1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng

97 931 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Trong những năm gần đây Việt Nam thường xuyên xảy ra các đợt lũ lụt và phải gánh chịu nhiều thiệt hại rất lớn. Năm 2006 có 12 trận lũ xảy ra với tổng số người chết 339 người trong đó trẻ em là 40 người, tổng số cơ sở vật chất (nhà cửa, trường học, bệnh viện…) thiệt hại ước tính khoảng 18.565.661 triệu đồng. Năm 2007 có 9 trận lũ xảy ra với tổng số người chết 462 trong đó trẻ em 29, tổng số cơ sở vật chất thiệt hại ước tính 11.513.916 triệu đồng. Năm 2008 có 11 trận lũ xảy ra với tổng số người chết 474 người và tổng số cơ sở vật chất thiệt hại lên đến 13.301 tỷ đồng 1 . Tại tỉnh Lâm Đồng, vùng chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai là huyện Cát Tiên. Trong đợt lũ tháng 07/2009, các công trình thủy lợi, giao thông cũng như công trình thủy điện tại huyện bị thiệt hại ước tính lên tới 5.424 triệu đồng; sự thiệt hại về sản xuất và kinh doanh lên tới 44.331 triệu đồng; đối với nhà ở và các công trình văn hóa, y tế thiệt hại khoảng 1.666 triệu đồng. Ước tính tổng thiệt hại trên toàn huyện đối với đợt lũ này là 11.203 tỷ đồng 2 . Ở huyện Cát Tiên, một trong những vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt là thôn Liên Nghĩa thuộc xã Tư Nghĩa. Lũ lụt thường xuyên xảy ra tại thôn gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất. Hầu như các gia đình ở đây phải sống chung với lũ và luôn tìm cách ứng phó với lũ. Có một số nghiên cứu về lũ lụt được thực hiện từ năm 1998 đến nay. Những nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến các chương trình phòng chống lũ lụt cũng như sự tổn thất về của cải, vật chất do lũ lụt gây ra. Còn những nghiên cứu liên quan đến các khó khăn tâm lý gây nên bởi thiên tai lũ lụt đối với gia đình và đặc biệt trẻ em thì chưa có một nghiên cứu nào cụ thể. Khóa luận này hướng đến việc nghiên cứu những ảnh hưởng tâm lý do thiên tai lũ lụt gây ra đối với con người. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 Trang web http://www.ccfsc.org.vn/ccfsc/tonghopthiethai/ (năm 2008). 2 Báo cáo thống kê thiệt hại lũ lụt trên địa bàn huyện Cát Tiên tháng 09/2009. 2 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của khóa luận là tìm hiểu những ảnh hưởng tâm lý đến gia đình và trẻ em trong và sau khi thiên tai xảy ra cũng như nghiên cứu lý luận về vai trò hỗ trợ tâm lý của nhân viên công tác xã hội. Nghiên cứu tập trung ở thôn Liên Nghĩa, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của khóa luận bao gồm: • Cơ sở lý luận về vai trò hỗ trợ tâm lý của nhân viên công tác xã hội đối với gia đình và trẻ em trong khi cũng như sau khi bị thiên tai. • Những ảnh hưởng tâm lý đối với gia đình và trẻ em trong và sau khi thiên tai xảy ra tại thôn Liên Nghĩa. • Khả năng ứng phó đối với những khó khăn tâm lý của gia đình và trẻ em trong và sau khi bị thiên tai tại thôn Liên Nghĩa. 1.3 Thời gian nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010. Địa bàn nghiên cứu: Thôn Liên Nghĩa, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. 1.4 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu bao gồm những gia đình và trẻ em (10 – 15 tuổi) sinh sống tại thôn Liên Nghĩa bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong thời gian từ tháng 06 đến tháng 07 năm 2009. 1.5 Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: • Phương pháp điều tra xã hội bằng bảng hỏi. • Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp. • Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung. • Phương pháp nghiên cứu điền dã (quan sát, gặp gỡ và trò chuyện không chính thức với các gia đình và trẻ em trong thôn Liên Nghĩa). 1.5.2 Thiết kế nghiên cứu 3 Điều tra xã hội thông qua bảng hỏi Trước khi tiến hành điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 05 hộ gia đình nhằm nắm bắt sơ bộ những ảnh hưởng tâm lý đến gia đình và trẻ khi thiên tai xảy ra. Dựa trên kết quả phỏng vấn sâu, tác giả thiết kế bảng hỏi dùng cho việc điều tra xã hội. Vào thời điểm năm 2010, thôn Liên Nghĩa có 54 hộ nhưng tác giả chỉ tiến hành điều tra trên 30 hộ vì có 20 hộ ở trên đồi cao ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, ba hộ người già không nghe được và một hộ đi làm ăn xa tết mới về. Phân tích tài liệu thứ cấp Các tài liệu sau đây được thu thập và phân tích trong quá trình nghiên cứu: • Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2010 của xã Tư Nghĩa. • Báo cáo thiệt hại lũ lụt tháng 09 năm 2009 của xã Tư Nghĩa. • Các bài viết, bài báo cáo và các tạp chí liên quan đến ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình trong cộng đồng người dân bị thiên tai. Phỏng vấn sâu Đối với người lớn, tác giả thực hiện sáu cuộc phỏng vấn sâu với vợ hoặc chồng trong gia đình tại thôn Liên Nghĩa. Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc tìm hiểu chi tiết các nguồn hỗ trợ cho thôn cũng như trạng thái tinh thần của các gia đình và trẻ em trong và sau khi lũ lụt xảy ra. Đối với trẻ em, tác giả đã thực hiện ba cuộc phỏng vấn sâu nhằm đào sâu hơn những khó khăn tâm lý của trẻ trong và sau khi lũ lụt xảy ra. Các cuộc phỏng vấn sâu được kéo dài trong khoảng từ 55 đến 135 phút. Bên cạnh đó tác giả cũng có những cuộc nói chuyện không chính thức với người dân trong đó có trẻ em nhằm đối chiếu và tìm hiểu thêm nữa những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thảo luận nhóm tập trung 4 Đối với người lớn, tác giả đã chọn sáu người và tổ chức một cuộc thảo luận nhóm tập trung. Chủ đề thảo luận bao gồm những ảnh hưởng tâm lý đối với người lớn trong và sau khi thiên tai xảy ra, các nguồn hỗ trợ cho người dân bị thiên tai trong những năm gần đây. Thời gian dành cho thảo luận nhóm người lớn khoảng 135 phút. Đối với trẻ em, tác giả đã tổ chức một cuộc thảo luận nhóm tập trung gồm bảy em. Cuộc thảo luận nhằm mô tả những khả năng ứng phó của trẻ trong và sau khi lũ lụt xảy ra. Thời gian dành cho thảo luận nhóm trẻ em khoảng 160 phút. 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng như một nghiên cứu trường hợp hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập các môn công tác xã hội thực hành như “Công tác xã hội cá nhân”, “Công tác xã hội với nhóm” và “Công tác xã hội với trẻ em và gia đình”. Đặc biệt lĩnh vực Công tác xã hội hỗ trợ cho các cộng đồng bị thiên tai cũng là một chủ đề hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành về Công tác xã hội quan tâm. Khóa luận này bước đầu tìm hiểu về lĩnh vực này. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu nhằm giúp cho chính quyền địa phương xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên nói riêng và Nhà nước ta nói chung nhận thấy bên cạnh sự hỗ trợ vốn có hiện nay đối với cộng đồng người dân sống trong những khu vực thường xuyên bị thiên tai cần thiết phải có thêm những hỗ trợ về mặt tinh thần và đặc biệt là tâm lý được thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ toàn diện hơn cho các gia đình đặc biệt là trẻ em khi có thiên tai xảy ra. Ngoài ra, đề tài này cũng giúp cho tác giả hiểu sâu sắc hơn các khái niệm và phương pháp can thiệp trong lĩnh vực Công tác xã hội. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện nghiên cứu cũng tạo cơ hội cho tác giả phát triển được các kỹ năng nghiên cứu cá nhân nhằm phục vụ cho quá trình làm việc sau khi ra trường. 5 1.7 Cấu trúc của khóa luận Khóa luận được tổ chức thành năm chương. Chương I - Mở đầu. Chương I giới thiệu khái quát bối cảnh, mục tiêu và khách thể nghiên cứu, các phương pháp và thiết kế nghiên cứu được dùng trong khóa luận, các ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn mà nghiên cứu mang lại. Chương II - Cở sở lý luận. Chương II trình bày các khái niệm chính liên quan đến đề tài và một số luận điểm lý thuyết. Các khái niệm chính được đề cập trong chương bao gồm trầm cảm, rối loạn cảm xúc lo âu và rối nhiễu tâm lý. Đây là những trạng thái tâm lý của con người mà chúng có thể sinh ra do thiên tai. Một số luận điểm lý thuyết được nêu ra trong chương bao gồm lý thuyết khủng hoảng, lý thuyết hệ thống sinh thái và lý thuyết hành vi. Đồng thời chương cũng đưa ra các vai trò tổng quát của nhân viên công tác xã hội liên quan đến sự hỗ trợ người dân bị thiên tai .… Ngoài ra một số kết quả của các nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng được đề cập trong chương. Chương III - Khái quát về địa bàn nghiên cứu. Chương III giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu ở các mặt kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục và cơ sở hạ tầng. Chương cũng đề cập đến tình hình lũ lụt của xã Tư Nghĩa nói chung và thôn Liên Nghĩa nói riêng trong thời gian gần đây. Chương IV - Thu thập phân tích dữ liệu. Chương này trình bày cụ thể bối cảnh và quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu. Những phân tích cụ thể đối với dữ liệu thu thập được cũng được trình bày chi tiết trong chương. Chương V - Kết quả và bàn luận. Chương khái quát lại những kết quả tìm được thông qua sự phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, chương cũng đưa ra những bàn luận về sự hỗ trợ dành cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại thôn Liên Nghĩa. Các khuyến nghị mà tác giả nghĩ rằng cần thiết cũng được trình bày ở đây. Cuối cùng, chương nêu ra những hạn chế và hướng phát triển của đề tài. Chương 2 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Các khái niệm tâm lý liên quan Thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ, minh họa cho thấy một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Y tế của trường Đại học Bang Louisiana (2006) 3 khảo sát 2.3624 trẻ lớp 12 năm học 2005 – 2006 cho thấy gần một nửa số trẻ em rơi vào tình trạng khủng hoảng và trầm cảm. Theo Phạm Ngọc Thanh (2008) 4 “Dù các thảm họa tự nhiên chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng ảnh hưởng tâm lý đến trẻ có thể kéo dài hàng tháng và thậm chí hàng năm”. Thiên tai khiến cho trẻ dưới 6 tháng tuổi tiểu dầm thường xuyên, bám víu cha mẹ, rối loạn giấc ngủ, biếng ăn, sợ bóng tối, nhút nhát, tránh né tiếp xúc. Với trẻ ở cấp tiểu học các biểu hiện như hành vi cáu kỉnh, hung hăng, ác mộng, tránh đi học, kém tập trung, rút khỏi bạn bè và sinh hoạt. Còn đối với trẻ vị thành niên các biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, hiếu động, tăng xung đột, dấu hiệu thể chất, có hành vi phạm pháp và kém tập trung. Một số trẻ có thể có nguy cơ bị chết lặng, khó tập trung và dễ giật mình. Thiên tai gây ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình thể hiện ở nhiều chỉ báo: trầm cảm, khủng hoảng, rối loạn cảm xúc lo âu, rối nhiễu tâm lý,… nhưng trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu chỉ đưa ra 04 chỉ báo: trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối nhiễu tâm lý và khủng hoảng. 2.1.1 Trầm cảm Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý mà người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn bã chán nản, thấy cuộc sống vô nghĩa, không có hứng thú, không thiết sống, không có hy vọng. Họ mất tự tin, cảm thấy mình thấp kém và bất lực 5 . Hội Tâm thần Hoa Kỳ liệt kê những triệu chứng của trầm cảm như sau: • Giảm sự thèm ăn • Hàng ngày buồn bã, đặc biệt vào buổi sáng • Không còn thích thú trong những công việc mà họ vốn ưa thích • Giảm hoặc tăng cân nặng • Khó ngủ hoặc ngược lại ngủ nhiều • Chậm chạp, hoặc ngược lại dễ bị kích thích, dễ gắt gỏng nóng giận • Cảm thấy không có giá trị hoặc có mặc cảm tội lỗi • Không tập trung suy nghĩ được hoặc không quyết định được 3 Trang web http://usa.hotcourses.vn/study/ (tháng 12/2009). 4 Trang web http://www.news.ndthuan.com/doisong/ (tháng 03/2010). 5 Trang web http://www.vnthuquan.net.diendan/ (tháng 04/2010). 7 • Nghĩ đến sự chết hoặc có ý định tự tử • Rối loạn trong giấc ngủ (ác mộng) • Buồn bã liên tục • Cảm thấy khó chịu • Xáo trộn ký ức, suy nghĩ về quá khứ • Khó tập trung và ghi nhớ việc ra quyết định Đối với trẻ em khi cảm thấy buồn chán quá thường xuyên, quá nhiều hoặc quá lâu có thể mắc một chứng bệnh rối loạn cảm xúc gọi là trầm cảm. Trầm cảm có các biểu hiện sau: • Thường xuyên cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng, có lỗi hoặc tự ti • Ít quan tâm hơn các hoạt động mà trước đây trẻ đã từng yêu thích • Thiếu sinh lực, sự nhiệt tình và thường xuyên cảm thấy chán nản • Khó tập trung chú ý • Có những thay đổi đáng kể về khẩu vị hoặc trọng lượng cơ thể • Xa lánh những người lớn hoặc giao tiếp kém • Thường xuyên nghĩ tới cái chết, gây tổn hại cho bản thân hoặc tự tử • Đau đầu, nhức mỏi cơ, đau bụng và mệt mỏi • Có tâm trạng tức giận, cáu gắt, thù hận • Bật khóc, la hét, kêu la hoặc cáu giận mà không rõ nguyên nhân • Thường xuyên nghỉ học hoặc có kết quả học tập kém • Nghiện rượu và ma túy Trẻ em có thể khó nhận biết và mô tả về cảm xúc của mình. Các em có thể biểu hiện cảm xúc của mình qua hành vi. Đôi khi những người lớn hiểu lầm những hành vi này là hành động không vâng lời hoặc thích thể hiện, nhưng đó có thể là các dấu hiệu của chứng trầm cảm. 2.1.2 Rối loạn cảm xúc Chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực Những người mắc chứng bệnh này quá lo lắng về gia đình, sức khỏe, việc làm hoặc các vấn đề khác ngay cả khi ít có nguyên nhân phải lo lắng như vậy. Các biểu hiện là 6 : • Cảm giác lo lắng và cáu gắt • Khó kiểm soát được mối lo âu của mình 6 Trang web http://www.conecticut.networkofcare.org/ (tháng 04/2010). 8 • Nhức mỏi cơ thể, đau đầu • Mất ngủ và dễ bị mệt mỏi Chứng rối loạn hoảng sợ Chứng bệnh rối loạn này có đặc điểm là các cơn lo âu thường kéo dài chỉ trong vòng vài phút. Bệnh khởi phát bất ngờ với nỗi sợ hãi quá mức mà không có lý do rõ ràng. Các biểu hiện là: • Ra mồ hôi, nhịp tim đập nhanh, run rẩy • Thở dốc, tức ngực, choáng ngất • Cảm giác sợ chết, trở nên điên dại hoặc mất sự kiểm soát • Sợ giao tiếp nơi công cộng • Sợ bị lăng mạ trước mặt những người khác Chứng rối loạn do căng thẳng sau chấn thương Chứng rối loạn này xảy ra ở những người đã gặp một sự kiện gây chấn thương nghiêm trọng như thiên tai, chiến tranh, tra tấn, đánh đập hoặc hãm hiếp. Họ tiếp tục gặp lại sự kiện chấn động đó qua những cơn ác mộng hoặc ký ức trở lại nhiều lần, những hồi tưởng và tiếp tục rơi vào trạng thái cực kỳ mệt mỏi về thể chất, tâm thần và cảm xúc khi xuất hiện những tình huống khiến họ nghĩ về sự kiện đó. Các biểu hiện là: • Cảm thấy bị tê liệt, rã rời, căng thẳng, khó ngủ • Có cảm giác tuyệt vọng, trầm cảm, cáu gắt và nổi giận • Uống rượu, dùng cần sa và các loại thuốc an thần khác để vượt qua • Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nhức mỏi cơ, chóng mặt và đau ngực • Sức khỏe không tốt vì lo lắng • Tinh thần không thoải mái • Thường xuyên hồi tưởng lại biến cố gây chấn động qua những dòng ký ức hồi tưởng, kỷ niệm, những cơn ác mộng. • Luôn cảnh giác và dè chừng ngày càng cao 2.1.3 Rối nhiễu tâm lý Theo Nguyễn Hồi Loan (2009): rối nhiễu tâm lý được hiểu là sự rối loạn hoạt động chức năng tâm sinh lý của cá nhân và được thể hiện ra bên ngoài thông qua hệ thống hành vi ứng xử bất bình thường của mình. 9 Trong cuộc sống trẻ gặp phải những khó khăn như về điều kiện sống, môi trường xã hội cùng với kinh nghiệm sống, tri thức và sự hiểu biết xã hội hạn hẹp làm cho trẻ có những hành vi bất thường trong các tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải. Trẻ bị rối nhiễu tâm lý có những biểu hiện sau 7 : • Sợ trường học, sợ đám đông, sợ vật lạ, sợ bóng tối, sợ độ cao, sợ nước • Nhút nhát, không tự tin trong các hoạt động • Ức chế, không chịu vận động, thường có vẻ ngoài “hiền lành”, luôn luôn “nhường nhịn” bạn bè • Suy nhược, uể oải kéo dài, hay giật mình, hay cáu kỉnh, suy giảm ý chí • Ức chế, ngại giao tiếp, dễ tự ái • Mưu toan tự sát • Mút tay, cắn móng tay, nhổ tóc, hay vê vạt áo, hay rửa tay, rửa mặt • Kiêu căng, kiêu ngạo, tự cao tự đại • Học kém, không hiểu, không nhớ bài học • Kết quả học tập giảm sút bất thường • Chán học, không tuân thủ các nội quy học tập… • Khả năng tập trung chú ý giảm hoặc kém • Sợ bị xa nhà, sợ cha mẹ hoặc sợ các thành viên khác trong gia đình • Thường xuyên khóc và kêu • Nhức đầu, đau bụng, nhức mỏi cơ bắp hoặc mệt mỏi • Khó ngủ hay ác mộng • Khó tập trung 2.1.4 Khủng hoảng Phiên dịch từ tiếng Latinh thì khủng hoảng đó là bước ngoặt, là cuộc cách mạng, là điểm quyết định của thời kỳ chuyển đổi 8 . Khủng hoảng là một giai đoạn bối rối, mơ hồ và mất tổ chức, đặc trưng bởi sự bất lực của cá nhân trong việc ứng phó với một tình huống nào đó bằng cách sử 7 Trang web http://www.jstor.org/pss/ (tháng 04/2010). 8 Trang web http://www.ssp.com.vn/store_editor (tháng 04/2010). 10 dụng những phương pháp “truyền thống” để giải quyết vấn đề và bởi sự tiềm tàng của những hậu quả, tác động hoặc quá tiêu cực hay tích cực 9 . Theo Ái Ngọc Phân (2009) “Khủng hoảng là sự mất cân bằng giữa những yêu cầu do một tình huống, một vấn đề đặc biệt đặt ra và nguồn lực sẵn có để giải quyết những nhu cầu đó. Khi những nguồn lực thông thường để giải quyết tình huống yêu cầu không có tác dụng, và những nỗ lực để làm giảm thiểu khó khăn đó cũng không mang lại giá trị khiến con người bước vào thời kỳ khủng hoảng - thời kỳ xuất hiện mâu thuẫn”. Khủng hoảng cũng có thể được hiểu là sự mâu thuẫn bên trong giữa nhu cầu phát sinh trong một tình huống xã hội mới và năng lực thỏa mãn nhu cầu ấy. Theo Ái Ngọc Phân (2009), diễn biến của một khủng hoảng có thể được thể hiện qua sơ đồ sau: Sự biến đổi và chuỗi diễn biến khủng hoảng Giai đoạn I à Giai đoạn II à Giai đoạn III à Giai đoạn IV Sự va chạm Rút lui Thích ứng Sự tái thiếp lập Sự bối rối hỗn loạn Sự tái hòa hợp 9 Võ Thị Anh Quân (2007), Bài giảng tóm tắt Kỹ năng thực hành Công tác xã hội, Đại học Đà Lạt, Lưu hành nội bộ. [...]... đối với trẻ và gia đình trong cộng đồng người dân bị thiên tai nên trong đề tài của tôi hướng đến nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý và nghiên cứu lý luận vai trò của nhân viên công tác xã hội hỗ trợ đối với trẻ và gia đình bị thiên tai 25 Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan về thôn Liên Nghĩa 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý và địa hình Thôn Liên Nghĩa, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên,. .. hiểu mức độ ảnh hưởng tâm lý cũng như khả năng ứng phó của trẻ và gia đình trong và sau khi thiên tai xảy ra, từ đó đưa ra vai trò của nhân viên công tác xã hội hỗ trợ về mặt tâm lý đối với trẻ và gia đình bị thiên tai 3.1.3 Cơ sở hạ tầng Đường xá, kênh mương Tổng số đường giao thông nông thôn của thôn Liên Nghĩa là 4.8km, trong đó đường bê tông là 0.3km, đường đá 2.0km, đường đất 1.0km và đường đồi... sinh thái, chịu ảnh hưởng của môi trường đó và đồng thời có sự tác động lại của môi trường Trong công tác xã hội lý thuyết sinh thái được coi là quan trọng nhất vì lý thuyết này giúp cho nhân viên xã hội xác định được mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường xung quanh 2.6 Một số nghiên cứu liên quan Trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số, xã hội và môi trường đã thực hiện nghiên cứu “Nâng cao khả... quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên hợp lý Tuy nhiên nghiên cứu cũng chưa tìm hiểu và đi sâu vào những khó khăn tâm lý của người dân khi bị thiên tai Qua các nghiên cứu liên quan đến lũ lụt chỉ đề cập đến khả năng chống chịu của người dân khi bị thiên tai, các bài học kinh nghiệm trong phòng chống lũ lụt và cách quản lý lũ lụt Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến ảnh hưởng tâm lý đối... sức khỏe tâm thần • Nhà tổ chức cộng đồng • Người đại diện cho dịch vụ xã hội • Người đại diện Luật pháp/Chính sách • Nhà nghiên cứu • Nhà giáo dục • Người tự nguyện Tóm lại, để hỗ trợ trẻ và gia đình trong và sau khi bị thiên tai, nhân viên công tác xã hội có các vai trò: • Vai trò tư vấn • Vai trò người tạo thuận lợi • Vai trò trung gian, kết nối • Vai trò hỗ trợ sức khỏe tâm thần 2.5 Một số lý thuyết... nhân, gia đình trong hoạt động sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng khi thiên tai xảy ra và vai trò của cộng đồng trong phòng tránh thiên tai Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến những khó khăn tâm lý cũng như khả năng ứng phó của người dân trong và sau khi thiên tai xảy ra Ngoài ra nghiên cứu Thiên tai và những bài học kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo phòng chống” cũng chỉ đề cập đến thực trạng của những... lớn trong và sau khi thiên tai xảy ra Đồng thời nhà nghiên cứu còn tìm hiểu thêm liệu rằng trẻ và gia đình bị khủng hoảng kéo dài thì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tinh thần của họ Lũ lụt xảy ra không chỉ làm thiệt hại về vật chất, của cải mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của những gia đình đang sinh sống tại thôn Liên Nghĩa Những ảnh hưởng tâm lý như trầm cảm và rối loạn cảm xúc Dữ liệu thu thập... pháp luật 2.4 Vai trò của nhân viên công tác xã hội 2.4.1 Vai trò tổng quát của nhân viên công tác xã hội 12 13 Võ Thị Anh Quân (2008), Bài giảng tóm tắt Gia đình học, Đại học Đà Lạt, Lưu hành nội bộ Trang web http://www.hoilhpn.org.vn (tháng 05/2010) 15 Vai trò là một khái niệm được sử dụng nhiều trong xã hội học, công tác xã hội Vai trò bao gồm một hệ thống kỳ vọng xã hội về một cá nhân nào đó, về... cũng như nắm được khung lấy mẫu và khách thể mẫu Tác giả thực hiện cuộc điều tra về ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình trong cộng đồng người dân bị thiên tai đối với 30 hộ Khách thể nghiên cứu là những người lớn trong gia đình (vợ hoặc chồng) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt đang sinh sống tại thôn Liên Nghĩa Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phiên bản SPSS 11.5 Thời gian điều tra từ ngày 10 – 21/03/2010... quyết định và hành động để giải quyết vấn đề theo hoàn cảnh, khả năng và kiến thức riêng của họ • Người tham vấn: hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp thân chủ bộc lộ, vượt qua khó khăn bằng chính sức mạnh của mình 2.4.2 Nhân viên công tác xã hội đối với thiên tai Theo Emily M Tofte, Jason Anthony Plummer, and Violeta V Garcia (2006), nhân viên công tác xã hội với trẻ và người lớn bị thiên tai có các vai trò sau: . những ảnh hưởng tâm lý đến gia đình và trẻ em trong và sau khi thiên tai xảy ra cũng như nghiên cứu lý luận về vai trò hỗ trợ tâm lý của nhân viên công tác xã hội. Nghiên cứu tập trung ở thôn. một nghiên cứu trường hợp hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập các môn công tác xã hội thực hành như Công tác xã hội cá nhân , Công tác xã hội với nhóm” và Công tác xã hội với trẻ em và gia đình . Đặc. Nghĩa, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của khóa luận bao gồm: • Cơ sở lý luận về vai trò hỗ trợ tâm lý của nhân viên công tác xã hội đối với gia đình và trẻ

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w