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em.
Nói đến chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em thì chưa có một định nghĩanào rõ ràng cụ thể và chi tiết cho vấn đề này
Tuy nhiên theo quan điểm của cá nhân tôi cho rằng: Chăm sóc sức khỏetinh thần trẻ em có nghĩa là cung cấp những kỹ năng, những biện pháp chăm sócsức khỏe cho trẻ, giúp đỡ, can thiệp kịp thời, cũng như đẩy mạnh công tác phòngngừa để giúp cho trẻ có thể đương đầu với những rối loạn, lo âu, stresss trongcuộc sống , học tập và các vấn đề của xã hội để các em có thể vượt qua nhữngthử thách, có một cuộc sống tinh thần lành mạnh và tích cực
Để vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em đạt hiệu quả cao nhất cần
có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội định
Trang 17hướng, quan tâm đúng mức… tạo cho trẻ môi trường sống vui vẻ, lành mạnh để
có thể phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần Trẻ em là tương lai của đấtnước cần có những chăm sóc kịp thời về sức khỏe tinh thần cho trẻ hơn nữa.Muốn hiểu về công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em chúng ta phải tìmhiểu đặc điểm tâm sinh lý của các em
1.1.4 Khái niệm Công tác xã hội
CTXH là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoahọc chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộngđồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hộitheo hướng tích cực, bền vững [11;tr.46]
Các phương pháp CTXH cơ bản:
+ CTXH với cá nhân: Là quá trình và là một phương pháp tác động đến cá
nhân có vấn đề xã hội (bị mất hoặc yếu về chức năng xã hội), giúp cá nhân tựnhận ra vấn đề của bản thân, củng cố, khôi phục và phát huy năng lực của bảnthân để có thể tự giải quyết được vấn đề của mình trong tình huống, nghĩa là giảiquyết vấn đề cá nhân trong mối quan hệ tương tác với môi trường của cá nhân
đó [11;138]
+ CTXH nhóm: Là một phương pháp của CTXH nhằm tạo dựng và phát
huy sư tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng
cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhucầu của nhóm Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềmnăng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan đề của cuộcsống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnhmột cách tích cực [11;182]
+ Tổ chức và phát triển cộng đồng: Phát triển cộng đồng là một tiến trình
làm chuyển biến từ cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thôngqua việc giáo dục giúp người dân trong cộng đồng nhận thức rõ tình hình, vấn đề
Trang 18hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có của họ, tổ chức cáchoạt động chung tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, mở rộng các mối liênkết tiến tới tự lực phát triển
1.1.5 Khái niệm nhân viên công tác xã hội.
Xuất phát từ nhiều cách quan niệm, cách hiểu về CTXH nên cũng cónhiều cách gọi khác nhau về người làm CTXH Sự đa dạng trong các hoạt động
xã hộ là cơ sở dẫn đến sự phong phú của việc nhận diện người làm CTXH Từkhi CTXH chuyên nghiệp ra đời, người ta mới thực sự chú ý đến khái niệmNVXH
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, người làm CTXH được gọi vớinhững tên gọi khác nhau như: NVXH, cán sự xã hội, cán bộ xã hội, nhân viênCTXH, cán bộ làm CTXH…Dù cách gọi tên như thế nào thì người làm CTXHchuyên nghiệp phải là những người được đào tạo chuyên nghiệp và trong quátrình thực hành tác nghiệp phải dựa trên nền tảng lý thuyết, hệ thống kiến thứckhoa học được trang bị và sử dụng phương pháp, kỹ năng chuyên nghiệp củanghề nghiệp chuyên môn CTXH
Ở Việt Nam, người làm CTXH được biết đến phổ biến muộn hơn (từ saunăm 2000), nhưng tương đối thống nhất với tên gọi NVCTXH và gọi tắt làNVXH (social worker)
NVXH là những người có trình độ chuyên môn, được trang bị kiến thức,
kỹ năng về CTXH chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ năng đó trong quátrình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) có vấn
đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống.[11;102]
1.1.6 Một số học thuyết nền tảng trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần trẻ em.
- Thuyết phân tâm của S Freud [10;45]
Trang 19Sigmund Freud là cha đẻ của phân tâm cổ điển, nhấn mạnh nhiều đến cácham muốn, tính dục quan tâm đến việc khám phá động lực, các khuynh hướng
cơ bản, nguồn động cơ khởi đầu của hành vi con người
Thông qua quá trình làm việc lâm sàng với những bệnh nhân phải trải quanhững bệnh về tâm thần, Freud cho rằng những trải nghiệm thời thơ ấu và nhữngkhát vọng, mong muốn vô thức có ảnh hưởng đến hành vi Dựa trên quan sát,ông đã phát triển một thuyết miêu tả sự phát triển theo từng giai đoạn về mặt tâmsinh lý Theo Freud, những mâu thuẫn nảy sinh trong mỗi giai đoạn có thể ảnhhưởng đến nhân cách và hành vi
Nội dung cơ bản trong thuyết của Freud trong lĩnh vực SKTT:
+ Bản năng, bản ngã và siêu ngã
+ Xung đột nội tâm
+ Sự phát triển tâm lý qua các giai đoạn
+ Cơ chế phòng vệ
+ Liên tưởng tự do
+Sự chuyển dịch
- Thuyết tâm lý – xã hội của E.erickson.[10;tr.46]
Mô hình của E.erickson tập trung vào các giai đoạn phát triển tâm lý xãhội, song song với các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục của Freud Mỗi giaiđoạn biểu hiện một khủng hoảng, một giải pháp làm cá thể đó đứng trên quỹ đạophát triển đặc trưng trong giai đoạn
Ý nghĩa của thuyết về sự phát triển của trẻ em:
+ Cho cái nhìn tổng quát về sự phát triển về cái tôi và những khảnăng tương tác xã hội của trẻ trong suốt thời thơ ấu
+ Xác định những thời kỳ, giai đoạn chính mà trẻ học được về bảnthân và cách tương tác với người khác
Trang 20+ Chỉ ra những nhân tố môi trường cần thiết cho trẻ để phát triểnphù hợp.
+ Cung cấp một cách để phân tích lý do tại sao trẻ em không pháttriển được ở mỗi giai đoạn
Các giai đoạn khủng hoảng trong thuyết về sự phát triển của trẻ em:
+ Trẻ nhỏ - Khủng hoảng về tin tưởng – không tin tưởng
+ Trẻ đã biết đi biết nói – Khủng hoảng về phụ thuộc tự lập
+Trẻ tuổi đi học – Khủng hoảng về năng lực – sự thấp kém
+ Thanh thiếu niên - Khủng hoảng hòa nhập cái tôi – không có thờithơ ấu
Các tổn hại xảy ra cho trẻ em theo thuyết:
+ Tổn hại xảy ra nếu các em không thể hoàn thành nhiêm vụ ở mỗigiai đoạn khủng hoảng một cách tích cực
+ Tổn hại xẩy ra khi các em không tiến lên được các giai đoạn tiếptheo
+ Tổn hại nếu các em tiến đến giai đoạn tiếp theo với những giảipháp tiêu cực, điều này dẫn đến các giai đoạn sau cũng bị giải quyết nhưvậy
- Thuyết gắn bó [10;48]
Học thuyết gắn bó xuất phát từ Bowlly (1982) ông là người quan tâm đếnmặt tập tính học trên hành vi con người Bowlly cho rằng khi đặt trong môitrường có sự giúp đỡ trẻ có khả năng đáp ứng để duy trì sự tiếp xúc gần gũi, trẻđược an toàn, ăn uống, cuối cùng là sống còn Vì thế mục đích được xác định làduy trì sự gắn bó, gần gũi với người chăm sóc Hành vi của trẻ được tổ chứcxung quanh mục tiêu này và được thiết kế nhằm gia tăng khả năng có thể xảy ra
để có mối quan hệ với người chăm sóc là mối quan hệ khỏe mạnh Hệ thống gắn
Trang 21bó được hoạt hóa bởi sự khó chịu dưới các dạng các nhu cầu bên trong như đóihay các yếu tố gây stress bên ngoài như sự nguy hiểm.
Hai kiểu chăm sóc tạo nguy cơ cho trẻ gắn bó lẩn tránh:
+ Bố mẹ không kiên nhẫn với con, hay thể hiện những tình cảm khó chịuvới con và không thích thú khi ở bên chúng Ainsworth cho rằng những bà mẹnày có tính cứng nhắc và chỉ quan tâm đến bản thân mình và có vể không chấpnhận con mình
+ Kiểu chăm sóc thứ hai là quá nhiệt tình với con, vô tình tạo nên áp lực
Vì thế cần có sự chăm sóc phù hợp để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh
1.1.7 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em giai đoạn đầu thanh niên (15-18 tuổi)
Về hệ thần kinh: Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh phức tạp hơn lứa tuổitrước mặc dù trọng lượng não tăng không đáng kể, các dây thần kinh liên hợptăng nhanh làm cho chức năng của não phát triển Do đó, tư duy ngôn ngữ vàphẩm chất ý chí có điều kiện phát triển
Về mặt giới tính: Đa số các em đã qua thời kỳ dậy thì phần lớn dấu hiệu giớitính phụ đã phát triển rõ rệt làm cho cơ thể các em được thay đổi rõ ràng Chấmdứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục chuyển sang thời kỳ ổn định, cânbằng hơn
Trang 22Quá trình dậy thì: Ở các em có thể có có thể không giống nhau, có nhữngtrường hợp phát dục sớm nhưng kéo dài làm cho các em vẫn giữ nguyên hìnhdáng thể chất lứa tuổi thiếu niên.
Sự phát triển về mặt xã hội:
Tuổi đầu thanh niên có vị trí hoàn toàn mới mẻ so với lứa tuổi thiếu niên kể
cả trong gia đình, nhà trường và xã hội Do đó, sự tác động của môi trường đếncác em cũng khác so với những lứa tuổi trước
Ở gia đình, giai đoạn này có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn,cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề trong gia đình và các emcũng quan tâm đến những sinh hoạt trong gia đình
Ngày nay vị trí giáo dục của gia đình đối với lứa tuổi này cũng khác xưa.Nhân cách của các em hình thành dưới nhiều yếu tố khác nhau.Hiện nay sự pháttriển của phương tiện thông tin đại chúng mà hiểu biết của các em ngày càngtăng lên.Vì thế các em dễ thấy được những hạn chế của cha mẹ, thầy cô về khảnăng hiểu Do đó uy tín của cha mẹ thường bị lung lay, hoài nghi hơn
Giai đoạn này không chịu được sự bảo trợ phiền toái của cha mẹ nhưng các
em cần sự hỗ trợ khi lựa chọn nghề nghiệp, giá trị đạo đức Tóm lại, trong giađình cương vị của các em trong lứa tuổi này được nâng cao rõ rệt các em thấytrách nhiệm của mình với gia đình
Ở nhà trường, các em ở lứa tuổi này có ý thức rằng mình đang đứng trướcngưỡng cửa cuộc đời, nên có ý thức tự giác học tập và sinh hoạt tăng lên Nhàtrường có một vị trí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển tâm lý ở lứa tuổinày Chính vì thế hoạt đông học tập mang lại ý nghĩ sống trực tiếp
Ngoài xã hội thì hoạt động giao tiếp xã hội của lứa tuổi này được đẩy mạnh
và hứng thú xã hội ngày càng được đẩy mạnh Xã hội có vai trò thay đổi cơ bảncác em ở lứa tuổi đầu thanh niên: Vai trò độc lập với trách nhiệm gia đình, ýthức lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Trang 23Quyền lợi xã hội, các em có khả năng tham gia công tác xã hội như: Thôngtin, tuyên truyền
Tuổi đầu thanh niên có hình dang người lớn nhưng chưa phải người lớn vẫnphụ thuộc vào cha mẹ vật chất, các em vẫn đến trường dưới sự hướng dẫn củangười lớn Vị trí của các em ở lứa tuổi này có tính chất không xác định
Nhìn chung, cơ thể tuổi đầu thanh niên phát triển đã có thể sánh với ngườilớn vì vậy cần người lớn phải có yêu cầu nhất định, thái độ nghiêm túc, tôn trọngcác em phải quan tâm, giúp đỡ các em trong cuộc sống
- Đặc điểm tâm lý cơ bản nhất tuổi đầu thanh niên:
Về mặt trí nhớ có logic, ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh, giữ vai trò chủđạo trong hoạt động nhận thức Các em biết đưa ra ý kiến của mình, sắp xếp tàiliệu học tập theo trình tự logic, vận dụng liên tưởng để ghi nhớ một cách khoahọc Một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung…
Ở giai đoạn này các em có khả năng tư duy lý luận, chặt chẽ hơn, có căn cứhơn Những tư duy đó giúp các em thực hiện thao tác tư duy toán học phức tạp,phân tích nội dung cơ bản của khái niệm là điều kiện cơ bản hình thành thế giớiquan Tuy nhiên, hoạt động tư duy còn hạn chế do các em thiếu tính độc lập vàsáng ta, chưa chú ý phát huy hết khả năng của bản thân mình, còn kết luận vộivàng theo cảm tính.Tưởng tượng và sáng tạo đều phát triển song tính sáng tạophát triển hơn nhưng xa rời thực tiễn
Sự phát triển nhu cầu:
Trang 24Nhu cầu giao tiếp: Quan hệ bạn bè chiếm vị trí lớn hẳn so với quan hệ vớingười lớn tuổi và ít tuổi hơn mình Điều này thể hiện lòng khát khao có vị tríbình đẳng trong cuộc sống, thay dần quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc cha mẹ bằngquan hệ bình đẳng.
Trong hoàn cảnh giao tiếp tự do, sở thích các em hướng đến bạn bè nhiềuhơn là cha mẹ Nhưng khi bàn đến những giá trị đạo đức sâu sắc, những địnhhướng nghề nghiệp thì ảnh hưởng của cha mẹ rất lớn Sự mở rộng của quan hệbạn bè, sự phức tạp hóa hoạt động riêng khiến cho số lượng nhóm tăng lên rõ rệt
và có thể xung đột nhóm nếu cá nhân lựa chọn vai trò khác nhau ở nhóm
Nhu cầu xác định vị trí xã hội:
Đây là sự biểu hiện của nhu cầu tự khẳng định, các em đòi hỏi quyền lợi,nghĩa vụ xã hội của mình
Các em quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội trên thếgiới và trong nước, có sự đánh giá và trao đổi lẫn nhau và tỏ thái độ về các vấn
đề đó
Sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với hứng thú và sở trườngcủa mình Tâm lý chung là muốn tham gia vào những công việc lớn để thử sứccủa mình, thậm chí là những công việc khó khăn, nguy hiểm
Với mong muốn xác định vị trí xã hội của mình, các em cần cố gắng khôngngừng để nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của người lớn
Đời sống tình cảm:
Đời sống tình cảm xúc cảm của lứa tuổi này rất phong phú và đa dạng Điều
đó được quy định bởi những mối quan hệ giao tiếp ngày cành được mở rộngphạm vi và đặc biệt phát triển về chất lượng Trong đó nổi bật nhất là mức độbình đẳng, độc lập trong giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng trang lứa
Trang 25Tình bạn ở giai đoạn này đã có cơ sở, lý trí, sự bền vững hơn lứa tuổi thiếu niên.Việc chọn bạn xem xét một cách có căn cứ, sự đồng cảm, lối sống Nhu cầu vềtình bạn tăng lên.
Đối với cha mẹ các em thường thể hiện tình cảm tự lập Các em cho rằngngười lớn thường đánh giá không đúng đắn, nghiêm túc nhứng điều mà các emsuy nghĩ các việc các em làm nên thường có xu hướng xa lánh mà tìm sự đồngcảm ở bạn bè cùng lứa tuổi
Có sự phân hóa tình cảm ở mức độ cao, có ý thức rõ rệt về ranh giới, phạm
vi, nội dung của mỗi loại tình cảm Một loại tình cảm đặc trưng ở giai đoạn nàychính là tình yêu nam nữ Dễ quan sát được những biểu hiện của sự phải lòngnhau, thậm chí xuất hiện những mối tình đầu đầy lãng mạn Nhưng biểu hiện củaloại tình cảm này rất phức tạp, không đồng đều Điều này không chỉ phụ thuộcvào yếu tố phát dục mà còn phụ thuộc vào kế hoạch đường đời, điều kiện giáodục của gia đình, nhà trường và xã hội
Sự phát triển nhân cách:
Sự phát triển của tự ý thức:
Đây là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên,
nó có ý nghĩa to lớn với sự phát triển tâm lý lứa tuổi Quá trình này rất phongphú và phức tạp Lứa tuổi này quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ vàsôi nổi có tính chất đặc thù riêng Đặc điểm quan trọng của tự ý thức đó là tự ýthức xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống và hoạt động địa vị mới mẻ, nhưng quan
hệ mới với thế giới mới xung quanh cuộc sống buộc các em phải tự ý thức nhữngđặc điểm nhân cách của mình
Các em không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà cònnhận thức được vị trí của mình trong tương lai
Từ sự ý thức phát triển mà sự tự đánh giá ở lứa tuổi này khá phát triển, các
em đánh giá sâu sắc mặt mạnh, mặt yếu của vấn đề Tuy nhiên sự đánh giá của
Trang 26các em dễ có xu hướng cường điệu hóa Vì vậy, cần đến sự giúp đỡ các em mộtcách khéo léo để hình thành một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình.
Sự hình thành thế giới quan:
Lứa tuổi đầu thanh niên là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan
hệ thống quan điểm về trật tự xã hội, nguyên tắc ứng xử và định hướng giá trịcon người
Ở tuổi này, sự phát triển điều kiện về mặt trí tuệ, nhân cách, xã hội để xâydựng một hệ thống quan điểm đã được hình thành Các em cô gắng xây dựngquan điểm trong lĩnh vưc khoa học với vấn đề xã hội Chính nội dung các mônhọc ở trường giúp các em xây dựng được thế giới quan tích cực về tự nhiên và xãhội
Tuy nhiên một số em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan Thế giớiquan của các em còn chịu tác động của nhiều yếu tố tiêu cực như say mê vănhóa không lành mạnh, đánh giá cao cuộc sống hưởng thụ
Hình thành kế hoạch cuộc đời và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai:
Ở lứa tuổi này tính chất hình thành cuộc đời trở nên cấp bách hơn Trong kếhoạch đó các em không chỉ xác định cho mình mục tiêu hướng đến tương lai màcòn tìm kiếm biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy Sự lựa chọn nghề nghiệp làvấn đề quan trọng trong kế hoạch tương lai của các em Sự lựa chọn nghề là khónhưng phần lớn các em hiểu được mình không thể phụ thuộc vào gia đình Đa sốcác em chưa thấy được tiềm năng của bản thân ít hiểu biết về nghề hấp dẫn nên
đề cao vai trò lao động trí óc hơn là lao động nghề Do đó, tâm thế không thi đỗlàm các em rơi vào tình trạng bi quan, chán nản
Tóm lại, ở giai đoạn đầu thanh niên đặc điểm sinh lý của các em đã chuyểnsang giai đoạn phát triển cân bằng, đi vào ổn định hơn giai đoạn thiếu niên Tâm
lý lứa tuổi dần đi vào ổn định, để chấm dứt thời lỳ phát triển đầu mâu thuẫn củagiai đoạn trước Vấn đề quan trọng là người lớn cần tôn trọng, tin tưởng các em,
Trang 27tạo cho các em thỏa mãn tính tích cực và độc lập trong cuộc sống Người lớn cầngiúp đỡ các em tham gia phong trào để kích thích tinh thần các em với chínhmình và với mọi người xung quanh.
Chính những đặc điểm tâm sinh lý có tính đặc thù ở lứa tuổi đầu thanh niênnhư vậy nên khi có những mâu thuẫn, những khủng hoảng tâm lý diễn ra màngười không kịp thời can thiệp , giúp đỡ thì dễ có những xung đột xảy ra các em
sẽ rơi vào tình trạng bế tắc Vì vậy cần có những biện pháp chăm sóc, can thiệpnhằm bảo vệ sức khỏe tinh thần trẻ em hiện nay.[12]
1.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1.Tình hình chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em trên thể giới
Ngày nay trên thế giới, chăm sóc SKTT cho trẻ em là một trong ba chươngtrình lớn của chăm sóc sức khỏe (tai nạn, nhiễm khuẫn, SKTT) cùng với nhữngbiến động về kinh tế, văn hóa, xã hội, đô thị hóa nhanh, toàn cầu hóa thông tin,nền công nghiệp phát triển mạnh…tác động nhiều đến tâm lý nói chung của conngười và trẻ em nói riêng làm cho tỷ lệ rối loạn tinh thần tăng cao gây ra gánhnặng cho toàn xã hội Một nghiên cứu cho thấy trầm cảm, lo âu ở Mỹ là 10-18%,Singarpo 13.5%, rối loạn tâm thần ở Mỹ là 13%, Úc 9%, trong số những người
tự sát có 10% là vị thành niên.[8]
Một thực tế về sức khỏe tinh thần trên thế giới là:
Khoảng một nửa số trường hợp rối loạn tâm thần bắt đầu xuất hiện trước độtuổi 14 tuổi Ước tính khoảng 20% số trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới cónhững rối loạn hay vấn đề về tâm thần, đều giống nhau ở khắp mọi nền vănhóa Tuy nhiên trên thế giới những nơi có tỷ lệ dân số dưới 19 tuổi cao nhất lại lànơi có nguồn lực chăm sóc sức khỏe tinh thần thấp nhất Hầu hết các quốc gia cóthu nhập trung bình và thấp chỉ có 1 bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhi 1 - 4 triệudân.[26]
Trang 28- Trầm cảm được xếp là nguyên nhân hàng đầu gây mất chức năng trên
toàn thế giới
- Trung bình mỗi năm có khoảng 800.000 người tự tử, 86% số này sống ở
các nước có thu nhập trung bình và thấp Hơn một nửa số người tự tử ở độtuổi từ 15 đến 44 Tỷ lệ tự tử cao nhất thấy ở nam giới các nước Đông
Âu Rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân rõ nhất có thể điềutrị được của tự tử
- Chiến tranh và thiên tai lớn có ảnh hưởng mạnh đến tinh thần và tâm lý
con người Tỷ lệ rối loạn tâm thần tăng gấp đôi sau những tình huống khẩncấp
- Rối loạn tâm thần là một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh lây nhiễm và
không lây nhiễm Chúng góp phần gây thương tích không chủ đích và cóchủ đích
- Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người bệnh tâm thần và gia đình họ đã
ngăn cản người bệnh tìm đến cơ sở y tế chữa bệnh Ở Nam Phi, một cuộckhảo sát cộng đồng cho thấy hầu hết mọi người nghĩ rằng bệnh tâm thần là
do tâm lý căng thẳng hay thiếu nghị lực chứ không phải là bệnh lý Thậmchí người dân thành thị và người có trình độ học vấn cao còn kỳ thị mạnhhơn với các rối loạn tâm thần
- Ở hầu hết các quốc gia, tình trạng vi phạm nhân quyền đối với bệnh nhân
tâm thần thường xuyên được nói đến, bao gồm việc giam giữ, cách ly, phủnhận các nhu cầu tối thiểu và đời tư của người bệnh Ít quốc gia có khungpháp lý để bảo vệ quyền lợi của những người bị rối loạn tinh thần
- Tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, tình trạng thiếu đội ngũ nhân
viên y tế chuyên khoa tâm thần, thiếu người tư vấn tâm lý và nhân viêncông tác xã hội là những rào cản lớn trong việc tiếp cận điều trị và chămsóc Những nước có thu nhập thấp chỉ có 0,05 bác sĩ và 0,42 y tá chuyên
Trang 29khoa tâm thần/100.000 người dân Tỷ lệ này ở các nước thu nhập caotương ứng là 8,5 và 30.
- Để tăng thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, cần phải khắc
phục 5 trở ngại chính, đó là: thiếu mục sức khỏe tinh thần và kinh phí hỗtrợ trong các chương trình y tế công cộng; thực trạng tổ chức của các dịch
vụ sức khỏe tinh thần, không tích hợp vào trong chăm sóc sức khỏe banđầu, thiếu nhân lực cho chuyên khoa tâm thần và thiếu sự chỉ đạo về sứckhỏe tinh thần cộng đồng
- Chính phủ, các nhà tài trợ, các nhân viên y tế chuyên khoa tâm thần, bệnh
nhân và thân nhân người bệnh cần phải hợp tác để tăng thêm các dịch vụsức khỏe tinh thần, đặc biệt tại các các nước có thu nhập trung bình vàthấp Các nguồn tài chính cần thiết không lớn: chỉ 2 đôla Mỹ/người/năm ởcác nước có thu nhập thấp và khoảng 3 - 4 đôla Mỹ/người/năm ở các nước
có thu nhập trung bình thấp
- Nhân ngày quốc tế về sức khỏe tinh thần 10-10-2011, Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) cảnh báo các quốc gia trên thế giới chưa đầu tư đúng mức chovấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần
Theo WHO, trung bình trên thế giới, cứ 4 người thì có 1 người cần tới dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, tuy nhiên, đa phần các quốc gia chỉ dành 2%nguồn ngân sách của y tế cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần
Chi phí trung bình của thế giới dành cho chăm sóc sức khỏe tinh thần là dưới
3 USD một người/năm Theo Bản đồ về Sức khỏe Tinh thần Thế giới 2011, đượcWHO công bố nhân ngày Sức khỏe Thế giới (7-4-2011), tại các quốc gia có mứcthu nhập thấp, mức chi phí cho sức khỏe tinh thần còn ở mức 0,25USD/người/năm
Theo các chuyên gia y tế về sức khỏe tinh thần của WHO, hiện nay, cácchính phủ có xu hướng dành chủ yếu ngân sách của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Trang 30tình thần cho công tác chữa chị bệnh nhân tại các bệnh viên tâm thần Tuy nhiên,theo các chuyên gia, các chính phủ nên tăng thêm nguồn ngân sách này và dànhthêm ngân sách cho công tác chăm sóc sức khỏe tình thần ban đầu của ngườidân Việc chữa trị và can thiệp sớm của y học đối với các bệnh nhân mới mắcchứng rối loạn về tinh thần sẽ giúp giảm thiểu số bệnh nhân tâm thần và chi phíchăm sóc sau này.[27]
Theo WHO, hiện nay, tại các quốc gia đang phát triển và kém phát triển,
có nhiều người vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinhthần Tại các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, hơn 3/4 dân số có nhucầu chăm sóc sức khỏe tinh thần nhưng không được tiếp cận với các dịch vụchăm sóc sức khỏe tinh thần cơ bản nhất
Hiện nay , trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em,tuy nhiên sự chăm sóc đó chưa thực sự đúng mức Để giúp con người vượt quathử thách đó, giảm thiểu các nguy cơ tạo được cuộc sống hạnh phúc qua một thếgiới ngày càng tiến bộ, phải cần đến sự phối hợp liên ngành của các tổ chức và
xã hội trên toàn thế giới Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai
1.2.2 Tình hình chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em tại Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em và thanhthiếu niên chưa được nhà nước và các ngành liên quan đặt ngang tầm quan trọng
mà nó cần có Sức khỏe tinh thần trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớisức khỏe xã hội
Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em đặc biệt là công tác chăm sócsức khỏe tinh thần trẻ em trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức Một
số trường học đã có trung tâm tư vấn tâm lý như: Trường dân lập Đinh TiênHoàng, trường THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội),Khánh Hội A (TPHCM) [28] Tuy nhiên, trung tâm tư vấn hoạt động còn đơn lẻ,chưa có tính hệ thống và pháp luật, thể chế xã hội và giáo dục, y tế quy định [8]
Trang 31Những năm gần đây, Bộ GD – ĐT đã hướng dẫn hỗ trợ tư vấn việc làm và tâm lý
xã hội trong nhà trường Tuy nhiên, vấn đề nhân sự chưa được công nhận và hợppháp, các trường cũng chưa có biên chế cho các chuyên gia tâm lý để thực hiệnnhiệm vụ này Như vậy để xây dựng một mô hình chăm sóc SKTT trẻ em trongnhà trường một cách đồng bộ cần sự đầu tư về thời gian, công sức, tài chính, độingũ cán bộ tập huấn nâng cao SKTTTE, phối hợp liên ngành
Việc chăm sóc SKTTTE có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nănglực trí tuệ, niềm tin yêu cuộc sống, là nền tảng cho trẻ phát triển Một cuộc khảosát gần đây nhất về SKTT bằng công cụ SDQ 25 của Tổ chức Y tế thế giới trên
1202 học sinh tuổi từ 10- 16 tại địa bàn Hà Nội, cho thấy 19.46% có vấn đề vềsức khỏe tinh thần Trong một nghiên cứu của Sở y tế Hà Nội – Bệnh viện tâmthần Mai Hương và trường đại học Melbourne của Úc tiến hành trên khuôn khổ
dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại Hà Nội” cho thấy có15.94 % em có rối nhiễu tâm lý trong tổng học sinh các cấp Trong số các ca tựsát có 10% ở độ tuổi 10- 16.[1],[4]
Một dẫn chứng cụ thể sự việc gần đây nhất tại Đắc Lắc có 3 em nữ sinhlớp 7 đã rủ nhau tự tử - do thất tình, rối loạn hành vi, cảm xúc Khi xảy ra sựviệc, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân thì đã muộn.[26]
Theo số liệu của Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em Việt Nam ngày20/7/2006, tổng kết 2 năm hoạt động của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em chothấy trung bình 100 cuộc gọi xoay quanh chủ đề liên quan đến tình dục, bạo lực,hành hạ, phạm pháp khuyết tật…Tuy nhiên, mới chỉ có 4.38% đường dây nóng
có thể hỗ trợ được còn nhiều vấn đề thách thức khiến dịch vụ nghiêng về hoạtđộng tư vấn.[27]
Ở Việt Nam, với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thịhóa mở rộng giao lưu văn hóa liên quốc gia, khiến trẻ em đòi hỏi phải theo kịp
sự phát triển của xã hội, nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu bản năng và nhu cầu
Trang 32xã hội, cấu trúc gia đình bị phá vỡ, chuẩn mực xã hội thay đổ tác động lớn đếntâm lý trẻ gây tổn thương SKTT trẻ vị thành niên.
Việc nghiên cứu đề phòng sớm nhằm hạn chế tổn thương về SKTT chocác em, giảm gánh nặng cho xã hội.[8],[7]
Tiểu kết chương 1
Chương 1 là hệ thống những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, những kháiniệm có liên quan đến vấn đề sức khỏe tinh thần, chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ
em trên thế giới và tại Việt Nam Là cơ sở để nghiên cứu các chương tiếp theo
Vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường trung học phổthông có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống học tập, sinh hoạt, ảnh hưởng đếncấu trúc và sự phát triển của xã hội Việc ngăn ngừa, phát hiện sớm cũng nhưviệc điều trị kịp thời những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần là vô cùngquan trọng và cần thiết Việc nghiên cứu chủ yếu hướng đến thực trạng chămsóc, những biểu hiện tổn thương về sức khỏe tinh thần, những nguyên nhân vàgiải pháp can thiệp để ngăn ngừa những ảnh hưởng của vấn đề liên quan đến sứckhỏe tinh thần cho học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 – BẮC NINH 2.1 Vài nét chung về địa bàn nghiên cứu của đề tài.
Trường THPT Thuận Thành Số 1 nằm trên địa bàn huyện Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh Trường được thành lập năm 1961 với 3 lớp và 151 học sinh, đếnnăm 2009 có 40 lớp với 1.600 học sinh Từ khi thành lập đến nay, trường thườngxuyên đạt danh hiệu trường tiên tiến Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2009,trường có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc, liên tục đạt danh hiệu tập thểlao động xuất sắc và từ năm 2006 đã có vinh dự được đứng trong hàng ngũnhững trường dẫn đầu khối THPT của toàn tỉnh Bắc Ninh một tỉnh có truyềnthống hiếu học, khoa bảng và giáo dục phát triển
Nhà trường có truyền thống dạy tốt học tốt, chất lượng giáo dục toàn diệnngày càng tiến bộ Trường xây dựng được một đội ngũ cán bộ giáo viên có tâmhuyết, yêu nghề, chuyên môn giỏi Học sinh được tuyển vào có chất lượng tốt,ham học Trường là trung tâm chất lượng cao của huyện Thuận Thành, đào tạođược nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi THPT và thi đỗ đại học, trong đó cónhiều giải quốc gia và học sinh đỗ thủ khoa đại học
Trường đã vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao độngHạng nhì và hạng ba Năm 1987, trường có vinh dự được đón tiếp Đại tướng VõNguyên Giáp về dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường Nhiều học sinhcủa nhà trường đã trưởng thành, đóng góp có hiệu quả công sức và trí tuệ củamình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
Năm 2009 Trường nằm trong top 200 trường THPT có tỷ lệ đỗ đại học caonhất nước Với đội ngũ giáo viên tận tình, có trình độ giảng dạy, chuyên môn và nghiệp vụ cao Hiện nay trường có 1600 em học sinh thuộc 3 khối lớp khác nhau Các khối lớp tập trung học vào buổi sáng, buổi chiều dành cho học thêm,
cơ sở vật chất trường tương đối tốt, có nhà đa năng để các em học thể dục
Trang 34Trường là trường chuyên của huyện Thuận Thành, là một trong những trường
điểm của tỉnh Bắc Ninh, hàng năm có tỷ lệ đỗ đại học cao Song song với hoạt
động chuyên môn nhà trường cũng triệt để quan tâm đến công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh, kết hợp tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường, phát động sâu
rộng cuộc vận động kỷ cương, đoàn kết…Hằng năm, nhà trường tổ chức những
hoạt động ngoại khóa như: Thể dục thể thao, nữ sinh duyên dáng, rung chuông
vàng, cắm trại, thi văn nghê, báo tường… Hoạt động thu hút nhiều học sinh tham
gia Không những thế trường còn có nhiều hoạt động tư vấn về thi đại học,
trường, khối phù hợp với các em học sinh
Trường THPT Thuận Thành Số 1 là điểm sáng của nền giáo dục của tỉnh
Bắc Ninh, giành được nhiều tình cảm của nhân dân, học sinh trong tỉnh
2.2 Thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT
Thuận Thành Số 1.
Sau khi điều tra và tìm hiểu về trường THPT Thuận Thành Số 1, tôi lựa
chọn ngẫu nhiên 160 em thuộc 4 lớp 12A4, 12A1, 10A7,11A8 Tôi phát phiếu
thăm dò ý kiến và trò chuyện, quan sát các em vui chơi để tìm hiểu thực trạng
chăm sóc sức khỏe tinh thần của các em cũng như phỏng vấn sâu các đối tượng
nhằm khai thác thông tin từ nhiều phía
2.2.1 Các biểu hiện tổn thương sức khỏe tinh thần của học sinh trường
THPT Thuận Thành Số 1.
2.2.1.1 Những biểu hiện tổn thương về sức khỏe thể chất.
Bảng 2.1 Những biểu hiện tổn thương về sức khỏe thể chất của học sinh.
Stt Các biểu hiện về sức khỏe thể chất
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Trang 351 Cơ thể mệt mỏi, uể oải, lười vận động 24 15 64 40 72 45 0 0
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 2.1, những biểu hiện bất thường về
sức khỏe của học sinh ở những mức độ khác nhau Trong đó biểu hiện rất
thường xuyên (RTX) và thường xuyên (TX) ở mức độ cao nhất là hiện
tượng“ Đau đầu, đau nửa đầu” có tổng là 92 em (57.5%), tiếp đó là biểu hiện
“Cơ thể mệt mỏi” có mức độ RTX và TX là 88 em (55%) sau đó là biểu hiện
“Mất ngủ, ngủ không ngon giấc có mức độ RTX và TX là 56 em (35%), biểu
hiện “Đau nửa người, đau lưng” có mức độ RTX và TX với 52 em (32.5%)
Một số biểu hiện khác như “Chóng mặt, hoa mắt”, “Mắt rối loạn” và “Đau
bụng, tức bụng” đều có mức độ RTX và TX là 44 em (27.5%)
Những biểu hiện về sức khỏe này là những biểu hiện phổ biến, thường
gặp ở học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 3, do ảnh hưởng của việc học tập
nhiều nên các em thường cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt…
Trang 36và thường xuyên mất ngủ do áp lực thi cử, chương trình học quá tải Thời
gian học tập nhiều khiến ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của các em Khi
cơ thể mệt mỏi sẽ kéo theo tâm lý bất ổn
Em N.T.L khi được hỏi có chia sẻ: “Một ngày chúng em phải học 11
tiết, 6 tiết buổi sáng và 5 tiết buổi chiều, cảm thấy cơ thể uể oải và rất mệt
mỏi Buổi sáng thì đi học sớm nên không kịp ăn sáng nên thấy hoa mắt,
chóng mặt thường xuyên Ra chơi ít thời gian nên không đủ để chúng em vận
động, vui chơi.”
Như vậy, qua những kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy học sinh
trường THPT Thuận Thành 1 đã có những biểu hiện tổn thương về sức khỏe
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
khác mà không có lý do
28
2
Trang 37bạn bè 2 2
hạnh rủi ro
32
8
9
Luôn cảm thấy không ai hiểu
mình, yêu thương, chia sẻ với
mình
28
4
10 Bồn chồn không yên, hay lo lắng
về những việc không có căn cứ
12
Theo kết quả nghiên cứu ở trên, những biểu hiện tổn thương về tâm lý của
các em học sinh ở nhiều mức độ khác nhau Trong đó biểu hiện rất thường xuyên
(RTX) và thường xuyên (TX) ở mức độ cao là biểu hiện “Không tập trung” và
“Lo sợ thất bại” có tổng là 104 em (65%), tiếp đó là biểu hiện “Khó đưa ra quyết
định” có mức độ RTX và TX với tổng là 96 em (60%), sau đó là “Bất hạnh, rủi
ro” có mức độ RTX và TX là 88 em (55%), những biểu hiện “Chán nản”, “Cảm
giác muốn nổ tung” và “Cảm giác bất lực” có mức độ RTX và TX có tổng là 84
em (52.5%) Những biểu hiện như “Thấy khó khăn chồng chất”, “Bồn chồn
không yên” có mức độ RTX và TX là 80 em (50%) “Khó tính, không ai hiểu
Trang 38mình” có mức độ là 72 em (45%), biểu hiện “Tinh thần suy sụp” có mức độRTX và TX là 48 em và cuối cùng biểu hiện “Không muốn giao tiếp với ai” có
40 em (25%)
Có thể thấy đây là những con số khá nổi bật và đáng lo ngại nói lên nhữngbiểu hiện đáng báo động về những rối loạn tâm lý, những vấn đề về sức khỏetinh thần của các em học sinh trong trường Chương trình học quá tải, khối lượngkiến thức lớn, áp lực thi cử trong học tập khiến cho các em cảm thấy chán nản,không tập trung cho việc học, những lo lắng cho tương lai của các em học sinhlớp 12 Các em ít có cơ hội vui chơi, giải trí vì phải học thêm và làm nhiều bàitập về nhà
Mặt khác, sự thiếu hụt trong những mối quan hệ tình cảm tích cực từ giađình, thầy cô Điều này gây nên tâm lý tinh thần không thoải mái, gây stress, bựcbội ảnh hưởng đến thái độ và cách cư xử “Hay nổi cáu, không muốn giao tiếp”
từ đó ức chế về mặt tâm lý Biểu hiện tổn thương về sức khỏe tinh thần cùng vớinhững biểu hiện tổn thương về sức khỏe thể chất sẽ gây ra những ảnh hưởngnghiêm trọng đến tình hình học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt của học sinh
Những biểu hiện về sức khỏe tinh thần là những biểu hiện nằm bên trongnên những tổn thương khó nhận biết hơn so với sức khỏe thể chất Bởi đôi khicác em khó chia sẻ nếu chưa thực sự tin tưởng Do vậy bên cạnh việc điều trabằng phiếu thăm dò ý kiến, tôi cũng trò chuyện riêng với các em học sinh để tìmhiểu sâu hơn những biểu hiện của các em để thấy được những tổn thương tinhthần của các em mà kịp thời có biện pháp chăm sóc đúng đắn
Em L.D.A, học sinh lớp 12A1 chia sẻ: “Em học ở lớp A1 – là lớp chọn
của trường, chỉ tiêu phải 100% học sinh trong lớp đỗ đại học trong kì thi đại học sắp tới Em cảm thấy áp lực vô cùng, nhiều việc phải làm nhưng em thấy mình mệt mỏi và căng thẳng Bố mẹ cũng gây áp lực, thầy cô giao nhiều dạng
đề, vừa ôn thi đại học, vừa học thêm các môn không chuyên để thi tốt nghiệp…
Trang 39Em thấy mình không tập trung để làm việc gì hết, đôi lúc thấy stress, muốn nổ
tung Nhiều lúc em muốn buôn xuôi vì cố gắng hoài, không có thời gian để vui
chơi, làm những gì mình thích Bây giờ em không biết mình phải làm gì nữa.”
Phụ huynh của em L.D.A chia sẻ: “Cô không có nhiều thời gian quan tâm
đến em nó nhưng chẳng hiểu trên trường học hành thế nào mà thấy con bé về
nhà không tập trung vào việc gì hết, hỏi gì cũng quên, mẹ nhắc cái gì cũng thấy
nó cáu gắt Nhiều lúc cô thấy cũng khó hiểu nhưng ngại tâm sự với con.”
Sức khỏe tinh thần tốt có ý nghĩa vô cùng quan trong quan trọng đối với
việc học tập của các em Áp lực học tập, thiếu quan tâm của gia đình, áp lực
cuộc sống…dẫn đến những căng thẳng, lo âu cho các em học sinh, ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả học tập và tâm lý của các em
2.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần của
các em học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1.
Bảng 2.3 Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe tinh thần cho
học sinh THPT Thuận Thành Số 1.
Stt Các yếu tố
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
đình (cách cư xử của cha mẹ với
em, mâu thuẫn giữa cha và mẹ,
mâu thuẫn giữa các anh chị em,
5
Trang 40Biểu đồ 2.1 Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của
các em học sinh.
Trong 4 nhóm nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe
tinh thần cho học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1, nhóm nguyên nhân đầu
tiên là nguyên nhân liên quan đến việc học tập ở mức độ rất thường xuyên
(RTX) và thường xuyên (TX) là 128 em (80%)