Luận văn nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng người khuyết tật bị gia đình, xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử, những thách thức do kỳ thị gây lên. Tiến hành áp dụng công tác xã hội nhóm với người khuyết tật thường xuyên bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Đề xuất các giải pháp phòng chống kỳ thị với họ, trong đó tập trung đến các giải pháp công tác xã hội.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-
Nguyễn Minh Châu – C01127 CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ỨNG PHÓ VỚI
SỰ KỲ THỊ CỦA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
(Nghiên cứu tại Hội người khuyết tật quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: 8760101 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS NGUYỄN PHÚ TRƯỜNG
Hà Nội – Năm 2020
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kỳ thị với NKT ở Việt Nam là một vấn đề vẫn còn phổ biến
Kỳ thị là một trong những nguyên nhân của nghèo đói, thiếu cơ hội việc làm và ít được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục của NKT Và trong nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền, gây tổn thương cho NKT khiến họ muốn từ bỏ nỗ lực của bản thân, cản trở tiến trình hòa nhập cộng đồng
Hội NKT quận Thanh Xuân có hội viên thường xuyên báo cáo
bị kỳ thị từ phía gia đình và cộng đồng Lãnh đạo Hội rất quan tâm đến vấn đề này nhưng hiệu quả các biện pháp trợ giúp chưa cao vì chưa giải quyết gốc rễ vấn đề
Chính NKT có thể hành động mang đến sự thay đổi nếu được trang bị kiến thức, kỹ năng ứng phó, cách lập kế hoạch hành động CTXH nhóm được đánh giá có tác động hiệu quả trong các hoạt động nâng cao nhận thức Việc vận dụng lý thuyết và phương pháp CTXH kết hợp với truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về kỳ thị là cách làm nên được áp dụng tại Hội NKT quận Thanh Xuân
Những lý do trên là cơ sở để tôi lựa chọn đề tài “CTXH hỗ trợ NKT ứng phó với sự kỳ thị của gia đình và xã hội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích:
Nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng NKT bị gia đình,
xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử, những thách thức do kỳ thị gây lên Tiến hành áp dụng CTXH nhóm với NKT thường xuyên bị
kỳ thị, phân biệt đối xử Đề xuất các giải pháp phòng chống kỳ thị với họ, trong đó tập trung đến các giải pháp CTXH
Trang 3Vận dụng các lý thuyết liên quan và tiến hành các phương pháp CTXH nhóm nhằm trang bị cho NKT những kiến thức về quyền NKT, sự kỳ thị, phân biệt đối xử, các kỹ năng ứng phó với vấn đề này
Đề xuất các biện pháp đồng bộ phòng chống kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT, đặc biệt là các biện pháp CTXH
3 Tổng quan nghiên cứu:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT Đây là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho đề tài Tuy nhiên, những nghiên cứu về cách hỗ trợ NKT ứng phó với sự kỳ thị theo hướng tiếp cận của CTXH chưa nhiều Việc thực hiện đề tài sẽ bổ sung thêm vào cách vận dụng các nghiên cứu về phòng chống kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT trong bối cảnh một địa phương cụ thể, làm sáng rõ hơn tính hiệu quả của các giải pháp CTXH đang thực hiện trong phòng chống
kỳ thị với NKT hiện nay
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần điểm luận các nghiên cứu, phân tích và làm sáng rõ những lý luận của CTXH khi áp dụng vào đánh giá nhu cầu, khó khăn của NKT khi bị kỳ thị, phân biệt đối xử và đề xuất một số giải pháp CTXH hỗ trợ, can thiệp phù hợp Đồng thời vận dụng những kiến thức chuyên ngành CTXH để nghiên cứu, phân tích và thiết lập mô hình trợ giúp một cách khoa học, hiệu quả cho NKT có trải nghiệm bị kỳ thị và phân biệt đối xử Từ đó,
đề tài góp phần làm rõ hơn vai trò, ý nghĩa của CTXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội gợi mở những đề tài nghiên cứu với quy mô lớn và sâu hơn
4.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Thực hiện đề tài này sẽ xây dựng mô hình nhóm trợ giúp NKT ứng phó với sự kỳ thị, phân biệt đối xử của gia đình, xã hội
Trang 4với họ, góp phần làm giảm số hội viên của Hội NKT quận Thanh Xuân bị kỳ thị Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một
mô hình phòng chống kỳ thị với NKT chưa có ở địa phương
5 Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề CTXH nhóm trong việc ứng phó với sự kỳ thị của gia đình, xã hội với NKT
- Phân tích thực tiễn, những yếu tố hợp thành, những điểm mạnh, điểm hạn chế và thuận lợi, khó khăn của vấn đề nghiên cứu, từ đó làm rõ bức tranh của vấn đề
- Đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hình
6 Đối tượng nghiên cứu
CTXH hỗ trợ NKT ứng phó với sự kỳ thị, phân biệt đối xử của gia đình và xã hội
7 Khách thể nghiên cứu
Gồm: 20 NKT thường xuyên bị kỳ thị, phân biệt đối xử; 10 gia đình có NKT; 10 cán bộ của Hội NKT quận Thanh Xuân; 10 người dân trong cộng đồng (có làm việc với NKT)
8 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng NKT tại Hội NKT quận Thanh Xuân, Hà Nội bị kỳ thị, phân biệt đối xử như thế nào?
- Hoạt động CTXH nhóm với NKT có giúp họ vượt qua mặc cảm
do bị kỳ thị và tự tin hơn trong cuộc sống?
9 Giả thuyết nghiên cứu
- NKT tại Hội Thanh Xuân thường xuyên bị kỳ thị, phân biệt đối
xử khi có nhận thức đúng đắn về sự kỳ thị, về quyền của NKT và được trang bị các kỹ năng cần thiết sẽ có khả năng ứng phó với
kỳ thị, phân biệt đối xử đang xảy ra với họ
- Vận dụng phương pháp CTXH nhóm trong việc thay đổi nhận thức của NKT về quyền được đối xử bình đẳng và chính họ có
Trang 5thể tác động làm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của gia đình, xã hội với họ Điều này góp phần làm giảm số NKT phản ánh bị kỳ thị, phân biệt đối xử
11 Phương pháp nghiên cứu
11.1 Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
11.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp định tính: 50 phỏng vấn sâu
11.3 Phương pháp CTXH
Thông qua thành lập nhóm tự tạo là 8 NKT thường xuyên bị
kỳ thị nhằm giúp họ nói ra những thách thức gặp phải do kỳ thị; trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống kỳ thị Mặt khác, nhóm cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho các chính sách, các hoạt động CTXH, mô hình trợ giúp NKT giảm những hình thức kỳ thị phổ biến Nhóm hoạt động theo tiến trình CTXH nhóm gồm 4 giai đoạn: Chuẩn bị và thành lập; Khởi động và bắt đầu làm việc; Tập trung hoạt động; Lượng giá và kết thúc
Trang 6PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG CTXH
1.1 Khái niệm nghiên cứu
1.1.1 Khuyết tật và NKT:
Khuyết tật NKT
1.1.2 Kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT
Kỳ thị
Kỳ thị với NKT
Phân biệt đối xử với NKT
1.1.3 Ứng phó với sự kỳ thị, phân biệt đối xử của gia đình, xã
1.2.3 Hướng tiếp cận nghiên cứu:
Phương pháp tiếp cận theo hướng CTXH nhóm
Phương pháp tiếp cận theo hướng xã hội học
1.3 Lý thuyết vận dụng trong đề tài
1.3.1 Thuyết kỳ thị (Stigma Theory):
1.3.2 Thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory)
1.4 Một số văn bản pháp luật liên quan đến phòng chống kỳ
thị đối với NKT tại Việt Nam
Trang 7TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Thông qua các khái niệm, chúng ta có thể thấy hoạt động CTXH rất quan trọng trong trợ giúp NKT thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với xã hội và hòa nhập cộng đồng xã hội CTXH hỗ trợ NKT không phải là hoạt động từ thiện mà
là cách thức, quá trình chuyên nghiệp mà nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp NKT phát huy tiềm năng tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn
đề Nhân viên CTXH không chỉ là người hỗ trợ, chia sẻ, lắng
là mà còn là người bạn, người truyền cảm hứng, niềm tin của NKT tự giải quyết vấn đề của mình và vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, xã hội… Chương 1 đã cung cấp các cơ sở lý luận cho việc triển khai thực hiện nghiên cứu
ở các nội dung tiếp theo
Trang 8CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CTXH HỖ TRỢ NKT ỨNG PHÓ VỚI SỰ KỲ THỊ CỦA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI 2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu
Hội NKT quận Thanh Xuân nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP Hà Nội được thành lập năm 2008 với hơn 770 NKT là hội viên chính thức và hội viên tự nguyện, 15 tổ chức thành viên 2.2 Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT
Biểu 2.1: Số vụ NKT tại Hội Thanh Xuân phản ánh bị kỳ thị (Năm 2015 – 6 tháng năm 2019)
Số vụ việc có xu hướng giảm qua các năm từ 2015 đến 6 tháng năm 2019 và mức độ thường xuyên NKT bị kỳ thị, phân biệt đối xử trên địa bàn quận cũng có chiều hướng thưa dần Biểu 2.2 Các hình thức kỳ thị phổ biến tại địa phương
100% NKT tại Thanh Xuân đều phản ánh đã từng bị kỳ thị, phân biệt đối xử Trên thực tế, đã có một số vụ khiếu kiện vì bị kỳ thị, phân biệt đối xử của NKT nhưng chưa từng có vụ xử kiện nào
Số vụ người khuyết tật tại Hội người khuyết tật
quận Thanh Xuân phản ánh bị kỳ thị
Trang 92.2.3 Hậu quả của thực trạng kỳ thị với NKT ảnh hưởng tới
chính NKT, gia đình họ và cộng đồng, xã hội
2.3 Các biện pháp hỗ trợ NKT phòng chống kỳ thị tại Hội
NKT quận Thanh Xuân
2.3.1 Các biện pháp can thiệp trực tiếp và gián tiếp đã thực
hiện
2.3.2 Đánh giá hiệu quả các biện pháp đã thực hiện
Hội đã chú trọng đến công tác truyền thông, cung cấp thông tin, kiến thức cho lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, đại diện NKT và trẻ em về kỳ thị Nhưng đại diện NKT trong các hoạt động đa phần là lãnh đạo các Hội NKT và NKT lớn tuổi Trong khi đó, người bị kỳ thị nhiều nhất là những hội viên khiếm thị, người sử dụng xe lăn, khuyết tật trí tuệ trong độ tuổi đi học và thanh niên lại đứng ngoài cuộc Vì vậy, các chương trình chưa tạo được ảnh hưởng lớn đúng đối tượng và hiệu quả chưa đạt được hiệu quả như mong muốn
Bị từ chối không kết hôn
Cộng đồng quan niệm họ phải
trả giá cho "Kiếp trước"
coi thường, lăng mạ
Các hiện tượng kỳ thị phổ biến với NKT
Trang 10Biểu 2.4 Nhu cầu cơ bản của NKT liên quan đến kỳ thị
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Để hỗ trợ NKT phòng chống kỳ thị cần các biện pháp tổng
thể, phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, chính quyền và
chính NKT Cách tiếp cận của CTXH thúc đẩy sự tự tin, chủ động
hơn của NKT trong ứng phó với kỳ thị Nhân viên CTXH có các
vai trò: là người giáo dục để góp phần nâng cao nhận thức, kỹ
năng cho NKT; là trung gian kết nối các nguồn lực để hỗ trợ giải
quyết các vấn đề; là người biện hộ, đứng về phía NKT để bảo vệ
các quyền và lợi ích; đồng thời là nhà tham vấn tâm lý … Tóm
lại sẽ giúp họ nâng cao năng lực để giải quyết chính vấn đề bị kỳ
thị, phân biệt đối xử mà họ đang gặp phải
Được hòa nhập, giao lưu để tạo dựng các mối quan hệ
Nhận được
sự động viên/khuyến khích hơn từ gia đình/xã hội
Nhà tuyển dụng sẵn sàng nhận NKT vào làm việc nếu đáp ứng yêu cầu đặt ra
Được chia
sẻ, tham gia các nhóm sinh hoạt có cùng vấn đề, nhu cầu và
sở thích
Có người hiểu/đồng cảm/được khuyến khích tiến tới hôn nhân
Trang 11CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
HỖ TRỢ NKT ỨNG PHÓ VỚI SỰ KỲ THỊ CỦA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
3.1 Lý do áp dụng CTXH nhóm
Sinh hoạt nhóm nhằm tạo môi trường an toàn để mỗi thành viên chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm của mình với người cùng cảnh Điều này tác động đến tình cảm và nhận thức của các thành viên, góp phần thay đổi thái độ và hành vi của họ Hiện nay, Hội chưa có hình thức sinh hoạt nhóm hỗ trợ NKT phòng chống kỳ thị Được sự ủng hộ của Lãnh đạo Hội, Chủ nhiệm CLB Thanh niên khuyết tật và NKT, nhóm “Tôi tin tôi có thể” được thành lập với mục đích hỗ trợ NKT vượt qua sự kỳ thị của gia đình, xã hội
Đặc điểm của nhóm
Đặc điểm: Nhóm có 6 nữ, 2 nam: 63% còn phụ thuộc vào kinh
tế gia đình, 75% còn ngại giao tiếp xã hội, sợ hòa nhập xã hội và 25% đã tự tin, thường xuyên xuất hiện trên truyền hình hoặc trong các sự kiện để nói về vẻ đẹp, khả năng của NKT Việc lựa chọn nhóm viên nhằm mục đích dùng ảnh hưởng và sự tương tác của những cá nhân đã vượt qua được mặc cảm tác động đến các thành viên khác Các thành viên có một số đặc điểm khiến họ dễ bị kỳ thị: độ tuổi 18-38, có nhiều hoạt động tương tác xã hội, thuộc các dạng khuyết tật: khiếm thị, đi xe lăn, khuyết tật trí tuệ, có sự biến dạng một số bộ phận cơ thể, gia đình có người kỳ thị họ
Loại hình nhóm: Nhóm giáo dục
Vấn đề của nhóm:
Vấn đề 1: Cảm nhận bị chính gia đình kỳ thị, phân biệt đối xử: 4/8 thành viên cảm nhận bị kỳ thị trong gia đình dẫn đến cảm giác bức bối trong cuộc sống
Trang 12Vấn đề 2: Bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử: 6/8 thành viên cảm nhận bị xã hội kỳ thị dẫn đến nhiều rào cản hòa nhập trong cuộc sống Vấn đề 1 “Bị kỳ thị trong chính gia đình” là vấn đề ưu tiên vì các thành viên nhóm có thể tác động dẫn đến thay đổi dễ hơn so với vấn
đề 2 Ngoài ra, nếu vấn đề 1 được giải quyết, vấn đề 2 cũng có cơ hội được giải quyết khi họ sẽ có thêm sự đồng hành của gia đình để ứng phó với kỳ thị của xã hội
Trang 13liên quan đến bản thân của NKT
3.1.5 Nhu cầu chung của nhóm và nhu cầu của mỗi cá nhân Bảng 3.2 Nhu cầu chung của nhóm và nhu cầu của mỗi cá nhân
Trang 143.2 Tiến trình hoạt động nhóm “Tôi tin tôi có thể”
3.2.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm
a) Chọn nhóm viên: 8 thành viên được lựa chọn từ quá trình phỏng vấn, đều có nhu cầu và mong muốn được hỗ trợ để ứng phó với kỳ thị
b) Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Thời gian: 10 buổi sáng chủ nhật từ 16/6/2019 đến 18/8/2019 lúc 8:30 -11:00
- Địa điểm sinh hoạt: Phòng họp của Hội NKT quận Thanh Xuân c) Thảo luận về mục tiêu hoạt động của nhóm:
- Mục tiêu chính: Những thành viên trong nhóm được trang bị các kiến thức, kĩ năng sống để ứng phó với sự phòng chống kỳ thị, phân biệt đối xử
d) Thành viên và cơ cấu nhân sự của nhóm
Trang 15- Thành viên: 8 NKT trẻ (dưới 40 tuổi), hội viên của Hội NKT đã
có trải nghiệm bị kỳ thị, phân biệt đối xử
- Cơ cấu nhân sự của nhóm:
+ Ban chủ nhiệm gồm Chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm
+ Mạng lưới cộng tác viên: những người có chuyên môn về pháp luật
+ Mạng lưới hỗ trợ: lãnh đạo Hội, chủ nhiệm CLB Thanh Niên Khuyết tật
e) Đánh giá các nguồn lực – tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngoài
- Nguồn lực bên trong nhóm: Nhân viên CTXH đã có kinh nghiệm thực hành CTXH; Các thành viên là những người bị kỳ thịvà mong vượt qua những rào cản do kỳ thị gây ra
- Nguồn lực bên ngoài: Được mượn địa điểm sinh hoạt và sự ủng
hộ của Hội Thanh Xuân
f) Vận động kinh phí: Kinh phí được hỗ trợ từ quỹ Abilis Phần Lan do nhân viên CTXH viết dự án nhỏ về mô hình Nhóm “Tôi tin tôi có thể”
h) Nội dung sinh hoạt của nhóm “Tôi tin tôi có thể”
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm
6/6/2019 - Làm việc với Ban Lãnh đạo Hội về đề xuất
Trang 16Thời gian Nội dung
lập nhóm, tìm hiểu các vấn đề, nhu cầu, mục đích khi vào nhóm
9/6/2019 Thông báo kết quả lựa chọn các thành viên
16/6 (Buổi 1) Họp trù bị với các thành viên trong nhóm
Giai đoạn 2: Khởi động và bắt đầu hoạt động
23/6 (Buổi 2) Sinh hoạt nhóm chính thức buổi đầu tiên Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động – Giai đoạn trọng tâm 30/6 (Buổi 3) Tìm hiểu sự kỳ thị
7/7 (Buổi 4) Trải nghiệm bị kỳ thị qua trường hợp cụ thể
(sắm vai) 14/7
(Buổi 5)
Tranh luận về quyền của NKT liên quan đến những nhu cầu thực của các thành viên và chính sách pháp luật bảo vệ NKT khỏi kỳ thị 21/7 (Buổi 6) Nguyên nhân, Hậu quả của kỳ thị và phân
biệt đối xử 28/7 (Buổi 7) NKT và quyền có tình dục, quyền hôn nhân: 04/8 (Buổi 8) Ứng phó với sự kỳ thị: Các lập luận ứng phó
với kỳ thị + Thực hành kỹ thuật tạo dựng sự cương quyết
11/8 (Buổi 9) Củng cố lòng tự tin
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc hoạt động
Trang 17Thời gian Nội dung
18/8 (Buổi 10) Lượng giá Kết quả đạt được và chưa đạt được
- Rút kinh nghiệm, Định hướng phát triển
*Đánh giá giai đoạn 1: Trong giai đoạn đầu, tập hợp và thành lập nhóm, sự hỗ trợ của lãnh đạo Hội và đặc biệt Câu lạc bộ Thanh Niên có vai trò rất lớn Từ sự giới thiệu và tạo điều kiện về địa điểm sinh hoạt của lãnh đạo Hội, các thành viên đã gặp nhau Trong buổi họp trù bị, cả nhóm vẫn có được cuộc thảo luận mang tính xây dựng và đi đến thống nhất về ý nghĩa, mục tiêu thành lập nhóm và nhất trí với các hoạt động, nội dung triển khai trong quá trình sinh hoạt nhóm
3.2.2 Giai đoạn 2: Khởi động và bắt đầu hoạt động
a Giới thiệu thành viên trong nhóm
- Các thành viên giới thiệu về bản thân chi tiết hơn
- Người điều hành tổ chức hoạt động khởi động, thông qua trò chơi giúp các thành viên làm quen, tìm hiểu nhau trong bầu không khí cởi mở, thoải mái
b Xác định lại mục tiêu của nhóm
Thành viên thảo luận, chia sẻ và thống nhất lại các mục tiêu đã xác định ở giai đoạn 1
d Xây dựng nguyên tắc hoạt động nhóm
- Tôn trọng tất cả các thành viên, không được so sánh Không phán xét, phê phán hành vi của bất kỳ ai Góp ý riêng, tích cực, chân thành
- Nhóm tự quyết mọi hoạt động trong nhóm Nhân viên CTXH hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi gợi mở để nhóm tự suy nghĩ tìm ra câu trả lời và tự quyết định
- Không áp đặt nguyên tắc đa số thắng thiểu số