Quá trình xã hội hóa được thể hiện qua ba môi trường cơ bản: gia đình, trường học, xã hội. Những môi trường vi mô (nhóm bạn bè, gia đình….) có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xã hội hóa. Chính môi trường vi mô có ảnh hưởng và quyết định đối với việc hình thành nhân cách con người. Một trong những môi trường vi mô quan trọng nhất thực hiện chức năng xã hội hóa là gia đình. Gia đình là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người, đặc biệt là đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì gia đình càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giáo dục trẻ em. Để trẻ có thể phát triển bình thường không chỉ đòi hỏi sự hiện diện của con người mà cần có sự quan tâm và tình thương của gia đình. Chính điều này đòi hỏi các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở xã hội cần có một phương pháp và tiến trình giáo dục đặc thù.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Tôi xin cảm ơn:
Phòng Bảo trợ xã hội – Sở Lao động Thương binh và xã hội Tp Hồ Chí Minh.Cán bộ công nhân viên, các em Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức – Tp HồChí Minh
Đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin đểthực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Xã hội học – Học việnkhoa học xã hội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như việc hoànthành luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, em gái, bạn bè, đồng nghiệp,
cô Lê Bích Hợp và anh Nguyễn Văn Nghĩa – những người luôn bên tôi và ủng hộtôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Những kết quả và các số liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới bất
cứ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về sựcam đoan này
Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2013
Tác giả
(chữ ký)
Trần Thị Lụa
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng - khách thể nghiên cứu 4
5 Giới hạn đề tài nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa của đề tài 5
7 Cấu trúc luận văn 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
1.1 Tiếp cận dưới góc độ tâm lý học 6
1.2 Tiếp cận dưới góc độ giáo dục học 9
1.3 Tiếp cận dưới góc độ xã hội học 10
2 Các lý thuyết tiếp cận 15
3 Cách tiếp cận 21
4 Các khái niệm công cụ 22
5 Khung phân tích 27
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 28
1.1 Khái quát về tình hình trẻ em tại các cơ sở xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.28 1.2 Khái quát về Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức 29
Trang 51.3 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập, giải trí 31
1.4 Điều kiện sống của trẻ 32
2 Đặc điểm trẻ em trong Làng Thanh thiếu niên 32
3 Phương pháp nghiên cứu 33
4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 35
5 Các môi trường xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” của trẻ 36
5.1 Giai đoạn học hỏi và hình thành “cái tôi” của trẻ trong gia đình 36
5.2 Môi trường trường học 48
5.3 Xã hội 57
6 Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hóa đến sự hình thành “cái tôi” của trẻ 62
6.1 Học tập 62
6.2 Sự hội nhập của các nhóm trẻ 65
6.3 Khả năng ra quyết định 69
6.4 Khả năng giải quyết vấn đề 71
7 Sự hòa nhập của trẻ trong môi trường xã hội hóa đặc thù 73
7.1 Tham gia các hoạt động tại trung tâm 73
7.2 Tham gia các hoạt động trên trường 78
PHẦN III: KẾT LUẬN 83
1 Kết luận 83
2 Khuyến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hoàn cảnh và độ tuổi của hai nhóm trẻ A và B 33Bảng 2: Kết quả học tập của hai nhóm A và B 64
Trang 7PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước, giáo dục và nuôi dưỡng thế hệ trẻ là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia Tuy nhiên hiện nay ở nước ta cũng nhưtrên thế giới, tình trạng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa đang có xu hướng giatăng Theo Qũy Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), tính tới năm 2011 tại khu vựcChâu Phi số trẻ mồ côi chiếm tới 25% tổng số trẻ em Còn ở Việt Nam tính tới năm
2011 có trên 147 nghìn trẻ mồ côi không nơi nương tựa [Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ
em – Bộ Lao động thương binh và xã hội, 2011] Những trẻ em này không được sự
quan tâm giáo dục của gia đình đặc biệt là những trẻ em trong các cơ sở xã hội,ngay từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên trẻ không nhận được sự giáo dục của giađình cũng như ít nhận được sự quan tâm thực sự của cộng đồng xã hội Chính điều
đó làm cho trẻ khó thích nghi được với môi trường xã hội bên ngoài Nhà xã hộihọc Mỹ nổi tiếng R.E Park “người ta sinh ra không phải đã là con người mà chỉ trởthành con người trong quá trình giáo dục” [Lê Ngọc Hùng (2000)] Qúa trình nàychính là quá trình xã hội hóa
Quá trình xã hội hóa được thể hiện qua ba môi trường cơ bản: gia đình,trường học, xã hội Những môi trường vi mô (nhóm bạn bè, gia đình….) có vai tròcực kỳ quan trọng trong quá trình xã hội hóa Chính môi trường vi mô có ảnh hưởng
và quyết định đối với việc hình thành nhân cách con người Một trong những môitrường vi mô quan trọng nhất thực hiện chức năng xã hội hóa là gia đình Gia đình
là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người, đặc biệt
là đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì gia đình càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giáodục trẻ em Để trẻ có thể phát triển bình thường không chỉ đòi hỏi sự hiện diện củacon người mà cần có sự quan tâm và tình thương của gia đình Chính điều này đòihỏi các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở xã hội cần có một phương pháp và tiếntrình giáo dục đặc thù
Trang 8Từ lúc sinh ra cho đến tuổi thiếu niên và ngay cả ở lứa tuổi trưởng thành ảnhhưởng của gia đình rất quan trọng Nhưng chức năng xã hội hóa của gia đình khôngchỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu mà còn diễn ra suốt cuộc đời con ngườivới tư cách là một quá trình liên tục
Gia đình quan trọng như vậy đối với con người Mặc dù vậy, không phải mọitrẻ em đều được sống trong môi trường xã hội hóa quan trọng trong buổi đầu đời
đó Nhiều trẻ em phải rời xa gia đình từ khi còn nhỏ, đặc biệt một số không nhỏtrong số đó không được sống trong vòng yêu thương của người thân ngay từ khimới chào đời
Vấn đề xã hội hóa của trẻ em được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vớinhững hướng nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên nghiên cứu về môi trường xã hộihóa và sự hình thành “cái tôi” của trẻ em trong các cơ sở xã hội, trung tâm bảo trợ
xã hội thì ít đề tài nhắc tới
Việt Nam hiện nay, theo con số thống kê có khoảng trên 150.0001 trẻ em mồcôi2 Mỗi tỉnh thành có ít nhất một trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi không nơinương tựa, còn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ ChíMinh có nhiều trung tâm được thành lập không chỉ là cơ quan Nhà nước lập ra màcòn có các tổ chức phi chính phủ, cá nhân đứng ra thành lập các trung tâm nuôidưỡng trẻ mồ côi Các trung tâm này cung cấp cho các em những điều kiện cơ bảnnhất của cuộc sống như nơi ăn chốn ở, được học hành, vui chơi
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các thành phố lớn có số lượng trung
tâm bảo trợ, làng nuôi dưỡng trẻ mồ côi lớn nhất cả nước Thành phố có trên 124
trung tâm, mái ấm, làng nuôi dưỡng trẻ mồ côi với số trẻ là 1094 trẻ em mồ côi và
bỏ rơi [Báo cáo tổng kết của Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố Hồ
Trang 9người thân ngày từ thủa thiếu thời, khi có dịp thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đãquyết định chọn chủ đề này cho luận văn của mình.
Đó chính là lý do tác giả đã chọn “Môi trường xã hội hóa đặc thù và sự hình thành “cái tôi” của trẻ em” (nghiên cứu trường hợp: Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh).
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm làm sáng tỏ một số đặc trưng của môi trường xã hộihóa đặc thù như các loại hình nhà mở, các trung tâm chăm sóc trẻ cơ nhỡ và chỉ ranhững yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành “cái tôi” của trẻ em sống trong môitrường đó
Mục tiêu nghiên cứu:
Môi trường xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” của hai nhóm trẻ
Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hóa đến sự hình thành “cái tôi” của trẻ.Chỉ ra sự hòa nhập của trẻ vào môi trường xã hội hóa đặc thù
Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằmgiúp cho trẻ tại Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức phát triển toàn diện hơn
3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, một số câu hỏi nghiên cứuđược xác định như sau:
Môi trường xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” trong hệ thống các trungtâm bảo trợ xã hội như thế nào?
“Những người khác có ý nghĩa” với trẻ nhỏ trong môi trường Làng Thanhthiếu niên là những ai? Sự giao tiếp của họ với trẻ nhỏ như thế nào?
Sự tác động của môi trường xã hội hóa đặc thù tác động đến sự hình thành
“cái tôi” của trẻ như thế nào?
Có sự khác biệt nào giữa những trẻ em được tiếp nhận môi trường xã hội hóađặc thù ngay từ khi mới lọt lòng và nhóm đã trải qua giai đoạn xã hội hóa trong giađình rồi mới vào trung tâm bảo trợ xã hội?
Sự hòa nhập của hai nhóm trẻ như thế nào?
Trang 104 Đối tượng - khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Môi trường xã hội hóa đặc thù và sự hình thành “cái tôi” của trẻ em
Khách thể nghiên cứu
Là trẻ em từ 12 đến 15 tuổi thuộc hai nhóm trẻ em tại Làng Thanh thiếu niênThủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh:
o Nhóm trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng (Nhóm A)
o Nhóm vào làng khi đã lớn (10 tuổi trở lên) (Nhóm B)
Một số cán bộ, công nhân viên và một số giáo viên hiện đang dạy các emtrong Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức tại trường học
5 Giới hạn đề tài nghiên cứu
Về nội dung:
Khách thể nghiên cứu là trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi thuộc hai nhóm A
và B nhưng thông tin tác giả thu thập là thời kỳ thơ ấu của trẻ Mốc thời kỳ thơ ấutác giả dựa trên quan điểm của George Mead từ cấp 1 (lớp 5) trở xuống
Tác giả đi nghiên cứu môi trường xã hội hóa đặc thù ở 3 môi trường: Giađình, trường học và xã hội
Nghiên cứu yếu tố giao tiếp của hai nhóm A và B ở các khía cạnh sau:
- Nội dung giao tiếp (trẻ thường trao đổi về vấn đề gì)
- Thời gian giao tiếp (thời gian mà trẻ trao đổi với những người khác có
ý nghĩa)
- Cách thức giao tiếp
- Đối tượng giao tiếp (người mà trẻ thường xuyên giao tiếp)
Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hóa đến hình thành “cái tôi” ở bốn khíacạnh: Học tập, sự hội nhập của các nhóm trẻ, khả năng ra quyết định và khả nănggiải quyết vấn đề
Sự hòa nhập của trẻ trong môi trường đặc thù: Tham gia hoạt động tại trungtâm và tham gia hoạt động tại trường
Địa bàn: Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 11Thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm từ tháng 12/2012
-> 04/2013
6 Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Đối với trẻ em:
Trẻ đang sống tại Làng TTN Thủ Đức
Trẻ nằm trong độ tuổi nghiên cứu (từ 12 -> 15 tuổi)
Có thiện chí tham gia nghiên cứu
Đối với cán bộ, giáo viên:
Đang quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp trẻ
Có thiện chí tham gia nghiên cứu
6.1 Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có
Mục đích của phương pháp này là dựa trên các tài liệu đã có từ thống kê, báocáo, các luận văn có liên quan đến quá trình xã hội hóa của trẻ em Qua nhữngnghiên cứu trên giúp cho tác giả có thêm thông tin và cơ sở lý luận phục vụ cho đềtài nghiên cứu
Thu thập, xử lý thông tin qua văn bản, báo cáo, báo chí, thông tin trênphương tiện truyền thông đại chúng
Tổng hồ sơ được phân tích là 177 mẫu, trong đó có 57 mẫu hồ sơ thỏa mãnvới yêu cầu nghiên cứu, có 120 mẫu không thoả mãn với điều kiện mẫu được đặt ra(có số tuổi nhỏ hơn và lớn hơn trong mẫu đưa ra; bị bại não, khuyết tật)
Trong 57 hồ sơ được phân tích, có 40,4% mẫu là nam giới và 59,6% mẫu là
nữ giới Ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 67%, còn ở các vùng lân cận chiếm 33%.Mẫu hồ sơ có độ tuổi thấp nhất là 12 tuổi và cao nhất là 15 tuổi
6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu bán cấu trúc nhằm thu thập thông tinchi tiết từ đối tượng Mục tiêu ở đây là khai thác tối đa có chiều sâu những thông tincần quan tâm từ người được phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn sâu đảm bảo tínhtương quan giữa nam và nữ
Trang 12Tổng mẫu phỏng vấn sâu: 26 mẫu, trong đó:
Đối với phỏng vấn sâu trẻ em: Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề
tài, tác giả phỏng vấn sâu 15 trường hợp dành cho trẻ nhóm A và nhóm B Trong đó
có 9 mẫu là trẻ nhóm A và 6 mẫu là trẻ nhóm B (vào trung tâm từ khi 10 tuổi)
Đối với cán bộ quản lý: Phỏng vấn sâu 07 mẫu ở trung tâm trong đó có 03
mẫu là mẹ chức năng; 02 mẫu là bảo mẫu nuôi trẻ từ khi lọt lòng (khai thác nhóm A
vì khu sơ sinh chỉ dành cho các em ở trung tâm từ lúc lọt lòng), 02 mẫu là cán bộquản lý chung Những mẫu này được hỏi là những người làm việc lâu năm trongtrung tâm và ở các bộ phận khác nhau để có nhiều thông tin
Đối với giáo viên: Phỏng vấn sâu 04 mẫu là giáo viên trực tiếp giảng dạy hai
nhóm trẻ, đối với giáo viên mầm non: 2 mẫu; giáo viên tiểu học: 2 mẫu trong đó 01giáo viên giảng dạy và 01 giáo viên kiêm quản lý Giáo viên được hỏi là giáo viêngiảng dạy và chủ nhiệm lớp có nhiều trẻ sinh ra và lớn lên ở trung tâm vào học
7 Ý nghĩa của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
Tìm hiểu thực trạng môi trường xã hội hóa của trẻ em trong Làng thanh thiếuniên nhằm xem xét, đánh giá yếu tố tác động chủ yếu hình thành nên “cái tôi” củatrẻ em Điều này giúp cho người nghiên cứu sử dụng thành thạo và đào sâu các lýthuyết xã hội học theo chiều cạnh xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” cuả trẻ em
Thông qua các phân tích lý thuyết, làm phong phú hệ thống cơ sở lý luận và
là nền tảng cho việc nghiên cứu thực nghiệm về quá trình xã hội hóa của các đốitượng đặc thù
Trang 13Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn được chia làm haichương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận: Trong chương này tác giảdựa trên các nghiên cứu trước để từ đó có hướng đi riêng, tìm hiểu các lý thuyết tiếpcận và các khái niệm liên quan Từ đó tác giả đưa ra khung phân tích của mình
Chương 2: Kết quả nghiên cứu: Trình bày và lý giải môi trường xã hội hóatác động đến sự hình thành “cái tôi” của hai nhóm trẻ A và B Bên cạnh đó đi mô tả
sự hòa nhập xã hội của hai nhóm trẻ ở hai môi trường xã hội hóa thời kỳ thơ ấukhác nhau
1.1
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qúa trình xã hội hóa là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xãhội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội, dù có bản chất
xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, con người có thể không trở thành một nhân cáchhoàn thiện nếu không được đặt trong môi trường thích hợp Có nhiều tài liệu nghiêncứu về quá trình xã hội hóa ở các góc độ tâm lý học, giáo dục học, xã hội học và đềcập tới quá trình xã hội hóa đặc thù của nhóm trẻ trong các trung tâm bảo trợ xã hội.Sau đây là phần tổng quan nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài:
1.1 Tiếp cận dưới góc độ tâm lý học
Nghiên cứu về quá trình xã hội hóa hình thành nên nhân cách của con người
ở góc độ tâm lý học có các tác giả tiêu biểu: Jean Piaget, Sigmund Freud, CarlRoger, Skinner… Nhân cách (cái tôi) của Carl Roger, ông quan tâm tới tiềm năngbẩm sinh của con người, nhân cách được hình thành do cả hai yếu tố bẩm sinh và doyếu tố môi trường Nếu cá nhân gặp khó khăn về tâm lý hay có những hành vikhông phù hợp thì một phần là do môi trường sống của họ không lành mạnh, không
có điều kiện để phát huy tiềm năng của họ Ở đây ông nhấn mạnh nhân cách chỉđược hình thành khi cả yếu tố tâm lý bên trong và các yếu tố bên ngoài thuận lợi
Còn đối với Jean Piaget, ông nhấn mạnh nhân cách được hình thành trải quabốn giai đoạn: Giai đoạn vận động cảm giác là khoảng thời gian 2 năm đầu tiên củatrẻ, đây là giai đoạn mà thế giới của trẻ được hiểu chỉ bằng các giác quan theo nghĩatiếp xúc cụ thể, trẻ khám phá thế giới qua sờ mó, thúc đẩy, bú mút và lắng nghe;Giai đoạn tiền suy tính: kéo dài từ khoảng 2 tuổi đến 7 tuổi Trẻ có thể hiểu đượcmột vấn đề mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp, trẻ có thể gọi tên và nói được ýnghĩa của các đồ vật bằng những từ cụ thể; Giai đoạn suy tính cụ thể: bắt đầu ởkhoảng từ 7 tuổi cho đến 11 tuổi Trẻ bắt đầu suy nghĩ một cách lý luận, gắn liềnvới một sự kiện hay đồ vật cụ thể; Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn suy tính hìnhthức bắt đầu từ khi 12 tuổi đến trưởng thành, giai đoạn này trẻ có khả năng suy nghĩ
Trang 15về chính mình và thế giới theo nghĩa trìu tượng [John Masionis (1987)] Ông nhấnmạnh rằng ở giai đoạn đầu tiên thì nhân cách chưa xuất hiện tức là trẻ chưa hiểuđược thế giới như một môi trường tin cậy Piaget đồng nhất sự trưởng thành sinhhọc với sự phát triển nhân cách Điều này cho thấy con người càng trưởng thành thìnhân cách hình thành và phát triển theo, quan điểm của ông bị nhiều nhà nghiên cứuphê phán Harry và Margarat Harlow phản đối quan điểm của Jean Piaget vì ôngcho rằng nếu con người cách ly xã hội ở độ tuổi sơ sinh thì sẽ gây ra những tổnthương không thể phục hồi, ở đây tác giả nhấn mạnh đến quá trình con người tươngtác với môi trường xung quanh Để chứng minh điều này tác giả đã làm thí nghiệmvới con khỉ nâu, nhốt cách ly với mẹ và số khỉ nâu khác thì sau một thời gian conkhỉ này có biểu hiện sợ hãi và không tự bảo vệ mình khi có con khỉ khác tấn công[John Masionis (1987)] Như vậy có thể nói nếu cách ly với môi trường xã hội trongmột thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ dù thể chất phát triển bìnhthường Khi nói về sự hình thành nhân cách, S Freud cho rằng nhân cách của conngười được xây dựng qua sự tương tác phức hợp giữa các xung năng với nhữngkinh nghiệm thời niên thiếu của họ Hành vi của con người là kết quả nuôi dưỡng vàgiáo dục của bố mẹ thời thơ ấu đặc biệt trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời Sự hìnhthành nhân cách của một đứa trẻ phụ thuộc vào thời thơ ấu, cách cha mẹ dạy dỗ trẻ
ra sao thì có ảnh hưởng đến cả quá trình sau này Hạn chế lớn nhất của ông là quánhấn mạnh vào thời kỳ thơ ấu vì ngay khi đứa trẻ đi học mẫu giáo chúng không chỉtiếp xúc với bố mẹ mà chúng còn tiếp xúc với cô giáo và bạn bè của chúng, như vậycũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển nhân cách của trẻ
Cũng nghiên cứu ở góc độ tâm lý, bài viết “Gia đình” [Yvonne Castellan
(2002)] đã chỉ ra quá trình xã hội hóa: đứa bé bắt đầu từ mối quan hệ với chínhmình – mối quan hệ với mẹ - sau đó bắt đầu với những xung năng, tiếp xúc vớinhững vật làm hài lòng và dần dần quá trình xã hội hóa trở nên phức tạp Nói cáchkhác đó là quá trình phát triển sinh lý – tình cảm – xã hội Nghiên cứu nhấn mạnhtới yếu tố tâm lý của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của trẻ vì tuổi ấuthơ trẻ tiếp xúc với mẹ là nhiều nhất, người mẹ không chỉ xây dựng cho trẻ tình yêu
Trang 16thương mà còn tạo sự gắn bó giữa trẻ với những người xung quanh Có thể thấyrằng tác giả đã đưa ra tầm quan trọng về tâm lý của người mẹ ảnh hưởng lớn tới sựphát triển toàn diện của trẻ, tuy nhiên ở đây chỉ nhấn mạnh tới yếu tố tâm lý củangười mẹ thì chưa đủ mà còn có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
sự phát triển nhân cách của trẻ Sự hình thành nhân cách của trẻ cũng luôn được các
tác giả nghiên cứu ở yếu tố gia đình tác động lớn đến trẻ, cụ thể trong bài viết “Vai
trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam” [Lê Thi (1997)] cũng nhấn mạnh gia đình là môi trường giúp cho trẻ hình
thành và phát triển nhân cách bên cạnh các yếu tố khác như nhà trường và xã hội.Gia đình không chỉ giáo dục trẻ ở tuổi ấu thơ mà nó kéo dài cả cuộc đời con người
Bên cạnh yếu tố gia đình, nhiều tác giả cho rằng truyền thông đại chúng cũng
có tác động khá tích cực đối với sự hình thành nhân cách của con người Hệ thốngnày đã tham gia vào việc truyền bá những chuẩn mực xã hội, những khuôn mẫu
hành vi của giới trẻ Chẳng hạn trong bài “Tác động của báo chí đến sự hình thành
và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [Hoàng Anh
(2002)] đã đề cập đến giáo dục, xây dựng nhân cách tốt đẹp trong mỗi sinh viêntrong đó có vai trò giáo dục định hướng của báo chí Thêm một lần nữa, các phươngtiện truyền thông đại chúng đã góp phần quan trọng trong việc định hướng nhâncách, xây dựng lý tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức thẩm mỹ cho các thế hệ sinhviên Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng Truyền thông đại chúng như là ngườibạn thân thiết của trẻ, sự tác động của truyền thông đến tâm lý trẻ ở hai mặt tích cực
và tiêu cực có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ giá trị sống của các thanh thiếu niên,đặc biệt là các em học sinh Những quan điểm sống, lối sống du nhập từ văn hóanước ngoài có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi ứng xử của các em một cách từ
từ và nhẹ nhàng đến mức các em cũng không biết mình đang học hỏi chúng Bêncạnh một số chương trình nhằm mục đích giáo dục thì nhiều chương trình khác ítnhiều chứa đựng nội dung định hướng tiêu cực cho các em [Nguyễn Thị Lệ Uyên(2010)] Truyền thông đại chúng không chỉ tác động đến nhận thức của trẻ mà nócòn tác động đến hành vi giới tính của trẻ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng
Trang 1750,3% thanh niên ở thành phố và 13,7% thanh niên ở nông thông đã sử dụngInternet Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này (69%) cho thấy họ sử dụngInternet để trò chuyện và 62% để chơi trò chơi trực tuyến, có thể thấy rằng truyềnthông đại chúng tác động đến tâm lý lứa tuổi rất lớn và nó có sức lan tỏa rộng khôngchỉ là ở thành thị mà còn ở cả nông thôn Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh dù các yếu
tố gia đình, bạn bè ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ thì sự tác động của truyềnthông đại chúng ảnh hưởng đến tâm lý trẻ cũng không kém Điều này đòi hỏi mỗigia đình, nhà trường và xã hội cần phải hiểu được tâm lý ở mỗi giai đoạn nhất định
để giúp trẻ tiếp nhận thông tin phù hợp [Lê Minh Công (2010)]
Cách tiếp cận tâm lý học nhấn mạnh tới sự hình thành nhân cách của trẻ từtuổi ấu thơ, giai đoạn đầu của cuộc đời con người Yếu tố gia đình đóng vai trò quantrọng nhất, những người cha, người mẹ có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ.Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung vào cá nhân và yếu tố tâm lý bên trong là chủyếu mà ít nhắc tới môi trường xung quanh tác động đến sự hình thành nhân cáchcủa trẻ
1.2 Tiếp cận dưới góc độ giáo dục học
Có thể coi gia đình là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xã hội hóa đầuđời của trẻ, nhà giáo dục Xô viết nổi tiếng Amacarencô (1937) đặc biệt quan tâmđến vấn đề giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ Theo ông việc giáo dục thế hệtrẻ phải được bắt đầu ngay từ thời thơ ấu Nếu trẻ không được giáo dục ngay từ đầuthì công việc cải tạo chúng sẽ tốn kém hơn rất nhiều, kinh nghiệm giáo dục gia đìnhcủa ông vẫn còn nguyên ý nghĩa trong giáo dục thế hệ trẻ ở gia đình hiện nay Ôngđặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đầu đời: Những gì cha mẹ làm chocon trước 5 tuổi, đó là 90% kết quả của tất cả quá trình giáo dục, nhân cách đứa trẻđược hình thành thông qua hành động, phản ứng từ đơn sơ đến phức tạp, gây nênnhững cảm xúc vui buồn, gia đình cần kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dụctrẻ trở thành người tốt mai sau Ông cho rằng chính gia đình là nơi để trẻ học tập,vui chơi giải trí và học hỏi cách ứng xử trong chính gia đình mình Còn Ambac đi
an (1977) cũng nhấn mạnh đến sự giáo dục gia đình, với tinh thần trách nhiệm cao
Trang 18đối với thân phận của trẻ em, cha mẹ cần phải hiểu đúng đắn về những kiến thứctâm lý cũng như đặc điểm lứa tuổi của trẻ em để giáo dục trẻ tốt hơn Hai tác giảcùng chung quan điểm: muốn cho trẻ trở thành người có nhân cách tốt thì cần phải
có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ
Đề cao môi trường giáo dục, Lốc cơ cho rằng trẻ em được giáo dục tốt là dogia đình chứ không phải do trường học, ông quan niệm trường học là nơi tập hợp
“một đám đông lộn xộn những trẻ em thiếu giáo dục của các tầng lớp khác nhau”.Ông lý tưởng hóa việc giáo dục trẻ ở gia đình vì ông cho rằng dù những tri thức và
kỹ năng bổ ích đến đâu được dạy ở nhà trường thì cũng không thể so sánh với cácthiếu sót của giáo dục gia đình Sự đề cao quá mức giáo dục gia đình của ông bịnhiều nhà nghiên cứu phê phán Ngược với quan điểm của Lốc cơ, J.A.Cômenxkilại đề cao vai trò giáo dục của nhà trường, ông cho rằng người không nhận được sựgiáo dục của nhà trường sẽ không thành người Giáo dục trẻ cần phải căn cứ vàotrình độ phát triển của trẻ, nội dung phương pháp, hình thức giáo dục và loại hìnhtrường Như vậy, muốn giáo dục tốt trẻ thì cần phải căn cứ vào trình độ và lứa tuổi,bên cạnh đó thì cần phải có chương trình giáo dục hoàn thiện
Những nghiên cứu về môi trường xã hội hóa của trẻ dưới cách tiếp cận giáodục thì các nhà giáo dục luôn cho rằng để trẻ có thể học hỏi cách ứng xử phù hợpthì cần phải có sự giáo dục của nhà trường và gia đình, các nghiên cứu hướng tớimột nội dung đào tạo, cách thức đào tạo để trẻ có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năngmột cách tốt nhất
1.3 Tiếp cận dưới góc độ xã hội học
Môi trường xã hội hóa và sự hình thành ”cái tôi” được nghiên cứu nhiềudưới góc độ xã hội học Một trong những người tiêu biểu là nhà xã hội học người
Mỹ - George Herbert Mead (1863 - 1931), ông cho rằng nền tảng của sự tồn tại của
con người là “cái tôi” xuất hiện từ kinh nghiệm xã hội Quan điểm này đối lập với
quan điểm của Jean Piaget, khi cho rằng “cái tôi” được hình thành và phát triểncùng với sự trưởng thành về mặt sinh học hay nhân cách của con người là sự biểuhiện của các xu thế sinh học của S.Freud Ông đưa ra quan điểm “cái tôi” chỉ được
Trang 19hình thành khi mà cá nhân tham gia vào kinh nghiệm xã hội với các cá nhân khác.
Để chứng minh quan điểm của mình, ông đưa ra trường hợp bị cách ly từ lúc sơsinh là 5 năm với môi trường bên ngoài của bé Anna dù thể chất phát triển bìnhthường nhưng không xuất hiện cái tôi Bởi vì trẻ không có được sự tương tác vớimôi trường xung quanh và không hình thành được kinh nghiệm xã hội cho mình
Để “cái tôi” phát triển thì trẻ phải có sự tương tác với những người gần gũi trẻ như
bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình mà Mead gọi là “những người khác có ý
nghĩa” với trẻ Chính những người khác có ý nghĩa với trẻ sẽ giúp cho trẻ học cách
hình dung thế giới từ quan điểm của người khác
Cũng nghiên cứu về môi trường xã hội hóa nhưng là môi trường đặc thù (cônhi viện), các tác giả Goldfarb, Rutter, Spitz (1935) nghiên cứu song song 130 trẻ
em ở 2 viện: 61 trẻ ở cô nhi viện và 69 trẻ ở trong một phòng trẻ của trại giam nữphạm pháp, phần lớn đang có mang, các tác giả gọi phòng thứ nhất là cô nhi viện,phòng thứ hai là phòng nuôi trẻ Cả ở hai nơi, điều kiện vệ sinh chung và ăn uốngđều tốt, quần áo và không gian vận động dành cho trẻ như nhau Trẻ em trong cônhi viện còn được thuận lợi hơn phòng trẻ kia về một số điểm: chăm sóc y tế hàngngày, bú mẹ đến 3 tháng, đặc biệt là những bà mẹ của trẻ ở cô nhi viện nói chung cótâm lý bình thường Còn đối với các bà mẹ ở phòng trẻ trong tù thì phần lớn có tâm
lý không bình thường Trong cô nhi viện, trẻ em sau khi được bú mẹ vài tháng đãđược sắp xếp vào những buồng riêng cứ 7 trẻ thì có một cô y tá Sau một thời gian,các tác giả nhận thấy trẻ em ở cô nhi viện mặc dù được cung cấp đầy đủ về vật chất
so với nhóm trẻ sống trong phòng tù không đầy đủ vật chất nhưng trẻ ở cô nhi viện
có sự phát triển không bình thường về mặt tâm lý xã hội so với nhóm trẻ có mẹ ởtrong phòng tù Điều này cho thấy nếu trẻ bị cô lập trong một thời gian dài với thếgiới con người trong thời kỳ thơ ấu thì những em nhỏ này có sự phát triển khôngbình thường Nghiên cứu sâu về môi trường xã hội hóa đặc thù cụ thể là cô nhi viện,Spitz và Wolf (1937) đã tiến hành quan sát ở 21 trẻ em từ 2 đến 4 tuổi ở nhi viện từ
ấu thơ thì thấy khả năng về ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển Ông quan sát nhómtrẻ này và đưa ra kết luận: dù gặp ai trẻ từ quá xuồng xã đến lo lắng và la hét inh tai
Trang 20có thể không dứt được Chúng bám lấy bất cứ ai một cách dễ dàng thái quá nhưngchỉ là bề ngoài Người ta nghĩ là chúng dễ dàng quên mẹ nhưng khi lo sợ chúng lạigọi mẹ Trong nhiều trường hợp khác chúng tỏ ra vô cảm hoặc tỏ ra quá ngoan Sựngoan ngoãn, im lặng dễ nhận thấy trong một phòng có đông trẻ em, những đứa trẻquá ngoan đến nỗi không bao giờ thấy chúng nói gì hay có biểu hiện gì Các tác giảcho rằng trẻ thiếu đi môi trường xã hội hóa gia đình mà cụ thể ở đây là vai trò củangười mẹ Sự cách ly lâu dài xảy ra trong ba năm đầu tiên, đặc biệt là từ 6 đến 15tháng đầu là nặng nhất, trẻ rất ít tương tác qua lại với mọi người xung quanh
Quá trình xã hội hóa trong gia đình đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là người
mẹ, Goldfard đã theo dõi một cách khách quan khoa học trong nhiều năm hai nhómtrẻ từ 10 đến 14 tuổi đã cách ly rất sớm với gia đình (từ khoảng 9 tháng tuổi) nhómtrẻ thứ nhất được đặt vào một gia đình nuôi dưỡng từ quãng 3 tuổi sau khi đã ở mộtnhi viện có cơ sở vật chất tốt nhưng hầu như không có tiếp xúc tình cảm Nhóm trẻthứ hai được đưa thẳng từ nơi có mẹ đến gia đình khác nuôi dưỡng hẳn Sự ditruyền của những đứa trẻ này và của gia đình được nuôi dưỡng trẻ trong cả hainhóm là như nhau Những trẻ sống ở cô nhi viện có chỉ số I.Q thấp hơn so vớinhững trẻ khác (72 so với 92), chúng có những rối nhiễu về ngôn ngữ, không có khảnăng tập trung kết quả học tập ở trường kém, không có khả năng khái niệm hóa, cóthiên hướng về những câu trả lời tùy tiện, và bịa đặt chuyện không kiểm soát đượcnhững phản ứng cảm xúc Về mặt tình cảm và cách xử sự thiếu trưởng thành; vềmặt xã hội, khó thích nghi với các qui tắc, khó thiết lập các quan hệ xã hội, khônghòa nhập với các trẻ khác, sợ hãi, náo động, quá hiếu động, có nhu cầu tình cảm thathiết Trong khi nhóm thứ hai hầu hết trẻ em phát triển bình thường Qua nghiêncứu cho thấy gia đình mà đặc biệt là người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trongnhững năm tháng đầu đời của đứa trẻ Dựa trên nghiên cứu này, tác giả đi nghiêncứu vai trò của người “mẹ chức năng” trong Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức đểthấy rõ được sự tác động của mẹ đối với trẻ
Cũng tiếp cận ở góc độ xã hội học, [Lê Ngọc Văn (1986)] cho rằng mộttrong những chức năng cơ bản của gia đình là chức năng xã hội hóa: gia đình không
Trang 21chỉ có trách nhiệm cung cấp lương thực và quần áo cho trẻ em mà còn có tráchnhiệm trong việc cư xử của trẻ em cho phù hợp với các hình thức được xã hội chấpnhận Chức năng xã hội hóa của gia đình nhằm hoàn thiện nhân cách của trẻ tronggia đình, đào tạo những công dân có tư chất cho xã hội Ở đây tác giả nhấn mạnhgia đình trở thành nơi thực hiện chức năng xã hội hóa ban đầu quan trọng nhất,những chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa xã hội được trẻ tiếp nhận trực tiếp thôngqua gia đình mà trước hết là qua bố mẹ Rõ ràng chúng ta thấy rằng ở tuổi đầu đờicủa trẻ thì gia đình không chỉ cung cấp cuộc sống vật chất mà còn dạy cho trẻ cáchứng xử cũng là điều quan trọng mà môi trường khác không thể thay thế, trong đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Trần Thị Tường Vi “Vai trò của cha mẹ trong việc
định hướng nghề nghiệp cho con” (2011) cũng đề cầp tới vai trò của người mẹ trong
việc định hướng nghề nghiệp cho con cái, với 200 mẫu được hỏi thì có tới 166 mẫu(83.0%) là cha mẹ đóng vai trò chính về dự định nghề nghiệp cho con và địnhhướng nghề cho con theo học, rõ ràng có thể thấy quá trình xã hội hóa trong giađình không chỉ diễn ra thời thơ ấu mà kéo dài đến tuổi thành niên khi trẻ đã ra ngoài
xã hội Những nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ýnghĩa về mặt thực tiễn Về mặt lý luận từ góc độ xã hội học đã đi phân tích và chỉ rayếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng tác động đến hành vi của trẻ không chỉ trongthời kỳ thơ ấu mà nó còn kéo dài cả cuộc đời con người bên cạnh các yếu tố trườnghọc và xã hội Về mặt thực tiễn cho chúng ta thấy rõ được gia đình không chỉ cungcấp vật chất mà còn là cả về mặt tinh thần và lối ứng xử mà trẻ học được từ giađình Trên cơ sở đó những kiến nghị, đề xuất về cách giáo dục trong gia đình giúpcho trẻ phát triển toàn diện hơn
Để trẻ có thể hòa nhập vào xã hội và thích nghi được với môi trường sống thìkhông chỉ có yếu tố gia đình mà phải kể đến yếu tố trường học Nguyễn Minh
Phương (2008) nhìn nhận về các yếu tố ảnh hưởng đối với việc học của học sinh
trên phạm vi rộng gồm ba thiết chế là gia đình – nhà trường – cộng đồng Nghiêncứu này khai thác ở chiều cạnh quá trình xã hội hóa của học sinh trong đó có nhấnmạnh tới yếu tố trường học ảnh hưởng đến học tập của trẻ
Trang 22Khi trẻ đi học, môi trường trẻ tiếp xúc không chỉ là gia đình như thời ấu thơ
mà mở rộng ra là nhà trường, nhóm bạn bè cùng sở thích và các phương tiện truyềnthông đại chúng Trong xã hội hiện đại, các phương tiện truyền thông đại chúng pháttriển mạnh Yếu tố này trở thành tác nhân xã hội hóa không chính thức, có sức ảnhhưởng rất lớn đến trẻ Các nhà nghiên cứu nhận định rằng vào cuối thập niên 80 củathế kỷ trước, truyền thông đại chúng bao gồm truyền thanh, phim, báo in, nhạc thu
âm, truyền hình đã trở thành những tác nhân quan trọng đối với quá trình xã hội hóa.Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại hình truyền thông đại chúng chính cung cấp thông tinđến cho thanh thiếu niên: truyền hình, đài phát thanh, báo in và Internet Kết quảnghiên cứu cho thấy có tới 97,2% có xem truyền hình một lần/tuần và 84,9% xem
hàng ngày [Đào Thị Bích Tuyền (2011)] Nếu như ở SAVY I chỉ có 17% thanh thiếu
niên sử dụng Internet thì 5 năm sau kết quả SAVY II đã tăng lên 61%
Theo J Gonzalez-Mena cho rằng thông tin đại chúng, báo chí, tạp chí, truyệntranh, radio, trò chơi video, phim ảnh, và đặc biệt là truyền hình ảnh hưởng rất lớnđến sự tương tác của trẻ Nó ảnh hưởng đến trẻ em ở một độ tuổi rất trẻ và ảnhhưởng đến phát triển nhận thức và xã hội của họ [Elkind (2007); Wright et al(2001)] Trong xã hội hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,giới trẻ học hỏi từ truyền thông đại chúng chiếm tỷ lệ lớn
Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu đề cập tới môi trường xã hộihóa của trẻ em khá đầy đủ với các khía cạnh khác nhau: tâm lý học, giáo dục học,
xã hội học,… Cách tiếp cận tâm lý học đi nghiên cứu sâu về yếu tố tâm lý cá nhânhình thành nên nhân cách của trẻ còn cách tiếp cận hướng giáo dục thì nhấn mạnhvào sự giáo dục của nhà trường và gia đình giúp trẻ có cách ứng xử tốt và phát triểnmột cách toàn diện, đồng thời cách tiếp cận này cũng đòi hỏi hệ thống giáo dục cầnphải đổi mới hình thức và nội dung giảng dạy để trẻ tiếp thu tốt nhất Cách tiếp cận
xã hội học cho chúng ta thấy được vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội tácđộng đến quá trình xã hội hóa của trẻ, trong đó nhấn mạnh chức năng gia đình đóngvai trò quan trọng nhất tác động tới trẻ Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có một sốnội dung mà các cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu tuy đã chỉ ra các khía cạnh của
Trang 23quá trình xã hội hóa nhưng lại ít đề cập tới những yếu tố tác động đến thời kỳ thơ ấucủa nhóm trẻ đặc thù trong các cơ sở xã hội và chính tác động này ảnh hưởng đến
sự phát triển toàn diện của trẻ
Qua những phát hiện từ các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả luậnvăn đã rút ra những kinh nghiệm nghiên cứu cho mình Đồng thời qua phần tổngquan gợi cho tác giả thực hiện theo hướng nghiên cứu so sánh mà Goldfarb vàSpitz đã thực hiện đối với hai nhóm trẻ khác nhau tại môi trường xã hội hóa đặcthù là cô nhi viện:
Môi trường xã hội hóa và sự hình thành “cái tôi” của hai nhóm trẻ
Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hóa đến sự hình thành “cái tôi” của trẻ
Sự hòa nhập xã hội của trẻ trong môi trường xã hội hóa đặc thù
2 Các lý thuyết tiếp cận
2.1 Lý thuyết tương tác biểu tượng của George Mead
George Herbert Mead là nhà xã hội học người Mỹ, một trong những ngườisáng lập thuyết tương tác biểu trưng Theo Mead, quá trình xã hội hóa là một nhân
cách gồm hai phần là cái tôi chủ động (I) và cái tôi bị động (Me), quá trình này trải
qua ba giai đoạn
Bắt chước: đây là giai đoạn đứa trẻ sao chụp lại những hành vi của nhữngngười xung quanh nhưng chưa hiểu về ý nghĩa của các hành vi đó Mead khẳngđịnh rằng trẻ do thiếu kinh nghiệm xã hội bao quát, phản ứng với người khác dướidạng mô phỏng, lúc này cái tôi chưa tồn tại vì trẻ chỉ bắt chước hành vi của ngườikhác nhưng không hiểu ý định cơ bản
Đóng vai: ở giai đoạn này đứa trẻ đã bắt đầu nhận biết được là có nhữnghành vi tương ứng với các vai trò nhất định, đặc biệt là các vai trò trong phạm viquan sát của trẻ như bố mẹ, ông bà, cô giáo…Với những nhận thức trên đứa trẻ bắtđầu thực hiện những hành vi tương ứng Ở đây ông nhấn mạnh trẻ chỉ đóng vai khi
có sự tương tác và giao tiếp với những người khác có ý nghĩa
Trò chơi: ở giai đoạn này đứa trẻ cần phải biết được sự đòi hỏi không phảichỉ một cá nhân nào đó mà của cả xã hội Tức là đứa trẻ cần biết rằng để trở thành
Trang 24người con ngoan, nó không chỉ ngoan hoặc với mẹ hoặc với bố hoặc với một cánhân cụ thể nào khác mà phải ngoan với tất cả mọi người Đứa trẻ đã dần hìnhthành một khái niệm về người khác Môi trường mà trẻ học không chỉ là gia đình
mà là nhà trường và xã hội, trò chơi mà trẻ học được thông qua quá trình giao tiếptương tác với những người khác có ý nghĩa mà ở đây là ông, bà; bố mẹ; anh chị em;
cô dì,
Thông qua cơ chế bắt chước, giao tiếp, đóng vai trong các trò chơi lúc cònnhỏ và trong quá trình tiếp xúc, trao đổi tương tác với người khác lúc lớn lên màhình thành cấu trúc kép của cái tôi Nhờ có cơ chế này con người “nhập tâm”, thâutóm được cái xã hội và trở thành một thành viên của nhóm, cộng đồng xã hội Trẻbắt chước, đóng vai và thực hiện trò chơi thông qua các thành viên trong gia đình và
sự dạy bảo của gia đình thì đứa trẻ sẽ phát triển hoàn thiện hơn nhận thức của mình.Điều này có thể lý giải vì sao mà những trẻ em sinh ra lớn lên tại trung tâm bảo trợ,
cô nhi viện phát triển chưa hoàn thiện
Cái tôi xuất hiện từ kinh nghiệm xã hội và sự tương tác với người khác, vì
thế cái tôi không có nền tảng sinh học, không giống như cơ thể và không hiện hữulúc sinh ra, tức khi trẻ sinh ra thì cái tôi chưa hình thành mà thông qua quá trìnhtrưởng thành cái tôi mới xuất hiện, ở đây ông phủ nhận quan điểm của Freud, hành
vi của con người là sự biểu hiện các xu thế sinh học hay phát triển như sự trưởngthành sinh học Cái tôi chỉ phát triển khi cá nhân tham gia vào kinh nghiệm xã hộivới cá nhân khác Ông dẫn chứng một ví dụ của bé Anna bị cách ly với môi trường
xã hội trong 5 năm, dù cơ thể phát triển bình thường nhưng không xuất hiện cái tôi
Kinh nghiệm xã hội theo Mead là sự trao đổi các biểu tượng, ý nghĩa đượcnhững người tham gia vào sự tương tác xã hội cùng chia sẻ Quan điểm của Mead
có thể thấy rằng nếu không hoặc hạn chế sự tương tác với những người khác có ýnghĩa thì không hình thành “cái tôi” Sự tương tác xã hội bao gồm việc nhìn bảnthân mình như người khác nhìn chúng ta mà ông gọi là “đảm nhận vai trò của ngườikhác” Việc đảm nhận vai trò này có được khi chúng ta tương tác với người xungquanh Chỉ khi trẻ tương tác với những người khác có ý nghĩa thì trẻ mới hiểu vàđảm nhận được vai trò của người khác
Trang 25Còn đối với Jean Piaget (1896 - 1980) cho rằng ở giai đoạn đầu tiên thì cái tôichưa xuất hiện tức là trẻ chưa hiểu được thế giới như một môi trường đáng tin Piagetcho rằng sự trưởng thành sinh học gắn chặt với sự phát triển cái tôi (nhân cách) Điềunày cho thấy con người càng trưởng thành thì cái tôi hình thành và phát triển Meadthì có quan điểm ngược lại, ông cho rằng cái tôi ngày càng phức tạp khi mà kinhnghiệm xã hội ngày càng nhiều hơn Lý giải điều này ông khẳng định trẻ do thiếukinh nghiệm xã hội nên khi phản ứng với người khác ở dạng bắt chước hành độngnhưng chưa hiểu ý định của họ Nhưng khi trẻ có nhiều kinh nghiệm xã hội hơn thìcái tôi trở thành phức tạp Cách lý giải này cho thấy nếu một đứa trẻ sống trong môitrường phát triển đầy đủ về thể chất nhưng cái tôi chưa hẳn đã phát triển.
J.Piaget nhấn mạnh nếu trẻ bị cô lập trong thời gian dài với thế giới conngười trong thời thơ ấu cho thấy các em này thường có sự phát triển không bìnhthường về mặt tâm lý và xã hội Những trẻ lớn lên trong cô nhi viện thường cónhững vấn đề về phát triển tâm lý và chậm phát triển về mặt nhận thức hơn các emđược nuôi dưỡng trong gia đình [John Macsionis (1987)]
Vì vậy khi nghiên cứu môi trường xã hội hóa đặc thù của trẻ thì chúng taphải đặt những cá nhân này trong mối tương tác với các chủ thể khác ở những môitrường khác nhau Những hình thức biểu hiện bên ngoài của họ có thể có những ýnghĩa mà chỉ trong nhóm tuổi này chia sẻ như thể hiện mình là người lớn, người có
cá tính và họ cho những điều họ làm là đúng và nên làm Tuy nhiên những hànhđộng đó trong mắt người lớn, chuẩn mực xã hội thì hành vi của họ có thể quy gán làhành vi lệch chuẩn và sẽ gặp những phản ứng Trẻ thông qua sự tương tác giữa cha
mẹ, anh chị em trong môi trường gia đình, bạn bè… trẻ học được các khuôn mẫu xãhội và từ những phản ứng của mọi người xung quanh Qúa trình tương tác đó đóngmột vai trò quan trọng trong việc hình thành “cái tôi” của trẻ
2.2 Lý thuyết xã hội hóa
Lý thuyết xã hội hóa gắn liền với các tác giả Geoge Mead, G Andreeva,Jean Piaget, Sigmund Freud… Xã hội hóa được các tác giả dùng để chỉ quá trìnhqua đó cá nhân hòa nhập vào xã hội nói chung và những nhóm xã hội cụ thể để
Trang 26thích ứng với xã hội Môi trường xã hội hóa chính là vườn ươm của nhân cách vàđây cũng chính là ngả đường mở rộng để kinh nghiệm xã hội có thể đến với cánhân Xã hội hóa diễn ra trong suốt cuộc đời con người chứ không chỉ ở mỗi giaiđoạn nhất định.
Khi cá nhân thông qua xã hội hóa chấp nhận quy tắc và đòi hỏi tạo dựng nềnvăn hóa xã hội mà họ đang sống, sử dụng chúng để quy định hành vi của mình, cónghĩa là họ đã tiếp thu được các quy luật văn hóa của xã hội Qúa trình xã hội hóavừa là quá trình dạy dỗ, vừa là quá trình học hỏi, trong đó những người tham gia vàoquá trình này cũng cần học cách hành động đúng đắn [Trần Thị Kim Xuyến (2005)]
Xã hội hóa là quá trình được bắt đầu từ lúc mới sinh ra cho tới lúc chết.Chúng ta tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà trong đó chúng ta được sinh ra.Nhờ đó mà chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cáchsuy nghĩ ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội
Xã hội hóa sẽ mang đến cho các cá nhân những kỹ năng cần thiết mà xã hộiđòi hỏi, nhờ có các kỹ năng đó mà cá nhân có đủ khả năng hòa nhập vào xã hội màchính anh ta đang sống và làm việc Qúa trình xã hội hóa có thể đi từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều Qúa trình xã hội hóa sẽ chuyển qua bagiai đoạn và ba môi trường: giai đoạn trẻ em là môi trường gia đình, giai đoạn họcsinh là môi trường trường học và giai đoạn trưởng thành khi các cá nhân tham giavào môi trường xã hội rộng lớn – giai đoạn mà người ta thực sự bước vào đời [TrầnThị Kim Xuyến (2005) ]
Quá trình xã hội hóa cũng cần xem xét từ khía cạnh tiểu sử của cá nhân củamột cá thể không chỉ tuỳ thuộc vào môi trường xã hội mà còn tùy thuộc vào lịch sửcuộc sống của bản thân cá nhân đó, cá nhân lớn lên như thế nào, gặp những biến cốnào trong cuộc đời Do đó, xã hội hóa diễn ra với các cá nhân là khác nhau, có cánhân xã hội hóa nhanh hơn, có cá nhân xã hội hóa chậm hơn Đó là do điều kiện,hoàn cảnh của mỗi cá nhân
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là trong quá trình xã hội hóa, một cá nhân bị đứtđoạn xã hội hóa thì phải tái hòa nhập vào cộng đồng, vào môi trường để sống vàlàm việc, nếu việc đứt đoạn diễn ra quá lâu thì việc tái hòa nhập cũng gặp khó khăn
Trang 27Môi trường xã hội hóa là nơi cá nhân thể hiện sự tương tác của mình nhằmmục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội Trong đó gia đình được xem như
là nhóm xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân phải phụ thuộc vào vì thế đây được xem làmôi trường xã hội hóa có ảnh hưởng quan trọng đến cá nhân Tác giả đi lý giải môitrường gia đình trong trung tâm đã tác động như thế nào đến trẻ trong quá trình hìnhthành và phát triển “cái tôi”
Vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu, phân tích các nhân tố tác động của nóhình thành quan niệm và hành vi ứng xử của trẻ em trong các cơ sở xã hội là hết sứccần thiết Bởi lẽ trẻ trong các trung tâm bảo trợ xã hội vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽcủa gia đình ở đây là một thiết chế và họ đang tiếp xúc trong môi trường xã hộixung quanh để tự hình thành bản thân
Bên cạnh đó đề tài xem xét sự phát triển toàn diện của trẻ trong mối quan hệgia đình – nhà trường – xã hội Đặc biệt đối với trẻ mồ côi bị bỏ rơi từ khi lọt lòng.Trong thời kỳ này, những cơ sở và phương hướng của sự hình thành quan điểm xãhội và đạo đức nhân cách được hình thành Nếu không có sự giáo dục của gia đìnhthì trẻ sẽ khuyết đi những yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách
2.3 Các giai đoạn và môi trường của quá trình xã hội hóa
Quá trình xã hội hóa diễn ra trong suốt cuộc đời con người, nhưng chúng ta
có thể phân ra ba giai đoạn chính Xã hội hóa lần thứ nhất diễn ra trong gia đình kể
từ khi đứa bé sơ sinh được dạy dỗ để trở thành một con người xã hội Xã hội hóalần thứ hai khi đứa trẻ rời gia đình để đi học, chịu sự tác động của học đường vànhóm bạn thân cùng tuổi Xã hội hóa khi thành niên, là quá trình qua đó cá nhânhọc hỏi những chuẩn mực liên quan đến những vị trí xã hội mới như vị trí của ngườicha, người mẹ…
Tuy nhiên gia đình là bối cảnh xã hội quan trọng nhất qua đó diễn ra quátrình xã hội hóa của cá nhân Gia đình chính là cái xã hội thu nhỏ mà lần đầu tiên cánhân tiếp xúc, là nhóm sơ cấp đầu tiên góp phần hình thành nhân cách của cá nhân.Chính thông qua gia đình mà cá nhân được học hỏi các chuẩn mực, các giá trị mà xãhội đề cao Mặc dù gia đình không hoàn toàn quyết định sự phát triển của cá nhân,
Trang 28nhưng những nhân tố quan trọng nhất trong nhân cách cá nhân như nhận thức vềchính mình, thái độ, sở thích, tín nhiệm, mục đích của cuộc sống đại bộ phận đềuđược hình thành trong khuôn mẫu gia đình Trẻ em không những được gia đình dạybảo, mà chính bầu không khí trong gia đình để lại những dấu ấn sâu sắc lên nhâncách trẻ, tác động lên cái nhìn về chính mình, về thế giới xung quanh của trẻ em.
Cũng chính trong gia đình mà trẻ em học hỏi vai trò về giới tính, những vịtrí, vai trò chỉ định có liên quan đến giai cấp, tầng lớp xã hội, chủng tộc, tôn giáo
Trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu, nếu gia đình lơ là với việc giáo dục cácchuẩn mực hoặc bản thân người lớn tuổi trong gia đình thiếu gương mẫu trong cácmối quan hệ ứng xử thì trẻ em dễ rơi vào những hành vi lệch chuẩn, nhất là trongthời kỳ có biến động dữ dội của hệ thống giá trị, dưới tác động của cơ chế thị trườngnhư ở nước ta hiện nay Khi những giá trị cũ bị phá vỡ, những giá trị mới chưa đượckhẳng định, trẻ em do thiếu kinh nghiệm sống nhiều khi không biết lựa chọn chuẩnmực nào hay như cách nói của các nhà xã hội học là rơi vào tình trạng “khôngchuẩn mực” Lúc này gia đình cần có những giải pháp giáo dục để cứu giúp và giảithoát cho con em khỏi những cám dỗ của thói hư tật xấu và những tệ nạn xã hội[Mai Quỳnh Nam (1983)]
Kinh nghiệm xã hội ngày càng tăng diễn ra bên trong gia đình hình thành nềntảng nhân cách cho con người, gia đình không chỉ đơn thuần là định dạng nhân cách
mà còn hình thành ở trẻ một quan điểm xã hội Điều này được dẫn chứng quanghiên cứu của Melvin Kohn (1977), tác giả phỏng vấn 2 nhóm phụ huynh thuộcgiai cấp lao động và trung lưu ở Mỹ, kết quả cho thấy rằng những đứa trẻ sinh ratrong gia đình bố mẹ thuộc giai cấp lao động có xu hướng phục tùng và tuân thủ còn
bố mẹ thuộc gia đình trung lưu dạy cho con sử dụng trí tưởng tượng nhiều hơn vàtrẻ thuộc giai cấp trung lưu tiếp tục học lên đại học nhiều hơn và thăng tiến trongnghề nghiệp hơn so với trẻ thuộc gia đình lao động, điều này cho thấy gia đình cóảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ
Rời gia đình, môi trường xã hội mà hầu hết các trẻ em tiếp xúc là trường học.Trường học không chỉ dạy cho học sinh các kỹ năng để sau này đảm trách các vai
Trang 29trò trong xã hội, mà còn truyền đạt những giá trị của xã hội, đề cao lối sống chủ đạocủa xã hội Đây cũng là nơi các em lần đầu tiên có kinh nghiệm về một tổ chức xãhội, việc đánh giá con người không phải trên quan hệ cá nhân mà trên những tiêuchuẩn phổ quát hơn Như vậy trường học thực hiện chức năng hòa nhập xã hội –như quan điểm của lối tiếp cận chức năng.
Dưới sự nhìn nhận của các nhà xã hội học, các thiết chế này không đơn thuần
là cơ sở để truyền đạt kỹ năng và kiến thức, chúng có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều Họcho rằng đó chính là cơ quan xã hội hóa cơ bản Khi đứa trẻ đến trường nó khôngchỉ tiếp thu các kiến thức khoa học, những môn truyền thống của nhà trường mà cảnhững quy tắc và những cách thức quy định hành vi bởi xã hội Chúng học đượccách ứng xử chung nhất trong trường cũng như nắm được hành vi nào được chấpnhận trong từng lớp học cụ thể mà chúng đang học vì yêu cầu của các giáo viênnhiều khi là không giống nhau Vì vậy trong lớp học cũng như trong gia đình và cácnhóm tương đương, quá trình xã hội hóa được thực hiện như kết quả của mọi tươngtác giữa các thành viên [Trần Thị Kim Xuyến (2005)]
Trường học giáo dục nhân cách cho người học thông qua việc định hướng sựlựa chọn các hành vi xã hội, các chuẩn mực và các khuôn mẫu xã hội để cho mỗi người
tự lựa chọn và thể hiện hành vi của mình sao cho hợp logic nhất, ngoài ra trường họccòn giáo dục nhằm định hình giới tính trong xã hội, học sinh nhận thức được vai trògiới tính và cách ứng xử giới tính trong các bài học chung hoặc riêng biệt
Thông thường các nhóm xã hội được thiết lập một cách có ý thức vì nhữngmục tiêu cụ thể nào đó (trường học, quân đội….) Tuy nhiên theo quan điểm xã hộihọc, mỗi nhóm xã hội bất kể vì mục đích gì, đều thực hiện các hành vi theo mộtkhuôn mẫu nhất định
Như vậy, chúng ta xác định các giai đoạn của quá trình xã hội hóa trongnhững môi trường cụ thể: gia đình, nhà trường, xã hội, nhưng những giai đoạn nàyluôn đan xen với nhau và kéo dài suốt cuộc đời con người
3 Cách tiếp cận
Xã hội hóa là một quá trình giáo dục liên tục từ khi đứa trẻ chào đời cho đếnkhi trưởng thành và diễn ra ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời con người Vì thế có
Trang 30nhiều góc nhìn và xem xét khác nhau về quá trình xã hội hóa, nhưng trong khuôn khổluận văn này, tác giả nghiên cứu một cách kết hợp các hướng tiếp cận khác nhau:
Hướng tiếp cận chủ thể luận: tiêu biểu của hướng tiếp cận này là nhà xã hộihọc M Weber Theo ông nghiên cứu hành động xã hội mà chỉ xem xét, phân tíchnhững đặc điểm quan sát từ bên ngoài thì không đủ, như vậy khó có thể hiểu, nắmbắt và lý giải được những hiện tượng bên trong của hành động xã hội Từ đó chúng
ta mới hiểu được động cơ mà con người hành động ra bên ngoài Đặc biệt giải thíchxem những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời kỳ thơ ấu của trẻ.Như vậy cần phải lýgiải được yếu tố nội tâm sâu kín bên trong con người của trẻ chứ không chỉ lànhững biểu hiện bên ngoài
Hướng tiếp cận cấu trúc luận: cách tiếp cận này được hình thành và pháttriển vào những năm 1960 và đầu thập niên 1970 Các tiếp cận cho chúng ta biếtđược các yếu tố tác động đến quá trình xã hội hóa của trẻ
Nghiên cứu ở cấp độ vi mô cũng là hướng nghiên cứu của một số nhà xã hộihọc như G.H.Mead, E.Goffman, Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giảnghiên cứu ở cấp độ vi mô là chủ yếu Nghiên cứu đề tài tại một cơ sở xã hội nuôidưỡng trẻ mồ côi nên tác giả chú trọng nghiên cứu các sự kiện, hành động xảy ra ởcấp độ vi mô là cá nhân và nhóm
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng lối tiếp cận tương tác biểu trưng của G.H.Mead.Mead cho rằng sự tương tác xã hội trong đó các cá nhân sử dụng các biểu tượng và
lý giải ý nghĩa của các hành động của nhau là chìa khóa để hiểu bản chất con người
và xã hội Ông cho rằng ”cái tôi” được hình thành thông qua sự tương tác xã hội vàkinh nghiệm của bản thân Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng lýthuyết xã hội hóa, lý thuyết tương tác biểu trưng của Geoge Mead là những lýthuyết chính để giải thích cho nội dung nghiên cứu
4 Các khái niệm công cụ
4.1 Khái niệm xã hội hóa
Trang 31Theo Fichter: Xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này vớingười khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghivới những khuôn mẫu hành động đó.
Theo Trần Thị Kim Xuyến (2005): Xã hội hóa là một quá trình mà trong đóvăn hóa được truyền đạt Nếu lấy thời điểm con người sinh ra chỉ gồm những phản
xạ bẩm sinh cho đến khi từ giã cuộc sống, về cơ bản họ đã nắm được những giá trị,chuẩn mực xã hội, những kiến thức và kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của hoạtđộng sống Tương tự, Phạm Tất Dong cũng cho rằng: Xã hội hóa là quá trình màqua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hóa của xã hội như khuôn mẫu xã hội Qúatrình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học đượccách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hòa nhập vào xã hội
Beuce J.Cohen đã khẳng định: Xã hội hóa là một quá trình mà qua đó cánhân học hỏi được cách sống của xã hội và phát triển khả năng đóng các vai trò xãhội vừa với tư cách là một cá thể vừa với tư cách là một thành viên của nhóm
Xã hội hóa là một quá trình qua đó chúng ta học hỏi để trở thành thành viêncủa xã hội, không chỉ thông qua việc tiếp thu những chuẩn mực và giá trị của xãhội, mà còn bằng việc chúng ta học đóng những vai trò xã hội của mình3
Như vậy trong đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm xã hội hóa theo cách hiểucủa G.Andreeva: Xã hội hóa là quá trình hai mặt Một mặt cá nhân tiếp nhận kinhnghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ
xã hội, mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệthông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ xã hội
Trang 32Theo Bộ luật Lao động (2003): Trẻ em là người chưa đủ 15 tuổi và người laođộng chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng “trẻ em” theo quy địnhđiều 1 của Liên Hiệp Quốc: Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợpluật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn Trong thực tế,việc nước ta quy định trẻ em dưới 16 tuổi, điều này không hề có sự mâu thuẫn vìlứa tuổi từ 16 đến 18 có những đặc thù phát triển thể chất, tâm lý và xã hội rất đángquan tâm nên vẫn cần được coi là trẻ em
Trong đề tài, tác giả sử dụng khái niệm trẻ em mồ côi: Là trẻ em dưới 16 tuổi
mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn ngườithân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa
4.4 Khái niệm “cái tôi”
Theo Charles Horton Colley trong tài liệu “Human Nature and the Social
Order” (1902): “Cái tôi” ở mỗi người là kết quả của sự tương tác với người khác,
của tri giác người khác tức là nhìn vào người khác như là soi mình trong gương
Còn theo George Mead: “cái tôi” là một cấu trúc xã hội nảy sinh từ kinhnghiệm xã hội mà cá nhân đã trải qua
Như vậy có thể hiểu “cái tôi”:
Là một loại cấu trúc xã hội đặc thù nảy sinh, phát triển trong mối tương tác
xã hội với người khác và với chính bản thân mình
Trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng khái niệm “cái tôi” theo quan điểm củaGeorge Mead là: xuất hiện từ kinh nghiệm xã hội và sự tương tác với người khác
Trang 33Kinh nghiệm xã hội ở đây là sự trao đổi các biểu tượng, với nhóm bạn bè mà Meadgọi là những người khác có ý nghĩa [John Macsionis (1987)].
4.5 Sự hình thành “cái tôi”
Xã hội hóa thực chất vừa là quá trình dạy dỗ vừa là quá trình học tập, trong
đó các cá nhân học được cách hành động đúng đắn theo những chuẩn mực của mộtnhóm người cụ thể nào đó Việc dạy dỗ phản ánh các truyền thống văn hóa mànhóm tán thành và khi gia nhập vào nhóm mới mọi người đều phải học hỏi nhữngnguyên tắc, chuẩn mực mới để có thể hòa nhập
Xã hội hóa là một quá trình lâu dài và phức tạp diễn ra trong suốt cuộc đờicon người từ khi sinh ra cho tới khi mất đi Khi nghiên cứu sự hình thành “cái tôi”,người ta thường tập trung sự chú ý vào giai đoạn xã hội hóa từ khi còn nhỏ Cái tôiđược xem là đề cao khả năng suy nghĩ và phản ánh của con người, coi chính mình
là đối tượng của tư duy4
Cái tôi nhằm giải thích các kinh nghiệm của cá nhân và được hình thành nên
từ những kinh nghiệm ấy Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của cá nhân mà ngườikhác có thể biết tới Trong đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu “cái tôi”dưới góc độ là sự phản ánh kinh nghiệm, ít nhấn mạnh đến những đặc trưng nhâncách hay đi vào giải thích nhân cách
Như vậy sự hình thành “cái tôi” được khởi nguồn ngay từ khi con người mớichỉ là thai nhi nằm trong bụng mẹ
4.6 Sự phát triển “cái tôi”
Trong mỗi cuộc đời của con người từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, mỗi cánhân đều phải học hỏi để đáp ứng lại các kỳ vọng của người khác và cách thức họđánh giá bản thân mình mỗi khi họ đáp ứng Những hành động và phản ứng của cánhân được coi là quá trình xã hội hóa Chính hệ thống đó làm hình thành nên “cáitôi” Cái tôi được phát triển thông qua sự tác động qua lại với những người khác,được họ đánh giá, hướng dẫn
4 Từ điển xã hội học Oxford NXB Đại học quốc gia Hà Nội.2010
Trang 34Như vậy quan niệm về cái tôi của một cá nhân không chỉ được định hình bởi
sự tuơng tác qua lại với những cá nhân khác mà còn đóng vai trò quan trọng trongviệc quyết định các cách ứng xử trong các quan hệ xã hội Có thể nói rằng chỉ khicon người có sự tương tác xã hội với mọi người xung quanh thì cái tôi mới đượchình thành
4.7 Các nhóm trẻ trong hoàn cảnh khó khăn và đặc điểm tâm lý
Trẻ mồ côi, trẻ em đường phố, trẻ khuyết tật, trẻ nghiện ma túy, trẻ mại dâm,trẻ làm trái pháp luật, trẻ lao động, trẻ bị bỏ rơi, trẻ nhiễm chất độc màu da cam, trẻ
tị nạn Bên cạnh đó còn có các dạng trẻ hoàn cảnh khó khăn ít được đề cập đến: trẻ
có trách nhiệm quá nặng nề nuôi cha mẹ, trẻ bị lạm dụng trong gia đình âm thầmchịu đựng, trẻ bị bỏ rơi và đưa vào các trường trại [Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004]
Nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn chúng có những đặc điểm tâm lý như sau:Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: có thể bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng củamình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích
để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng
Hoài nghi, thiếu tin tưởng: trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn có đủ lý do đểngờ vực Những người lớn mà các em thường gặp thường có vẻ xa cách với trẻ vàkhông hiểu được những khó khăn này
Giận dữ và có ác cảm: một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi hoặc khôngđược chăm sóc hoặc do các em đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt
Mặc cảm có tội và luôn tự trách mình: trẻ xấu hổ vì những gì xảy ra với mình
và luôn nghĩ mình như thế nào nên cha mẹ mới bỏ rơi mình, trẻ luôn dằn vặt bảnthân mình
Không nói thật: trẻ ước mơ có một hoàn cảnh khác, tránh né những điều ngườikhác không muốn nghe nên trẻ chỉ nói những gì mà người lớn cho là hay là tốt
Trang 35Môi trường xã hội hóa đặc thù
Xã hội:
Bạn bè ngoài trường học.
Truyền thông đại chúng.
Hòa nhập xã hội Học tập Khả năng ra quyết địnhKhả năng giải quyết vấn đề
5 Khung phân tích
Chú thích:
Với hướng tiếp cận chủ thể luận, tác giả chủ yếu thu thập thông tin ở cấp định
tính, đề tài chủ yếu đi phân tích hồ sơ thân chủ và phỏng vấn sâu đối với hai nhóm
trẻ đã giới hạn trong nội dung nghiên cứu trong đó nhóm A sẽ là nhóm nghiên cứu
chính Các yếu tố giao tiếp được đưa vào phân tích và lý giải bao gồm:
Đối tượng giao tiếp: giữa người giao tiếp với trẻ (bố mẹ, anh chị em, bạn bè,
người quản lý) của hai nhóm Từ đó đưa ra sự khác biệt về đối tượng giao tiếp và lý
giải đối tượng giao tiếp tác động đến nhận thức và hành vi của hai nhóm trẻ; Thời
gian và cách thức giao tiếp: Tìm hiểu thời gian và cách thức mà trẻ giao tiếp với
những người khác có ý nghĩa và ngược lại Nội dung giao tiếp: nội dung trao đổi
giữa trẻ với những người khác có ý nghĩa: bố mẹ, anh chị em, nhóm bạn bè trong
trường học, thầy cô; bạn bè ngoài trường học và sử dụng phương tiện truyền thông
của hai nhóm A và B trong thời kỳ thơ ấu (từ cấp 1 (12 tuổi) trở xuống) Từ các
khía cạnh của giao tiếp, lý giải sự hình thành “cái tôi” của nhóm trẻ bị bỏ rơi từ lúc
lọt lòng về học tập, hòa nhập xã hội và khả năng ra quyết định
Trang 36CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
1.1 Khái quát về tình hình trẻ em tại các cơ sở xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay nước ta có khoảng 160.000 trẻ em mồ côi, trong đó có 88.000 emkhông có nơi nương tựa, hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong đó có 10.000 em đangđược nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở xã hội, gần 50.000 em hưởng trợ cấp xãhội thường xuyên tại cộng đồng Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách hỗtrợ cho các đối tượng khó khăn thông qua Nghị định số 67/2007/NĐ –CP ngày13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội và Nghị định 13/2010/NĐ –
CP có sửa đổi bổ sung Nghị định 67, Nghị định số 25/2001/NĐ- CP ngày 31/5/2001
về ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7.162.864 người (theo kết quả điều tra dân
số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ Với tổng diệntích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322phường - xã
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế lớn nhất, đi đầu trong cảnước về tốc độ tăng trưởng kinh tế Từ năm 2001 – 2010 kinh tế thành phố khôngngừng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của thành phố duy trì ở mức11% gấp 1,53 lần so với tăng trưởng GDP của cả nước GDP bình quân đầu ngườiđạt 46,3 triệu đồng/người – tương đương với 2.606 USD/người Trong quá trìnhphát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định được vị thế củamình là một vùng trọng điểm về kinh tế phía Nam và là một trong ba vùng kinh tếtrọng điểm lớn nhất của cả nước
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội: mại dâm, matúy, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em mồ côi, Để giải quyết vấn đề trên, Sở Laođộng thương binh và xã hội thành phố đã có quyết định thành lập các trung tâm bảotrợ xã hội, mái ấm, nhà mở để giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đượchọc hành và vui chơi giải trí
Trang 37Tính đến thời điểm năm 2012, tại Thành phố Hồ Chí Minh có số trẻ em rơivào hoàn cảnh đặc biệt là 71.176 em, chiếm tỷ lệ 4,81% (trong đó số trẻ em langthang là 1450 em, chiếm tỷ lệ 0,098%; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm,tiếp xúc với chất độc hại là 342, chiếm tỷ lệ 0,023%; trẻ em chưa thành niên viphạm pháp luật là 1300 em, chiếm tỷ lệ 0,087%); số trẻ em bị xâm hại và tai nạn
thương tích là 154 và 4 tháng đầu năm 2012 là 39 vụ) (Chương trình quốc gia Bảo
vệ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh năm 2012) Tuy nhiên thành phố chỉ có trên 124
trung tâm, mái ấm, nhà mở đảm nhận được 1094 trẻ mồ côi không nơi nương tựa
Cũng theo Báo cáo tổng kết của Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành
phố Hồ Chí Minh tháng 12/2012, tình trạng trẻ mồ côi tại thành phố Hồ Chí Minh
hàng năm tăng lên rõ rệt, năm 2011 có trên 897 trẻ em mồ côi nhưng đến năm 2012thì con số tăng lên đáng kể (1094) 12% so với năm trước Cô Nguyễn Thị Cần – cán
bộ quản lý trực tiếp các hoạt động của các trung tâm bảo trợ thuộc Sở Lao độngThương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết số lượng trẻ em mồ côităng lên và ngày càng phức tạp hơn, trước đây chỉ tập trung trong thành phố nhưngtrong những năm gần đây thì số trẻ em từ các địa phương về thành phố khá đông màchủ yếu tập trung là các tỉnh miền Tây, miền Trung và có số ít ở miền Bắc, chiếmgần 30% số trẻ em mồ côi của thành phố
Tóm lại, với lợi thế về kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh đã thu hútmột lực lượng lao động lớn từ các tỉnh, thành phố khác di cư về để sinh sống, làm
ăn tạo động lực cho sự phát triển của thành phố, bên cạnh đó, cùng với sự phát triểnvượt bậc về kinh tế đi kèm theo là các vấn đề xã hội nảy sinh trong đó có trẻ em mồcôi, số lượng và đối tượng không chỉ dừng lại là ở trong khu vực thành phố mà còn
ở các khu vực lân cận đổ về, điều này làm cho các cơ sở xã hội phải tiếp nhận nhiềuđối tượng trong khi cơ sở vật chất không cho phép
1.2 Khái quát về Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức
Làng Thanh thiếu niên Thủ Đức thuộc khu phố 4, Phường Trường Thọ,Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Là một cơ sở xã hội thuộc sự quản lý của
Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 38Làng có chức năng quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mồ côi, trẻ có hoàncảnh khó khăn không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ lang thang từ nhiều vùngmiền, từ nhiều địa phương khác nhau, gồm nhiều dân tộc: Kinh, Hoa, dân tộc ítngười,… được tập trung lại và được nuôi dưỡng theo mô hình gia đình.
Tiền thân của Làng là Cô nhi viện Quốc gia của chế độ cũ Sau năm 1975được chính quyền cách mạng tiếp quản, duy trì chức năng với tên gọi là TrườngMầm Non I nuôi trẻ theo dạng tập trung: trại nam và trại nữ Làng Thanh thiếu niênThủ Đức được khánh thành ngày 01/06/1991 Nơi đây chăm sóc giáo dục trẻ mồ côitheo mô hình gia đình
Hiện tại trung tâm có 17 căn có trẻ trong đó có 14 gia đình và 3 căn chăm sóctrẻ sơ sinh, một khu vui chơi cho thiếu nhi, một sân bóng, thư viện, nhà xe, hồ bơi,khuôn viên, phòng học, hội trường, dãy văn phòng làm việc của các phòng ban chứcnăng, một trạm y tế; mỗi nhà đều được trang bị đầy đủ đồ dùng sinh hoạt như: tivi,
tủ lạnh, bàn ăn, bàn học Thư viện đầy đủ sách, phòng vi tính
Trung tâm là nơi nuôi trẻ mồ côi, trẻ lang thang không nơi nương tựa Hiệntrung tâm có 10 trẻ bị khuyết tật: 06 trẻ bị não úng thủy, 02 trẻ sứt môi hở hàm ếch,
01 trẻ dị tật, 01 cháu 30 tuổi không có khả năng tự tạo máu
Đến thời điểm 31/10/2012, số lượng trẻ của đơn vị là 177 trẻ chia theo độ tuổi:
Trang 391.3 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập, giải trí
Trung tâm có một thư viện nhằm phục vụ cho các em trong thời gian hè rảnhrỗi để các em đọc truyện tranh, tự học thêm ở nhà một tuần mở một lần Phươngtiện phục vụ cho học tập có 5 máy vi tính khi các em có yêu cầu học thì trung tâm
mở để các em thực hành Tuy nhiên phải đăng ký từ 3 em trở lên mới mở phòngmáy Máy vi tính cũ nên phải có người để sửa khi các em làm bài, nếu 1 người thìrất khó cho người quản lý Bên cạnh đó, có máy tính nhưng lại không nối Internet,
vì thế các em muốn tìm kiếm tài liệu thì phải ra ngoài “đúng ra là trung tâm phải
kết nối mạng để các cháu tìm thông tin liên quan đến bài học nhưng do điều kiện đơn vị không thể vì kinh phí không có nên cháu nào cần thì phải ra ngoài”, đó là lời
nhận xét của anh L, quản lý lưu xá Bình quân cứ 2 em một bàn học chung vớinhau, cũng có khi trung tâm đưa thêm em vào thì 3 em chung một bàn học Các emhọc chung trong một nhà từ 6 tuổi đến 18 tuổi (trừ trường hợp các em nam có lưu xáriêng thì ở cùng từ 15 tuổi đến 18 tuổi) Nhìn chung các em chỉ được học những gìtrên lớp giáo viên dạy còn về nhà thì không có điều kiện để học thêm như tin họchay ngoại ngữ Trong điều kiện của trung tâm thì rất khó để các em đi học thêm ởngoài như trẻ khác
Trung tâm cũng tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động ngoài giờ học.Những em học từ cấp 1 đến cấp 3 được bơi tại hồ bơi của làng, những em nam thì
có sân bóng đá và sân bóng chuyền Tuy nhiên tham gia các hoạt động phải dựa vàolịch Nếu nhà số 3 chơi ngày thứ 2 thì ngày thứ 3 sẽ là nhà số 4 Chú C, quản lý lưu
xá nam cho biết “Thực chất làng có cơ sở vật chất đầy đủ, 1 hồ bơi, một nhà thi
đấu bóng bàn, một sân bóng đá, bóng chuyền nhưng làng tận dụng cho thuê là chủ yếu vì như thế sẽ có thêm thu nhập cho trung tâm, các em có thể chơi khi giờ cho thuê xong” Như vậy các em rất khó để đá bóng hay chơi bóng bàn Cơ sở vật chất
tương đối tốt nhưng lại cho thuê nên các em hạn chế được sử dụng Chính điều nàylàm cho các em ít trao đổi với nhau Mặc dù trung tâm đã cố gắng huy động sự trợgiúp của các nhà từ thiện bên cạnh nguồn kinh phí của Sở nhưng cơ sở vật chấtphục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của các em còn nhiều khó khăn, các em cònphải dùng chung các đồ dùng sinh hoạt cũng như nơi sinh hoạt
Trang 401.4 Điều kiện sống của trẻ
Trung bình hàng tháng các em được nhà nước trợ cấp 360.000đ/tháng (Nghị
định 13/2010/NĐ - CP), tuy nhiên với giá cả thị trường hiện nay, nếu không có sự
nhanh nhạy của các mẹ thì với mức trợ cấp đó rất khó để sinh hoạt Hàng năm, tiêuchuẩn đồ mặc của các em trong làng là 200.000đ/em Thực tế thì rất khó đối vớithời điểm hiện tại (2012) Đối với nam thì có thể 200.000/em là đủ Có thể thấyrằng các em còn khó khăn trong ăn mặc của mình mặc dù trung tâm đã cố gắng xinmạnh thường quân, các nhà từ thiện để giúp cải thiện cho các em vì theo tiêu chuẩncủa nhà nước một năm cho bình quân mỗi em với số tiền ít ỏi như trên thì rất khó đểđáp ứng được cuộc sống hiện tại
Hàng năm, Sở Lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cónhững chính sách cho tất cả trẻ mồ côi trong làng như hỗ trợ về kinh phí sinh hoạt
và học tập Đối với nhóm trẻ khuyết tật thì có những chính sách đặc biệt hơn nhưkinh phí mua dụng cụ để hỗ trợ cho người khuyết tật đi lại, còn đối với trẻ đi học tạicác trường công lập thì được miễn giảm học phí tùy từng trường hợp Đặc biệt Làngluôn được ưu tiên hơn so với cơ sở khác về kinh phí vì Làng còn đảm nhận nuôi trẻ
sơ sinh mà các cơ sở khác không có chức năng đó
2 Đặc điểm trẻ em trong Làng Thanh thiếu niên
Trong trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ lang thang, trẻ bại não, trẻ bị giađình bạo lực, trẻ bị bố mẹ vào tù không có người thân nuôi dưỡng, trẻ trong hoàncảnh khó khăn (bố mẹ còn sống nhưng không có khả năng nuôi trẻ) được các cơquan giới thiệu vào Do quá trình công tác với hai nhóm trẻ trong trung tâm, quaquan sát tác giả thấy hai nhóm trẻ có những biểu hiện hiện khác trong sinh hoạthàng ngày Đó chính là lý do mà tác giả chọn hai nhóm để nghiên cứu so sánh sựkhác nhau về quá trình học hỏi từ gia đình