Nghề CTXH là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân loại. Hiện nay trên cả nước có hơn 50 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trường nghề đào tạo CTXH với hang chục nghìn sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay thì kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành Công tác xã hội chưa cao, có thể có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành nghề của sinh viên. Trong phạm vi bài viết, tác giả để cập một số nhâ tố có tác động đến kỹ năng nghề của sinh viên như: chất lượng giảng viên dạy công tác xã hội; chương trình đào tạo; cơ sở thực hành công tác xã hội, vai trò của kiểm huấn viên và yếu tố quan trọng đó là nhận thức của sinh viên về ngành công tác xã hội. Từ các yếu tố trên, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội cho sinh viên.
Trang 1MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
Mục tiêu:
Bài viết thuộc chủ đề: giải pháp nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên ngành Công tác xã hội đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và hội nhập Quốc tế
Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Long và Th.S Trần Thị Lụa
Email: tranthiluapvmn@gmail.com
Địa chỉ: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam – Phân viện miền Nam - 261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Trang 2Tóm tắt và từ khóa
Từ khóa tiếng Việt: kỹ năng thực hành, công tác xã hội, sinh viên,
Từ khóa tiếng Anh:
Tóm tắt:
Nghề CTXH là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm giải quyết các vấn
đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân loại Hiện nay trên cả nước có hơn 50 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trường nghề đào tạo CTXH với hang chục nghìn sinh viên Tuy nhiên, hiện nay thì kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành Công tác xã hội chưa cao, có thể có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành nghề của sinh viên Trong phạm vi bài viết, tác giả để cập một số nhâ tố có tác động đến kỹ năng nghề của sinh viên như: chất lượng giảng viên dạy công tác
xã hội; chương trình đào tạo; cơ sở thực hành công tác xã hội, vai trò của kiểm huấn viên và yếu tố quan trọng đó là nhận thức của sinh viên về ngành công tác
xã hội Từ các yếu tố trên, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội cho sinh viên.
Trang 3MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KỸ NĂNG THỰC HÀNH
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
1 Đặt vấn đề
Công tác xã hội (CTXH) là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng nhằm nâng cao và khôi phục tiềm năng của thân chủ để giúp thân chủ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Theo Hiệp Hội quốc gia Nhân viên công tác xã hội (NASW))
Nghề CTXH là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm giải quyết các vấn
đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân loại [1]
Hiện nay trên cả nước có hơn 50 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trường nghề đào tạo CTXH với hàng chục nghìn sinh viên Để sinh viên ra trường làm tốt công việc của mình đòi hỏi mỗi sinh viên phải có kỹ năng thực hành nghề thành thạo Kỹ năng thực hành nghề CTXH bao gồm việc ứng dụng các kiến thức, giá trị, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của CTXH để giúp đỡ các
cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề
Chính vì những lí do đó nên việc tìm kiếm các nhân tố tác động đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp của sinh viên nhằm đưa ra các giải pháp để hạn chế tối đa sự tác động một mặt để giúp sinh viên chủ động hơn trong việc rèn luyện
kỹ năng nghề nghiệp, mặt khác giúp đội ngũ giảng dạy có phương pháp trợ giúp
để sinh viên có được kỹ năng thực hành nghề tốt hơn
2 Giải quyết vấn đề
2.1 Một số nhân tố có tác động đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành Công tác xã hội
Thứ nhất là, đội ngũ giảng viên đào tạo Công tác xã hội
Giảng viên được đào tạo về CTXH còn bất cập, giảng viên giảng dạy CTXH nhưng lại từ chuyên ngành khác như Tâm lý học, Xã hội học, Quản lý công, Triết học Đa số đội ngũ giảng viên đều tay ngang tham gia giảng dạy Việt Nam đào tạo Công tác xã hội từ năm 2003 nhưng đến năm 2012 chúng ta mới
Trang 4bắt tay vào đào tạo thạc sĩ Công tác xã hội, trong suốt gần 10 năm như vậy, giảng viên chủ yếu tự học lẫn nhau và học các lớp bồi dưỡng của tổ chức trong
và ngoài nước giảng dạy Đến năm 2016, Việt Nam mới chính thức được đào tạo bậc tiến sĩ ngành Công tác xã hội là Học viện Khoa học xã hội và Đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội [5]
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay đào tạo được 7 khóa sinh viên ngành Công tác xã hội nhưng giảng viên đúng chuyên ngành Công tác xã hội chỉ có 5/12 giảng viên của Khoa, còn lại chủ yếu là các ngành gần như Tâm
lý học, Xã hội học Hay tại Phân viện miền Nam đang đào tạo Công tác xã hội bậc trung cấp nhưng chỉ có duy nhất 01 giảng viên là đúng chuyên ngành Công tác xã hội còn lại là ngành Tâm lý học và ngành khoa học khác [6]
Với hơn 50 trường đào tạo ngành Công tác xã hội mà giảng viên được đào tạo đúng ngành Công tác xã hội bậc thạc sĩ, tiễn sĩ còn rất ít, các Khoa Công tác
xã hội giảng viên chủ yếu từ ngành gần như Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học Chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành Công tác xã hội
Thứ hai là, cơ sở thực hành Công tác xã hội
Trong chương trình học, sau khi kết thúc học phần, sinh viên đi thực tập công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm tại các cơ sở xã hội có đối tượng yếu thế Cơ sở thực tập chủ yếu là Trung tâm Bảo trợ xã hội mà các trung tâm Bảo trợ có chức năng là nuôi dưỡng và chăm sóc các đối tượng yếu thế trong xã hội Trong các Trung tâm bảo trợ có nhân viên Công tác xã hội nhưng bản thân họ lại không làm về Công tác xã hội mà chủ yếu là quản lý và chăm sóc sinh hoạt hàng ngày Chính vì thế khi sinh viên đi thực tập gặp khó khăn trong quá trình áp dụng kỹ năng nghề của mình Sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành nhưng lại ít có cơ hội áp dụng Một thực tế chúng ta cần nhìn nhận là sinh viên vào thực tập nhưng vẫn làm các công việc của bảo mẫu như chăm sóc cho trẻ ăn uống, ngủ nghỉ
Hiện nay, một số trung tâm Bảo trợ đã thành lập Phòng CTXH nhằm thực hiện đúng chức năng tham vấn, hỗ trợ thân chủ nhưng còn thiếu và yếu, tại các
Trang 5tỉnh, Trung tâm CTXH là rất ít, nếu có cũng chưa thực hiện hết chức năng của mình Sinh viên học Công tác xã hội tại Phân viện sau khi kết thúc môn học sẽ
đi thực tập tại các tỉnh từ Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Trà Vinh, Kiên Giang, đa số các Trung tâm bảo trợ có phòng CTXH nhưng không thực hiện đúng chức năng quy định Trong quá trình thực tập, sinh viên làm công việc chăm sóc hỗ trợ các đối tượng yếu thế, ít được thực hành nghề của mình bởi lẽ chính những nhân viên trong trung tâm cũng không được đào tạo bài bản về Công tác xã hội nên nhiệm vụ chủ yếu của họ là chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng yếu thế trong trung tâm [7]
Thứ ba là, chương trình đào tạo Công tác xã hội
Các trường đào tạo Công tác xã hội bậc trung cấp, cao đẳng, đại học theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo 70% là “cứng”, còn lại 30% là
“mềm” các trường thiết kế cho phù hợp, tuy nhiên vẫn chưa chuẩn hóa chung, mỗi trường đào tạo theo cách riêng và đặc thù của từng trường Điều này gây ra
hệ quả là nội dung chương trình đào tạo công tác xã hội nặng về lý thuyết trong khi công tác xã hội thực chất là đào tạo nghề cần rất nhiều thời lượng thực hành
Do vậy, việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề rất quan trọng trong quá trình đào tạo nghiên cứu khoa học Sinh viên học đến năm 3 mới đi thực tập tại các cơ sở xã hội, thời gian thực tập không nhiều nên sinh viên cũng ít có cơ hội thực hành kỹ năng nghề của mình Chương trình đào tạo cử nhân chính quy ngành Công tác xã hội của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay có 56 tín chỉ trong đó cơ sở ngành chiếm 36 tín chỉ, chuyên ngành 20 tín chỉ nhưng thực hành Công tác xã hội cá nhân, thực hành Công tác xã hội nhóm và thực hành Phát triển cộng đồng chỉ chiếm 6 chỉ
Trang 6Cơ sở ngành Chuyên ngành Thực hành
36
20
6
Chương trình Công tác xã hội
Tín chỉ
(Nguồn: Chương trình đào tạo cử nhân Công tác xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2016)
Thêm vào đó, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo về Công tác xã hội bằng tiếng Việt chưa nhiều Rất khó có thể tìm thấy các cuốn giáo trình Công tác
xã hội đại cương, hay công tác xã hội cá nhân nhóm, phát triển cộng đồng tại các nhà sách, sinh viên muốn mua sách thường là nhờ giảng viên giảng dạy môn nào thì giới thiệu mua giúp môn đó Vì vậy mà sinh viên phải tự tìm đọc hay tự dịch từ tiếng Anh để tham khảo
Thứ tư là, vai trò của kiểm huấn viên tại cơ sở
Theo Hiệp Hội Quốc gia Nhân viên Xã hội Mỹ (NASW 1994): Kiểm huấn là mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn nhằm thúc đẩy sự phát triển về trách nhiệm, kỹ năng, kiến thức, thái độ và các tiêu chuẩn đạo đức trong thực hành Công tác xã hội Kiểm huấn viên coi việc người được kiểm huấn như một đồng nghiệp, nội dung trao đổi chính của họ sẽ hướng đến hoạt động chuyên môn, công việc chính trong hoạt động kiểm huấn sẽ là phát triển và mở rộng kiến thức, kỹ năng, giá trị nghề nghiệp Mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn có thể kéo dài trong suốt sự nghiệp và mở rộng trong và ngoài môi trường công việc [8]
Robinson là nhà quản trị CTXH tiên phong, bà cho rằng kiểm huấn ở cơ
sở xã hội là nhiệm vụ của các nhà quản trị - chịu trách nhiệm quản lý, thực hành, giám sát công việc chuyên môn theo nghĩa tổng quát Ngoài ra họ còn truyền đạt
Trang 7hay huấn luyện những nhân viên, sinh viên thực tập mà họ hướng dẫn Điều đó
có nghĩa là kiểm huấn viên phải được trang bị kỹ năng thực hành nghề để kiểm huấn cho sinh viên thực tập
Nhưng hiện nay, thực tế cho thấy rằng, kiểm huấn viên chủ yếu là giảng viên kiêm kiểm huấn viên hướng dẫn cho sinh viên thực tập
Tại các cơ sở thực tập, kiểm huấn viên chưa được đào tạo bài bản, họ tốt nghiệp các ngành Kế toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh,… vẫn có thể làm kiểm huấn viên tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên, bởi lẽ một người kiểm huấn hướng dẫn mà không có chuyên môn thậm chí không hiểu về kiểm huấn thì rất khó để trao đổi, hướng dẫn người khác làm tốt công việc của mình
Để đánh giá sinh viên thông qua kiểm huấn viên cần phải thông qua các bước cơ bản sau: bước đầu liên hệ với cơ sở xã hội, các trung tâm công tác xã hội hình thành đội ngũ cán bộ kiểm huấn viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên; tiếp theo tổ chức lớp tập huấn cho kiểm huấn viên để họ biết họ cần phải làm gì và đánh giá ra sao Có như vậy đánh giá chất lượng của quá trình thực tập mới nâng lên
Thứ năm là, nhận thức của sinh viên về kỹ năng thực hành nghề Công tác xã hội
Bản thân sinh viên học ngành Công tác xã hội còn chưa hiểu hết về ngành nghề mình sẽ làm trong tương lai, chính suy nghĩ đó dẫn đến hệ quả sinh viên không tự trao dồi kỹ năng cần thiết cho nghề mình theo đuổi Bởi lẽ trong xã hội nhiều người còn chưa hiểu hết vai trò quan trọng của Nhân viên công tác xã hội nên sự quan tâm còn chưa nhiều Bên cạnh đó, nhiều người còn nhầm lẫn nghề công tác xã hội với hoạt động từ thiện là một, quan trọng có tâm để làm chứ không chỉ là kỹ năng Số lượng đăng ký học ngành Công tác xã hội từ trung cấp đến cao đẳng, đại học tại các trường còn ít so với các ngành khoa học khác
Mỗi nghề đều đòi hỏi kỹ năng thực hành công việc cụ thể, người có kỹ năng tốt thể hiện người đó có kiến thức chuyên môn vững, kỹ năng thuần thục
Trang 8được thể hiện bởi người lao động có thái độ chuyên nghiệp với công việc đang đảm nhận
Sinh viên sau khi tốt nghiệp thực hiện được các kỹ năng thuộc 03 phương pháp chủ đạo của CTXH là công tác xã hội cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng Người học cũng hình thành được các kỹ năng cơ bản như thực hành dự trên nghiên cứu và nghiên cứu dựa trên thực hành, kỹ năng truyền thông và vận động chính sách, kỹ năng quản lý dự án Công tác xã hội Bên cạnh đó, nhóm kỹ năng mềm như giao tiếp ứng xử, thuyết trình, làm việc nhóm, xử lý tình huống cũng rất quan trọng trong quá trình sinh viên học được khi ngồi trên ghế nhà trường
Đặc thù của nghề Công tác xã hội là đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn thậm chí tâm lý có vấn đề, vì thế cũng tạo ra áp lực cho sinh viên ngành Công tác xã hội, bản thân sinh viên nếu không nhận thức được sau khi ra trường mình sẽ làm với đối tượng như vậy thì rất khó để thích nghi và khi không nhận thức được nghề của mình làm với đối tượng đặc thù thì việc rèn luyện kỹ năng cũng không thành thạo
Để thực hành nghề tốt, kỹ năng thành thạo thì bản thân sinh viên phải nhận thức đúng đắn nghề mà mình đang theo đuổi Từ đó bản thân tự trao dồi kỹ năng cần thiết khi làm việc với thân chủ là cá nhân, nhóm hay cộng đồng
Có thể thấy rằng để sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ngay tại các cơ sở xã hội đòi hỏi mỗi sinh viên tự trao dồi kiến thức, kỹ năng, giá trị nghề nghiệp cho mình
2.2 Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động từ các nhân tố
Một là, liên tục đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo Công tác xã
hội ở các cấp trung học, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với tiêu chí quốc tế và đặc điểm tình hình của Việt Nam Nội dung đào tạo vừa cung cấp cho sinh viên một cách nhìn toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập vừa tạo
sự hứng thú, yêu nghề cho họ, truyền lửa Công tác xã hội cho sinh viên đam mê ngành công tác xã hội Đặc biệt cần tăng thêm thời lượng thực hành để người
Trang 9học dễ tiếp cận và có nhiều trải nghiệm về nghề Như đã đề cập ở nhân tố thứ
ba về chương trình đào tạo nặng lý thuyết làm cho sinh viên cảm thấy học một ngành mang tính thực tiễn cao nhưng lại quá hàn lâm Chính vì lẽ đó chúng ta phải luôn đổi mới và điều chỉnh cho phù hợp, tăng giờ thực hành để sinh viên có
cơ hội trải nghiệm với nghề và thích nghi với công việc của mình sau khi tốt nghiệp
Hai là, các trường đào tạo Công tác xã hội cần có mối quan hệ chặt chẽ
với các cơ sở xã hội, các trung tâm thực hành công tác xã hội để sau khi kết thúc môn học sinh viên có thể xuống cơ sở thực tập, thực tế trải nghiệm nghề của mình Trong nhân tố thứ hai tác giả nói tới cơ sở thực hành nghề sau khi kết thúc học phần, rõ ràng nếu chúng ta đào tạo Công tác xã hội mà không có mạng lưới
cơ sở xã hội thì rất khó để sinh viên có cơ hội thực hành nghề, mỗi trường cần phải có những cam kết về thực hành tại cơ sở xã hội và có mối quan hệ mật thiết
để sau khi kết thúc học phần sinh viên có cơ hội trải nghiệm nghề Công tác xã hội, tránh trường hợp khi sinh viên đến cơ sở xã hội không nhận vì quá tải sinh viên và do không báo trước với cơ sở nên không thể tiếp nhận
Ba là, đào tạo bồi dưỡng giảng viên ngành Công tác xã hội cần được quan
tâm, giảng viên tham gia giảng dạy CTXH phải được đào tạo bài bản, bên cạnh
đó thường xuyên tham gia học các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin Công tác xã hội được gọi là một nghề thực hành giỏi mới có thể làm được thì đội ngũ giảng dạy cũng phải thường xuyên xuống cơ sở
xã hội để trải nghiệm giữa lý thuyết mình nghiên cứu với thực tiễn có điểm gì khác nhau từ đó sẽ rút ra bài học trong quá trình thực hành nghề Mỗi giảng viên giảng dạy công tác xã hội trước hết phải là một nhân viên xã hội chuyên nghiệp, giỏi kỹ năng thực hành chứ không chỉ lý thuyết suông Trong mỗi Khoa đào tạo
về Công tác xã hội nên có ít nhất 01 giảng viên Công tác xã hội chuyên về thực hành, như vậy mới có thể giúp sinh viên làm tốt được công việc của họ
Bốn là, kiểm huấn viên tại cơ sở xã hội cần được tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức về Công tác xã hội bài bản để hiểu các bước trong tiến trình công tác xã hội
cá nhân và nhóm, xử lý tình huống khoa học Bên cạnh đó kiểm huấn viên
Trang 10thường xuyên được phép đánh giá, quản lý sinh viên trong quá trình thực tập, bởi vì trong suốt thời gian thực tập, giáo viên hướng dẫn chỉ trao đổi hoặc sinh viên có thắc mắc thì mới hỏi giáo viên còn lại ở cơ sở thì cần phải có sự hỗ trợ của kiểm huấn viên Thang đánh giá quá trình thực tập nên có tỉ lệ đánh giá của kiểm huấn viên ngang bằng với giảng viên hướng dẫn
3 Kết luận
Công tác xã hội là một nghề đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
xã hội phát triển tốt đẹp hơn, để nghề công tác xã hội lan tỏa, nhận thức đúng đắn về giá trị nghề công tác xã hội đòi hỏi tất cả chúng ta cùng chung tay xây dựng, đặc biệt những người trực tiếp giảng dạy sinh viên ngành Công tác xã hội phải luôn tâm huyết với nghề và định hướng cho sinh viên hiểu về nghề công tác
xã hội, hiểu công việc mình sẽ làm trong tương lai để từ đó sinh viên rèn luyện
kỹ năng phục vụ công việc sau này của mình giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội sống tốt hơn và hưởng các dịch vụ xã hội một cách tốt nhất
Có nhiều nhân tố tác động đến quá trình hình thành kỹ năng thực hành nghề của sinh viên CTXH như: đội ngũ giảng viên giảng dạy Công tác xã hội,
cơ sở thực hành, chương trình đào tạo, vai trò của kiểm huấn viên tại cơ sở, nhận thức của sinh viên và của toàn xã hội Tuy nhiên nếu có các biện pháp phù hợp thì có thể hạn chế tối đa các nhân tố đó để giúp sinh viên CTXH có khả năng chủ động tự trang bị cho mình những kỹ năng thực hành nghề cần thiết song song với sự hỗ trợ từ đội ngũ giảng viên, kiểm huấn viên